Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Giám Viện »»
(六知事): trong Thiền Tông, đây là 6 nơi hay tên chức vụ các vị tăng chuyên trách mọi công việc trong tự viện, gồm có:
(1) Đô Tự (都寺, Tsūsu), người đảm đương chức vụ giám sát hết mọi việc trong chùa, trên cả Giám Tự (監寺).
(2) Giám Tự (監寺, Kansu): người thay thế vị Trú Trì, quản đốc toàn bộ công việc trong chùa.
(3) Phó Tự (副寺, Fūsu): người chuyên trách việc kế toán.
(4) Duy Na (維那, Ino): vị chuyên trách và hướng dẫn mọi công việc liên quan đến chư tăng.
(5) Điển Tòa (典座, Tenzo): người chuyên trách việc ẩm thực của chư tăng.
(6) Trực Tuế (直歳, Shissui): người chịu trách nhiệm trông lo việc tu sửa các liêu xá, phòng ốc, chỉnh trang các đồ vật của sơn môn và giám sát nhân công , công sự, v.v.
Tuy nhiên, trong Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) dưới thời Bắc Tống (北宋, 960-1127), chỉ có 4 vị Tri Sự là Giám Viện, Duy Na, Điển Tòa và Trực Tuế mà thôi. Trong Vĩnh Bình Điển Tòa Giáo Huấn (永平典座敎訓) có đề cập đến Lục Tri Sự này như: “Phật Giáo tùng bổn hữu Lục Tri Sự (佛敎從本有六知事, Phật Giáo từ xưa đã có Sáu Tri Sự).”
(密雲圓悟, Mitsuun Engo, 1566-1642): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Mật Vân (密雲), người Huyện Nghi Hưng (宜興縣), Phủ Thường Châu (常州府, Tỉnh Giang Tô), họ Tương (蔣), sinh tháng 11 năm thứ 45 niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖) nhà Minh, tánh tình ngay thẳng, chuyên làm nghề nông. Khi nhìn thấy cuốn Lục Tổ Đàn Kinh (六祖壇經), ông bắt đầu hiểu được tông môn, có hôm nọ khi nhìn thấy người ta chất củi, chợt tỉnh ngộ. Năm 29 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Huyễn Hữu Chánh Truyền (幻有正傳). Đến năm thứ 30 (1602) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông đi theo thầy đến Yến Đô (燕都, Tỉnh Hà Bắc) và làm Giám Viện của Long Trì Viện (龍池院) ở Thường Châu (常州). Một ngày kia, khi đi ngang qua Đồng Quan Sơn (銅棺山), ông hoát nhiên đại ngộ. Đến tháng 2 năm thứ 39, lúc 46 tuổi, ông được truyền thừa y bát của Chánh Truyền. Đến tháng 2 năm thứ 42, gặp lúc thầy qua đời, ông chuyên hầu hạ bên tháp thầy suốt 3 năm và đến tháng 4 năm thứ 45 thì kế thừa trú trì Long Trì Viện. Vào năm thứ 3 (1623) niên hiệu Thiên Khải (天啓), ông chuyển đến Thông Huyền Tự (通玄寺) ở Thiên Thai Sơn (天台山), rồi đến tháng 3 năm sau thì dời sang Quảng Huệ Tự (廣慧寺) ở Hải Diêm (海塩), Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Phúc Kiến). Đến tháng 3 năm thứ 3 (1630) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông xây dựng Vạn Phước Tự (萬福寺) ở Hoàng Bá Sơn (黃檗山), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), rồi đến làm trú trì Quảng Lợi Tự (廣利寺) ở Dục Vương Sơn (育王山), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang) và chuyển sang Cảnh Đức Tự (景德寺) trên Thiên Đồng Sơn (天童山). Vào năm thứ 14 (1641) niên hiệu Sùng Trinh, ông đến trú trì Đại Báo Ân Tự (大報恩寺) ở Kim Lăng (金陵). Năm sau ông trở về Thông Huyền Tự và vào ngày 7 tháng 7 thì thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi. Ông có để lại bộ Mật Vân Thiền Sư Ngữ Lục (密雲禪師語錄) 12 quyển.
(桂殿): có ba nghĩa khác nhau. (1) Từ mỹ xưng các ngôi điện vũ của Đạo Giáo cũng như Phật Giáo. Như trong bài Túc Diệu Đình Quán Thứ Đông Pha Cựu Vận (宿妙庭觀次東坡舊韻) của Phạm Thành Đại (范成大, 1126-1193) nhà Tống có câu: “Quế điện xuy sanh dạ bất quy, Tô tiên thi bảng quải không bi (桂殿吹笙夜不歸、蘇仙詩板掛空悲, điện quế kèn vang đêm chẳng về, Đông Pha thơ bảng vọng không buồn).” (2) Chỉ cho chốn thâm cung, nơi ở của các Hậu Phi. Như trong bài Thượng Lại Bộ Thị Lang Đế Kinh Thiên (上吏部侍郎帝京篇) của Lạc Tân Vương (駱賓王, 640-684) nhà Đường có câu: “Quế điện âm sầm đối ngọc lâu, tiêu phòng yểu điệu liên kim ốc (桂殿陰岑對玉樓、椒房窈窕連金屋, điện quế thâm u đối ngọc lầu, Hậu Phi yểu điệu bao nhà vắng).” Hay trong bài Trường Môn Oán (長門怨) của Lý Bạch (李白, 701-762) nhà nhà Đường lại có câu: “Quế điện trường sầu bất ký xuân, hoàng kim tứ ốc khởi thu trần (桂殿長愁不記春、黃金四屋起秋塵, điện quế mãi sầu chẳng biết xuân, vàng ròng nhà cửa dậy bụi trần).” (3) Chỉ cho Nguyệt Cung (月宮), tức cung trăng. Như trong bài Hòa Mã Bá Dung Trừ Nam Đài Trung Thừa Dĩ Thi Tặng Biệt (和馬伯庸除南台中丞以詩贈別) của Tát Đô Thích (薩都剌, khoảng 1272-1355) nhà Nguyên có câu: “Quế điện thả lưu tu nguyệt phủ, Ngân Hà vị hứa độ tinh diêu (桂殿且留修月斧、銀河未許度星軺, cung Quảng còn lưu búa sửa trăng, Ngân Hà chưa hẹn xe chở sao).” Từ đó, có thuật ngữ quế điện lan cung (桂殿蘭宮, điện quế cung lan) để chỉ cho những cung điện quý phái, hoa mỹ, tráng lệ. Trong Ngu Am Trí Cập Thiền Sư Ngữ Lục (愚菴智及禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1421) quyển 7, bài Ngoại Đạo Vấn Phật (外道問佛), có đoạn: “Hạo nguyệt đương không tợ giám viên, trần mao sát hải chiếu vô thiên, mê vân tán tận bác tang hiểu, quế điện Thường Nga oán vị miên (皓月當空似鑑圓、塵毛剎海照無偏、迷雲散盡搏桑曉、桂殿嫦娥怨未眠, trăng tỏ trên không tợ gương soi, chiếu soi muôn vật khắp mọi nơi, mây mù bủa khắp trời mờ sáng, cung Quảng Hằng Nga oán mãi hoài).”
Tuy nhiên, theo Đạo Giáo, quan niệm về Tứ Ân có hơi khác: ơn trời đất, ơn đức vua, ơn cha mẹ, ơn sư trưởng. Sau mỗi thời khóa tụng kinh, tín đồ Phật Giáo thường phát nguyện câu: “Nguyện dĩ thử công đức, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, thượng báo Tứ Trọng Ân, hạ tế Tam Đồ khổ (願以此功德、莊嚴佛淨土、上報四重恩、下濟三途苦, nguyện đem công đức này, trang nghiêm Tịnh Độ Phật, trên báo Bốn Ơn nặng, dưới cứu Ba Đường khổ).” Như tại ngôi tháp phía đông của Dũng Tuyền Tự (湧泉寺), Cổ Sơn (鼓山), Tỉnh Phúc Kiến (福建省), Trung Quốc, có bài minh ghi rằng: “Đương sơn Tỳ Kheo Đạo Càn vi Tứ Ân, Tam Hữu, pháp giới hàm sinh, đặc phát thành kính tạo Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật bảo tháp nhất tòa, an ư Đại Điện tiền, vĩnh vi Tứ Chúng chiêm lễ, nhiên nguyện thường lai thường trị. Thời Nguyên Phong ngũ niên, tuế thứ Nhâm Tuất cẩn đề, Giám Viện Tăng Nhã Quán, Trú Trì Truyền Pháp, Sa Môn Tải Văn, tượng nhân Cao Thành (當山比丘道乾爲四恩、三有、法界含生、特發誠敬造莊嚴劫千佛寶塔一座、安於大殿前、永爲四眾瞻禮、然願常來常值、時元豐五年、歲次壬戌謹題、監院僧若觀、住持傳法、沙門載文、匠人高成, Tỳ Kheo ở núi này tên Đạo Càn vì Bốn Ơn, Ba Loài, pháp giới các sinh linh, đặc biệt phát tâm thành kính tạo dựng một ngôi tháp báu Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật, an trí trước Đại Điện, thường để cho Bốn Chúng chiêm bái, mong sao các ngài thường đến thường hiện hữu. Lúc bấy giờ nhằm vào năm thứ 5 [1082] niên hiệu Nguyên Phong, năm Nhâm Thân kính cẩn ghi. Tăng Giám Viện Nhã Quán, Trú Trì Truyền Pháp là Sa Môn Tải Văn, thợ xây tháp Cao Thành).”
(叢林): chỉ các tự viện nơi tăng chúng tập trung sinh sống, đặc biệt chỉ cho các tự viện Thiền Tông. Xưa kia, tại Ấn Độ, phần lớn người ta thường chọn các khu rừng thâm u, tĩnh mịch, cách xa thành thị náo nhiệt, để kiến lập Tinh Xá; cho nên, nơi chư tăng dừng lại an trú được gọi là Lan Nhã (蘭若, nơi vắng vẻ, yên tĩnh), tùng lâm, v.v. Các kinh điển giải thích về từ này rất nhiều, như Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 3 cho rằng tăng chúng hòa hợp, cư trú tại một nơi, giống như khu rừng có cây cối tụ tập, nên lấy đó làm thí dụ. Đại Trang Nghiêm Luận Kinh (大莊嚴論經, Taishō Vol. 4, No. 201) quyển 1 thì cho rằng: “Tăng do dũng kiện quân, năng tồi ma oán địch, như thị chúng tăng giả, thắng trí chi tùng lâm (僧猶勇健軍、能摧魔怨敵、如是眾僧者、勝智之叢林, tăng như quân hùng mạnh, phá được địch ma oán, như vậy chúng tăng là, tùng lâm có thắng trí).” Hay Thiền Lâm Bảo Huấn Âm Nghĩa (禪林寶訓音義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1262) định nghĩa hai chữ tùng lâm rằng: “Tùng lâm nãi chúng tăng sở chỉ chi xứ, hành nhân thê tâm tu đạo chi sở dã; thảo bất loạn sanh viết tùng, mộc bất loạn trưởng viết lâm; ngôn kỳ nội hữu quy cũ pháp độ dã (叢林乃眾僧所止之處、行人棲心修道之所也、草不亂生曰叢、木不亂長曰林、言其內有規矩法度也, tùng lâm là nơi chúng tăng dừng chân, là chốn hành giả dưỡng tâm tu đạo; cỏ không mọc loạn xạ gọi là tùng, cây không sinh trưởng tạp loạn gọi là lâm; gọi như vậy vì bên trong có quy cũ, pháp tắc vậy).” Thông thường, tùng lâm chỉ cho các tự viện Thiền Tông, nên còn có tên là Thiền lâm (禪林). Bên cạnh đó, người ta lấy rừng cây Chiên Đàn có hương thơm phức để ví cho chốn tùng lâm thanh tịnh, nơi cư trú của các bậc long tượng, nên còn được gọi là Chiên Đàn Lâm (栴檀林). Sau này, các tự viện các tông phái về Luật, Giáo, v.v., cũng mô phỏng theo chế độ Thiền lâm mà gọi là tùng lâm. Trong tùng lâm, tất cả tài sản của chùa đều thuộc về của công, không phải của riêng cho bất cứ ai, theo một quy củ nhất định mà thâu nhận chư tăng từ khắp nơi đến; vị Trú Trì cũng được tuyển chọn thông qua sự đồng ý của đại tăng; cho nên nơi đây còn được gọi là Thập Phương Tùng Lâm (十方叢林). Lại theo Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章, Taishō Vol. 44, No. 1851) quyển 13 cho biết rằng tùng lâm có thể làm cho phát sanh trí tuệ, thần thông, v.v., nên còn có tên là Công Đức Tùng Lâm (功德叢林). Đối với Thiền Tông Trung Hoa, từ sau thời Lục Tổ Huệ Năng (慧能, 638-713) trở đi, trong vòng hơn 100 năm, phần lớn chư vị Thiền tăng lúc bấy giờ sống trong các hang động hay tá túc tại các tự viện của Luật Tông; sau đó, Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一, 709-788) sáng lập ra tùng lâm để giúp tăng chúng được an cư. Tiếp theo, nhân việc trú xứ của tăng chúng tôn ty thượng hạ không phân định rõ ràng; thuyết pháp, Trú Trì chẳng theo quy chế nào cả, v.v., Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 749-814) bèn chế định ra Thanh Quy, gọi là Bách Trượng Thanh Quy (百丈清規). Trãi qua từ cuối thời nhà Đường (唐, 618-907) đến nhà Tống (宋, 960-1279), việc kiến lập tùng lâm ngày một hoàn bị, Thiền tăng thường tập trung cư trú; nếu chốn tùng lâm nào có bậc cao đức Trú Trì, số lượng tăng chúng có thể lên đến trên ngàn người. Tùng lâm ở phương Bắc hưng thịnh dưới thời nhà Tống; vào thời vua Nhân Tông (仁宗, tại vị 1022-1063), Thiền đạo thịnh hành ở Biện Kinh (汴京); rồi vua Thần Tông (神宗, tại vị 1067-1085) sắc mệnh sáng lập hai Đại Thiền Viện là Huệ Lâm (慧林), Trí Hải (智海), và sau này trở thành những Thiền Lâm trứ danh của Kinh Sư Khai Phong (開封). Đến năm thứ 2 (1103) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧) đời vua Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1126), khi Tông Trách (宗賾, ?-?) biên tập bộ Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規, 10 quyển), chế độ tùng lâm đã được hoàn bị một cách rạng rỡ. Sau khi Hoàng thất nhà Tống đi về phương Nam, các danh tăng Thiền tông xuất hiện, tùng lâm nhất thời đạt đến tột đỉnh cực thịnh; Sử Di Viễn (史彌遠, 1164-1233) bèn dâng sớ tâu xin quy định các Thiền Tự ở Giang Nam là Ngũ Sơn Thập Sát (五山十剎); gồm: (1) Kính Sơn Tự (徑山寺) ở Dư Hàng (餘杭), (2) Linh Ẩn Tự (靈隱寺) ở Hàng Châu (杭州), (3) Tịnh Từ Tự (淨慈寺), (4) Thiên Đồng Tự (天童寺) ở Ninh Ba (寧波), (5) Dục Vương Tự (育王寺) làm Thiền Viện Ngũ Sơn (禪院五山); còn (1) Trung Thiên Trúc Tự (中天竺寺) ở Hàng Châu, (2) Đạo Tràng Tự (道場寺) ở Hồ Châu (湖州), (3) Giang Tâm Tự (江心寺) ở Ôn Châu (溫州), (4) Song Lâm Tự (雙林寺) ở Kim Hoa (金華), (5) Tuyết Đậu Tự (雪竇寺) ở Ninh Ba, (6) Quốc Thanh Tự (國清寺) ở Đài Châu (台州), (7) Tuyết Phong Tự (雪峰寺) ở Phúc Châu (福州), (8) Linh Cốc Tự (靈谷寺) ở Kiến Khang (建康), (9) Vạn Thọ Tự (萬壽寺) ở Tô Châu (蘇州), (10) Hổ Kheo Tự (虎丘寺) là Thiền Viện Thập Sát (禪院十剎). Đến thời kỳ này, chế độ tùng lâm tồn tại một thời gian lâu ở Giang Nam. Về quy mô tùng lâm, ban đầu vẫn còn nhỏ. Trong một chùa, chỉ có Phương Trượng (方丈), Pháp Đường (法堂), Tăng Đường (僧堂) và Nhà Liêu. Trú Trì là chủ của tăng chúng, được tôn làm Trưởng Lão, ở tại nhà Phương Trượng. Ban đầu không có Điện Phật, chỉ thiết lập Pháp Đường mà thôi. Khi tăng chúng vào Tăng Đường, tùy theo Giới Lạp (戒臘) lớn nhỏ mà an bài vị thứ; hay khi tiến hành Pháp Phổ Thỉnh (普請法, lao động tập thể), bất luận trên dưới, mọi người đều phải tham gia lao động để tự cung tự cấp. Trước khi tùng lâm được thiết lập, đầu não của tự viện là Tam Cang (三綱), gồm Thượng Tọa (上座), Tự Chủ (寺主), Duy Na (維那, tức Đô Duy Na [都維那]); để lãnh đạo chúng tăng và duy trì cương kỷ Thiền môn. Sau khi tùng lâm hình thành, các vị Chấp Sự có Thủ Tòa (首座), Điện Chủ (殿主), Tạng Chủ (藏主), Trang Chủ (莊主), Điển Tòa (典座), Duy Na, Giám Viện (監院), Thị Giả (侍者), v.v. Đời sau khi tổ chức tùng lâm mỗi lúc một lớn mạnh, gia phong các tự viện lại bất đồng; vị Trú Trì phần lớn nhân thời thế mà tự lập ra ban Chấp Sự, nên danh mục quá nhiều. Theo Thiền Uyển Thanh Quy, danh mục Chấp Sự có 23 loại. Từ thời nhà Tống trở đi, chế độ tùng lâm ít có cải đổi. Căn cứ vào Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規) dưới thời nhà Nguyên, chế độ tùng lâm lại tăng thêm nhiều; chức phận được chia nhỏ ra, có thể đạt đến 80 loại. Nhân viên Chấp Sự trong tùng lâm ít nhiều đều tùy theo quy mô thiết lập lớn nhỏ mà định. Trong một tự viện, phòng Phương Trượng là chổ ở chính của Thiền lâm, là nơi vị Trú Trì cư ngụ; nên vị Trú Trì còn được gọi là Phương Trượng. Bên cạnh đó, vị Trú Trì còn là người đứng đầu của các ngôi điện đường trong chùa, nên được tôn xưng là Đường Đầu Hòa Thượng (堂頭和尚). Bên dưới Trú Trì có hai bên Đông và Tây. Các vị Chấp Sự trọng yếu của bên Tây là Thủ Tòa (xưa là Thượng Tọa), Tây Đường (西堂), Hậu Đường (後堂), Đường Chủ (堂主), Thư Ký (書記), Tri Tạng (知藏), Tạng Chủ, Tri Khách (知客), Liêu Nguyên (寮元, thủ lãnh của Vân Thủy Đường [雲水堂]), v.v. Bên Đông thì có Giám Viện (xưa là Tự Chủ, tục xưng là Đương Gia [當家]), Phó Tự (副寺, tức Tri Khố [知庫]), Duy Na, Duyệt Chúng (悅眾), Thị Giả, Trang Chủ, v.v. Ngoài ra, còn có một số chức vụ khác như Phạn Đầu (飯頭), Thái Đầu (菜頭), Hỏa Đầu (火頭), Thủy Đầu (水頭), Uyển Đầu (碗頭, tức Hành Đường [行堂]), Chung Đầu (鐘頭), Cổ Đầu (鼓頭), Môn Đầu (門頭), Viên Đầu (園頭), Dục Đầu (浴頭, hay Tri Dục [知浴]), Thanh Đầu (圊頭, hay Tịnh Đầu [淨頭]), Tháp Đầu (塔頭, hay Tháp Chủ [塔主]), Thọ Đầu (樹頭), Sài Đầu (柴頭), Ma Đầu (磨頭), Trà Đầu (茶頭), Thán Đầu (炭頭), Lô Đầu (爐頭), Oa Đầu (鍋頭), Dũng Đầu (桶頭), Đăng Đầu (燈頭), Tuần Sơn (巡山), Dạ Tuần (夜巡), Hương Đăng (香燈), Ty Thủy (司水), Chiếu Khách (照客), Thính Dụng (聽用), v.v. Các loại Chấp Sự kể trên được phân thành đẳng cấp rõ ràng, nhân viên Tri Sự thuộc cấp 1, nhân viên Chủ Sự là cấp 2, và nhân viên Đầu Sự là cấp 3. Dưới Phương Trượng, tổ chức căn bản có 4, gọi là Tứ Đại Đường Khẩu (四大堂口); gồm: (1) Thiền Đường (禪堂), là trung tâm của tùng lâm; (2) Khách Đường (客堂), nơi các chức ty tiếp đãi khách và nội vụ; (3) Khố Phòng (庫房), là nhà kho, nơi cất giữ các vật phẩm, v.v. (4) Y Bát Liêu (衣鉢寮), văn phòng sự vụ của Trú Trì Phương Trượng. Về chủng loại, căn cứ Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1565) quyển 15, phần Tùy Châu Trí Môn Quang Tộ Thiền Sư (隨州智門光祚禪師), có nêu ra 4 loại tùng lâm: (1) Chiên Đàn Tùng Lâm (栴檀叢林, tùng lâm thuần cây Chiên Đàn), (2) Kinh Cức Tùng Lâm (荊棘叢林, tùng lâm thuần cây gai), (3) Tùng lâm thuần cây gai mà có cây Chiên Đàn bao bọc, (4) Tùng lâm thuần cây Chiên Đàn mà có cây gai bao bọc. Đây là căn cứ theo loại cây gì trồng và bao bọc chung quang tùng lâm để phân loại. Hiện tại có 2 loại là Tử Tôn Tùng Lâm (子孫叢林, hay Pháp Môn Tùng Lâm [法門叢林]) và Thập Phương Tùng Lâm (十方叢林), v.v. Có nhiều điển tịch Thiền Tông liên quan đến hành sự trong tùng lâm cũng như phong quy của chư vị cổ đức, ngoại trừ các loại Cao Tăng Truyện (高僧傳), Tăng Bảo Truyện (僧寶傳) ra, còn có Nhập Chúng Nhật Dụng Thanh Quy (入眾日用清規, hay Nhập Chúng Nhật Dụng [入眾日用], 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1246) của Vô Lượng Tông Thọ (無量宗壽, ?-?), vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Tống; Nhập Chúng Tu Tri (入眾須知, 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1247, không rõ soạn giả); Thiền Lâm Bị Dụng Thanh Quy (禪林僃用清規, 10 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1250) do Thích Nhất Hàm (釋弌咸) nhà Nguyên soạn; Huyễn Trú Am Thanh Quy (幻住庵清規, 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1248) của Trung Phong Minh Bổn (中峰明本, 1263-1323), vị tăng của Phái Dương Kì và Phá Am thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Nguyên; Tùng Lâm Lưỡng Tự Tu Tri (叢林兩序須知, 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1251), của Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容, 1593-1661) vị tăng của Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Minh, v.v. Ngoài ra, một số văn hiến quan trọng khác cùng loại như trên cũng có liên quan đến hành sự trong tùng lâm như Tùng Lâm Thạnh Sự (叢林盛事, 2 quyển, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1611) của Cổ Nguyệt Đạo Dung (古月道融, ?-?), vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Tống; Tùng Lâm Công Luận (叢林公論, 1 quyển,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1268) của Giả Am Huệ Lâm (者菴惠彬, ?-?) nhà Nam Tống; Lâm Nhàn Lục (林間錄, 2 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1624) của Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪, 1071-1128), vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Tống; Thiền Lâm Bảo Huấn (禪林寶訓, 4 quyển, Taishō Vol. 48, No. 2022) của Tịnh Thiện (淨善) nhà Nam Tống; Sơn Am Tạp Lục (山庵雜錄, 2 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1616) của Vô Uấn (無慍), vị tăng của Thiên Thai Tông sống dưới thời nhà Minh, v.v. Trong Thiền Lâm Bảo Huấn (禪林寶訓, Taishō Vol. 48, No. 2022) quyển 4 có đoạn rằng: “Học giả bảo ư tùng lâm, tùng lâm bảo ư đạo đức, Trú Trì nhân vô đạo đức, tắc tùng lâm tương kiến kỳ phế hĩ (學者保於叢林、叢林保於道德、住持人無道德、則叢林將見其廢矣, học giả giữ gìn nơi tùng lâm, tùng lâm giữ gìn nơi đạo đức, vị Trú Trì không có đạo đức, thì tùng lâm sẽ gặp sự tàn phế vậy).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.109.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập