Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Gia phong »»
(高峰原妙, Kōhō Genmyō, 1238-1295): vị tăng của phái Phá Am và Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Cao Phong (高峰), xuất thân Huyện Ngô Giang (呉江縣), Phủ Tô Châu (蘇州府), Tỉnh Giang Tô (江蘇省), họ Từ (徐), sanh ngày 23 tháng 3 năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Hy (元熙) nhà Nam Tống. Năm 15 tuổi, ông xuống tóc xuất gia, đến năm 17 tuổi thì theo tu học với Pháp Trú (法住) ở Mật Ấn Tự (密印寺) vùng Gia Hòa (嘉禾). Ông còn học cả giáo học Thiên Thai, sau đến tham vấn Đoạn Kiều Diệu Luân (斷橋妙倫), rồi Tuyết Nham Tổ Khâm (雪巖祖欽) và đắc pháp với vị này. Vào năm thứ 2 (1266) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳), ông ẩn cư tại vùng Long Tu (龍鬚), Lâm An (臨安) và 5 năm sau thì hoát nhiên triệt ngộ. Đến năm thứ 10 cũng niên hiệu trên, ông đến trú tại Song Kế Phong (雙髻峰), rồi đến năm thứ 16 (1279) niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông đến Tây Phong (西峰) trên Thiên Mục Sơn (天目山) và bắt đầu hoằng pháp ở Sư Tử Nham (獅子巖). Ông sáng lập ra 2 ngôi chùa Sư Tử (獅子) và Đại Giác (大覺), đệ tử tham học có đến cả ngàn người và thọ giới hơn vạn người. Ông dùng Gia phong gọi là Tam Quan Ngữ (三關語) để lại cho hậu thế bộ Cao Phong Đại Sư Ngữ Lục (高峰大師語錄) 2 quyển. Vào ngày mồng 1 tháng 12 năm đầu niên hiệu Nguyên Trinh (元貞), ông thị tịch, hưởng thọ 58 tuổi đời và 43 hạ lạp, được ban tặng cho thụy hiệu là Phổ Minh Quảng Tế Thiền Sư (普明廣濟禪師). Chi Tốn (之巽) soạn văn bia tháp, cư sĩ Trực Ông (直翁) và Hồng Kiêu Tổ (洪喬祖) viết hành trạng của ông.
(s, p: dāna, 檀那): còn gọi là Đà Na (柁那), Đán Na (旦那), Đà Nẵng (馱曩), Đàn (檀); ý dịch là thí (施, cho, ban phát), bố thí (布施), tức lấy tâm từ bi mà ban phát phước lợi cho tha nhân; cả Phạn Hán cùng gọi là Đàn Thí (檀施), Đàn Tín (檀信). Những tín đồ cúng dường y thực cho tăng chúng, hay xuất tiền tài để tiến hành pháp hội, tu hạnh bố thí được gọi là Thí Chủ (s: dānapati, 施主); âm dịch là Đàn Việt (檀越), Đà Na Bát Để (陀那鉢底), Đàn Na Ba Để (檀那波底), Đà Na Bà (陀那婆); cả Phạn Hán đều gọi chung là Đàn Việt Thí Chủ (檀越施主), Đàn Na Chủ (檀那主), Đàn Chủ (檀主). Trong Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập (翻譯名義集) quyển 1 có giải thích rằng: “Đàn Na hựu xưng Đàn Việt; Đàn tức thí; thử nhân hành thí, việt bần cùng hải, cố xưng Đàn Việt; tâm sanh xả pháp, năng phá xan tham, thị vi Đàn Na (檀那又稱檀越、檀卽施、此人行施,越貧窮海、故稱檀越、心生捨法、能破慳貪、是爲檀那, Đàn Na còn gọi là Đàn Việt; Đàn tức là bố thí; người này hành bố thí, vượt qua biển bần cùng; nên gọi là Đàn Việt; tâm sanh khởi pháp xả bỏ, có thể phá tan sự tham lam, keo kiệt, đó là Đàn Na).” Theo Thiện Sanh Kinh (善生經) của Trường A Hàm (長阿含經) quyển 11 có đoạn rằng: “Đàn Việt đương dĩ ngũ sự cung phụng Sa Môn, Bà La Môn. Vân hà vi ngũ ? Nhất giả thân hành từ, nhị giả khẩu hành từ, tam giả ý hành từ, tứ giả dĩ thời thí, ngũ giả môn bất chế chỉ. Thiện Sanh, nhược Đàn Việt dĩ thử ngũ sự cung phụng Sa Môn, Bà La Môn; Sa Môn, Bà La Môn đương phục dĩ lục sự nhi giáo thọ chi. Vân hà vi lục ? Nhất giả phòng hộ bất linh vi ác, nhị giả chỉ thọ thiện xứ, tam giả giáo hoài thiện tâm, tứ giả sử vị văn giả văn, ngũ giả dĩ văn năng sử thiện giải, lục giải khai thị thiên lộ (檀越當以五事供奉沙門、婆羅門、云何爲五、一者身行慈、二者口行慈、三者意行慈、四者以時施、五者門不制止、善生、若檀越以此五事供奉沙門、婆羅門、沙門、婆羅門當復以六事而敎授之、云何爲六、一者防護不令爲惡、二者指授善處、三者敎懷善心、四者使未聞者聞、五者已聞能使善解、六者開示天路, Thí chủ nên lấy năm việc để cung phụng Sa Môn, Bà La Môn. Thế nào là năm ? Một là thân hành từ bi, hai là miệng hành từ bi, ba là ý hành từ bi, bốn là cúng dường đúng thời, năm là cổng không đóng dừng. Này Thiện Sanh ! Nếu Thí chủ lấy năm việc trên để cung phụng Sa Môn, Bà La Môn; Sa Môn, Bà La Môn phải lấy sáu việc để giáo hóa lại cho họ. Thế nào là sáu ? Một là phòng ngừa, bảo hộ không khiến cho làm điều ác; hai là chỉ bày, truyền trao nơi tốt lành; ba là dạy họ luôn nhớ tâm lành; bốn là khiến cho người chưa nghe được nghe; năm là người được nghe có thể khiến cho khéo hiểu rõ; sáu là khai thị rõ đường lên trời).” Lại theo Tăng Nhất A Hàm Kinh (增壹阿含經, Taishō No. 125) quyển 24 cho biết rằng vị Thí Chủ Đàn Việt tùy thời mà bố thí, cúng dường thì sẽ có 5 công đức:
(1) Tiếng tăm vang khắp bốn phương và mọi người đều hoan hỷ, vui mừng;
(2) Nếu sanh làm thân chúng sanh, không mang tâm xấu hổ và cũng không có sự sợ hãi;
(3) Được mọi người kính ngưỡng, người thấy cũng sanh tâm hoan hỷ;
(4) Sau khi mạng hết, hoặc sanh lên cõi Trời, được chư Thiên cung kính; nếu sanh trong cõi người, cũng được người tôn quý;
(5) Trí tuệ xuất chúng, thân hiện đời hết lậu hoặc, chẳng trãi qua đời sau.
Món cháo do Thí Chủ cúng dường cho đại chúng được gọi là Đàn Na Chúc (檀那粥). Như trong Oánh Sơn Thanh Quy (瑩山清規) quyển Thượng, phần Nguyệt Trung Hành Sự (月中行事) của Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾, Keizan Jōkin, 1268-1325), Tổ khai sơn Tổng Trì Tự (總持寺, Sōji-ji) ở vùng Năng Đăng (能登, Noto), có câu: “Đàn Na Chúc, thán kệ như tiền, kim thần tịnh chúc nhất đường, phụng vị bổn tự Đàn Na thập phương Thí Chủ phước thọ trang nghiêm, ngưỡng bằng tôn chúng niệm (檀那粥、歎偈如前、金晨淨粥一堂、奉爲本寺檀那十方施主福壽莊嚴、仰憑尊眾念, Cháo Đàn Na, kệ tán thán như trước, hôm nay cháo chay một nhà, kính vì cầu chúc Đàn Na chùa này, Thí Chủ mười phương được phước thọ trang nghiêm, ngưỡng mong đại chúng tưởng niệm).” Đặc biệt, tại Nhật Bản, ngôi chùa sở thuộc nhà Đàn Việt được gọi là Đàn Na Tự (檀那寺, Danna-dera) hay Đán Na Tự (旦那寺, Danna-dera); hay còn có nghĩa là ngôi chùa ban pháp cho bản thân mình, hoặc là ngôi chùa do mình cúng dường và duy trì. Từ này xuất hiện trong khoảng thời gian niên hiệu Khoan Vĩnh (寛永, 1624-1644), khi tiến hành đàn áp Thiên Chúa Giáo. Đàn Na Tự còn gọi với tên khác là Bồ Đề Tự (菩提寺), Hương Hoa Viện (香華院).
(藥山惟儼, Yakusan Igen, 745-828): xuất thân vùng Phong Châu (絳州, thuộc Huyện Tân Phong, Tỉnh Sơn Tây), sau dời đến Huyện Tín Phong (信豐), Nam Khang (南康, Tỉnh Giang Tây), họ là Hàn (韓). Năm lên 17 tuổi, ông xuất gia với Huệ Chiếu (慧照) ở Tây Sơn (西山), Triều Dương (潮陽, Tỉnh Quảng Đông), rồi đến năm thứ 8 (773) niên hiệu Đại Lịch (大曆), lúc 29 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới với Hy Tháo (希澡) ở Hành Nhạc Tự (衡岳寺), và được đại ngộ dưới trướng của Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷), được ấn chứng cho và kế thừa dòng pháp của vị này. Ông theo hầu hạ Hy Thiên suốt 13 năm, rồi sau đến trú tại Dược Sơn (藥山, tức Thược Dược Sơn [芍藥山], thuộc Tỉnh Hồ Nam), Lễ Châu (澧州), có khoảng bốn, năm mươi người đến tham học. Đến ngày mồng 6 tháng 12 năm thứ 2 (828) niên hiệu Thái Hòa (太和), ông thị tịch, hưởng thọ 84 tuổi. Ông được ban cho thụy hiệu là Hoằng Đạo Đại Sư (弘道大師). Đệ tử của ông có Vân Nham Đàm Thịnh (雲巖曇晟), Hoa Đình Đức Thành (華亭德誠), Bại Thọ Tuệ Tỉnh (稗樹慧省), Đạo Ngô Viên Trí (道吾圓智), Cao Sa Di (高沙彌), Bách Nhan Minh Triết (百顔明哲), Kính Nguyên Sơn Quang Mật (涇源山光虙), Tuyên Châu Lạc Hà (宣州落霞), Lý Cao (李翺), v.v. Duy Nghiễm không để lại thư tịch nào, nhưng ông rất tinh thông kinh luận, xưa kia vốn nghiêm thủ giới luật, và Gia phong của ông rất kỳ đặc.
(家風, kafū): Gia (家) nghĩa là sư gia, Thiền gia, gia đình, v.v.; phong (風) là phong nghi, phong tục, phong cách. Như vậy, Gia phong ở đây có nghĩa là phong nghi của một nhà nào đó. Trong Thiền Tông, đây là phong nghi sinh ra từ Ngũ Gia Thất Tông (五家七宗); còn gọi là tông phong (宗風), Thiền phong (禪風). Như trong Tục Đăng Chánh Thống (續燈正統, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 84, No. 1583) quyển 7, phần Hàng Châu Phủ Linh Ẩn Lãn Am Đạo Xu Thiền Sư (杭州府靈隱懶菴道樞禪師) có câu: “Tuyết lí mai hoa xuân tin tức, trì trung nguyệt sắc dạ tinh thần, niên lai bất thị vô giai thú, mạc bả Gia phong cử tợ nhân (雪裡梅華春信息、池中月色夜精神、年來不是無佳趣、莫把家風舉似人, trong tuyết hoa mai xuân báo tin, bên hồ trăng tỏ đêm tinh thần, xuân về chẳng phải không thú đẹp, chớ lấy Gia phong nói cùng người).” Hay trong Viên Ngộ Phật Quả Thiền Sư Ngữ Lục (圓悟佛果禪師語錄, Taishō Vol. 47, No. 1997) quyển 6 có đoạn: “Xích nhục đoàn thượng, nhân nhân cổ Phật gia phong; Tỳ Lô đảnh môn, xứ xứ Tổ sư ba tỷ; niêm nhất cơ thiên cơ vạn cơ thông thấu; dụng nhất cú thiên cú vạn cú lưu thông (赤肉團上、人人古佛家風、毘盧頂門、處處祖師巴鼻、拈一機千機萬機通透、用一句千句萬句流通, trên đống thịt đỏ, người người Gia phong cổ Phật; cửa đỉnh Tỳ Lô, chốn chốn xuất xứ Tổ sư; đưa ra một cơ duyên thì ngàn cơ duyên, vạn cơ duyên đều thông thấu; dùng một câu thôi mà ngàn câu, vạn câu thảy lưu thông).” Hoặc như trong Liệt Tổ Đề Cương Lục (列祖提綱錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1260) quyển 11 có câu: “Độc lâu thường can thế giới, tỷ khổng ma xúc gia phong, vạn lí thần quang đảnh hậu tướng, trực hạ hội đắc, chuyển phàm thành Thánh chỉ tại phiến thời (髑髏常干世界、鼻孔摩觸家風、萬里神光頂後相、直下會得、轉凡成聖只在片時, đầu lâu thường chạm thế giới, lỗ mũi xát đụng gia phong, vạn dặm hào quang sau đỉnh đầu, ngay đó ngộ được, chuyển phàm thành Thánh chỉ trong phút chốc).”
(門楣): cái xà ngang gác trên cửa, cho nên cửa to hay nhỏ nói lên sự vinh hiển, giàu sang, cao quý, bề thế của nhà đó; từ đó, môn mi là từ dùng để đề cao địa vị xã hội của gia đình. Trong Phong Tục Nghị (風俗議) của Tống Ứng Tinh (應星, 1587-1666) nhà Minh có câu: “Vi sĩ giả, nhật tư cư quan thanh yếu, nhi quyến mẫu thứ nhân, nhật đốc kỳ trĩ ngoan tử đệ Nho quan Nho phục, mộng tưởng khoa đệ, cải hoán môn mi (爲士者、日思居官清要、而畎畝庶人、日督其稚頑子弟儒冠儒服、夢想科第、改換門楣, là kẻ sĩ, ngày thường nghĩ đến việc làm quan trong sạch, lo cấp ruộng đất cho muôn dân, hằng ngày đốc thúc lớp con em khờ dại để biết mũ quan áo quan, mơ tưởng thi đỗ để cải đổi môn phong).” Câu “tụy đường nhất tự dận môn mi (萃堂一嗣胤門楣)” có nghĩa là sum họp cả nhà con cháu đời sau kế thừa Gia phong bề thế của tiên tổ.
(法駕): tên một loại cỗ xe của thiên tử; tùy theo vị trí cao thấp của thiên tử mà có 3 loại: đại giá (大駕), pháp giá (法駕), tiểu giá (小駕); và cũng khác nhau về nghi thức hộ vệ, v.v. Như trong Sử Ký (史記), chương Lữ Thái Hậu Bổn Kỷ (呂太后本紀) có câu: “Nãi phụng thiên tử pháp giá, nghênh đại vương ư để (乃奉天子法駕、迎代王於邸, bèn vâng xa giá của thiên tử, đón đức vua ở tư gia).” Hay trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1277) quyển 2, phần Phổ Biến Văn (普變文), cũng có câu: “Nghênh thỉnh thiên hiền vạn thánh, quy y Ngũ Nhãn Lục Thông, vọng pháp giá dĩ quang lâm, nhạ hương xa nhi hạ giáng (迎請千賢萬聖、歸依五眼六通、望法駕以光臨、迓香車而下降, đón thỉnh ngàn hiền vạn thánh, quy y Năm Nhãn Sáu Thông, mong xe pháp hãy quang lâm, rước xe hương mà giáng xuống).” Hoặc như trong Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1245) quyển 2, phần Tuần Liêu (巡寮), lại có câu: “Phục mông Hòa Thượng pháp giá phỏng lâm, hạ tình bất nhậm cảm kích chi chí (伏蒙和尚法駕訪臨、下情不任感激之至, cúi mong Hòa Thượng xe pháp đến thăm, chúng hạ tình thật cảm kích vô tận).”
(潙仰宗, Igyō-shū): một trong Ngũ Gia Thất Tông (五家七宗) của Trung Quốc; Quy Sơn Linh Hựu (潙山靈祐) và pháp từ của ông là Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (仰山慧寂), được xem như là tổ khai sáng tông phái này. Quy Ngưỡng (潙仰) là sự kết hợp tên đầu của hai ngọn núi Quy Sơn (潙山) và Ngưỡng Sơn (仰山), nơi hai vị tổ sư an trú, để đặt thành tên của tông phái. Vào đầu niên hiệu Nguyên Hòa (, 806-820) nhà Đường, Quy Sơn Linh Hựu, người kế thừa dòng pháp của Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海), đến Đại Quy Sơn (大潙山) ở phía Tây của Huyện Ninh Hương (寧郷縣, Tỉnh Hồ Nam), kiến lập Đồng Khánh Tự (同慶寺) và tiếp độ cho hơn ngàn đồ chúng. Vào năm thứ 6 (879) niên hiệu Càn Phù (乾符), Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, đệ tử của ông, cũng đến Viên Châu Ngưỡng Sơn (袁州仰山) ở Huyện Nghi Xuân (宜春), Tỉnh Giang Tây (江西省), cử xướng tông phong và hính thành một tông phái riêng. Vào khoảng thời Ngũ Đại (五代, 907-959), tông phái nhất thời huưg thịnh, nhưng đến thời nhà Tống thì suy tàn; cuối cùng hợp dòng với Lâm Tế Tông và tuyệt tích luôn. Mạng mạch của tông môn kéo dài trong khoảng 150 năm mà thôi. Về Tông phong của phái này, Quy Sơn thì có phong cách cơ dụng hùng dũng; Ngưỡng Sơn thì nhờ vừa kế thừa Gia phong của Quy Sơn, rồi kết hợp với Gia phong của Đam Nguyên Ứng Chơn (耽源應眞, pháp từ của Nam Dương Huệ Trung [南陽慧忠]), nên khi dạy dỗ, hướng dẫn cho học chúng thì một mặt nghiêm khắc, sử dụng 96 loại viên tướng, v.v., của tông phong Nam Dương, và mặt khác làm cho dễ lãnh ngộ hơn. Tông phong này hoàn toàn khác với sự cay đắng của Lâm Tế, sự nghiêm mật của Tào Động; và hình thành tông phong độc đáo, riêng biệt gọi là im lặng khế ngộ trong vấn đáp đối ứng.
(三玄): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Từ gọi chung của các nhà huyền học thời Ngụy Tấn (魏晉南北朝, 220-589) đối với 3 thư tịch Lão Tử (老子), Trang Tử (莊子) và Chu Dịch (周易). Đạo Giáo cũng dùng đến thuật ngữ này. Như trong Nhan Thị Gia Huấn (顏氏家訓), chương Miễn Học (勉學), giải thích rằng: “Kịp ư Lương thế, tư phong phục xiển, Trang, Lão, Chu Dịch, tổng vị Tam Huyền (洎於梁世、茲風復闡、莊、老、周易、總謂三玄, đến thời nhà Lương, phong thái này lại được mở ra, Trang Tử, Lão Tử và Chu Dịch, gọi chung là Tam Huyền).” (2) Chỉ cho mặt trời, mặt trăng và sao. Như trong Vân Cấp Thất Thiêm (雲笈七籤) có đoạn: “Thiên hữu Tam Huyền, vị nhật, nguyệt, tinh dã (天有三玄,謂日、月、星也, trời có Tam Huyền, tức là mặt trời, mặt trăng và sao).” (3) Thuật ngữ Thiền, chỉ cho 3 loại áo nghĩa, giáo chỉ do Thiền sư Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄, ?-866) của Lâm Tế Tông tuyên xướng; gồm: (1) Thể Trung Huyền (體中玄), (2) Cú Trung Huyền (句中玄), (3) Huyền Trung Huyền (玄中玄). Trong một câu có Ba Huyền, trong một Huyền có Ba Yếu, tổng cọng có 9 pháp. Như trong Tục Truyền Đăng Lục (續傳燈錄, Taishō Vol. 51, No. 2077) quyển 9, phần Đông Kinh Hoa Nghiêm Phổ Tư Thiền Sư (東京華嚴普孜禪師), có đoạn: “Sư vi nhân thanh tú kiệt xuất, xướng Lâm Tế hạ Tam Huyền Cửu Đái, tạo Tào Động Ngũ Vị Thập Huyền, giai diệu đắc kỳ Gia phong yếu chỉ (師爲人清秀傑出、唱臨濟下三玄九帶、造曹洞五位十玄、皆妙得其家風要旨, Thiền Sư là người thanh tú kiệt xuất, cổ xướng Ba Huyền Chín Pháp của Lâm Tế, tạo ra Năm Vị Mười Huyền của Tào Động, đều đạt được Gia phong yếu chỉ của người một cách diệu xảo).” Hay trong bài thơ Tiên Hòa Thượng Tọa Thoát (仙和尚坐脫) của Triệu Phong (趙渢, ?-?) nhà Kim cũng có đoạn: “Dũng để thoát thời vô nhất vật, cơ luân chuyển xứ hữu Tam Huyền (桶底脫時無一物、機輪轉處有三玄, đáy thùng vỡ rồi chẳng một vật, cơ phong chuyển hóa có Ba Huyền).” Hoặc trong Liệt Tổ Đề Cương Lục (列祖提綱錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1260) quyển 38, phần Đầu Thủ Tứ Tiết Bỉnh Phất (頭首四節秉拂), lại có câu: “Hoát khai Tam Yếu Tam Huyền lộ, tọa đoạn Tu Di đệ nhất phong (豁開三要三玄路、坐斷須彌第一峰, mở toang Ba Yếu Ba Huyền nẻo, nghiễm nhiên ngồi chót đỉnh Tu Di).”
(禪風): Gia phong hay phương pháp đặc biệt để cử xướng Thiền, thường chỉ về người hay tông phái, còn gọi là gia phong, tông phong, môn phong.
(宗風): phong nghi của một tông phái, còn gọi là Gia phong (家風) hay Thiền phong (禪風); như Vân Môn Tông Phong (雲門宗風), Đức Sơn Tông Phong (德山宗風), Lâm Tế Tông Phong (臨濟宗風), Tào Động Tông Phong (曹洞宗風). Như trong Tông Phong Đạo Độc Thiền Sư Ngữ Lục (宗寶道獨禪師語錄, 卍 Xuzangjing Vol. 72, No. 1443) quyển 4 có bài Trường Khánh Chàng Chung Bảng Kệ (長慶挂鐘板偈) rằng: “Hữu cú vô cú cổ kim truyền, thọ đảo đằng khô kỉ bách niên, thử nhật tong phong trùng chỉnh đốn, tương tùy lai dã đại gia khan (有句無句古今傳、樹倒藤枯幾百年、此日宗風重整頓、相隨來也大家看, có lời không lời xưa nay truyền, cây ngã dây khô mấy trăm năm, ngày nay tông phong được chỉnh đốn, cùng theo đến đó ngắm cửa nhà).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.93.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập