Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đào lý »»
(乾元): có mấy nghĩa. (1) Hình dung đức lớn của Thiên tử. Như trong Dịch Kinh (易經), quẻ thứ nhất Càn Vi Thiên (乾爲天) có lời Thoán (彖) rằng: “Đại tai Càn Nguyên, vạn vật tư thỉ, nãi thống thiên (大哉乾元、萬物資始、乃統天, lớn thay Càn Nguyên, muôn vật nhờ nó mà bắt đầu nảy nở, nên cai quản cả trời).” Khổng Dĩnh Đạt (孔穎達, 574-648) nhà Đường giải thích rằng: “Càn thị quái danh, Nguyên thị Càn đức chi thủ (乾是卦名、元是乾德之首, Càn là tên quẻ, Nguyên là đứng đầu trong các đức của Càn).” Chu Hy (朱熹, 1130-1200) nhà Nam Tống cho biết thêm rằng: “Càn Nguyên, thiên đức chi đại thỉ (乾元、天德之大始, Càn Nguyên là khởi đầu cho đức lớn của trời).” Từ đó trở về sau, Càn Nguyên được dùng để hình dung cho đức độ to lớn của Thiên tử. (2) Chỉ cho Trời. Như trong Trần Thư (陳書), chương Cao Tổ Kỷ Thượng (高祖紀上) có câu: “Đại tai Càn Nguyên, tư nhật nguyệt dĩ trinh quán; chí tai khôn nguyên, bằng sơn xuyên dĩ tải vật (大哉乾元、資日月以貞觀、至哉坤元、憑山川以載物, lớn thay Càn Nguyên, lấy trinh quán [đạo lý chánh đại] để giúp đỡ trời trăng; lấy việc nâng đỡ muôn vật để nương tựa núi sông).” Hay trong bài Thái Giai Lục Phù Phú (泰階六符賦) của thi nhân Tiền Khởi (錢起, 710-782) nhà Đường cũng có câu: “Ký xuất một dĩ hậu quân đức, hựu huỳnh hoàng dĩ lệ Càn Nguyên (旣出沒以候君德、又熒煌以麗乾元, từng ẩn hiện để trông đợi đức của vua, lại tỏa sáng để làm đẹp Càn Nguyên [Trời]).” (3) Chỉ cho đế vương. Như trong Tấn Thư (晉書), phần Hiếu Võ Định Hoàng Hậu (孝武定皇后) của Hậu Kỷ Truyện Hạ (后妃傳下) có câu: “Đức phối Càn Nguyên, cung thừa tông miếu, huy âm lục cung, mẫu nghi thiên hạ (德配乾元、恭承宗廟、徽音六宮、母儀天下, đức hợp đế vương, nối dõi tông miếu, tiếng tốt sáu cung, mẫu nghi thiên hạ).” Hay trong bài thơ Môn Nhân Trần Thiên Thu Đẳng Sơ Lai Thảo Đường Vấn Học Thị Chư Tử (門人陳千秋等初來草堂問學示諸子) của Khang Hữu Vi (康有爲, 1858-1927) cũng có câu: “Quần long vô thủ thùy tri cát, tự hữu càn nguyên đại thống trường (群龍無首誰知吉、自有乾元大統長, nhóm rồng đầu chẳng ai biết tốt, tự có đế vương thống lãnh lâu).” (4) Chỉ cho nguyên khí, đại khí, hơi thở. Như trong bài thơ Cô Trúc Quân Chi Nhị Tử (孤竹君之二子) của Quách Mạt Nhược (郭沫若, 1892-1978) có câu: “Ngã phủ ngưỡng tại thiên địa chi gian hô hấp càn nguyên, tạo hóa đích tinh thần tại hung trung phún dũng (我俯仰在天地之間呼吸乾元,造化的精神在我胸中噴湧, ta cúi xuống ngẩng lên giữa trời đất hô hấp nguyên khí, tinh thần của tạo hóa ở trong lồng ngực tuôn trào ra).”
(公案, Kōan): như được nêu lên trong Thiền Lâm Bảo Huấn Âm Nghĩa (禪林寳訓音義, quyển thượng 2) rằng công án là "văn thư của công phủ" (公府之案牘), nó được gọi là bức văn thư có pháp tắc chung mang tính công cọng, có ý nghĩa mang tính tuyệt đối phải tuân thủ không dung thứ cho bất cứ tình cảm riêng tư nào. Theo nguyên nghĩa Công Án là văn thư đặt trên án (案牘) ở công phủ để xét duyệt phê chuẩn; từ đó nó có nghĩa là bức công văn, bản thư trạng trình tấu của quan phủ, hay bức thư tố tụng. Đã là văn thư của chính phủ hay công phủ thì không thể nào tự tiện thay đổi văn tự hay xê dịch điều gì được cả. Từ đó, trong Thiền môn nó có nghĩa là đạo lý của Phật pháp mà chư Phật tổ đã khai thị, và được xem như là vấn đề mà hành giả phải gạt qua các phân biệt phàm tình để tham cứu và liễu ngộ. Việc đề xướng ra công án được khởi đầu dưới thời nhà Đường bên Trung Quốc, đến thời nhà Tống thì trở nên thịnh hành. Có hai loại công án là Cổ Tắc Công Án (古則公案) và Hiện Thành Công Án (現成公案). Theo đó thì Cổ Tắc Công Án do Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) dùng có nghĩa là công án hay phương tiện công phu của cổ nhân đã từng dụng công rất nhiều để dẫn dắt hành giả đạt đến sự giác ngộ hay chân lý không thể thay đổi ấy. Tỷ dụ như vị Thiền sư nỗi tiếng của Trung Quốc là Triệu Châu Tùng Thẩm (趙州從諗), người có công án bất hủ là Cẩu Tử Phật Tánh (狗子佛性). Cẩu tử (狗子) nghĩa là con chó. Câu nầy có nghĩa là con chó có Phật tánh hay không ? Đó là câu hỏi để trắc nghiệm hành giả. Trong Kinh Niết Bàn có dạy rằng: “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh”. Như vậy ta có thể suy luận được rằng con chó kia cũng có khả năng thành Phật. Nhưng cũng có trường hợp cho rằng: “Không được, chỉ có con người mới có thể thành Phật”. Thế thì đúng sai thế nào chính là vấn đề đưa ra để trắc nghiệm hành giả. Như thế, mục tiêu thật sự Triệu Châu nhắm đến không phải là con chó, mà nương vào cái gọi là con chó ấy để trắc nghiệm xem thử việc tu hành của vị tăng đã đạt đến mức độ nào, đã thành Phật hay chưa mà thôi. Thêm vào đó, cổ nhân đã để lại khá nhiều quy tắc, phương pháp thông qua công án để giúp hành giả đạt đến cảnh giới giác ngộ. Một số Cổ Tắc Công Án nỗi tiếng như Bích Nham Lục (碧巖錄), Tùng Dung Lục (從容錄), Vô Môn Quan (無門關). Bích Nham Lục là tập thâu lục 100 tắc công án của Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) thuộc Lâm Tế Tông, thầy của Đại Huệ. Tùng Dung Lục cũng là tập thâu lục 100 tắc công án của Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀) thuộc Tào Động Tông. Vô Môn Quan là tập thâu lục 48 tắc công án của Vô Môn Huệ Khai (無門慧開) của Lâm Tế Tông. Trường hợp Đại Huệ thì cũng học theo các bậc thầy của mình, thâu tập 661 công án để hình thành nên bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng của ông. Mặt khác, trong bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng của Đạo Nguyên, công án ông dùng không phải là Cổ Tắc Công Án mà là Hiện Thành Công Án. Hiện thành có nghĩa là cái hiển hiện ngay trước mắt chúng ta mà hình thành nên. Cho nên Hiện Thành Công Án có nghĩa là tất các sự vật, hiện tượng hay các pháp mà hiển hiện và hình thành nên ngay trước mắt chúng ta đều là sự giác ngộ hay chân lý bất di bất dịch. Từ đó ta có thể thấy được sự khác nhau giữa hai bản Chánh Pháp Nhãn Tạng của Đại Huệ và Đạo Nguyên. Đại Huệ thì thông qua Cổ Tắc Công Án do cổ nhân để lại để làm cho hành giả giác ngộ chân lý; còn Đạo Nguyên thì thông qua hết thảy hiện tượng sự vật hiển hiện và thành lập ngay trước mắt mình để dẫn dắt hành giả đạt đến giác ngộ chân lý. Thế thì số lượng công án của Đại Huệ vẫn có hạn, cho dầu với con số 661 đi chăng nữa; còn với ý nghĩa Hiện Thành Công Án của Đạo Nguyên ta thấy số lượng công án có vô số kể, không có giới hạn. Núi, sông, hoa, chim, mây, gió, tuyết, mưa, v.v., cũng đều trở thành công án cả. Cho nên, theo Đạo Nguyên thì hết thảy sự vật hiện hữu trên đời nầy đều là công án. Việc Đạo Nguyên đưa ý nghĩa công án thành Hiện Thành Công Án không phải là giải thích độc đáo của ông mà là ông muốn trả về nguyên lai ý nghĩa của công án vậy. Vì thế, dưới thời nhà Tống, công án đã bị giới hạn trong khuôn khổ của ý nghĩa Cổ Tắc Công Án, chứ không thể thoát ra được. Và chính việc làm của Đạo Nguyên là trả về lại vị trí nguyên sơ của công án. Người sử dụng đầu tiên từ Công Án cho đến nay chúng ta vẫn không rõ, nhưng từ này ngày xưa có nhân vật Mục Châu (睦州) đã từng dùng đến nó. Ông là vị tăng sống vào thời nhà Đường. Theo truyền ký về Mục Châu cho biết rằng nhân khi thấy có vị tăng đi đến, ông bảo rằng: “Hiện thành công án, phóng nhữ tam thập bổng” (現成公案、放汝三十棒). Có nghĩa rằng đối với kẻ mà cứ thơ thẩn đây đó như nhà ngươi thì đáng lý ra phải cho ăn đòn ba mươi cây gậy, nhưng vì hết thảy vạn vật xưa nay đều giác ngộ, nên hôm nay ta tha đòn cho nhà ngươi. Qua đó ta cũng thấy được rằng, từ xưa kia người ta đã có dùng đến từ Hiện Thành Công Án rồi.
(彝倫): có hai nghĩa. (1) Lý thường, đạo thường. Như trong tác phẩm tự Tri Lục (日知錄), phần Di Luân (彝倫), của Cố Viêm Võ (顧炎武, 1613-1682) nhà Thanh, có định nghĩa rằng: “Di luân giả, thiên địa chi thường đạo (彝倫者、天地人之常道, di luân là đạo thường của trời đất).” (2) Chỉ luân thường đạo lý. Như trong Tông Thống Biên Niên (宗統編年, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1600) quyển 1 có câu: “Minh đạo đức dĩ tự di luân, hành nhân ngĩa nhi chánh phong tục (明道德以敘彝倫、行仁義而正風俗, sáng đạo đức để tỏ luân thường, hành nhân nghĩa để sửa phong tục).”
(妙理): có ba nghĩa chính:
(1) Đạo lý thâm áo, siêu tuyệt.
(2) Chân lý không thể nghĩ bàn mà người thường tình chẳng luận suy thấu được.
(3) Lý huyền diệu. Như trong bài thơ Mai Nhật Tầm Thôi Tập Lý Phong (晦日尋崔戢李封) của Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường có câu: “Trọc dao hữu diệu lý, thứ dụng úy trầm phù (濁醪有妙理、庶用慰沉浮, rượu đục có đạo lý, dùng nhiều sợ chẳng hay).” Hay trong bài Ấp Thúy Hiên Phú (揖翠軒賦) của Vương Nhược Hư (王若虛, 1174-1243) nhà Kim có câu: “Vật chi tại thiên hạ, giai diệu lý chi sở ngụ dã (物之在天下、皆妙理之所寓也, muôn vật trong thiên hạ, đều bao hàm đạo lý siêu tuyệt).” Hay trong Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh (大乘入楞伽經, Taishō Vol. 16, No. 672) lại có đoạn rằng: “Hiểu danh tướng chi tinh giả, khư vọng tưởng chi mê câm, y chánh trí dĩ hội chân như, ngộ Duyên Khởi nhi quy diệu lý, cảnh phong ký tức, thức lãng phương trừng, tam Tự Tánh giai không, nhị Vô Ngã câu mẫn, nhập Như Lai chi tạng, du giải thoát chi môn (曉名相之幷假、祛妄想之迷衿、依正智以會眞如、悟緣起而歸妙理、境風旣息、識浪方澄、三自性皆空、二無我俱泯、入如來之藏、遊解脫之門, rõ danh tướng đều giả tạm, bỏ vọng tưởng ấy áo mê, nương chánh trí để tỏ chân như, ngộ duyên khởi mà về diệu lý, gió cảnh đã dứt, sóng biết lắng trong, ba Tự Tánh đều không, hai Vô Ngã thảy hết, vào Như Lai kho tạng, chơi giải thoát cửa Thiền).” Trong Đại Bát Niết Bàn Kinh Huyền Nghĩa (大般涅槃經玄義, Taishō Vol. 38, No. 1765) quyển Thượng có giải thích rằng: “Phù chánh đạo u tịch vô thỉ vô chung, diệu lý hư huyền phi tân phi cố (夫正道幽寂無始無終、妙理虛玄非新非故, phàm chánh đạo vắng lặng không đầu không cuối, lý mầu huyền nhiệm chẳng mới chẳng cũ).”
(妙理): (1) Đạo lý thâm áo, siêu tuyệt. (2) Chân lý không thể nghĩ bàn mà người thường tình chẳng luận suy thấu được. (3) Lý huyền diệu. Như trong bài thơ Mai Nhật Tầm Thôi Tập Lý Phong (晦日尋崔戢李封) của Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường có câu: “Trọc dao hữu diệu lý, thứ dụng úy trầm phù (濁醪有妙理、庶用慰沉浮, rượu đục có đạo lý, dùng nhiều sợ chẳng hay).” Hay trong bài Ấp Thúy Hiên Phú (揖翠軒賦) của Vương Nhược Hư (王若虛, 1174-1243) nhà Kim có câu: “Vật chi tại thiên hạ, giai diệu lý chi sở ngụ dã (物之在天下、皆妙理之所寓也, muôn vật trong thiên hạ, đều bao hàm đạo lý siêu tuyệt).” Hay trong Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh (大乘入楞伽經, Taishō Vol. 16, No. 672) lại có đoạn rằng: “Hiểu danh tướng chi tinh giả, khư vọng tưởng chi mê câm, y chánh trí dĩ hội chân như, ngộ Duyên Khởi nhi quy diệu lý, cảnh phong ký tức, thức lãng phương trừng, tam Tự Tánh giai không, nhị Vô Ngã câu mẫn, nhập Như Lai chi tạng, du giải thoát chi môn (曉名相之幷假、祛妄想之迷衿、依正智以會眞如、悟緣起而歸妙理、境風旣息、識浪方澄、三自性皆空、二無我俱泯、入如來之藏、遊解脫之門, rõ danh tướng đều giả tạm, bỏ vọng tưởng ấy áo mê, nương chánh trí để tỏ chân như, ngộ duyên khởi mà về diệu lý, gió cảnh đã dứt, sóng biết lắng trong, ba Tự Tánh đều không, hai Vô Ngã thảy hết, vào Như Lai kho tạng, chơi giải thoát cửa Thiền).” Trong Đại Bát Niết Bàn Kinh Huyền Nghĩa (大般涅槃經玄義, Taishō Vol. 38, No. 1765) quyển Thượng có giải thích rằng: “Phù chánh đạo u tịch vô thỉ vô chung, diệu lý hư huyền phi tân phi cố (夫正道幽寂無始無終、妙理虛玄非新非故, phàm chánh đạo thì vắng lặng không đầu không cuối, lý mầu huyền nhiệm chẳng mới chẳng cũ).”
(熊澤蕃山, Kumazawa Banzan, 1619-1691): Nho gia sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; tên là Bá Kế (伯繼); tự Liễu Giới (了介); hiệu Tức Du Hiên (息游軒); thông xưng là Thứ Lang Bát (次郎八); xuất thân kinh đô Kyoto; tên gọi Phiên Sơn (蕃山) vốn phát xuất từ Thôn Phiên Sơn (蕃山村), Bị Tiền (僃前, Bizen), nơi ông lui về ẩn cư. Năm 1634 (Khoan Vĩnh [寛永] 11), ông phục vụ cho Trì Điền Quang Trí (池田光致), Phiên chủ của Phiên Cương Sơn (岡山藩, Okayama-han), nhưng vì tu học chưa thuần thục, nên lấy lý do đó mà từ chức, rồi theo học với Trung Giang Đằng Thọ (中江藤樹, Nakae Tōju). Vào năm 1645 (Chánh Bảo [正保] 2), ông trở lại phục vụ cho Quang Trí và đã cống hiến những đối sách cứu nạn đói vào năm Minh Lịch (明曆) cũng như trị sơn, trị thủy, v.v. Sau đó, vào năm 1657 (Minh Lịch 3), ông lui về ẩn cư, chuyên tâm giảng dạy và trước tác ở kinh đô và các nơi khác; nhưng đến năm 1687 (Trinh Hưởng [貞享] 4), ông bị chính quyền Mạc Phủ kiêng kỵ vì phê phán chính trị, rồi bị cấm cố ở vùng Cổ Hà (古河, Koga), Hạ Tổng (下總, Shimōsa) và cuối cùng qua đời tại đây. Ông vốn là môn hạ của Đằng Thọ, nhưng Chu Tử Học hay Dương Minh Học, ông chẳng thuộc học phái nào cả; mà chủ trương thuyết gọi là Tâm Học (心學), cho rằng tâm là căn nguyên của vạn vật, đồng nhất với Thái Hư, và cần phải thể đắc đạo lý vốn có trong tâm này. Trước tác của ông có Tập Nghĩa Hòa Thư (集義和書), Tập Nghĩa Ngoại Thư (集義外書), Đại Học Hoặc Vấn (大學或問), Tam Luân Vật Ngữ (三輪物語), v.v.
(玄): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Trong Dịch Kinh (易經), chương Khôn (坤), có câu: “Thiên huyền nhi địa hoàng (天玄而地黃, trời đen mà đất vàng).” Khổng Dĩnh Đạt (孔穎達, 574-648) nhà Đường giải thích rằng: “Thiên sắc huyền, địa sắc hoàng (天色玄、地色黃, trời màu đen huyền, đất màu vàng).” Về sau, từ huyền được dùng để chỉ cho trời. (2) Chỉ cho phương Bắc, thuộc về hướng Bắc. (3) Thâm áo, huyền diệu. Như trong Lão Tử (老子) có câu: “Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn (玄之又玄、眾妙之門, thâm áo lại càng thâm áo, cửa của các mầu nhiệm).” Lão Tử còn cho “huyền chi hựu huyền” là đạo (道); nhân đó sau này tư tưởng này trở thành học thuyết của Đạo gia. Hay trong tác phẩm Ngũ Quân Vịnh (五君詠), phần Hướng Thường Thị (向常侍), của Nhan Duyên Chi (顏延之, 384-456) nhà Tống thời Nam Triều, lại có đoạn: “Thám đạo háo uyên huyền, quán thư bỉ chương cú (探道好淵玄、觀書鄙章句, tìm đạo thích thâm áo, xem sách ghét câu chữ).” (4) Chỉ đạo lý thâm áo, huyền diệu. (5) Các triết học gia cổ đại Trung Quốc dùng từ này để chỉ cho bản thể của vũ trụ. Như trong tác phẩm Thái Huyền (太玄), phần Ly (攡), của Dương Hùng (揚雄, 53-18 ttl.) nhà Hán, có đoạn: “Huyền giả, u ly vạn loại nhi bất kiến hình giả dã (玄者、幽攡萬類而不見形者也, huyền [bản thể vũ trụ] nghĩa là trùm khắp muôn loài mà không thấy hình vậy).”
(s: pañcendriyāni, 五根): tức Năm Căn Vô Lậu (無漏五根), dùng để hàng phục phiền não, đưa vào Thánh đạo và có tác dụng tăng thượng, thuộc trong 37 phẩm trợ đạo, gồm có:
(1) Tín Căn (s: śradhendriya, 信根): niềm tin vào Tam Bảo, đạo lý Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四諦), v.v.;
(2) Tấn Căn (s: vīryendriya, 進根): hay còn gọi là Tinh Tấn Căn, siêng năng dũng mãnh tu các pháp lành;
(3) Niệm Căn (s: smṛtīndriya, 念根): nghĩ nhớ đến các pháp đúng;
(4) Định Căn (s: samādhīndriya, 定根): năng lực khiến cho tâm dừng lại một chỗ, không bị tán loạn; và
(5) Tuệ Căn (s: prajñendriya, 慧根): nhờ có định mà trí tuệ quán xét sanh khởi, cho nên biết được như thật chân lý.
Năm pháp này là căn bản thường khiến cho sanh khởi hết thảy các thiện pháp.
(愚管抄, Gukanshō): bộ Sử Luận đầu tiên của Nhật được viết vào đầu thời đại Liêm Thương, do vị tăng của Thiên Thai Tông là Từ Viên (慈圓, Jien) trước tác, gồm 7 quyển, được thành lập vào khoảng năm 1220 (Thừa Cửu [承久] thứ 2), thời kỳ triều đình và chính quyền Mạc Phủ đang khẩn trương cao độ; ngay trước khi xảy ra vụ Loạn Thừa Cửu; và sau vụ loạn thì được tu chỉnh thêm. Đây là thư tịch giải thích về lịch sử kể từ thời Thần Võ Thiên Hoàng (神武天皇, Jimmu Tennō) cho đến Thuận Đức Thiên Hoàng (順德天皇, Juntoku Tennō, 1197-1242) qua thế giới quan Phật Giáo, và thuyết minh về sự biến thiên của chính trị Nhật Bản với tính cách triển khai về mặt đạo lý.
(法語): ngôn ngữ của chánh pháp, còn chỉ cho lời dạy của đức Phật. Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論) quyển 88 giải thích rằng đức Như Lai nương vào 4 loại đạo lý (Quán Đãi Đạo Lý [觀待道理], Tác Dụng Đạo Lý [作用道理], Nhân Thành Đạo Lý [因成道理] và Pháp Nhĩ Đạo Lý [法爾道理]) để tuyên thuyết chánh pháp, nên được gọi là “Người Nói Pháp Ngữ”. Vào thời nhà Đường, Tống bên Trung Hoa, có trường hợp dùng vận ngữ để diễn thuyết Phật pháp, được gọi là “kệ (偈).” Về sau, cũng từ đây mà diễn biến thành tán văn để cho khế hợp với pháp ngữ tu hành. Sau này, pháp ngữ được dùng chủ yếu chỉ cho những lời giáo thị của chư tổ hay lời khai thị của các Thiền sư. Câu “đa sanh pháp ngữ khai tâm, nghiệp chủng tiêu vong (多生法語開心、業種消亡)” có nghĩa là nhiều đời nhiều kiếp nhờ nghe pháp ngữ mà khai mở tâm trí, làm cho hạt giống nghiệp tiêu mất, không còn nữa.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.67.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập