Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Giác Như »»
(本願寺, Hongan-ji): ngôi chùa trung tâm chính của Tịnh Độ Chơn Tông Nhật Bản, tọa lạc tại vùng Đại Cốc (大谷, Ōtani), thuộc kinh đô Kyoto. Ban đầu nó là miếu đường, nơi cải táng di cốt của Thân Loan và an trí hình ảnh của ông, sau đó thì cháu Thân Loan là Giác Như (覺如, Kakunyo) đã cải thành chùa. Chính Giác Như gọi Thân Loan là Thánh Nhân của Bổn Nguyện Tự, tông tổ của Tịnh Độ Chơn Tông; Như Tín (如信, Nyoshin) là vị tổ thứ 2 và Giác Như là tổ thứ 3 của chùa, cho nên ông đã tận lực thành lập nên giáo đoàn Bổn Nguyện Tự. Sau đó, chùa này có lần bị suy vi và bị đồ chúng của Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji) phá hoại. Thế nhưng đến thế kỷ thứ 8 thì chùa lại được Liên Như (蓮如, Rennyo) xây dựng lại vào năm 1480 ở địa phương Sơn Khoa (山科, Yamashina), và hình thành nên quần thể Tự Nội Đình với trung tâm là Ngự Ảnh Đường và A Di Đà Đường; từ đó, vận chùa trở nên đột nhiên hưng thạnh. Đến thời Chứng Như (証如, Shōnyo) đời thứ 10, chùa này lại bị cháy tan tành, và sau đó thì được dời về gần Thành Osaka. Đến thời Hiển Như (顯如, Gennyo) đời thứ 11, ông gây chiến với Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga), nên đã lui về ẩn cư ở vùng Lộ Sum (鷺森, Saginomori, thuộc Wakayama-ken [和歌山縣]). Sau khi Chức Điền Tín Trưởng qua đời, vào năm 1591, được sự giúp đỡ của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), chùa được dời về vùng đất Tây Thất Điều (西七條) ở Kyōto. Sau khi Hiển Như qua đời, con trai đầu của ông là Giáo Như (敎如, Kyōnyo) nhường dòng kế pháp cho em mình là Chuẩn Như (準如, Junnyo). Đến năm 1602, nhờ Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) dâng cúng cho miếng đất ở vùng Đông Lục Điều (東六條), nên Giáo Như mới cung đón linh ảnh của Thân Loan từ Diệu An Tự (妙安寺, Myōan-ji) ở vùng Cứu Kiều (厩橋, Umayabashi), Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]) về và lập riêng ngôi chùa nơi đây. Từ đó về sau, phái Chuẩn Như được gọi là Tây Bổn Nguyện Tự (西本願寺, Nishihongan-ji), còn phái Giáo Như là Đông Bổn Nguyện Tự (東本願寺, Higashihongan-ji), và cứ như vậy duy trì mãi cho đến ngày nay.
(本福寺, Honfuku-ji): ngôi chùa của phái Bổn Nguyện Tự, thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, hiệu là Tịch Dương Sơn (夕陽山), hiện tọa lạc tại số 22-30 Honkatata (本堅田), Ōzu-shi (大津市), Shiga-ken (滋賀縣). Người khai cơ chùa này là Thiện Đạo (善道), nhưng sau khi được Tịnh Tín (淨信), môn đệ của Giác Như (覺如) ở Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), giáo hóa thì ông ta quy y theo vị này, và chùa thuộc về Bổn Nguyện Tự. Đến đời vị trú trì thứ 2 là Giác Niệm (覺念), chùa lại được chuyển sang Thiền Tông. Đến đời vị Tổ thứ 3 của chùa là Pháp Trú (法住), chùa lại quay trở về Bổn Nguyện Tự. Pháp Trú có mối quan hệ mật thiết với Liên Như (蓮如), thống lãnh chúng môn đồ hỗ trợ cho Bổn Nguyện Tự. Vào thượng tuần tháng 2 năm 1467, do sự đàn áp của chúng đồ Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji), Liên Như phải mang ảnh tượng của Thân Loan (親鸞, Shinran) chạy đến lánh nạn ở Bổn Phước Tự. Đến ngày mồng 7 tháng 12 năm 1491, chùa bị đốt cháy tan tành, nhưng sau đó thì được tái kiến lại. Đến đời vị trú trì thứ 7 của chùa là Minh Thuận (明順), chùa đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc hợp chiến ở Thạch Sơn (石山). Đến năm 1954, Chánh Điện, Liên Như Miếu Sở bị cháy rụi, nhưng sau đó thì được xây dựng lại cho đến ngày nay.
(夜中法門, Yachūhōmon, Pháp Môn Trong Đêm): tên gọi của một trong những Pháp Môn Bí Sự vốn nương vào giáo thuyết của Chơn Tông. Trong điều thứ 18 của cuốn Cải Tà Sao (改邪鈔) do Giác Như (覺如, Kakunyo), Tổ đời thứ 13 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) trước tác, có tố cáo sự tồn tại dị đoan của cái gọi là Pháp Môn Trong Đêm này. Đây là pháp môn tiến hành nghi thức trong bóng tối nhằm cưỡng chế cảm giác khi nhập môn, nên mới có tên gọi như vậy. Nó âm thầm tồn tại từ thời Trung Đại cho đến hiện tại, được xem như là pháp môn tà nghĩa mang tính cực đoan có liên quan đến Chơn Tông.
(毫攝寺, Gōshō-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Xuất Vân Lộ (出雲路派) thuộc Chơn Tông, hiện tọa lạc tại số 2-9 Shimizugashira-chō (清水頭町), Takefu-shi (武生市), Fukui-ken (福井縣); hiệu là Xuất Vân Lộ Sơn (出雲路山). Có nhiều thuyết khác nhau về sự sáng lập ngôi chùa này, nhưng vẫn chưa xác định rõ về nguồn gốc chùa như thế nào. Có thuyết cho rằng Thừa Chuyên (承專, Jōsen, tức Thanh Phạm Pháp Nhãn [清範法眼]) quy y theo Giác Như (覺如) ở Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), rồi cải đổi ngôi Phật các ở làng mình, lấy hiệu của Giác Như mà đặt tên cho chùa là Hào Nhiếp Tự. Sau đó chùa được dời về vùng Xuất Vân Lộ (出雲路, Izumoji), kinh đô Kyoto, và đệ tử của Giác Như là Thiện Tánh (善性, có thuyết cho là Thiện Nhập [善入]) được giao trọng trách lo việc chùa. Về sau, đến thời của cháu Thiện Tánh là Thiện Trí (善智), chùa gặp phải nạn binh hỏa, nên ông mới dựng một ngôi chùa khác ở Thanh Thủy Đầu (清水頭) mà ẩn cư. Ngôi chùa này chính là gốc của Hào Nhiếp Tự. Các ngôi đường xá hiện tại của chùa là kiến trúc được tái kiến vào năm 1884 (Minh Trị [明治] 17). Chùa có Chánh Điện, Đại Sư Đường, Đại Quảng Gian, Thư Viện, Khách Điện, Kinh Tàng, v.v. Tượng thờ chính của chùa là A Di Đà Như Lai, tương truyền là tác phẩm của Huệ Tâm (惠心). Ngoài ra chùa còn nhiều bảo vật khác.
(臨濟錄, Rinzairoku): bộ Ngữ Lục của Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄) nhà Đường, được xem như là do đệ tử ông là Huệ Nhiên Tam Thánh (慧然三聖) biên tập, nhưng bản hiện hành thì do Viên Giác Tông Diễn (圓覺宗演) nhà Tống tái biên và trùng san vào năm thứ 2 (1120) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和). Lâm Tế Lục này được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản, thỉnh thoảng được khai bản và tôn trọng như là "vua của các Ngữ Lục". Với đầu quyển có lời tựa của Mã Phòng (馬防), toàn thể bộ này gồm có 4 phần chính: Thượng Đường Ngữ (上堂語), Thị Chúng (示眾), Kham Biện (勘辨), Hành Lục (行錄). Ngoài ra, bài Chơn Định Thập Phương Lâm Tế Huệ Chiếu Huyền Công Đại Tông Sư Đạo Hạnh Bi (眞定十方臨濟慧照玄公大宗師道行碑) và Lâm Tế Chánh Tông Bi Minh (臨濟正宗碑銘) cũng được thâu lục vào đây. Trong phần Thượng Đường Ngữ tập trung những lời giáo huấn cho chúng đệ tử và những câu vấn đáp lấy lời giáo huấn ấy làm khế cơ. Phần Thị Chúng là Ngữ Lục giảng nghĩa, với ngôn từ rất khẩn thiết nhắn nhủ chúng đệ tử. Phần Kham Biện là phần ký lục ghi lại những lời vấn đáp qua lại giữa các Thiền tăng có nêu tên như Triệu Châu (趙州), Ma Cốc (麻谷), v.v. Và phần Hành Lục là phần ghi lại nhân duyên vì sao ông đã đạt ngộ với Hoàng Bá, quá trình tu hành với vị này như thế nào, quá trình đi hành cước các nơi, cho đến khi qua đời. Dưới thời nhà Đường có nhiều Ngữ Lục xuất hiện, mỗi Ngữ Lục đều phản ánh cá tánh của Thiền giả và cho ta thấy được sự rộ nở của trăm hoa. Thế nhưng qua những ngữ cú tản mạn khắp nơi trong bộ Ngữ Lục này như "bậc chân nhân không giai vị", "đạo nhân không nương tựa", "vô sự là quý nhân", "nếu tùy nơi làm chủ thì nơi nào cũng là chơn cả", "gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ", "ba thừa mười hai phần giáo thảy đều giấy cũ để chùi đồ bất tịnh", v.v., ta có cảm Giác Như có mặt thật sự ngay lúc ấy với biểu hiện rất giản dị của Lâm Tế, và có thể nói đó là đỉnh điểm của tư tưởng Thiền. Qua ký lục của Tổ Đường Tập (祖堂集) 19 cũng như Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳) 12, ta có thể biết được rằng Ngữ Lục của Lâm Tế đã tồn tại từ rất xưa. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy rằng lời của Lâm Tế được thâu lục vào trong Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄) 10-11. Sau lần trùng san của Tông Diễn, bản này cũng thỉnh thoảng được san hành, bản Tục Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (續古尊宿語要) 1 là san bản hiện tồn xưa nhất. Tại Nhật Bản cũng tồn tại rất nhiều bản như Bản Ngũ Sơn của năm thứ 2 (1320) niên hiệu Nguyên Ứng (元應), năm thứ 9 (1437) niên hiệu Vĩnh Hưởng (永享), năm thứ 3 (1491) niên hiệu Diên Đức (延德); Bản Cổ Hoạt Tự (古活字本) vào năm thứ 9 (1623) niên hiệu Nguyên Hòa (元和); bản năm thứ 2 (1625), 4 (1627), 9 (1632), 10 (1633), 14 (1637) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), v.v.
(了源, Ryōgen, 1295-1336): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng cuối thời Liêm Thương, vị Tổ đời thứ 7 của Phật Quang Tự (佛光寺, Bukkō-ji), thuộc Phái Phật Quang Tự (佛光寺派), vị tổ đời thứ 7 của Hưng Chánh Tự (興正寺, Kōshō-ji) thuộc Phái Hưng Chánh (興正派), húy là Liễu Nguyên (了源), tục danh là Di Tam Lang (彌三郎), hiệu là Không Tánh (空性), húy là Quang Sơn Viện (光山院); con của Liễu Hải (了海), vị Tổ đời thứ 4 của Phật Quang Tự. Năm 1320, ông lên kinh đô, làm môn đệ của Giác Như (覺如, Kakunyo) ở Bổn Nguyên Tự (本願寺, Hongan-ji), nhưng lại trực tiếp theo hầu hạ Tồn Giác (存覺, Zonkaku). Vào năm 1324, ông kiến lập nên Hưng Chánh Tự (興正寺, ) ở vùng Sơn Khoa (山科, Yamashina) thuộc Sơn Thành (山城, Yamashiro), rồi sau đó chuyển ngôi chùa này đến vùng Sáp Cốc (澀谷, Shibuya) thuộc Đông Sơn, và đổi tên thành Phật Quang Tự (佛光寺, Bukkō-ji). Ông đã nỗ lực giáo hóa khắp các địa phương như Cận Kỳ (近畿, Kinki), Tam Hà (三河, Mikawa), Vĩ Trương (尾張, Owari), v.v., và trở thành vị tổ thời Trung Hưng của Phái Phật Quang Tự. Tác phẩm của ông để lại có Nhất Lưu Tương Truyền Đồ (一流相傳圖) 1 bức, Sơn Khoa Sáng Tự Mộ Duyên Sớ (山科創寺募緣疏) 1 quyển, Toán Đầu Lục (算頭錄).
(如道[導], Nyodō, 1253-1340): vị Tăng của Phái Tam Môn Đồ thuộc Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Liêm Thương; Tổ đời thứ 2 của Chuyên Chiếu Tự (專照寺, Senshō-ji); húy là Như Đạo (如道[導]); tên lúc nhỏ là Châu Thiên Đại Lữ (珠千代麿); thông xưng là Đại Đinh Như Đạo (大町如道); hiệu Không Như (空如); xuất thân là con của Bình Khoang Cơ (平康基, Taira-no-Yasumoto). Năm 1282, ông theo học giáo nghĩa của Chơn Tông với Viên Thiện (圓善) ở vùng Hòa Điền (和田), Tam Hà (三河, Mikawa); đến năm 1285 thì bố giáo ở vùng Việt Tiền (越前, Echizen); rồi năm 1293 thì sáng lập Chuyên Tu Tự (專修寺) ở Đại Đinh (大町, Ōmachi). Vào năm 1311, ông được Giác Như (覺如, Kakunyo), Tổ đời thứ 13 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), truyền trao cho bản Giáo Hành Tín Chứng (敎行信証); nhưng vì sau đó ông chủ trương pháp môn bí mật gọi là Bất Bái Bí Sự (不拜秘事, chuyện bí mật không lễ bái), nên bị đuổi ra khỏi Tông môn. Năm 1313, ông viết cuốn Ngu Ám Ký Phản Trát (愚暗記返札) để phản biện lại lời phê phán về Chơn Tông của Cô Sơn (孤山), Tăng sĩ của Trường Tuyền Tự (長泉寺) thuộc Thiên Thai Tông. Môn hạ của ông có Như Giác (如覺), Đạo Tánh (道性), Tổ Hải (祖海), v.v. Trước tác của ông để lại có Ngu Ám Ký Phản Trác.
(如信, Nyoshin, 1239-1300): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa và cuối thời Liêm Thương, vị Tổ kế thế đời thứ 2 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), vị Tổ thứ 2 của Cẩm Chức Tự (錦織寺, Kinshoku-ji), húy Như Tín (如信) cháu của Thân Loan(親鸞, Shinran), con của Thiện Loan (善鸞, Zenran). Tương truyền lúc ông còn nhỏ tuổi thì đã được Thân Loan truyền thọ cho giáo nghĩa của Chơn Tông. Ông chủ yếu sống và giáo hóa ở vùng Lục Áo (陸奥, Michinoku), rồi sáng lập ra Nguyện Nhập Tự (願入寺). Vào năm 1287, ông truyền trao tông nghĩa cho Giác Như (覺如, Kakunyo) ở Kyoto. Đến năm 1299, nhận lời thỉnh cầu của người môn đệ Thừa Thiện (乘善), ông chuyển đến sống tại một thảo am ở vùng Kim Trạch (金澤, Kanazawa) thuộc Thường Lục (常陸, Hitachi) và qua đời ở nơi đó. Vì Giác Như chủ trương Bổn Nguyện Tự thuộc dòng chánh thống, nên Như Tín được xem như là đệ tử thứ 2 của Bổn Nguyện Tự.
(秘事法門, Hijihōmon): tên gọi của tập đoàn tín ngưỡng giả thác vào giáo nghĩa của Tịnh Độ Chơn Tông. Đó là Pháp Môn Che Giấu (御藏法門, Ngự Tàng Pháp Môn), Pháp Môn Che Giấu Trong Đất (土藏法門, Thổ Tàng Pháp Môn), Pháp Môn Trong Nhà Kho (庫裏法門, Khố Lí Pháp Môn), Pháp Môn Trong Đêm (夜中法門, Dạ Trung Pháp Môn), Pháp Môn Nội Pháp (內法法門, Nội Pháp Pháp Môn), Nội Chứng Giảng (內証講), Iwazu Giảng (いわず講), Pháp Môn Giờ Sửu (丑の時法門), v.v., vẫn tồn tại từ thời Trung Đại cho đến ngày nay. Khuynh hướng toàn thể có thể nói là tính bí mật, tính cưỡng ép, vốn có ảnh hưởng của Dòng Lập Xuyên (立川流) vốn cường điệu hóa cho rằng nam nữ hợp thể là Tức Thân Thành Phật (卽身成佛, thành Phật ngay chính nơi thân này), được thực hành từ khoảng đầu thời Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333). Người được xem như là Tổ của Pháp Môn Bí Sự có liên quan đến Chơn Tông là Thiện Loan (善鸞, Zenran), con của Thân Loan (親鸞, Shinran), đã bị phụ thân tuyệt tình vì chủ thuyết dị đoan. Tính chất bí mật trong tư tưởng của Thiện Loan như thế nào thì cũng không rõ lắm. Sau đó, trong điều thứ 18 của cuốn Cải Tà Sao (改邪鈔) do Giác Như (覺如, Kakunyo), Tổ đời thứ 13 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) trước tác dưới thời Nam Bắc Triều, có ghi rằng tà nghĩa vào thời ấy có Pháp Môn Trong Đêm (夜中法門, Dạ Trung Pháp Môn), cũng có người của Thánh Đạo Môn vốn phản đối Chơn Tông, mà tuyên thuyết giống như “Di Đà tự thân, duy tâm Tịnh Độ”. Lại nữa, trong bản Phản Cố Lí Thư (反故裏書) do Hiển Thệ (顯誓), cháu của Liên Như (蓮如, Rennyo), viết vào năm 1568 (Vĩnh Lộc [永祿] 11), cũng có đề cập rằng Như Đạo (如道[導], Nyodō), môn hạ của Giác Như, ở Đại Đinh (大町, Ōmachi), Việt Tiền (越前, Echizen) chủ trương Pháp Môn Bí Sự nên bị đuổi đi; rồi Đạo Tánh (道性) ở Hoành Việt (橫越, Yokogoshi), Như Giác (如覺, Nyokaku, Thành Chiếu Tự [誠照寺, Jōshō-ji]) ở Chinh Ốc (鯖屋, Sabaya), Trung Dã Phường Chủ (中野坊主, tức Tịnh Nhất [淨一], Chuyên Chiếu Tự [專照寺, Senshō-ji]) cũng cổ xúy pháp môn này, được gọi là “Chúng Tam Môn Đồ không lễ bái (三門徒拝まずの眾)” và vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Dưới thời Trung Đại, thực tế Pháp Môn Bí Sự này được tiến hành như thế nào thì không rõ lắm. Đến thời Cận Đại, phần lớn pháp môn này bị chính quyền Mạc Phủ xử phạt, cấm đoán. Những vụ xét xử trứ danh nhất diễn ra ở kinh đô Kyoto, Nhiếp Tân (攝津, Settsu), Hà Nội (河內, Kawachi) vào năm 1757 (Bảo Lịch [寶曆] 7); ở Giang Hộ (江戸, Edo), Quan Đông (關東, Kantō), Áo Vũ (奥羽, Ōu) vào năm 1767 (Minh Hòa [明和] 4); ở Đại Phản (大阪, Ōsaka) vào năm 1788 (Thiên Minh [天明] 8); ở kinh đô Kyoto vào năm 1797 (Khoan Chính [寛政] 9), v.v. Mãi cho đến hiện tại, vẫn có những báo cáo về sự hiện hữu của Pháp Môn Bí Sự này; như trường hợp Nội Pháp Giáo Đoàn (內法敎團) ở địa phương Thủy Trạch Thị (水澤市, Mizusawa-shi) cũng như Đảm Trạch Quận (胆澤郡, Isawa-gun, thuộc Iwate-ken [岩手縣]); hay ở Mễ Nguyên Đinh (米原町, Maihara-chō, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]), v.v.
(善如, Zennyo, 1333-1389): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng thời đại Nam Bắc Triều, vị Tổ kế thế đời thứ 4 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), húy là Tuấn Huyền (俊玄), tục danh là Bá Kỳ Thủ Tông Khang (伯耆守宗康), tên lúc nhỏ là Quang Dưỡng Hoàn (光養丸), thông xưng là Đại Nạp Ngôn (大納言), hiệu là Thiện Như (善如); xuất thân từ vùng Kyoto, con trai đầu của Tùng Giác (從覺, người con thứ 2 của Giác Như). Năm1346, ông sao bổn lại bức tranh Thân Loan Truyện Hội (親鸞傳繪). Năm 1351 thì kế chức trú trì Bổn NguyệnTự. Đến năm 1360, ông sao chép cuốn Giáo Hành Tín Chứng Diên Thư (敎行信証延書). Cùng năm đó thì Tùng Giác qua đời, ông vẽ hình tượng cha mình, rồi nhờ Tồn Giác (存覺, Zonkaku) ghi bài tán vào. Năm1375, ông nhường chức lại cho Xước Như (綽如, Shakunyo), rồi năm 1381 thì viết sớ quyên tiền tu sửa miếu đường ở vùng Đại Cốc (大谷).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.64.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập