Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Giác Pháp »»
(覺鑁, Kakuban, 1095-1143): vị tăng của sống vào cuối thời Bình An, vị khai Tổ của Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, húy là Giác Noan (覺鑁), thông xưng là Noan Thượng Nhân (鑁上人), Mật Nghiêm Tôn Giả (密嚴尊者), hiệu là Chánh Giác Phòng (正覺房), thụy hiệu là Hưng Giáo Đại Sư (興敎大師), xuất thân vùng Phì Tiền (肥前, Hizen). Năm 13 tuổi, ông theo làm môn hạ của Khoan Trợ (寬助) ở Thành Tựu Viện (成就院) tại Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), rồi học Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, Tam Luận ở vùng Nam Đô. Đến năm 16 tuổi, ông xuất gia, sau đó lên Cao Dã Sơn, theo hầu Minh Tịch (明寂) ở Tối Thiền Viện (最禪院) và nỗ lực học Mật Giáo. Năm 1121, ông thọ phép Quán Đảnh từ Khoan Trợ. Năm 1126, ông phát nguyện chấn hưng giáo học với ý đồ tái hưng Truyền Pháp Hội, rồi đến năm 1130 thì được Điểu Vũ Thượng Hoàng (鳥羽上皇) ủng hộ và khai sáng Tiểu Truyền Pháp Viện (小傳法院). Đến năm 1132, ông kiến lập thêm Đại Truyền Pháp Viện (大傳法院), Mật Nghiêm Viện (密嚴院) với tư cách là ngôi chùa phát nguyện của Thượng Hoàng. Trong lúc này, Thượng Hoàng đã hiến cúng 7 trang viên ở vùng Thạch Thủ (石手), Kỷ Y (紀伊, Kii). Năm 1133, ông thọ pháp với Giác Du (覺猷) của Viên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji); với Định Hải (定海), Hiền Giác (賢覺) của Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji); với Khoan Tín (寬信) của Khuyến Tu Tự (勸修寺, Kanshū-ji); với Giác Pháp (覺法), Thánh Huệ (聖惠) của Nhân Hòa Tự. Từ đó, ông khai sáng Dòng Truyền Pháp Viện (傳法院流), sự tổng hợp của hai dòng Tiểu Dã (小野), Quảng Trạch (廣澤) thuộc Đông Mật và Thai Mật. Năm 1134, ông làm Viện Chủ của Đại Truyền Pháp Viện, kiêm nhiệm luôn cả Tọa Chủ của Kim Cang Phong Tự (金剛峰寺, Kongōbō-ji). Chính ông đã thành công trong việc làm cho Cao Dã Sơn thoát khỏi sự chi phối của Đông Tự (東寺, Tō-ji), nhưng vì gặp phải sự phản đối kịch liệt của Kim Cang Phong Tự và Đông Tự, nên năm sau ông phải nhường cả hai chức này cho Chơn Dự (眞譽), rồi lui về ẩn cư ở Mật Nghiêm Viện. Đến năm 1140, do từ cuộc luận tranh trang viên ở vùng Tương Hạ (相賀, Aiga), ông bị phía Kim Cang Phong Tự tấn công; cho nên hạ sơn xuống vùng Căn Lai (根來, Negoro), rồi cùng với Quán Pháp (觀法) ở Viên Minh Tự (圓明寺) tập trung cho việc trước tác. Chính ông viết tác phẩm Ngũ Luân Cửu Tự Minh Bí Mật Thích (五輪九字明秘密釋) để làm cơ sở cho tư tưởng Bí Mật Niệm Phật vốn thuyết về sự nhất trí tận cùng của Chơn Ngôn Mật Giáo và Chuyên Tu Niệm Phật. Trước tác của ông ngoài tác phẩm trên còn có Nhất Kỳ Đại Yếu Bí Mật Tập (一期大要秘密集) 1 quyển, Mật Nghiêm Viện Phát Lộ Sám Hối Văn (密嚴院發露懺悔文) 1 quyển, Chơn Ngôn Tông Tức Thân Thành Phật Nghĩa Chương (眞言宗卽身成佛義章) 1 quyển, Hưng Giáo Đại Sư Toàn Tập (興敎大師全集) 2 quyển, v.v.
(聖惠, Shōkei, 1094-1137): vị Tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Bình An, vị Tổ của Dòng Hoa Tạng Viện (華藏院流), húy là Thánh Huệ (聖惠), thông xưng là Hoa Tạng Viện Cung (華藏院宮), Trường Vĩ Cung (長尾宮); là Hoàng Tử thứ 5 của Bạch Hà Thiên Hoàng (白河天皇, Shirakawa Tennō, tại vị 1072-1086). Ông theo xuất gia với Khoan Trợ (寬助) ở Thành Tựu Viện (成就院); đến năm 1112 thì được thọ phép Quán Đảnh ở Quan Âm Viện (觀音院) và trở thành Nhất Thân A Xà Lê (一身阿闍梨). Ông khai sáng Hoa Tạng Viện (華藏院) ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), truyền thừa dòng pháp của Khoan Trợ và sáng lập Dòng Hoa Tạng Viện. Vào năm 1130, ông viếng thăm anh Giác Pháp (覺法), lên Cao Dã Sơn, cùng với bàn luận với Giác Noan (覺鑁), dâng biểu xin triều đình cho xây dựng Truyền Pháp Viện (傳法院). Ông có tín ngưỡng sâu sắc về A Di Đà Phật, nên đã sáng lập Dẫn Nhiếp Viện (引攝院). Năm 1132, nhân lúc Điểu Vũ Thượng Hoàng (鳥羽上皇) lâm trọng bệnh, ông tiến hành tu Khổng Tước Kinh Pháp (孔雀經法) trong cung nội để cầu nguyện cho Thượng Hoàng lành bệnh. Đệ tử phú pháp của ông có Khoan Hiểu (寬曉).
(常寂光): từ gọi tắt của Thường Tịch Quang Độ (常寂光土), là cõi Tịnh Độ nơi pháp thân của chư Phật Như Lai an trú, một trong 4 quốc độ của giáo thuyết Thiên Thai Tông, còn gọi là Tịch Quang Tịnh Độ (寂光淨土), Tịch Quang Quốc (寂光國), Tịch Quang Độ (寂光土), Tịch Quang (寂光). Thế giới an trú của chư Phật là bản tánh chân như, không biến hóa, sanh diệt (tức thường [常]), không bị phiền não nhiễu loạn (tức tịch [寂]) và có ánh sáng trí tuệ (tức quang [光]), cho nên có tên gọi là Thường Tịch Quang Độ. Đây là quốc độ chư Phật tự chứng bí tạng tối cùng cực, lấy pháp thân, giải thoát và bát nhã làm thể, đầy đủ 4 đức Thường (常), Lạc (樂), Ngã (我) và Tịnh (淨). Trong Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh (觀普賢菩薩行法經, Taishō 9, 393) có đoạn rằng: “Thích Ca Mâu Ni Phật danh Tỳ Lô Giá Na Biến Nhất Thiết Xứ, kỳ Phật trú xứ danh Thường Tịch Quang, Thường Ba La Mật sở nhiếp thành xứ, Ngã Ba La Mật sở an lập xứ, Tịch Ba La Mật diệt hữu tướng xứ, Lạc Ba La Mật bất trú thân tâm tướng xứ (釋迦牟尼佛名毘盧遮那遍一切處、其佛住處名常寂光、常波羅蜜所攝成處、我波羅蜜所安立處、淨波羅蜜滅有相處、樂波羅蜜不住身心相處, đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật có tên là Tỳ Lô Giá Na Biến Nhất Thiết Xứ [Tỳ Lô Giá Na Biến Hết Thảy Các Nơi], trú xứ của Phật ấy tên là Thường Tịch Quang, nghĩa là nơi được nhiếp thành của Thường Ba La Mật, nơi được an lập của Ngã Ba La Mật, nơi diệt hết các tướng có của Tịch Ba La Mật và nơi không trú vào tướng thân tâm của Lạc Ba La Mật)”. Hơn nữa, quốc độ này được phân thành Phần Chứng (分證) và Cứu Cánh (究竟) với 3 phẩm thượng, trung, hạ. Theo lời dạy trong quyển 1 của Duy Ma Kinh Lược Sớ (維摩經略疏) cho biết rằng cõi của Diệu Giác Pháp Thân (妙覺法身) cư trú là Thượng Phẩm Tịch Quang Độ (上品寂光土), cõi của Nhất Sanh Đẳng Giác (一生等覺) là Trung Phẩm Tịch Quang Độ (寂光土), cõi của Viên Giáo (圓敎) từ sơ trú trở lên là Hạ Phẩm Tịch Quang Độ (寂光土). Ngoài ra, vị tăng nhà Bắc Tống là Tứ Minh Tri Lễ (四明知禮) lấy hai cõi Thật Báo (實報) và Tịch Quang (寂光) phối hợp thành Thỉ Giác (始覺) và Bản Giác (本覺), để xướng ra thuyết “Tịch Quang Hữu Tướng (寂光有相, Tịch Quang Có Tướng)”; ngược lại vị tăng Tịnh Giác (淨覺) lại tuyên xướng thuyết “Tịch Quang Vô Tướng (寂光無相, Tịch Quang Không Tướng).” Trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải (佛說阿彌陀經要解) của Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (蕅益智旭, 1599-1655) nhà Thanh có đoạn rằng: “Phục thứ, chỉ thử nguyện trang nghiêm nhất thanh A Di Đà Phật, chuyển Kiếp Trược vi Thanh Tịnh Hải Hội, chuyển Kiến Trược vi Vô Lượng Quang, chuyển Phiền Não Trược vi Thường Tịch Quang, chuyển Chúng Sanh Trược vi Liên Hoa hóa sanh, chuyển Mạng Trược vi Vô Lượng Thọ; cố nhất thanh A Di Đà Phật, tức Thích Ca Bổn Sư ư Ngũ Trược ác thế, sở đắc chi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề pháp (復次、只此信願莊嚴一聲阿彌陀佛、轉劫濁爲清淨海會、轉見濁爲無量光、轉煩惱濁爲常寂光、轉眾生濁爲蓮華化生、轉命濁爲無量壽、故一聲阿彌陀佛、卽釋迦本師於五濁惡世、所得之阿耨多羅三藐三菩提法, lại nữa, chỉ lấy nguyện này trang nghiêm một tiếng niệm A Di Đà Phật, chuyển Kiếp Trược thành Hải Hội Thanh Tịnh, chuyển Kiến Trược thành Vô Lượng Quang, chuyển Phiền Não Trược thành Thường Tịch Quang, chuyển Chúng Sanh Trược thành hoa sen hóa sanh, chuyển Mạng Trược thành Vô Lượng Thọ; cho nên một tiếng niệm A Di Đà Phật là pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề do đức Bổn Sư Thích Ca chứng đắc ở đời ác có Năm Trược).” Hay như trong Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư Tông Luận (靈峰蕅益大師宗論) quyển 6, phần Cảnh Tâm Cư Sĩ Trì Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh Kiêm Khuyến Nhân Tự (警心居士持地藏本願經兼勸人序) có câu: “Nhất niệm mê Thường Tịch Quang Độ tiện thành A Tỳ Địa Ngục, nhất niệm ngộ A Tỳ Địa Ngục tiện thị Thường Tịch Quang Độ (一念迷常寂光土便成阿鼻地獄、一念悟阿鼻地獄便是常寂光土, một niệm mê bèn thành Địa Ngục A Tỳ, một niệm ngộ tức là Thường Tịch Quang Độ).”
(常寂光土): còn gọi là Tịch Quang Tịnh Độ (寂光淨土), Tịch Quang Quốc (寂光國), Tịch Quang Độ (寂光土), Tịch Quang (寂光); tức chỉ cho cõi Tịnh Độ nơi pháp thân của chư Phật Như Lai cư trú. Thế giới của chư Phật cư trú là chân như bản tánh, không sanh diệt, biến hóa (thường); không có sự nhiễu loạn của phiền não (tịch, vắng lặng); mà có ánh sáng trí tuệ (quang); nên gọi là Thường Tịch Quang Độ. Quốc độ này là cõi tự chứng của Phật, vô cùng bí tàng; lấy Pháp Thân, giải thoát, Bát Nhã làm thể; đầy đủ, trọn vẹn 4 đức là Thường (常), Lạc (樂), Ngã (我), Tịnh (淨). Như trong Phật Thuyết Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh (佛說觀普賢菩薩行法經, Taishō Vol. 9, No. 277) có đoạn rằng: “Thích Ca Mâu Ni danh Tỳ Lô Giá Na, biến nhất thiết xứ, kỳ Phật trú xứ danh Thường Tịch Quang, Thường Ba La Mật sở nhiếp thành xứ, Ngã Ba La Mật sở an lập xứ, Tịnh Ba La Mật diệt hữu tướng xứ, Lạc Ba La Mật bất trú thân tâm tướng xứ (釋迦牟尼名毘盧遮那、遍一切處、其佛住處名常寂光、常波羅蜜所攝成處、我波羅蜜所安立處、淨波羅蜜滅有相處、樂波羅蜜不住身心相處, Phật Thích Ca Mâu Ni tên là Tỳ Lô Giá Na, biến khắp tất cả nơi chốn, trú xứ của đức Phật đó tên là Thường Tịch Quang, là trú xứ được nhiếp thành bởi Thường Ba La Mật, trú xứ được an lập bởi Ngã Ba La Mật, trú xứ của Tịnh Ba La Mật diệt tướng có, trú xứ của Lạc Ba La Mật không trú vào tướng thân tâm).” Lại nữa, quốc độ này có khác nhau về phần chứng và cứu cánh, nên phân thành 3 phẩm Thượng, Trung và Hạ. Theo thuyết của Duy Ma Kinh Lược Sớ (維摩經略疏, Taishō Vol. 38, No. 1778) quyển 1 cho biết, cõi của Diệu Giác Pháp Thân (妙覺法身) cư trú là Thượng Phẩm Tịch Quang Độ (上品寂光土); cõi của Đẳng Giác Nhất Sanh (等覺一生) là Trung Phẩm Tịch Quang Độ (中品寂光土), cõi của Viên Giáo Sơ Trú (圓敎初住) trở lên là Hạ Phẩm Tịch Quang Độ (下品寂光土). Vị tăng Tứ Minh Tri Lễ (四明知禮, 960-1028) của Thiên Thai Tông, sống vào thời Bắc Tống, lại lấy hai cõi Thật Báo (實報) và Tịch Quang phối với Thỉ Giác (始覺) và Bản Giác (本覺), đề xướng thuyết Tịch Quang Hữu Tướng (寂光有相). Trong khi đó, tăng sĩ Tịnh Giác (淨覺) cùng thời đại này lại đưa ra thuyết Tịch Quang Vô Tướng (寂光無相). Trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1456) quyển 26 có đoạn rằng: “Pháp tánh hải trung, bổn vô xuất một, Thường Tịch Quang Độ, an hữu khứ lai, nhân thế biến thiên nhậm vận, Phật quốc tịnh uế tùy tâm (法性海中、本無出沒、常寂光土、安有去來、人世變遷任運、佛國淨穢隨心, biển pháp tánh trong, vốn không hiện mất, Thường Tịch Quang Độ, sao có đến đi, cõi đời đổi thay phó mặc, nước Phật sạch nhớp tùy tâm).”
(存覺, Zonkaku, 1290-1373): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng ở hai thời đại Liêm Thương và Nam Bắc Triều, húy là Quang Huyền (光玄) Hưng Thân (興親), Thân Huệ (親惠), tên lúc nhỏ là Quang Nhật Lữ (光日麿), thông xưng là Trung Nạp Ngôn (中納言), hiệu là Tồn Giác (存覺), con trai đầu của Giác Như (覺如, Kakunyo), vị Tổ đời thứ 3 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji); mẹ ông là con của một vị Tăng Giáo Hoằng (敎弘). Từ năm 1311 trở đi, ông theo cha lên vùng Việt Tiền (越前, Echizen), Vĩ Trương (尾張, Ōwari) để giáo hóa. Sau đó, ông có ý đối lập với phụ thân mình, nên cũng đã trãi qua mấy lần tuyệt giao rồi hòa giải lẫn nhau. Ông đã cùng với tông đồ của Nhật Liên (日蓮, Nichiren) đối luận, rồi nhiếp hóa ở vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu), Hà Nội (河內, Kawachi). Ông dựng Thượng Lạc Đài ở Đại Cung (大宮), Kyoto, rồi dời về vùng Tiểu Lộ hiện tại, và chuyên tâm vào việc trước tác. Ông đã tiêu hóa toàn bộ giáo nghĩa của Thân Loan, rồi chỉnh đốn giáo học của giáo đoàn Bổn Nguyện Tự thời kỳ đầu, và tận lực làm cho giáo đoàn phát triển. Trước tác của ông có Tồn Giác Nhất Kỳ Ký (存覺一期記) 1 quyển, Đại Yếu Sao (大要抄) 10 quyển, Tịnh Độ Chơn Yếu Sao (淨土眞要抄) 2 quyển, Chư Thần Bổn Hoài Tập (諸神本懷集), 2 quyển, Thán Đức Văn (歎德文) 1 quyển, Tồn Giác Tụ Nhật Ký (存覺袖日記), Tồn Giác Pháp Ngữ (存覺法語).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.178.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập