Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hiên Thị »»
(安然, Annen, 841-915?): học tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, húy là An Nhiên (安然), thông xưng là Ngũ Đại Viện A Xà Lê (五大院阿闍梨), Bí Mật Đại Sư (秘密大師); hiệu là Phước Tập Kim Cang (福集金剛), Chơn Như Kim Cang (眞如金剛); thụy hiệu là A Giác Đại Sư (阿覺大師); xuất thân vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]). Hồi còn nhỏ, ông theo hầu Viên Nhân (圓仁, Ennin), rồi đến năm 859 thì thọ Bồ Tát giới với vị này. Sau khi Viên Nhân qua đời, ông theo hầu Biến Chiếu (遍照, Henjō) và chuyên tâm nghiên cứu về Mật Giáo cũng như Hiển Giáo. Năm 877, ông nhận được điệp phù cho sang nhà Đường cầu pháp, nhưng việc ông có lên thuyền đi hay không thì có nhiều thuyết khác nhau. Cùng năm đó, ông được trao truyền cho các sở học về Tất Đàm, Kim Cang Giới của Viên Nhân từ Đạo Hải (道海, Dōkai) và Trường Ý (長意, Chōi). Vào năm 984, ông lại được Biến Chiếu trao truyền cho Thai Tạng (胎藏) cũng như Kim Cang Giới Thọ Vị Quán Đảnh (金剛界授位灌頂), và trở thành Tam Bộ Đô Pháp Truyền Pháp Đại A Xà Lê (三部都法傳法大阿闍梨). Ông dựng nên Ngũ Đại Viện (五大院) ở trên Tỷ Duệ Sơn và sống ở đây chuyên tâm nghiên cứu cũng như trước tác, nên ông được gọi là bậc tiên đức của Ngũ Đại Viện. Trước tác của ông có Bắc Lãnh Giáo Thời Vấn Đáp Sao (北嶺敎時問答抄), Bồ Đề Tâm Nghĩa Lược Vấn Đáp Sao (菩提心義略問答抄), Phổ Thông Thọ Bồ Tát Giới Nghi Quảng Thích (普通授菩薩戒儀廣釋), Bát Gia Bí Lục (八家秘錄), Thai Kim Tô Đối Thọ Ký (胎金蘇對受記), Giáo Thời Tránh Luận (敎時諍論), v.v., tổng cọng hơn 100 bộ. Trong khi đó, theo truyền thuyết về An Nhiên thì đương thời cũng có một nhân vật cùng tên với ông, nhưng người đó đến giữa đời bần cùng đói mà chết. An Nhiên kế thừa Viên Nhân và Viên Trân (圓珍, Enchin), tuyên dương giáo chỉ Viên Mật Nhất Trí của Thiên Thai Tông Nhật Bản, lập nên Giáo Tướng Phán Thích (敎相判釋) của Ngũ Thời Ngũ Giáo (五時五敎) và làm cho Mật Giáo hưng long tột đỉnh.
(s: Vakkula, Bakkula, Bakula, Vakula, p: Bakkula, Bākula, 薄拘羅): còn gọi là Bạc Cự La (薄炬羅), Bạc Câu La (薄俱羅), Ba Cưu Lãi (波鳩蠡), Bà Câu La (婆拘羅), Ba Câu Lô (波拘盧), Phược Củ La (縛矩羅), v.v. Hán dịch là Thiện Dung (善容), Vĩ Hình (偉形), Trùng Tánh (重姓). Pháp Hoa Văn Cú (法華文句, tức Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú [妙法蓮華經文句, Taishō No. 1718]) quyển 2 cho biết rằng: “Bạc Câu La giả, thử phiên Thiện Dung, hoặc Vĩ Hình, hoặc Đại Phì Thịnh, hoặc Lăng Đặng, hoặc Mại Tánh; nhiên nhi sắc mạo đoan chánh cố ngôn Thiện Dung dã; niên nhất bách lục thập tuế vô bệnh vô yểu, hữu ngũ bất tử báo (薄拘羅者、此翻善容、或偉形、或大肥盛、或楞鄧、或賣性、然而色貌端正故言善容也、年一百六十歲無病無夭、有五不死報, Bạc Câu La, Tàu dịch là Thiện Dung, hoặc Vĩ Hình, hoặc Đại Phì Thịnh, hoặc Lăng Đặng, hoặc Mại Tánh; tuy nhiên vì có sắc mạo đoan chánh nên gọi là Thiện Dung; sống đến 160 tuổi, không bệnh, không chết yểu, nhờ quả báo của 5 điều bất tử).” Huyền Ứng Âm Nghĩa (玄應音義) quyển 22 lại giải thích rằng: “Bạc Câu La, Trung Quốc dịch là Thiện Dung, do trì giới không sát sanh mà được 5 điều bất tử.” Kinh Bạc Câu La (薄拘羅經) của Trung A Hàm Kinh (中阿含經, Taishō No. 26) quyển 8 cho hay rằng: “Ngã ư thử chánh pháp, Luật trung học đạo dĩ lai bát thập niên, vị tằng hữu bệnh, nãi chí đàn chỉ đầu thống giả, vị tằng ức phục dược, nãi chí nhất phiến Ha Lê Lặc (我於此正法、律中學道已來八十年、未曾有病、乃至彈指頃頭痛者、未曾憶服藥、乃至一片訶梨勒, ta ở trong chánh pháp, Luật, học đạo đến nay đã 80 năm, mà chưa từng có bệnh, cho dù là đau đầu trong khoảng thời gian một cái khảy móng tay; chưa từng uống thuốc dù là một miếng Ha Lê Lặc).” Vì trong thời quá khứ của Tỳ Bà Thi Phật (s: Vipaśyin-buddha, p: Vipassin-buddha, 毘婆尸佛), Tôn Giả đã từng lấy thuốc Ha Lê Lặc dâng cúng cho một vị tăng chứng quả Bích Chi Phật. Từ đó đến nay, trãi qua 91 kiếp, ông đều được phước báo không bệnh tật, và không chết yểu. Hơn nữa, nhân hành trì giới không sát sanh, ông được quả báo 5 điều bất tử (không bị lửa thiêu đốt cháy chết, nước sôi không làm cho phỏng chín thân, không bị chết chìm trong nước, không bị cá cắn, không bị đao chém thây). Tương truyền lúc nhỏ, bà kế mẫu đã từng rắp tâm sát hại ông 5 lần mà không thành (tức 5 điều bất tử), do vì đời trước ông đã từng tinh tấn hành trì giới không sát sanh. Sau khi lớn lên xuất gia, chỉ trong 3 ngày, ông chứng quả A La Hán. Ông không bị quả báo khổ đau vì bệnh tật, thọ 160 tuổi, được xưng tụng là Trường Thọ Đệ Nhất. Theo A Dục Vương Kinh (阿育王經), A Dục Vương (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王) là người thâm tín Phật pháp, thi hành nhân chính, thống nhất thiên hạ, kiến lập vương triều Khổng Tước (孔雀). Có hôm nọ, nhà vua cùng với Tôn Giả Ưu Ba Cấp Đa (s: Upagupta, 優波笈多) tham bái các ngôi tháp, tiến hành bố thí cúng dường. Khi đến bên tháp của Bạc Câu La, Tôn Giả Ưu Ba Cấp Đa thưa nhà vua rằng đây là tháp của Bạc Câu La, nhà vua nên cúng dường. A Dục Vương bèn hỏi rằng vị Tôn Giả này có công đức thù thắng nào mà đáng cúng dường như vậy ? Ưu Ba Cấp Đa trả lời rằng vị Tôn Giả này là người không có bệnh tật số một trong các đệ tử của Phật, yên lặng tu hành, thiểu dục tri túc. Nghe vậy, nhà vua lấy một đồng tiền cúng dường nơi tháp. Tuy nhiên, đồng tiền kia lại bay đi, trở lại bên chân của A Dục Vương. Khi ấy, nhà vua bảo rằng: “Vị A La Hán này có năng lực công đức thiểu dục, cho đến khi chứng quả Niết Bàn mà vẫn không thọ nhận một đồng tiền.”
(北宗五方便門): gọi tắt là Ngũ Phương Tiện (五方便) hay Ngũ Phương Tiện Môn (五方便門), cùng với thuyết Quán Tâm (觀心), là tư tưởng cốt cán của Bắc Tông Thiền vốn do Đại Sư Thần Tú (神秀, 606-706) chủ xướng. Theo Đại Thừa Vô Sanh Phương Tiện Môn (大乘無生方便門, Taishō Vol. 85, No. 2834), Ngũ Phương Tiện gồm có: (1) Tổng Chương Phật Thể (總彰佛體): tức nương vào thuyết của Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論) mà làm sáng tỏ Phật thể, xa lìa các niệm. (2) Khai Trí Tuệ (開智慧): còn gọi là Bất Động Môn (不動門), tức nương vào Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經) để mở bày cửa trí tuệ. (3) Hiển Thị Bất Tư Nghì Pháp (顯示不思議法): tức nương vào thuyết của Duy Ma Kinh (s: Vimalakīrti-nideśa, 維摩經) để làm hiển bày giải thoát không thể nghĩ bàn. (4) Minh Chư Pháp Chánh Tánh (明諸法正性): tức nương vào thuyết của Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (思益梵天所問經) để minh sát tánh đúng đắn của các pháp. (5) Tự Nhiên Vô Ngại Giải Thoát Đạo (自然無礙解脫道): tức nương vào giáo nghĩa của Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經) để chứng đắc giải thoát tự nhiên vô ngại. Như vậy, Ngũ Phương Tiện Môn của Bắc Tông Thiền vốn lập cuớc trên 5 bộ kinh luận chính là Đại Thừa Khởi Tín Luận, Pháp Hoa Kinh, Duy Ma Kinh, Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh và Hoa Nghiêm Kinh; lấy giáo thuyết của các kinh luận này để làm phương tiện chứng đắc giải thoát; nên có tên gọi là Ngũ Phương Tiện Môn, tức 5 cánh cửa phương tiện. Đây là đặc sắc nổi bật của Bắc Tông Thiền.
(白雲守端, Hakuun Shutan, 1025-1072): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Hành Dương (衡陽, Tỉnh Hồ Nam), họ Châu (周). Ông theo xuất gia thọ giới với Trà Lăng Nhân Úc (茶陵仁郁), sau đó đi tham học khắp các nơi, kế đến tham yết Dương Kì Phương Hội (楊岐方會) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị này. Từ đó, ông bắt đầu khai đường thuyết pháp tại các nơi như Thừa Thiên Thiền Viện (承天禪院), Viên Thông Sùng Thắng Thiền Viện (圓通崇勝禪院) ở Giang Châu (江州, Tỉnh Giang Tây), Pháp Hoa Sơn Chứng Đạo Thiền Viện (法華山証道禪院), Long Môn Sơn Càn Minh Thiền Viện (龍門山乾明禪院), Hưng Hóa Thiền Viện (興化禪院), Bạch Vân Sơn Hải Hội Thiền Viện (白雲山海會禪院) ở Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy). Đến năm thứ 5 (1072) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông thị tịch, hưởng thọ 48 tuổi. Nhóm Ngũ Tổ Pháp Diễn (五祖法演) môn nhân của ông biên tập bộ Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (白雲守端禪師語錄) 2 quyển, Bạch Vân Đoan Hòa Thượng Quảng Lục (白雲端和尚廣錄) 4 quyển; ngoài ra còn có tác phẩm Bạch Vân Đoan Hòa Thượng Ngữ Yếu (白雲端和尚語要).
(半言): nửa lời, còn gọi là bán kệ (半偈, nửa bài kệ). Theo Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) quyển 14, Phẩm Thánh Hạnh (聖行品), xưa kia khi Như Lai chưa xuất hiện trên đời, lúc bấy giờ đức Phật Thích Ca thị hiện là một người ngoại đạo Bà La Môn, tinh thông hết thảy các học vấn, hành vi rất nhu hòa, tịch tĩnh, tâm thanh tịnh, vô nhiễm. Vị ấy có chí nguyện muốn tìm học kinh điển Đại Thừa; nhưng trãi qua một thời gian lâu mà không có kết quả. Sau ông vào trong núi Tuyết Sơn tu khổ hạnh, hành Thiền định và chờ đợi đấng Như Lai xuất hiện để được nghe giáo pháp Đại Thừa. Thấy vậy, Trời Đế Thích bèn biến hóa thành một con quỷ La Sát rất hung dữ, đáng sợ, bay đến gần chỗ vị tiên nhân, rồi lớn tiếng tuyên thuyết nửa bài kệ tụng do trước kia đã từng nghe từ đức Như Lai rằng: “Chư hành vô thường, hữu sinh hữu diệt (諸行無常、有生有滅, các hành vô thường, có sinh thì có diệt)”, và đến bên tiên nhân đảo mắt hung tợn nhìn khắp bốn phương. Nghe xong nửa bài kệ này, tiên nhân cảm thấy như có được thuốc hay để trị lành căn bệnh lâu ngày, như rơi xuống nước mà được thuyền cứu vớt, như đất hạn hán lâu ngày gặp nước mưa, như thân hình bị giam hãm lâu ngày nay được phóng thích; nên thân tâm rất hoan hỷ. Tiên nhân đứng dậy nhìn quanh, chỉ thấy con quỷ La Sát thân hình hung tợn, nên rất hồ nghi không biết ai đã tuyên thuyết câu kệ vi diệu như vậy; cuối cùng mới biết do con quỷ La Sát thuyết. Vị tiên nhân chí thành cầu xin con quỷ nói tiếp nửa bài kệ sau; sau nhiều lần thử thách, con quỷ vẫn không bằng lòng; cho nên vị tiên nhân phát nguyện hiến cả thân mạng cho con quỷ đói, chỉ với mục đích là nghe được chánh pháp mà thôi. Nhân đó, quỷ La Sát thuyết nửa bài kệ sau: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc (生滅滅已、寂滅爲樂, Sinh diệt diệt hết, vắng lặng an vui)”. Nghe xong, vị Bà La Môn biết câu kệ này rất có lợi ích cho mọi người, liền khắc lên khắp nơi như vách đá, thân cây, v.v., để lưu truyền cho hậu thế. Sau đó, ông leo lên cây cao, buông mình xuống để xả thân cho con quỷ đói ăn, theo như lời phát nguyện. Lúc bấy giờ, trên không trung văng vẳng âm thanh vi diệu, các vua trời cùng Trời Đế Thích hiện nguyên thân hình đón lấy thân thể vị Bà La Môn, cung kính đãnh lễ và cầu xin hóa độ cho họ trong tương lai. Nhờ nhân duyên xả thân mạng để nghe được nửa câu kệ như vậy, sau 12 kiếp tu hành, vị Bà La Môn thành Phật trước cả Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, 彌勒). Hơn nữa, trong Bách Nghiệp Kinh (百業經), có đề cập đến câu chuyện tiền thân của đức Phật là của Tích Phổ Quốc Vương (昔普國王) cũng tương tự như vậy; song nội dung chuyện và văn kệ có phần khác. Đức vua là người có tâm từ bi lớn, chuyên bố thí khắp mọi người, thương yêu thần dân hết mực. Trời Đế Thích thấy vậy muốn thử tâm của nhà vua, bèn biến thành con quỷ La Sát, đến trước vua tuyên thuyết nửa bài kệ rằng: “Chư pháp giai vô thường, nhất thiết sinh diệt tánh (諸法皆無常、一切生滅性, các pháp đều vô thường, tất cả có tánh sinh diệt)”. Nghe xong pháp xong, đức vua sanh tâm hoan hỷ, liền cung kính đãnh lễ La Sát và cầu xin cho nghe nửa bài kệ sau với lời phát nguyện sẽ dâng hiến thịt máu của vua cho con quỷ. Trước lời thỉnh cầu chí thành của nhà vua, quỷ La Sát nói tiếp nửa bài kệ sau là: “Sinh diệt tức diệt tận, bỉ đẳng tịch diệt lạc (生滅卽滅盡、彼等寂滅樂, Sinh diệt đã diệt hết, ấy niềm vui vắng lặng)”. Sau khi nghe được cả bài kệ, đức vua lấy toàn bộ thịt máu của mình dâng cho quỷ La Sát. Lúc bấy giờ, đại địa chấn động, trời người rải hoa cúng dường và tán thán đại nguyện của Tích Phổ Quốc Vương. Sau này, Huyền Trang (玄奘, 602-664) có làm bài “Đề Bán Kệ Xả Thân Sơn (題半偈捨身山)” rằng: “Hốt văn bát tự siêu thi cảnh, bất tích đơn xu xả thử sơn, kệ cú thiên lưu phương thạch thượng, nhạc âm thời tấu bán không gian (忽聞八字超詩境、不惜丹軀捨此山、偈句篇留方石上、樂音時奏半空間, chợt nghe tám chữ siêu thi hứng, chẳng tiếc thân mình bỏ núi non, câu kệ còn lưu trên vách đá, nhạc âm vang vọng nửa không gian)”. Ngoài ra, Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713), tác giả của bài Chứng Đạo Ca (証道歌), cũng có Bán Cú Kệ rằng: “Sanh dã điên đảo, tử dã điên đảo (生也顚倒、死也顚倒, sống cũng điên đảo, chết cũng điên đảo).”
(寶座): tòa báu, là loại tọa cụ (đồ dùng để ngồi) chuyên dùng cho đế vương, còn gọi là bảo ỷ (寶椅, ghế báu). Đây là một dạng ghế ngồi cỡ lớn, có trang sức văn hoa rực rỡ, trang nghiêm để hiển thị sự tôn quý đối với đấng thống trị. Nó còn được dùng để chỉ cho chỗ ngồi của các đấng linh thiêng như Thần, Phật, Bồ Tát, v.v. Về sau, từ này được dùng chỉ chung cho chỗ ngồi của những nhân vật có địa vị tôn quý, quan trọng. Như trong Hoa Nghiêm Cương Yếu (華嚴綱要, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 9, No. 240) quyển 79 có đoạn: “Huyền A Tăng Kỳ bảo kính, nhiên A Tăng Kỳ bảo đăng, bố A Tăng Kỳ bảo y, liệt A Tăng Kỳ bảo trướng, thiết A Tăng Kỳ bảo tòa (懸阿僧祇寶鏡、然阿僧祇寶燈、布阿僧祇寶衣、列阿僧祇寶帳、設阿僧祇寶座, treo A Tăng Kỳ kính báu, đốt A Tăng Kỳ đèn báu, trãi A Tăng Kỳ y báu, bày A Tăng Kỳ màn báu, thiết A Tăng Kỳ tòa báu).” Hay trong Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1594) quyển 8, phần Lục Tổ Di Giá Ca Truyền Pháp Bà Tu Mật (六祖彌遮迦傳法婆須蜜) có câu: “Ngã tư vãng kiếp, thường tác Đàn Na, hiến nhất Như Lai bảo tòa (我思往劫、嘗作檀那、獻一如來寶座, ta nhớ kiếp xưa kia, thường làm thí chủ, dâng cúng tòa báu cho một đấng Như Lai).” Trong Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1553) quyển 3, phần Đệ Thập Tổ Hiếp Tôn Giả (第十祖脅尊者), lại có đoạn rằng: “Trung Ấn Độ nhân dã, bổn danh Nan Sanh, sơ Tôn giả tương đản, phụ mộng nhất bạch tượng, bối hữu bảo tòa, tòa thượng an nhất minh châu, tùng môn nhi nhập, quang chiếu tứ chúng (中印土人也、本名難生、初尊者將誕、父夢一白象、背有寶座、座上安一明珠、從門而入、光照四眾, Tôn giả xuất thân người miền Trung Ấn Độ, tên thật là Nan Sanh; ban đầu khi Tôn giả vừa mới ra đời, phụ thân mơ thấy một con voi trắng, trên lưng có tòa báu, trên tòa ấy có viên ngọc sáng, từ cửa lớn đi vào, ánh sáng chiếu khắp bốn chúng).”
Biện Đạo Thoại (辨道話, Bendōwa): 1 quyển, do Đạo Nguyên (道元, Dōgen) soạn, gọi đủ là Chánh Pháp Nhãn Tạng Biện Đạo Thoại (正法眼藏辨道話), là thư tịch nêu rõ hình thức được chánh truyền từ thời đức Phật Thích Ca trở về sau như thế nào, và chỉ rõ con đường tham nhập vào biển Phật pháp ấy. THiên Thị Chúng (示眾, Dạy Chúng) vào ngày 15 tháng 8 năm thứ 3 (1231) niên hiệu Khoan Hỷ (寛喜). Dị bản có bản Biện Đạo Thoại của Chánh Pháp Tự (正法寺); bản chính được xem như là cảo bản. Nội dung của bản chính được chia làm được chia làm 2 đoạn trước sau. Đoạn trước nói về Phật pháp vốn được truyền thừa đúng đắn từ thời đức Thích Ca, chính bản thân Đạo Nguyên sẽ truyền thừa vào Nhật trong tương lai sau khi hoàn thành xong sứ mạng cầu pháp bên nhà Tống. Chính vì vậy, phần này khẳng định rõ rằng con đường để thâm nhập vào Phật pháp ấy chỉ có Tọa Thiền là đúng đắn thôi. Đoạn sau thì nương vào cương lĩnh của đoạn đầu, lấy hình thức chất vấn ứng đáp, mà nói rõ về lý thú của đoạn đầu. Có thể nói rằng đây là bức thư tuyên ngôn về việc lập giáo truyền đạo của Đạo Nguyên. Nó được thâu tập vào trong Nhật Bản Cổ Điển Văn Học Đại Hệ (日本古典文學大系) 81, Nhật Bản Tư Tưởng Đại Hệ (日本思想大系) 12, Đạo Nguyên Thiền Sư Toàn Tập (道元禪師全集) quyển Thượng, Tào Động Tông Toàn Thư (曹洞宗全書).
(s: Bodhisena, j: Bodaisenna, 菩提僊那, 704-760): vị tăng Ấn Độ sang Nhật Bản dưới thời đại Nại Lương (奈良, Nara), xuất thân dòng dõi Bà La Môn ở Nam Ấn Độ, còn gọi là Bà La Môn Tăng Chánh (婆羅門僧正), Bồ Đề Tăng Chánh (菩提僧正). Truyền ký về ông trong Đại An Tự Bồ Đề Truyền Lai Ký (大安寺菩提傳來記) của Nam Thiên Trúc Bà La Môn Tăng Chánh Bi (南天竺婆羅門僧正碑) do đệ tử Tu Vinh (修榮) soạn cũng như Đông Đại Tự Yếu Lục (東大寺要錄), vẫn còn lưu lại. Tiên Na được khắp nơi trong nước tôn kính và rất nhiều tư tưởng gia tán dương. Ông đi từ Trung Á, Tây Á để sang Trung Quốc, theo bước chân truyền bá Phật Giáo của các danh tăng như An Thế Cao (安世高), v.v., từ rặng Hy Mã Lạp Sơn vượt qua Tây Tạng và cuối cùng đến nước Đại Đường, Trung Hoa. Mục đích chính của ông tại đây là tham bái Bồ Tát Văn Thù (s: Mañjuśrī, 文殊) trên Ngũ Đài Sơn (五台山). Tại nhà Đường, tương truyền ông từng lấy Sùng Phước Tự (崇福寺) ở Trường An (長安) làm cứ điểm hoạt động bố giáo. Sau đó, thể theo lời thỉnh cầu của vị tăng sang nhà Đường cầu pháp là Lý Kính (理鏡) và vị Chánh Sứ Đa Trị Tỉ Quảng (多治比廣), ông cùng với đệ tử xuất thân vùng Lâm Ấp (林邑, Nam bộ Việt Nam)—Phật Triết (佛哲, hay Phật Triệt [佛徹]) và vị Đường tăng Đạo Tuyền (道璿) sang Nhật Bản vào năm thứ 8 (736) niên hiệu Thiên Bình (天平). Ban đầu, cả ba người dừng chân ở Đại Tể Phủ (大宰府, Dazaifu), rồi được Hành Cơ (行基, Gyōki) nghênh đón lên kinh đô, sau đó đến trú ở Đại An Tự (大安寺, Daian-ji). Tại đây, ông thường đọc tụng Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvataṁsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經) và tinh thông về chú thuật, cho nên chú thuật Ấn Độ đã được Tiên Na truyền trao cho các vị đệ tử tăng Nhật Bản. Vào năm thứ 3 (751) niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo (天平勝寶), ông được bổ nhiệm làm chức Tăng Chánh (僧正), vì vậy ông được gọi là Bà La Môn Tăng Chánh. Năm sau, ông được cung cử làm vị Đạo Sư (Chủ Sám) trong buổi lễ Cúng Dường Khai Nhãn Tượng Đại Phật (大佛開眼供養) Lô Xá Na (s: Vairocana, 盧舍那) ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Cây bút ông dùng để khai nhãn lúc bấy giờ hiện vẫn còn lưu lại tại Chánh Thương Viện (正倉院, Shōsō-in) của chùa này. Trong bức nguyện văn của Quốc Gia Trân Bảo Trương (國家珍寶張) có ghi tên ông, chứng tỏ ông có mối quan tâm rất lớn đối với việc xây dựng tượng Đại Phật. Vào năm thứ 2 (758) niên hiệu Thiên Bình Bảo Tự (天平寶字), ông được Thượng Hoàng và Hoàng Thái Hậu ban cho tôn hiệu. Vào ngày 25 tháng 2 năm thứ 4 (760) cùng niên hiệu trên, ông hướng về phương Tây, chấp tay an nHiên Thị tịch tại Đại An Tự, hưởng thọ 57 tuổi. Năm sau, ông được an táng tại Hữu Bộc Xạ Lâm (右僕射林) thuộc Đăng Mỹ Sơn (登美山). Mấy năm gần đây, ngôi mộ của Bồ Đề Tăng Chánh được khai quật ở Linh Sơn Tự (靈山寺, Ryōsen-ji, thuộc Nara-ken [奈良縣]), nhưng không tìm thấy di vật nào cả; vì thế nó được xem như là ngôi mộ cúng dường thôi. Về vị Bà La Môn trong Vạn Diệp Tập (萬葉集, Manyōshū) 16, có thuyết cho rằng đó là ám chỉ Bồ Đề Tiên Na. Đệ tử của ông có nhóm Tu Vinh (修榮).
(s: amṛta, p: amata, 甘露): âm dịch là A Mật Rị Đa (阿密哩多), A Mật Lật Đa (阿蜜㗚哆), ý dịch là Bất Tử (不死, không chết), Bất Tử Dịch (不死液, chất dịch bất tử), Thiên Tửu (天酒, rượu trời), là loại thuốc thần diệu bất tử, rượu linh trên trời. Trong kinh Phệ Đà (Veda) có nói rằng Rượu Tô Ma là loại mà các vị thần thường hay uống, khi uống nó vào có thể không già, không chết, vị của nó ngọt như mật, cho nên gọi là Cam Lồ. Người ta còn lấy Cam Lồ để ví cho pháp vị nhiệm mầu của Phật pháp, có thể trưởng dưỡng thân tâm của chúng sanh. Trong Mật Giáo gọi nước quán đảnh của hai bộ Bất Nhị Chơn Ngôn là Bất Tử Cam Lồ (不死甘露). Trong Chú Duy Ma Kinh (注維摩經, Taishō 38, 395) quyển 7 có đoạn rằng: “Chư Thiên dĩ chủng chủng danh dược trữ hải trung, dĩ bảo sơn ma chi, linh thành cam lồ, thực chi đắc tiên, danh bất tử dược (諸天以種種名藥著海中、以寳山摩之、令成甘露、食之得仙、名不死藥, Các vị trời dùng nhiều loại thuốc hay đỗ vào trung biển, lấy núi báu mài với thuốc ấy, khiến thành Cam Lồ, ăn nó vào thành tiên, gọi là thuốc bất tử)”, hay “Thiên thực vi Cam Lồ vị dã, thực chi trường thọ, toại hiệu vi bất tử thực dã (天食爲甘露味也、食之長壽、遂號爲不死食也, Thức ăn của trời có vị Cam Lồ, ăn vào thì sống lâu, ấy mới gọi là thức ăn bất tử)”. Hơn nữa, trong Vô Lượng Thọ Kinh (, Taishō 12, 271) quyển thượng cũng có cho biết rằng: “Bát công đức thủy, trạm nhiên doanh mãn, thanh tịnh hương khiết, vị như Cam Lồ (八功德水、湛然盈滿、清淨香潔、味如甘露, Nước có tám thứ công đức vốn vắng lặng, đầy đủ, trong sạch, thơm tinh khiết, mùi vị của nó như Cam Lồ).” Tại Giang Thiên Thiền Tự (江天禪寺) ở Trấn Giang (鎭江), Giang Tô (江蘇), Trung Quốc có 2 câu đối tương truyền do Hoàng Đế Càn Long (乾隆, tại vị 1735-1795) ban tặng là: “Cam Lồ thường lưu công đức hải, hương vân diêu ánh Phổ Đà Sơn (甘露常流功德海、香雲遙映普陀山, Cam Lồ thường chảy công đức biển, mây hương xa sáng Phổ Đà Sơn).” Trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (毘尼日用切要, Taishō No. 1115) quyển 1 có bài kệ Tẩy Bát (洗鉢, Rửa Chén) có liên quan đến Cam Lồ như: “Dĩ thử tẩy bát thủy, như thiên Cam Lồ vị, thí dữ chư quỷ thần, tất giai hoạch bão mãn. Án, ma hưu ra tất tá ha (以此洗鉢水、如天甘露味、施與諸鬼神、悉皆獲飽滿、唵、摩休囉悉莎訶, lấy nước rửa bát này, như vị Cam Lồ trời, ban cho các quỷ thần, tất đều được no đủ. Án, ma hưu ra tất tá ha).”
(芹曝): từ khiêm tốn, chỉ cho lễ vật dâng hiến nhỏ nhặt, ít ỏi, đạm bạc, không đầy đủ nhưng với cả tấm lòng chí thành. Từ này thường được dùng đồng nghĩa với cần hiến (芹獻), hiến bộc (獻曝). Trong bài Cư Hậu Đệ Hòa Thất Thập Tứ Ngâm Tái Phú (居厚弟和七十四吟再賦) của Lưu Khắc Trang (劉克莊, 1187-1269) nhà Tống có câu: “Phê đồ tằng cử từ thần chức, cần bộc chung hoài dã lão tâm (批塗曾舉詞臣職、芹曝終懷野老心, phê chuẩn từng cử chức quan lớn, lễ bạc còn lo lão quê lòng).” Hay như trong bài thơ Chân Châu Tiêu Nương Chế Cao Bính Tối Hữu Danh (真州蕭娘制糕餅最有名) của Triệu Dực (趙翼, 1727-1814) nhà Thanh cũng có câu: “Quỹ tiết liêu đồng hiến bộc tình, cạnh yêu chuyên bút tứ bao vinh (饋節聊同獻曝情、競邀椽筆賜褒榮, quà biếu cũng như lễ mọn tình, tranh mời bút lực tặng hiển vinh).” Trong Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng (禪林疏語考證, 卍 tục tạng kinh Vol. 63, No. 1252) quyển 2, phần Anh Bệnh Dũ Hoàn Nguyện (嬰病愈還愿), lại có câu: “Tư tuần báo ân chi điển, nãi cần hiến bộc chi nghi (茲循報恩之典、乃勤獻曝之儀, nay nương báo ân kinh điển, mà bày lễ bạc khoa nghi).” Lại trong Vĩnh Giác Nguyên Hiền Thiền Sư Quảng Lục (永覺元賢禪師廣錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1437) quyển 17, phần Phúng Kinh Hộ Quốc Sớ (諷經護國疏), cũng có đoạn: “Chuy y ký nhược, đồ hoài hiến bộc chi thành; Phật đức khả bằng, cung tuyên hộ quốc chi điển (緇衣旣弱、徒懷獻曝之誠、佛德可憑、恭宣護國之典, tăng thân đã yếu, chỉ lo lễ bạc lòng thành; đức Phật thể nương, kính tuyên hộ quốc kinh điển).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.105.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập