Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Giác Hoa »»
(古尊宿語要, Kosonshukugoyō): 4 quyển, do Trách Tàng Chủ (賾藏主, tức Tăng Đĩnh Thủ Trách [僧挺守賾]) biên tập. Từ thời nhà Đường cho đến thời nhà Tống, ngoài việc truyền lại cho hậu thế đa số các Ngữ Lục Thiền, thư tịch đóng vai trò quan trọng nhất chính là bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) được san hành vào năm 1140 tại Cổ Sơn (鼓山) thuộc vùng Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến). Nội dung của nó gồm các Ngữ Lục của 20 bậc Thiền tượng kiệt xuất được thâu tóm trong 4 quyển:
Quyển I có
(1) Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Hòa Thượng Ngữ Lục (池州南泉普願和尚語錄, Chishūnanzenoshōgoroku) của Nam Tuyền Phổ Nguyện (南泉普願),
(2) Đầu Tử Hòa Thượng Ngữ Lục (投子和尚語錄, Tōsuoshōgoroku) của Đầu Tử Đại Đồng (投子大同),
(3) Mục Châu Hòa Thượng Ngữ Lục (睦州和尚語錄, Bokushūoshōgoroku) của Mục Châu Đạo Túng (睦州道蹤),
(4) Triệu Châu Chơn Tế Thiền Sư Ngữ Lục (趙州眞濟禪師語錄, Jōshūshinzaizenjigoroku) của Triệu Châu Tùng Thẩm (趙州從諗);
Quyển II có
(5) Nhữ Châu Nam Viện Ngung Hòa Thượng Ngữ Lục (汝州南院顒和尚語錄, Joshūnaningyōoshōgoroku) của Nam Viện Huệ Ngung (南院慧顒),
(6) Nhữ Châu Thủ Sơn Niệm Hòa Thượng Ngữ Lục (汝州首山念和尚語錄, Joshūshuzannenoshōgoroku) của Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省念),
(7) Nhữ Châu Diệp Huyện Quảng Giáo Tỉnh Thiền Sư Ngữ Lục (汝州葉縣廣敎省禪師語錄, Joshūyōkenkōkyōseizenjigoroku) của Diệp Huyện Quy Tỉnh (葉縣歸省),
(8) Đàm Châu Thần Đỉnh Sơn Đệ Nhất Đại Yên Thiền Sư Ngữ Lục (潭州神鼎山第一代諲禪師語錄, Tanshūshinteizandaiichidaienzenjigoroku) của Thần Đỉnh Hồng Yên (神鼎洪諲),
(9) Bính Châu Thừa Thiên Tung Thiền Sư Ngữ (幷州承天嵩禪師語, Benshūshōtensūzenjigo) của Thừa Thiên Trí Tung (承天智嵩),
(10) Thạch Môn Sơn Từ Chiếu Thiền Sư Phụng Nham Tập (石門山慈照禪師鳳巖集, Sekimonzanjishōzenjihōganshū) của Cốc Ẩn Uẩn Thông (谷隱蘊聰);
Quyển III có
(11) Thư Châu Pháp Hoa Sơn Cử Hòa Thượng Ngữ Yếu (舒州法華山擧和尚語要, Joshūhokkezankyooshōgoroku) của Pháp Hoa Toàn Cử (華山全擧),
(12) Quân Châu Đại Ngu Chi Hòa Thượng Ngữ Lục (筠州大愚芝和尚語錄, Kinshūdaigushioshōgoyō) của Đại Ngu Thủ Chi (大愚守芝),
(13) Vân Phong Duyệt Thiền Sư Ngữ Lục (雲峰悅禪師語錄, Umpōetsuzenjigoroku) của Vân Phong Văn Duyệt (雲峰文悅),
(14) Viên Châu Dương Kì Hội Hòa Thượng Ngữ Lục (袁州楊岐會和尚語錄, Enshūyōgieoshōgoroku) của Dương Kì Phương Hội (楊岐方會),
(15) Đàm Châu Đạo Ngô Chơn Thiền Sư Ngữ Yếu (潭州道吾眞禪師語要, Tanshūdōgoshinzenjigoyō) của Đạo Ngô Ngộ Chơn (道吾悟眞),
(16) Đại Tùy Thần Chiếu Thiền Sư Ngữ Yếu (大隨神照禪師語要, Daizuishinshōzenjigoyō) của Đại Tùy Pháp Chơn (大隨法眞);
Quyển IV có
(17) Tử Hồ Sơn Đệ Nhất Đại Thần Lực Thiền Sư Ngữ Lục (子湖第一代神力禪師語錄, Shikozandaiichidaijinrikizenjigoroku) của Tử Hồ Lợi Túng (子湖利蹤),
(18) Cổ Sơn Tiên Hưng Thánh Quốc Sư Hòa Thượng Pháp Đường Huyền Yếu Quảng Tập (鼓山興聖國師和尚法堂玄要廣集, Kuzanzenkōshōkokuoshōhottōgenyōkōshū) của Cổ Sơn Thần Yến (鼓山神晏),
(19) Tương Châu Động Sơn Đệ Nhị Đại Sơ Thiền Sư Ngữ Lục (襄州洞山第二代初禪師語錄, Jōshūtōzandainidaishozenjigoroku) của Động Sơn Thủ Sơ (洞山守初),
(20) Trí Môn Tộ Thiền Sư Ngữ Lục (智門祚禪師語錄, Chimonsozenjigoroku) của Trí Môn Quang Tộ (智門光祚).
Sau đó, vào năm thứ 5 (1178) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), Đức Tối (德最) ở Cổ Sơn có thêm truyện nhỏ của chư vị tổ sư vào đầu quyển và 2 Ngữ Lục khác được thêm vào nữa là:
(21) Thư Châu Bạch Vân Sơn Hải Hội Diễn Hòa Thượng Ngữ Lục (舒州白雲山海會演和尚語錄, Joshūhakuunzankaieenoshōgoroku) của Ngũ Tổ Pháp Diễn (五祖法演),
(22) Trừ Châu Lang Da Sơn Giác Hòa Thượng Ngữ Lục (滁州瑯琊山覺和尚語錄, Joshūroyazankakuoshōgoroku) của Lang Da Huệ Giác (瑯琊慧覺).
Vào năm thứ 3 (1267) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳), lời tựa chung của Vật Sơ Đại Quán (物初大觀) được thêm vào, được Cư Sĩ Giác Tâm (覺心) họ Ngụy tái san hành tại Hàng Châu (杭州). Chính lúc này, 5 Ngữ Lục khác được thêm vào là:
(23) Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền Sư Ngữ Lục (鎭州臨濟慧照禪師語錄, Chinshūrinzaieshōzenjigoroku) của Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄),
(24) Vân Môn Khuông Chơn Thiền Sư Quảng Lục (雲門匡眞禪師廣錄, Unmonkyōshinzenjikōroku) của Vân Môn Văn Yển (雲門文偃),
(25) Thư Châu Long Môn Phật Nhãn Hòa Thượng Ngữ Lục (舒州龍門佛眼和尚語錄, Joshūryūmonbutsugenoshōgoroku) của Phật Nhãn Thanh Viễn (佛眼清遠),
(26) Bảo Phong Vân Am Chơn Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (寳峰雲庵眞淨禪師語錄, Hōhōunanshinjōzenjigoroku) của Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文),
(27) Đông Lâm Hòa Thượng Vân Môn Am Chủ Tụng Cổ (東林和尚雲門庵主頌古, Tōrinoshōumonanshujuko) của Trúc Am Sĩ Khuê (竹庵士珪) và Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲).
Bản nhà Tống (tức bản trùng san của Giác Tâm) có truyền bản của Bản Ngũ Sơn tại Đại Đông Cấp Kỷ Niệm Văn Khố (大東急記念文庫), Cung Nội Sảnh Thư Lăng Bộ (宮內廳書陵部), v.v. Vô Trước Đạo Trung (無著道忠) soạn Cổ Tôn Túc Ngữ Lục Mục Lục (古尊宿語錄目錄), Cổ Sơn Nguyên Soạn Cổ Tôn Túc Ngữ Lục Hiệu Ngoa (鼓山元撰古尊宿語錄校訛) 4 quyển.
(宏智正覺, Wanshi Shōgaku, 1091-1157): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Thấp Châu (隰州, Tỉnh Sơn Tây), họ là Lý (李). Năm lên 12 tuổi, ông theo xuất gia với Bổn Tông (本宗) ở Tịnh Minh Tự (淨明寺), đến năm 14 tuổi thì thọ Cụ Túc giới với Trí Quỳnh (智瓊) ở Từ Vân Tự (慈雲寺) vùng Tấn Châu (晋州, Lâm Phần, Tỉnh Sơn Tây). Vào năm 18 tuổi, ông có chí muốn đi tham vấn chư tôn túc khắp nơi, nên trước tiên ông lên Hương Sơn Tự (香山寺) ở Nhữ Châu (汝州, Huyện Lâm An, Tỉnh Hà Nam), viếng thăm Khô Mộc Pháp Thành (枯木法成), sau đó ông đến tham học với Tử Thuần (子淳) ở Đơn Hà Sơn (丹霞山, Tỉnh Hà Nam). Ông theo hầu Tử Thuần khi vị này lui về ẩn cư ở Đại Thừa Sơn (大乘山) thuộc Đường Châu (唐州, Bí Dương, Tỉnh Hà Nam), cũng như khi theo thầy ông đến Đại Hồng Sơn (大洪山) ở Tùy Châu (隨州, Tỉnh Hồ Bắc). Đến năm 31 tuổi, vào năm thứ 3 (1121) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), ông được cử làm chức Thủ Tòa (首座), rồi năm sau thì đến trú trì Phổ Chiếu Tự (普照寺) ở Tứ Châu (泗州, Tỉnh An Huy) và kế thừa dòng pháp của Tử Thuần. Vào năm đầu (1127) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), ông chuyển đến sống tại Thái Bình Tự (太平寺) thuộc vùng Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy), rồi Vân Cư Sơn (雲居山, Tỉnh Giang Tây), và thỉnh thoảng ông có khai mở đạo tràng thuyết giảng tại Trường Lô Sơn (長蘆山, Tỉnh Giang Tô). Sau đó, ông được cung thỉnh đến trú trì Thiên Đồng Sơn (天童山, Tỉnh Triết Giang). Lúc bấy giờ trên Thiên Đồng Sơn rất nghèo túng, nhà cửa chật hẹp, nhưng kể từ khi ông lên trú trì về sau thì thóc lúa đầy kho, ngôi già lam cũng được hoàn chỉnh trang nghiêm, đặc biệt ngôi Đại Pháp Đường được chỉnh trang đúng với thanh quy Thiền môn. Ông đã sống nơi đây trong vòng 30 năm, chuyên tâm nhiếp hóa đồ chúng, được xem như là vị tổ thời Trung Hưng của Thiên Đồng Sơn. Tông phong đương thời bị hủ bại do vì gặp thời loạn lạc cuối nhà Tống, nên ông đả kích điều này và cử xướng tông phong chánh truyền. Chính hoạt động của ông đã được mọi người công nhận và hình thức tọa Thiền cũng như mặc chiếu là chỉ tiêu Thiền phong của ông, cho nên người ta thường gọi đó là Mặc Chiếu Thiền (黙照禪) hay Hoằng Trí Thiền (宏智禪). Bên cạnh đó, văn từ của ông rất xảo diệu, sánh ngang hàng với Tuyết Đậu (雪竇); ông cùng với Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) của Lâm Tế Tông được gọi là Nhị Đại Cam Lồ Môn. Vào ngày mồng 7 tháng 10 năm thứ 27 (1157) niên hiệu Thiệu Hưng (紹興), ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi đời và 56 hạ lạp. Vua Cao Tông ban tặng cho ông thụy hiệu Hoằng Trí Thiền Sư (宏智禪師). Một số trước tác ông để lại như Hoằng Trí Giác Hòa Thượng Ngữ Yếu (宏智覺和尚語要) 1 quyển, Hoằng Trí Giác Thiền Sư Ngữ Lục (宏智覺禪師語錄) 4 quyển, Hoằng Trí Quảng Lục (宏智廣錄) 9 quyển; ngoài ra còn có Thiên Đồng Bách Tắc Tụng Cổ (天童百則頌古) rất nổi tiếng.
(玉皇上帝): tên gọi của vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên Đình, với nhiều tôn xưng khác nhau như Hạo Thiên Thượng Đế (昊天上帝), Ngọc Hoàng Đại Đế (玉皇大帝), Ngọc Đế (玉帝), Ngọc Hoàng (玉皇), Hạo Thiên Kim Khuyết Chí Tôn Ngọc Hoàng Đại Đế (昊天金闕至尊玉皇大帝), Huyền Khung Cao Thượng Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế (玄穹高上玉皇大天帝), Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Linh Cao Thượng Đế (玉皇大天尊玄靈高上帝), hay dân gian thường gọi là Thiên Công (天公, Ông Trời). Dưới thời nhà Tống, vua Chơn Tông (眞宗, tại vị 997-1022) cũng như Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1125) đều có ban Thánh hiệu cho Ngọc Hoàng Đại Đế. Vua Chơn Tông ban cho Thánh hiệu là Thái Thượng Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chơn Thể Đạo Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế (太上開天執符御歷含眞體道玉皇大天帝). Vua Huy Tông là Thái Thượng Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chơn Thể Đạo Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng Đế (太上開天執符御歷含眞體道昊天玉皇上帝). Trong các kinh điển của Đạo Giáo tôn xưng là Hạo Thiên Kim Khuyết Vô Thượng Chí Tôn Tự Nhiên Diệu Hữu Di La Chí Chơn Ngọc Hoàng Đại Đế (昊天金闕無上至尊自然妙有彌羅至眞玉皇大帝). Ngài được xem như là một vị thần minh tối cao của Đạo Giáo, địa vị chỉ dưới Tam Thanh Tôn Thần (三清尊神) mà thôi. Dưới con mắt thế tục, Ngài được kính ngưỡng như vị thần tối vĩ đại, là vua trong các vị thần. Theo truyền thuyết dân gian, Ngọc Hoàng Thượng Đế không những thọ mạng Thiên Tử thống trị con người, mà còn cai quản cả Tam Giáo Nho, Lão, Thích, cùng với chư vị thần tiên của ba đạo này, cũng như các thiên thần, địa kỳ, người, quỷ đều thuộc quyền thống quản của Ngài. Ngoài việc quản lý ba cõi Thiên, Địa, Nhân, Ngọc Hoàng Đại Đế còn trông coi về sự hưng long, suy bại, tốt xấu, phước họa của vũ trụ vạn vật. Thuộc hạ quản lý về học vụ có Văn Xương Đế Quân (文昌帝君); về thương vụ có Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君); về công vụ có Công Thánh Tiên Sư (巧聖先師); về nông vụ có Thần Nông Tiên Đế (神農先帝); về việc địa phương có Đông Nhạc Đại Đế (東岳大帝), Thanh Sơn Vương (青山王), Thành Hoàng Da (城隍爺), Cảnh Chủ Công (境主公), Thổ Địa Công (土地公), Địa Cơ Chủ (地基主); về cõi âm có Phong Đô Đại Đế (酆都大帝) và Thập Điện Diêm Vương (十殿閻王). Theo lý luận của Đạo Giáo, Trời có 13 tầng, mỗi tầng có 3 vạn dặm, địa phương ngoài Trời ra được gọi là Vô Cực (無極), cõi trong Trời là Thái Cực (太極). Ngọc Hoàng Đại Đế là thần linh tối cao vô thượng trong vũ trụ, hết thảy chư thần linh đều phải vâng lịnh Ngài. Cõi Trời Thái Cực chia thành 5 cõi Trời khác nhau: Trung Thiên (中天) có Ngọc Hoàng Đại Đế an ngự, trên chưởng quản 36 cõi trời, ba ngàn thế giới, dưới trông coi 72 cõi, hết thảy sinh linh. Đông Thiên (東天) có Tam Quan Đại Đế (三官大帝), chủ quản ban phước, kéo dài tuổi thọ, giải trừ tai ách, xá tội, tiêu nạn. Nam Thiên (南天) có Văn Hành Thánh Đế (文衡聖帝), chủ quản việc ủy nhiệm chư thần linh, lên xuống, khảo sát, xem xét công tội của các thần. Tây Thiên (西天) có Thích Ca Mâu Ni (釋迦牟尼), chủ quản việc tín ngưỡng, quy y của con người. Bắc Thiên (北天) có Tử Vi Đại Đế (紫微大帝), chủ quản việc ban phước, tiêu tai, ban bố tài lộc. Về lai lịch của Ngài, theo Cao Thượng Ngọc Hoàng Bản Hạnh Tập Kinh (高上玉皇本行集經) của Đạo Giáo cho rằng vào thời xa xưa có một trú xứ tên Quang Nghiêm Diệu Lạc Quốc (光嚴妙樂國); Quốc Vương xứ này là Tịnh Đức Vương (淨德王), Hoàng Hậu là Bảo Nguyệt Quang (寶月光). Cả hai đều lớn tuổi nhưng không có con nối dõi. Bỗng một đêm nọ, bà mộng thấy Thái Thượng Lão Quân (太上老君) ẵm một đứa hài nhi đưa vào trong bài thai của Hoàng Hậu. Bà cung kính đón nhận, đến khi tỉnh dậy mới hay rằng mình đã có thai. Mang thai tròn 12 tháng, rồi đến ngày mồng 9 tháng giêng năm Bính Ngọ thì hạ sinh Thái Tử. Ngay từ lúc nhỏ, Thái Tử đã thông tuệ, đến khi lớn lên phụ tá cho Quốc Vương rất đắc lực, thương dân, làm việc thiện, cứu người nghèo khổ. Sau khi vua cha băng hà, Thái Tử từ bỏ ngôi vị, vào trong Phổ Minh Hương Nham Sơn (普明香岩山) tu đạo, trãi qua 3.200 kiếp, mới chứng được Kim Tiên, hiệu là Tự Nhiên Giác Hoàng. Sau đó, lại trãi qua cả ức kiếp mới chứng thành Ngọc Đế, hy sinh thân mạng để cứu độ chúng sanh. Từ đó, mồng 9 tháng giêng hằng năm được xem như là ngày khánh đản của Ngọc Hoàng Đại Đế. Tại các Đạo Quán đều có thiết lễ dâng cúng, gọi là Ngọc Hoàng Hội (玉皇會) để cầu nguyện phước quả, sống lâu. Tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc cũng như Đài Loan, ngày này được gọi là ngày Bái Thiên Công (拜天公, Lạy Ông Trời); cho nên cả gia đình lớn nhỏ, già trẻ đều giữ gìn trai giới, tắm rửa sạch sẽ, dâng hương hành lễ, vái lạy, tụng kinh. Thời xưa, ở phương Bắc của Trung Quốc có tục lệ tế lễ Ngọc Hoàng, rước tượng Ngài đi cùng khắp thôn xóm. Tương truyền 25 tháng 12 là ngày Ngọc Hoàng Đại Đế hà phàm tuần tra nhân gian, cho nên các Đạo Quán cũng như trong dân gian đều có thắp hương, tụng kinh để nghênh đón Ngài. Trong Đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua Cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong bài Mộng Tiên (夢仙), Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) có đoạn thơ xưng tán Ngọc Hoàng Đại Đế rằng: “An kỳ tiện môn bối, liệt thị như công khanh, ngưỡng yết Ngọc Hoàng Đế, khể thủ tiền trí thành (安期羨門輩、列侍如公卿、仰謁玉皇帝、稽首前致誠, mong sao lòng kẻ mọn, hầu hạ như công khanh, ngưỡng tâu Ngọc Hoàng Đế, cúi đầu tâm chí thành).
(梵宇): hay Phạm cung (梵宮), Phạm sát (梵刹), nghĩa là chùa, tự viện Phật Giáo. Phạm hay Phạn (s: brahman, 梵) nghĩa là tịch tĩnh, thanh tịnh, ly dục; cho nên nơi tịch tĩnh dành cho các vị xuất gia tu hành thanh tịnh, ly dục, được gọi là Phạm vũ, Phạm cung hay Phạm sát. Tống Chi Vấn (宋之問, khoảng 656-712) nhà Đường có làm bài Đăng Thiền Định Tự Các (登禪定寺閣, có tên khác là Đăng Tổng Trì Tự Các [登總持寺閣]) rằng: “Phạm vũ xuất tam thiên, đăng lâm vọng bát xuyên, khai khâm tọa tiêu hán, huy thủ phất vân yên, hàm cốc thanh sơn ngoại, hỗn trì lạc nhật biên, đông kinh dương liễu mạch, thiếu biệt dĩ kinh niên (梵宇出三天、登臨望八川、開襟坐霄漢、揮手拂雲煙、函谷青山外、昆池落日邊、東京楊柳陌、少別已經年, chùa cổ vút trời xanh, lên lầu ngắm núi sông, vén áo ngồi trời rộng, khua tay vẫy mây vờn, khe thẳm núi xanh vắng, hồ trăng trời lặn buông, kinh đô dương liễu rũ, xa cách đã mấy năm).” Hay như trong Pháp Bảo Đàn Kinh (法寳壇經), Phẩm Cơ Duyên (機緣品) có đoạn: “Thời Bảo Lâm Cổ Tự, tự tùy mạt binh hỏa, dĩ phế, toại ư cố cơ trùng kiến Phạm vũ (時寶林古寺、自隋末兵火、已廢、遂於故基重建梵宇, ngôi chùa cổ Bảo Lâm đương thời, bị nạn binh hỏa cháy rụi từ cuối thời nhà Tùy, nay đã hoang phế, bèn trùng kiến ngôi chùa mới trên nền cũ).” Trong bài Vịnh Hà Trung Tự Thi (詠河中寺詩) của cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (海外紀事) do Tổ Thạch Liêm (石濂, 1633-1702, tức Thích Đại Sán [釋大汕]) sáng tác lại có đoạn: “Lục liễu thùy thùy ẩn Phạm cung, chung thanh điều đệ mãn hà phong (綠柳垂垂隱梵宮、鐘聲迢遞滿河風, nép bóng chùa xưa liễu xanh non, tiếng chuông xa vẳng theo gió sông)”; hay tả cảnh Chùa Linh Mụ (靈姥寺) ở cố đô Huế như “Phạm vương cung khuyết Nguyễn vương khai, ngọc điện châu môn sanh lục đài (梵王宮闕阮王開、玉殿朱門生綠苔, chùa xưa cung gác chúa Nguyễn khai, điện ngọc lầu son phủ rêu dài)”. Ngay tại cổng sơn môn của Đài Đồng Tự (壹同寺), Phố Tân Trúc (新竹市), Đài Loan (臺灣) có hai câu đối như sau: “Sơn khai giác lộ liên hoa xán, môn ánh kinh lâu Phạm vũ tân (山開覺路蓮花燦、門映經樓梵宇新, núi khai nẻo Giác Hoa sen rực, cửa rạng lầu kinh mới cảnh chùa).” Trong Tây Sương Ký (西廂記) cũng có câu rằng: “Sinh rằng quán khách lạ lùng, trộm nghe đây lối Phạm cung cảnh mầu.”
(法名): tên gọi do người Phật tử thọ trì sau khi quy y Phật Giáo, còn gọi là Pháp Hiệu (法號), Pháp Húy (法諱), Giới Danh (戒名). Đối với tăng lữ, đây là tên gọi do vị thầy ban cho sau khi cử hành lễ xuất gia. Đối với người Phật tử tại gia, đây là tên gọi được ban cho sau khi quy y, thọ giới, hay khi tiến hành tang lễ. Pháp Danh còn là biểu tượng thiêng liêng đánh dấu bước thay đổi cuộc sống tâm linh của người Phật tử khi thật sự bước chân vào Đạo. Đối với thế tục, khi con người mới sinh ra được cha mẹ đặt cho cái tên, đó là Tục Danh (俗名); khi vị ấy chuyển hóa tâm thức, quyết định quy y theo Phật Giáo, có nghĩa là được sanh ra lần thứ hai; tên gọi lúc này là Pháp Danh. Nó thể hiện việc xuất gia hay quy y trở thành đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni, p: Sakyamuni,釋迦牟尼); cho nên đối với người xuất gia, thường có chữ “Thích (釋)” đi theo với Pháp Danh như Thích Từ Thiện (釋慈善), v.v. Về phía Phật tử tại gia, do có khác nhau về giới tính, tuổi tác; vì vậy sau Pháp Danh thường có thêm các danh hiệu khác như Cư Sĩ (居士), Tín Sĩ (信士), Đại Tỷ (大姉), Tín Nữ (信女), Đồng Tử (童子), Đồng Nữ (童女), v.v.; như Thanh Liên Cư Sĩ (青蓮居士), Chân Tâm Tín Nữ (眞心信女), v.v. Đối với truyền thống đang hiện hành của Việt Nam, Pháp Danh có 2 chữ; chư Tăng xuất gia thường có chữ “Thích” trước Pháp Danh, như Thích Huệ Học (釋惠學), v.v.; chư Ni xuất gia thường có chữ “Thích Nữ (釋女)” trước Pháp Danh, như Thích Nữ Huệ Học (釋女惠學), v.v. Cách đặt Pháp Danh được tuân theo thứ tự của các chữ trong các bài kệ do chư vị tổ đức thuộc dòng phái đặt ra. Như Môn Phái Thập Tháp Di Đà ở Bình Định dùng bài kệ của Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy: “Tổ đạo giới định tông, phương quảng chứng viên thông, hành siêu minh thật tế, liễu đạt ngộ chơn không, như nhật quang thường chiếu, phổ châu lợi nhân thiên, tín hương sanh phước tuệ, tương kế chấn từ phong (祖道戒定宗、方廣證圓通、行超明寔際、了達悟眞空、如日光常照、普周利人天、信香生福慧、相繼振慈風).” Trong khi đó, Môn Phái Liễu Quán tại Huế thì đặt Pháp Danh theo bài kệ của Tổ Sư Thật Diệu Liễu Quán (實妙了觀, 1670-1742): “Thật tế đại đạo, tánh hải thanh trừng, tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phong, giới định phước tuệ, thể dụng viên thông, vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công, truyền trì diệu lý, diễn sướng chánh tông, hành giải tương ưng, đạt ngộ chơn không (實際大道、性海清澄、心源廣潤、德本慈風、戒定福慧、體用圓通、永超智果、密契成功、傳持妙里、演暢正宗、行解相應、達悟眞空).” Môn Phái Quốc Ân có bài kệ của Tổ Đạo Mân rằng: “Đạo bổn nguyên thành Phật tổ tiên, minh như hồng nhật lệ trung thiên, linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ, chiếu thế chơn đăng vạn cổ huyền (道本原成佛祖先、明如紅日麗中天、靈源廣潤慈風溥、照世眞燈萬古懸).” Tại Quảng Nam, Dòng Chúc Thánh thì dùng bài kệ truyền thừa pháp phái của Tổ Minh Hải Pháp Bảo: “Minh thật pháp toàn chương, ấn chơn như thị đồng, chúc thánh thọ thiên cữu, kỳ quốc tộ địa trường, đắc chánh luật vi tuyên, tổ đạo hành giải thông, Giác Hoa Bồ Ðề thọ, sung mãn nhân thiên trung (明寔法全章、印眞如是同、祝聖壽天久、祈國祚地長、得正律爲宣、祖道行解通、覺花菩提樹、充滿人天中).” Ngoài ra, còn một số bài kệ khác như bài của ngài Minh Hành Tại Toại ở miền Bắc: “Minh chân như bảo hải, kim tường phổ chiếu thông, chí đạo thành chánh quả, giác ngộ chứng chơn không (明眞如寶海、金祥普照通、至道成正果、覺悟證眞空).” Hay bài kệ của ngài Tri Giáo Nhất Cú: “Tịnh trí viên thông tông từ tánh, khoan giác đạo sanh thị chánh tâm, mật hạnh nhân đức xưng lương tuệ, đăng phổ chiếu hoằng pháp vĩnh trường (淨智圓通宗慈性、寬覺道生是正心、密行仁德稱良慧、燈普照宏法永長)”, v.v. Đặc biệt, việc đặt Pháp Danh ở Nhật Bản có nét đặc trưng hoàn toàn khác với các nước Phật Giáo Đại Thừa. Tùy theo tông phái khác nhau mà Pháp Danh cũng được đặt dưới nhiều hình thức khác nhau, dưới tên gọi là Giới Danh (戒名, kaimyō). Nhìn chung, Giới Danh của Nhật Bản được kết cấu bởi ít nhất 3 yếu tố: Viện Hiệu (院號, ingō) hay Viện Điện Hiệu (院殿號, indonogō), Đạo Hiệu (道號, dōgō) và Vị Hiệu (位號, igō). Viện Hiệu được dùng cho những người trong lúc sanh tiền có cống hiến to lớn đối với tự viện, Phật Giáo, xã hội. Tỷ dụ như lịch đại chư vị Tướng Quân dưới thời đại Thất Đinh (室町, Muromachi, 1392~1573) và Giang Hộ (江戸, Edo, 1600~1867) đều được đặt cho Viện Hiệu hay Viện Điện Hiệu; như trường hợp Tướng Quân Chức Điền Tín Tú (織田信秀, Oda Nobuhide, 1510-1551) có Giới Danh là Vạn Tùng Tự Đào Nham Đạo Kiến (萬松寺桃巖道見); Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Tình (足利義晴, Ashikaga Yoshiharu, 1511-1550) là Vạn Tùng Viện Hoa Sơn Đạo Chiếu (萬松院曄山道照), hay Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga, 1534-1582) có Giới Danh đặc biệt là Tổng Kiến Viện Điện Tặng Đại Tướng Quốc Nhất Phẩm Thái Nham Tôn Nghi (總見院殿贈大相國一品泰巖尊儀), v.v. Vốn phát xuất từ Trung Quốc, được chư vị Thiền tăng truyền vào Nhật, Đạo Hiệu là một tên khác được đặt trước Pháp Danh; như Nhất Hưu Tông Thuần (一休宗純, Ikkyū Sōjun, 1394-1481) có Đạo Hiệu là Nhất Hưu. Trừ Luật Tông, Tịnh Độ Chơn Tông ra, các tông phái như Chơn Ngôn Tông, Thiên Thai Tông, Tịnh Độ Tông, Lâm Tế Tông, Tào Động Tông, Nhật Liên Tông đều dùng đến Đạo Hiệu này. Vị Hiệu là tên gọi được đặt sau cùng của Giới Danh để phân biệt về giới tính, tuổi tác, v.v. Đối với trường hợp thành nhân (người lớn), một số Vị Hiệu được dùng như Tín Sĩ (信士), Tín Nữ (信女), Thanh Tín Sĩ (清信士), Thanh Tín Nữ (清信女), Cư Sĩ (居士), Đại Tỷ (大姉), Đại Cư Sĩ (大居士), Thanh Đại Tỷ (清大姉), Thiền Định Môn (禪定門, dành cho chư Tăng), Thiền Định Ni (禪定尼, dành cho chư Ni). Đối với trường hợp các em nhỏ thì có Thủy Tử (水子, dùng cho các thai nhi bị lưu sản, sút sảo tảo sa); Anh Nhi (嬰兒) Anh Tử (嬰子), Anh Nữ (嬰女) dùng cho các trẻ nhỏ đang còn bú mẹ; Hài Tử (孩子), Hài Nữ (孩女) dùng cho các em nhỏ khoảng 2-3 tuổi; Đồng Tử (童子), Đồng Nữ (童女) dùng cho các em từ 4-14 tuổi, v.v.
(s, p: buddha, 佛): gọi đủ là Phật Đà (佛陀、佛馱), Hưu Đồ (休屠), Phù Đà (浮陀), Phù Đồ (浮屠、浮圖), Phù Đầu (浮頭), Một Đà (沒馱), Bột Đà (勃陀、馞陀), Bộ Tha (步他); ý dịch là Giác Giả (覺者), Tri Giả (知者), Giác (覺); nghĩa là đấng giác ngộ chân lý; cũng có nghĩa là đầy đủ tự giác (自覺, tự giác ngộ mình), giác tha (覺他, làm cho người khác giác ngộ), giác hành viên mãn (覺行圓滿, giác ngộ và thực hành đều viên mãn), thấy biết như thật hết thảy tánh tướng của các pháp, là bậc Đại Thánh thành tựu Đẳng Chánh Giác. Đây là quả vị tối cao trong tu hành của Phật Giáo. Ba yếu tố tự giác, giác tha và giác hành viên mãn, đối với hạng phàm phu thì không yếu tố nào đầy đủ cả; đối với hàng Nhị Thừa Thanh Văn (s: śrāvaka, p: sāvaka, 聲聞), Duyên Giác (s: pratyeka-buddha, p: pacceka-buddha, 緣覺) thì chỉ có tự giác; Bồ Tát (s: bodhisattva, p: bodhisatta, 菩薩) thì có đủ tự giác và giác tha; chỉ có Phật mới có đủ ba yếu tố này; cho nên đây là tôn xưng cao quý nhất. Về nội dung chứng ngộ của đức Phật, các kinh luận có nhiều thuyết khác nhau. Về thân Phật, cõi nước Phật, v.v., các tông phái cũng có nhiều dị thuyết. Cũng có biết bao danh xưng để tán than đức Phật như 10 danh hiệu của đức Như Lai, Nhất Thiết Tri Giả (一切知者, người biết tất cả), Nhất Thiết Kiến Giả (一切見者, người thấy tất cả), Tri Đạo Giả (知道者, người biết đạo), Khai Đạo Giả (開道者, người khai mở đạo [con đường]), Thuyết Đạo Giả (說道者, người thuyết về đạo), Thế Tôn (世尊, đấng được cuộc đời tôn kính), Thế Hùng (世雄, bậc hùng mạnh có thể đoạn trừ mọi phiền não của thế gian), Thế Nhãn (世眼, người có con mắt dẫn dắt thế gian), Thế Anh (世英, bậc ưu tú nhất thế gian), Thiên Tôn (天尊, Đệ Nhất Nghĩa Thiên tối thắng trong 5 vị trời), Đại Giác Thế Tôn (大覺世尊, hay Đại Giác Tôn), Giác Vương (覺王, vua giác ngộ), Giác Hoàng (覺皇, vua giác ngộ), Pháp Vương (法王, vua của các pháp), Đại Đạo Sư (大導師, vị thầy hướng dẫn vĩ đại), Đại Thánh Nhân (大聖人), Đại Sa Môn (大沙門), Đại Tiên (大仙, đấng tôn kính nhất trong chư tiên), Đại Y Vương (大醫王, như danh y tùy theo bệnh mà cho thuốc hay, đức Phật là người tùy theo tâm bệnh mà thuyết pháp), Phật Thiên (佛天), Phật Nhật (佛日, đức Phật như mặt trời chiếu sang khắp nơi), Lưỡng Túc Tôn (兩足尊, đấng tôn kính nhất trong loài có hai chân, lưỡng túc ở đây còn có nghĩa là đầy đủ hai yếu tố nguyện và hạnh), Nhị Túc Tôn (二足尊), Lưỡng Túc Tiên (兩足仙), Nhị Túc Tiên (二足仙), Thiên Trung Thiên (天中天, bậc tối thắng trong chư thiên), Nhân Trung Ngưu Vương (人中牛王, tỷ dụ đức Phật là vua của loài trâu), Nhân Hùng Sư Tử (人雄師子, tỷ dụ đức Phật là con sư tử hùng mạnh trong loài người), v.v. Đức Phật là người có thể hóa độ, dẫn dắt mình và người khác, nên có tên là Năng Nhân (能人); cho nên Phật A Di Đà cũng được gọi là An Lạc Năng Nhân (安樂能人). Đức Phật có những đức tính đặc thù, như thân Ngài có 32 tướng tốt, 48 vẻ đẹp; ngoài ra còn có 10 Lực, 18 pháp bất cọng, v.v. Định, Trí và Bi của Phật đều tối thắng, nên gọi là Đại Định (大定), Đại Trí (大智), Đại Bi (大悲); phối với Ba Đức là Đoạn Đức (斷德), Trí Đức (智德) và Ân Đức (恩德), gọi chung là Đại Định Trí Bi (大定智悲). Chư Phật xuất hiện trong thời quá khứ được gọi là Quá Khứ Phật (過去佛) hay Cổ Phật (古佛), như 7 vị Phật quá khứ, Phật Nhiên Đăng (s: Dīpaṃkara, 燃燈), v.v. Chư Phật sẽ xuất hiện nơi cõi Ta Bà trong tương lai thì gọi là Hậu Phật (後佛) hay Đương Lai Phật (當來佛), như Phật Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒). Ban đầu, Phật là chỉ cho đức Phật của lịch sử, tức là Phật Thích Ca; về sau sản sinh tư tưởng 7 vị Phật quá khứ, rồi lại có Phật tương lai và đức Phật Di Lặc; nay khoảng cách giữa đức Phật Thích Ca và Phật Di Lặc lại có thời gian không có Phật. Phật Giáo Nguyên Thủy thì cho rằng trong đời hiện tại không thể tồn tại cả hai vị Phật như vậy; đến thời kỳ Phật Giáo Đại Thừa, tùy thế giới quan mở rộng, cho rằng trong nhất thời có nhiều đức Phật tồn tại. Tỷ dụ như, phương Đông có Phật A Súc (s: Akṣhobhya, 阿閦), phương Tây có Phật A Di Đà (s: Amitāyus, Amitābha, 阿彌陀); đồng thời ngay hiện tại, ở thế giới phương khác lại có vô số chư Phật hiện hữu, gọi là thập phương hằng sa chư Phật (十方恒沙諸佛, chư Phật nhiều như số cát sông Hằng ở mười phương). Đại Chúng Bộ (s, p: Mahāsāṅghika, 大眾部) của Phật Giáo Nguyên Thủy công nhận rằng tam thiên đại thiên thế giới đồng thời có các đức Phật khác tồn tại, nên chủ trương thuyết gọi là “nhất Phật nhất giới, đa Phật đa giới (一界一佛、多界多佛, một đức Phật một thế giới, nhiều đức Phật nhiều thế giới).” Hữu Bộ (s: Sarvāstivādin, 有部) thì chủ trương thuyết “đa giới nhất Phật (多界一佛, nhiều thế giới một đức Phật).” Chữ “giới (界)” ở đây nghĩa là tam thiên đại thiên thế giới. Ngoài ra, ba đời chư Phật tức chỉ cho ngàn vị Phật của Trang Nghiêm Kiếp (莊嚴劫) trong thời quá khứ, ngàn vị Phật của Hiền Kiếp (賢劫) trong thời hiện tại, và ngàn vị Phật của Tinh Tú Kiếp (星宿劫) trong thời tương lai; hợp lại thành ba ngàn vị Phật. Danh xưng của chư vị Phật này có trong Tam Kiếp Tam Thiên Phật Danh Kinh (三劫三千佛名經).
(請益錄, Shinekiroku): 2 quyển, có bài tụng cổ của Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺), lời bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀), san hành vào năm thứ 35 (1607) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆) nhà Minh. Nguyên văn là Vạn Tùng Lão Nhân Bình Xướng Thiên Đồng Giác Hòa Thượng Niêm Cổ Thỉnh Ích Lục (萬松老人評唱天童覺和尚拈古請益錄, Manshōrōjinhyōshōtendōkakuoshōnenkoshinekiroku). Đây là tập thâu lục 99 tắc công án, Vạn Tùng Hành Tú thêm vào niêm đề các Cổ Tắc Công Án của Chánh Giác những trước ngữ và lời bình xướng. Hình thức và nội dung của nó cũng giống như Tùng Dung Lục (從容錄). Điểm khác với Tùng Dung Lục là không có bài tụng và dạy chúng đối với mỗi tắc. Dưới thời nhà Tống không thấy có san hành, nhưng vào năm thứ 35 niên hiệu Vạn Lịch, Giác Hư Tánh Nhất (覺虛性一) hiệu đính và Sanh Sanh Đạo Nhân Từ Lâm (生生道人徐琳) cho san hành.
(承天寺, Jōten-ji): còn gọi là Sắc Tứ Thừa Thiên Thiền Tự (勅賜承天禪寺), ngôi chùa của Phái Đông Phước Tự (東福寺派) thuộc Lâm Tế Tông; hiện tọa lạc tại số 1-29-9 Hakataekimae (博多驛前), Hakata-ku (博多區), Fukuoka-shi (福岡市), Fukuoka-ken (福岡縣); hiệu núi là Vạn Tùng Sơn (萬松山). Vào năm thứ 2 (1241) niên hiệu Nhân Trị (仁治), Thái Tể Thiếu Nhị Đằng Nguyên Tư Lại (大宰少弍藤原資賴) kiến lập ra chùa và cung thỉnh Viên Nhĩ Biện Viên (圓爾辨圓) đến làm Tổ khai sơn. Hai năm sau (1243), nơi đây trở thành chùa quan và tồn tại cho đến ngày nay. Trong khuôn viên chùa có một số kiến trúc như Điện Phật (tức Giác Hoàng Điện [覺皇殿]), Phương Trượng, Khai Sơn Đường, v.v.; các tài sản văn hóa quan trọng như tượng Thích Ca Tam Tôn, Chuông Đồng, Chuông Triều Tiên, v.v.
(修齋): tập trung tu sĩ Phật Giáo hay đạo sĩ của Đạo Giáo để cúng dường cơm chay. Như trong bài thơ Đăng Linh Sơn Thủy Các Di Điếu Giả (登靈山水閣貽釣者) của thi nhân Đỗ Tuần Hạc (杜荀鶴, 846-904) nhà Đường có câu: “Giang thượng kiến tăng thùy thị liễu, tu trai bổ nạp nhật lao thân (江上見僧誰是了、修齋補衲日勞身, trên sông gặp tăng là ai nhỉ, cúng chay lão nạp bớt nhọc thân).” Hay trong kịch bản Đào Hoa Phiến (桃花扇), phần Nhập Đạo (入道), của Khổng Thượng Nhiệm (孔尚任, 1648-1718) nhà Thanh có đoạn: “Quảng diên đạo chúng, đại kiến kinh đàn, yếu dữ tiên đế tu trai truy tiến (廣延道眾、大建經壇、要與先帝修齋追薦, rước khắp các đạo sĩ, kiến lập đàn tràng lớn, chủ yếu dâng cúng cỗ chay để cầu siêu độ cho tiên đế).” Trong Pháp Giới Thánh Phàm Thủy Lục Thắng Hội Tu Trai Nghi Quỹ (法界聖凡水陸勝會修齋儀軌, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1497) quyển 1 cũng có đoạn: “Giác Hoàng mẫn Diệm Khẩu chi đồ, sơ linh phụng hộc; Lương Đế cảm thần tăng chi mộng, toại khải tu trai (覺皇憫燄口之徒、初令奉斛、梁帝感神僧之夢、遂啟修齋, Giác Hoàng thương Diệm Khẩu [miệng bốc lửa] muôn loài, mới bày hộc thực; Lương Đế cảm thần tăng ứng mộng, bèn cúng cỗ chay).” Hoặc như trong Phật Thuyết Dự Tu Thập Vương Sanh Thất Kinh (佛說預修十王生七經, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 1, No. 21) lại có đoạn: “Nhất thân Lục Đạo khổ mang mang, Thập Ác Tam Đồ bất dị đương, nỗ lực tu trai công đức cụ, hằng sa chư tội tự tiêu vong (一身六道苦茫茫、十惡三塗不易當、努力修齋功德具、恆沙諸罪自銷亡, một thân sáu nẻo khổ mênh mang, mười ác ba đường khó thoát nàn, tận lực cúng chay công đức đủ, hằng sa tội chướng tự tiêu vong).”
(從容錄, Shōyōroku): còn gọi là Tùng Dung Am Lục (從容菴錄, Shōyōanroku), nguyên bản là Vạn Tùng Lão Nhân Bình Thiên Đồng Giác Hòa Thượng Tụng Cổ Tùng Dung Am Lục (萬松老人評天童覺和尚頌古從容菴錄, Manshōrōjinbyōtendōkakuoshōjukoshōyōanroku), 6 quyển, bản tụng cổ của Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺) nhà Tống, có lời bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀), san hành vào năm thứ 17 (1224) niên hiệu Gia Định (嘉定). Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiệu Hưng (紹興, 1131-1162), Hoằng Trí Chánh Giác tiến hành biên tập 100 tắc công án của chư vị cổ đức, trong đó 11 tắc là tụng cổ của bản thân ông. Về sau, trong khoảng thời gian ẩn cư nhàn hạ tại Tùng Dung Am (從容菴) trong khuôn viên Báo Ân Tự (報恩寺) ở Yến Kinh (燕京, Phố Bắc Kinh), vào năm thứ 6 (1223) niên hiệu Gia Định nhà Nam Tống, Vạn Tùng Hành Tú đi theo vua Thái Tổ thân chinh Tây Vức, thể theo lời thỉnh cầu của Trạm Nhiên Cư Sĩ Gia Luật Sở Tài (湛然居士耶律楚材), có thêm vào trong phần Hoằng Trí Tụng Cổ những lời dạy chúng, bình xướng, trước ngữ, lấy tên am thất của minh đặt tên cho bộ sách này là Tùng Dung Lục. Bản hiện tại có 6 quyển được trùng san vào năm thứ 35 (1607) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆) nhà Minh. Cùng với Bích Nham Lục (碧巖錄), bộ này được lưu hành rộng rãi trong Thiền lâm; các bài tụng cổ trong đó có phong cách rất cao. Đối xứng với Bích Nham Lục được dùng rộng rãi trong Lâm Tế Tông, Tùng Dung Lục được dùng rất phổ biến trong Tào Động Tông để cử xướng tông phong. Cho nên có bộ Thiên Đồng Giác Hòa Thượng Tụng Cổ Báo Ân Lão Nhân Trước Ngữ (天童覺和尚頌古報恩老人著語) 2 quyển do Linh Thoại (靈瑞) ở Vạn Tùng Tự (萬松寺, Manshō-ji), thành phố Danh Cổ Ốc (名古屋, Nagoya) Nhật Bản ghi lời bình xướng. Bản lưu bố có Tăng Quan Hoằng Trí Thiền Sư Tụng Cổ (増冠宏智禪師頌古) do Cổ Điền Phạn Tiên (古田梵仙) bổ chú san hành vào tháng 6 năm thứ 19 (1886) niên hiệu Minh Trị (明治). Sách chú giải chủ yếu có Tụng Cổ Xưng Đề (頌古稱提) của Diện Sơn (面山), Tùng Dung Lục Biện Giải (從容錄辨解) của Thiên Quế (天桂), Tiếp Tuy Lục (接觜錄) của Đỉnh Tam (鼎三), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.109.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập