Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đông Độ »»
(百濟, Kudara): tên 1 trong 3 vương quốc của Triều Tiên ngày xưa, đã chiếm lĩnh vùng Tây Nam bộ bán đảo Triều Tiên. Khoảng giữa thế kỷ thứ 4, nước này đã khuyếch đại thế lực của mình từ nước Mã Hàn (馬韓), rồi năm 371 thì đóng đô ở Hán Sơn Thành (漢山城), sau đó lại dời đô về Tứ Tỷ Thành, tức Trung Thanh Nam Đạo Phù Dư (忠清南道扶余) ngày nay. Người ta cho rằng dòng họ nhà vua nước này là thuộc tộc Phù Dư (扶余) di dân từ vùng đông bắc Trung Quốc sang. Để đối kháng với hai nước Cao Cú Lệ (高句麗) và Tân La (新羅), nước này đã kết thân với vương triều Oa (倭) của Nhật, và chính vương triều này đã truyền bá Nho Giáo cũng như Phật Giáo vào Nhật.
(寳林傳, Hōrinden): nguyên bản là Đại Đường Thiều Châu Song Phong Sơn Tào Hầu Khê Bảo Lâm Truyện (大唐韶州雙峰山曹候溪寳林傳, Daitōshōshūsōhōzansōkōkeihōrinden), tất cả gồm 10 quyển, nhưng bản hiện hành thì khuyết mất quyển 7, 9 và 10, còn quyển 2 thì có bổ sung thêm Thánh Trụ Tập (聖胄集), do Chu Lăng Sa Môn Trí Cự (朱陵沙門智炬, hay Huệ Cự [慧炬]) biên, được thành lập vào năm thứ 17 (801) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元). Thư tịch này tương truyền từ xưa đã được Viên Nhân (圓仁, Ennin, 794-864, vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản) mang từ bên Trung Quốc về Nhật. Nó được lưu truyền rộng rãi dưới thời nhà Đường, nhưng khi Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) và Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記) được thành lập và đưa vào Đại Tạng thì nó mất đi ý nghĩa lịch sử và về sau thì tán thất luôn. Bản hiện lưu hành là bản kết hợp của hai bản: bản sở thâu trong Đại Tạng Kinh mới được phát hiện gần đây (quyển 1~5) và Thanh Liên Viện Tàng Bản (quyển 6). Tác phẩm này nói về hệ phổ truyền pháp từ 28 vị tổ của Tây Thiên, qua 6 vị tổ ở Đông Độ cho đến Mã Tổ Đạo Nhất, Thạch Đầu Hy Thiên, và ghi lại đầy đủ lời nói cũng như việc làm của mỗi vị tổ sư. Đương nhiên, phần nhiều ký thuật ấy đều là hoang đường hư cấu, không phải là một sáng tác hoàn toàn, nhưng vì nó dựa trên cơ sở của các Đăng Sử đời sau như Thánh Trụ Tập (聖胄集), Tổ Đường Tập (祖堂集), Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄), Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記), v.v., cho nên các định thuyết về lịch sử Thiền Tông thì chiếm phần nhiều. Đặc biệt, Kệ Truyền Pháp để làm chứng phú pháp vốn bắt đầu trong Lục Tổ Đàn Kinh (六祖壇經), và điểm đáng chú ý nơi đây là tác phẩm này đã phóng lớn Kệ Truyền Pháp cho tất cả các tổ sư. Ảnh hưởng phản tác đối với thư tịch này rất lớn, và thông qua tác phẩm Tục Bảo Lâm Truyện (續寳林傳, đầu thế kỷ thứ 10), bản tục biên của Nam Nhạc Duy Kính (南嶽惟勁, ?-?), đệ tử của Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), chúng ta có thể biết được điều đó.
(景德傳燈錄, Keitokudentōroku): bộ Đăng Sử tiêu biểu nhất do Vĩnh An Đạo Nguyên (永安道原) nhà Tống, tương đương đời thứ 3 của môn hạ Pháp Nhãn, biên tập thành thông qua kết hợp các bản Bảo Lâm Truyện (寳林傳), Tục Bảo Lâm Truyện (續寳林傳), Huyền Môn Thánh Trụ Tập (玄門聖冑集), Tổ Đường Tập (祖堂集), v.v., toàn bộ gồm 30 quyển. Có thuyết cho là do Củng Thần (拱辰) ở Thiết Quan Âm Viện (鐵觀音院), Hồ Châu (湖州) soạn. Nó được hoàn thành vào năm đầu (1004) niên hiệu Cảnh Đức (景德), sau khi được nhóm Dương Ức (楊億) hiệu đính thì được thâu lục vào Đại Tạng và san hành vào năm thứ 3 (1080) niên hiệu Nguyên Phong (元豐). Phần mạo đầu có lời tựa của Dương Ức và bản Tây Lai Niên Biểu (西來年表), từ quyển 1 cho đến 29 thâu lục các truyền ký cũng như cơ duyên của 52 đời, từ 7 vị Phật trong quá khứ, trải qua 28 vị tổ của Tây Thiên, 6 vị tổ của Đông Độ cho đến hàng đệ tử của Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益), gồm tất cả 1701 người (người đời thường căn cứ vào đây mà gọi là 1700 Công Án, nhưng trong đó thật ra có rất nhiều người chỉ có tên thôi, còn truyền ký và cơ duyên thì không có). Riêng quyển thứ 30 thì thâu lục các kệ tụng liên quan đến Thiền Tông, và phần cuối có kèm theo lời bạt. Ảnh hưởng của bộ này rất to lớn, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác lập giáo điều độc đáo của Thiền Tông. Bản được thâu lục vào trong Đại Chánh Đại Tạng Kinh (大正大藏經, Taishō) 51 là bản trùng san của niên hiệu Nguyên Hựu (元祐, 1314-1320) nhà Nguyên; trong đó có thêm lời tựa của Dương Ức, văn trạng trùng san, bảng Niên Biểu Tây Lai, lá thư của Dương Ức, lời bạt của Trịnh Ngang (鄭昂), lời tựa sau sách của Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺) và Lưu Phỉ (劉棐). Tại Nhật bản, nó cũng được xem như là thư tịch căn bản nhất thể hiện lập trường của Thiền Tông. Từ cuối thời Thất Đinh (室町, Muromachi) trở đi, thỉnh thoảng nó được khai bản ấn hành, và dưới thời đại Giang Hộ (江戸, Edo) có xuất hiện bộ Diên Bảo Truyền Đăng Lục (延寳傳燈錄) của Vạn Nguyên Sư Man (卍元師蠻) cũng do ảnh hưởng hình thái ấy. Tống bản hiện tồn có bản của Phúc Châu Đông Thiền Tự (福州東禪寺) được thâu lục vào Đại Tạng Kinh (hiện tàng trữ tại Đề Hồ Tự [醍醐寺, Daigo-ji], Đông Tự [東寺, Tō-ji] của Nhật), bản sở tàng của Kim Trạch Văn Khố (金澤文庫, Kanazawa-bunko, có khuyết bản), v.v. Thêm vào đó, một số bản san hành đang được lưu hành tại Nhật là bản năm thứ 4 (1348) niên hiệu Trinh Hòa (貞和), Bản Ngũ Sơn năm thứ 3 (1358) niên hiệu Diên Văn (延文), bản năm thứ 17 (1640) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), v.v.
(東土): có mấy nghĩa. (1) Thời cổ dại, chỉ cho một địa khu hay tiểu quốc nào đó ở phía Đông của đất Thiểm (陝). Như trong Quốc Ngữ (國語), phần Trịnh Ngữ (鄭語), có đoạn: “Hoàn Công vi Tư Đồ, thậm đắc Chu chúng dữ Đông độ chi nhân (桓公為司徒,甚得周眾與東土之人, Hoàn Công làm chức Tư Đồ, rất được lòng dân xứ Chu và người đất Thiểm).” (2) Dưới thời Đông Tấn, Nam Triều, từ này đặc biệt dùng để chỉ cho một dãy Tô Nam (蘇南) và Triết Giang (浙江). Như trong Tấn Thư (晉書), Dữu Dực Truyện (庾翼傳), có đoạn: “Thời Đông Độ đa phú dịch, bách tánh nãi tùng hải đạo nhập Quảng Châu, Sắc Sứ Đặng Nhạc đại khai cổ chú, chư di nhân thử tri tạo binh khí (時東土多賦役、百姓乃從海道入廣州、刺史鄧嶽大開鼓鑄、諸夷因此知造兵器, lúc bấy giờ Đông Độ nhiều sưu thuế và lao dịch, bá tánh bèn từ đường biển vào Quảng Châu, Sắc Sứ Đặng Nhạc bắt đầu đúc khí giới, nhờ đó bọn mọi rợ mới biết chế tạo binh khí).” (3) Tên gọi thời xưa của Trung Quốc, đối với phương Tây mà nói. Như trong Tông Thống Biên Niên (宗統編年, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1600) quyển 8 có đoạn: “Đông Độ đệ nhất thế Tổ Bồ Đề Đạt Ma tôn giả tự Nam Thiên Trúc lai, cửu nguyệt nhị thập nhất nhật đạt ư Quảng Châu (東土第一世祖菩提達磨尊者自南天竺來、九月二十一日達於廣州, Tổ đời thứ nhất của Trung Hoa là tôn giả Bồ Đề Đạt Ma, từ Nam Thiên Trúc đến, ngày 21 tháng 9 thì đến tại Quảng Châu).” Hay trong Nguyên Tẩu Hành Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (元叟行端禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1419) quyển 4, phần Hàng Châu Kính Sơn Hưng Thánh Vạn Thọ Thiền Tự Ngữ Lục (杭州徑山興聖萬壽禪寺語錄), lại có câu: “Tây Thiên tích nhật Tịnh Danh lão, Đông Độ kim triêu Bàng Uẩn công (西天昔日淨名老、東土今朝龐蘊公, Tây Thiên [Ấn Độ] ngày xửa Tịnh Danh lão, Đông Độ [Trung Hoa] sáng nay Bàng Uẩn ông).” Hoặc trong Liên Tu Khởi Tín Lục (蓮修起信錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1204) quyển 1, phần Trí Tuệ Linh Lung Phạ Ra Đát Đa Như Lai Bảo Huấn (智慧玲瓏嚩囉噠哆如來寶訓), cũng có câu: “Hình cốt tuy tồn Đông Độ, tâm thần dĩ tại Liên Trì (形骸雖存東土、心神已在蓮池, hình cốt tuy còn Đông Độ [Ấn Độ], tâm thần đã ở Liên Trì [Tây phương]).”
(荷澤寺, Kataku-ji): hiện tọa lạc tại Lạc Dương (洛陽), Đông Đô (東都), Tỉnh Hà Nam (河南省). Vào năm thứ 4 (745) niên hiệu Thiên Bảo (天寳), nhận lời thỉnh cầu của Tống Đỉnh (宋鼎), Thần Hội (神會) đến trú trì chùa này. Đây là nơi đã từng xảy ra cuộc luận tranh bài xích Bắc Tông Thiền với Sùng Viễn (崇遠).
(軒氏): tức Hiên Viên (軒轅), Hoàng Đế (黃帝), một trong Tam Hoàng Ngũ Đế (三黃五帝) của truyền thuyết Trung Quốc, là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa. Hoàng Đế họ là (公孫), hiệu là Hiên Viên Thị (軒轅氏), Hữu Hùng Thị (有熊氏) hay Quy Tàng Thị (歸藏氏). Như trong Sử Ký (史記), phần Ngũ Đế Bản Ký (五帝本記) có ghi rằng: “Hoàng Đế giả, Thiếu Điển chi tử, tánh Công Tôn, danh Hiên Viên; Hoàng Đế cư Hiên Viên chi kheo (黃帝者、少典之子、姓公孫、名軒轅、黃帝居軒轅之丘, Hoàng Đế là con của Thiếu Điển; họ Công Tôn, tên Hiên Viên; Hoàng Đế sống trên Đồi Hiên Viên).” Vị trí của Đồi Hiên Viên hiện vẫn còn đang tranh luận, nhưng phần lớn các học giả đều công nhận là ở tại Trịnh Châu (鄭州), Hà Nam (河南). Xưa kia nơi đây có đô thành của vương quốc Hữu Hùng (有熊); phụ thân của Hiên Viên là quốc vương của xứ sở này. lại có thuyết cho là đồi này hiện ở tại vùng Khúc Phụ (曲阜), Sơn Đông (山東). Tương truyền rằng ông sanh vào ngày mồng 2 tháng 2 Âm Lịch. Trong trận chiến Trác Lộc (涿鹿), ông giết chết vua Xi Vưu (蚩尤), giành được thắng lợi, thống nhất các bộ lạc Trung Nguyên. Sau cuộc chiến, Hoàng Đế xuất binh tiến vào địa khu Cửu Lê (九黎), tại núi Thái Sơn (泰山), tập trung các bộ lạc trong thiên hạ, tiến hành long trọng nghi thức cáo tế trời đất. Đột nhiên, trên trời hiện ra con con giun lớn, màu vàng; mọi người cho rằng lấy đức của đất làm vua, nên vua tự xưng là Hoàng Đế. Trước kia Viêm Đế (炎帝) cùng với Hoàng Đế đã từng liên minh chống lại Xi Vưu. Tuy nhiên, sau khi vua Xi Vưu thất bại, Viêm Đế lại sanh bất hòa với Hoàng Đế. Hai bên quyết chiến trong trận Phản Tuyền (阪泉), và cuối cùng thì Hoàng Đế thắng trận và xác lập địa vị độc tôn thiên hạ. Trong thời gian trị vì, nhà vua đã từng dạy cho nhân dân biết cách lấy lửa nấu cơm, ăn cơm nóng, sáng chế kỹ thuật dệt lụa, chế ra lịch pháp, chế tạo y phục, mũ giày để đè phòng giá lạnh, che thân, v.v. Hoàng Đế có 4 vợ chính và 10 bà hầu. Bà Chánh Phi họ Tây Lăng (西陵), tên Luy Tổ (嫘祖), người phát minh và dạy nhân dân nuôi tằm, dệt tơ để làm y phục, nên có hiệu là Tiên Tàm (先蠶). Bà Thứ Phi là Mô Mẫu (嫫母), tuy hình dung xấu xí nhưng đức hạnh cao thượng, rất được Hoàng Đế kính trọng. Ông có 25 người con, trong số đó 14 người được phong cho 12 họ khác nhau, gồm: Cơ (姬), Tây (酉), Kì (祁), Kỷ (己), Đằng (滕), Hàm (葴), Nhiệm (任), Tuân (荀), Hy (僖), Cật (姞), Huyên (儇), Y (衣). Các đời vua Thiếu Hạo (少昊), Chuyên Húc (顓頊), Đế Khốc (帝嚳), Đường Nghiêu (唐堯), Ngu Thuấn (虞舜), cho đến vua triều nhà Hạ (夏), Thương (商), Chu (周) đều là con cháu của Hoàng Đế. Sau khi qua đời, Hoàng Đế được an táng tại Kiều Sơn (橋山), tức là Hoàng Đế Lăng (黃帝陵) ở Tỉnh Thiểm Tây (陝西省) ngày nay. Trong Đạo Giáo, ông được xem như là một trong những người khai sáng ra tôn giáo này. Trong bài Đông Đô Phú (東都賦) của Ban Cố (班固) nhà Hán có đoạn ca ngợi công lao của Hiên Viên rằng: “Phân xuyên thổ, lập thị triều, tác chu dư, tạo khí giới, tư nãi Hiên Viên Thị chi sở khai đế công dã (分州土、立市朝、作舟輿、造器械、斯乃軒轅氏之所以開帝功也, chia sông hồ, đất đai; lập chợ, triều đình; làm thuyền, xe; tạo khí giới; thảy đều là công khai sáng đầu tiên của Hiên Viên Thị).”
(呉・吳・吴):
(1) Nhà Ngô do Thái Bá (泰伯) kiến lập dưới thời nhà Chu (周), trải qua 25 đời vua, kéo dài 759 năm, sau bị nhà Việt (越) tiêu diệt vào năm 472 trước công nguyên.
(2) Nhà Ngô do Tôn Quyền (孫權) kiến lập dưới thời Tam Quốc, đóng đô ở Kiến Nghiệp (建業), trải qua 4 đời vua và kéo dài 60 năm, sau bị nhà Tấn (晉) tiêu diệt vào năm 280.
(3) Nhà Ngô dưới thời Ngũ Đại, do Dương Hành Mật (楊行密) kiến lập, trải qua 4 đời vua và kéo dài 46 năm, sau bị Từ Tri Cáo (徐知誥) tiêu diệt vào năm 937.
(4) Địa danh, ngày xưa là địa phương nước Ngô, nay là một dãy Tỉnh Giang Tô (江蘇省).
(5) Tên gọi chung Trung Quốc ngày xưa.
(6) Đồ vật mang từ Trung Quốc sang.
(吾燈嚴統, Gotōgentō): 25 quyển, 2 quyển mục lục, do Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容) và Bách Si Hành Nguyên (百癡行元) nhà Thanh cùng soạn, san hành vào năm thứ 10 (1653) niên hiệu Thuận Trị (順治). Bất mãn với sự tồn tại của Ngũ Đăng Hội Nguyên Tục Lược (吾燈會元續略)―tác phẩm đặt trọng tâm thâu tập những Ngữ Lục của Tào Động Tông, Thông Dung cho rằng trong Ngũ Gia chỉ có Tào Động Tông là thuộc về pháp thống của hệ thống Thanh Nguyên (青原) và chủ trương các tông khác thuộc về hệ thống Nam Nhạc (南岳), cho nên ông biên tập thành bộ này. Nhân vật được thâu lục vào bộ này gồm từ 27 vị tổ của Tây Thiên, 6 vị tổ của Đông Độ cho đến những người môn hạ của phái Trạm Nhiên Viên Trừng (湛然圓澄) thuộc hệ thống Thanh Nguyên của Tào Động Tông, và những người môn hạ của phái Thiên Ẩn Viên Tu (天隱圓修) thuộc hệ thống Nam Nhạc. Nếu nhìn từ mặt lịch sử, tác phẩm này có nhiều vấn đề như điểm công nhận sự hiện hữu của Thiên Vương Đạo Ngộ (天王道悟) và cho 2 tông Vân Môn, Pháp Nhãn thuộc về môn hạ của Nam Nhạc; hay điểm thâu lục phần lớn dựa vào Ngũ Đăng Hội Nguyên (吾燈會元); hay điểm cho rằng sự kế thừa của Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經), Vô Dị Nguyên Lai (無異元來), v.v., là không rõ ràng, v.v.
(二諦): chỉ cho Chơn Đế và Tục Đế. Đế (諦) là lý chân thật bất hư. Chơn Đế (s: paramārtha-satya, p: paramattha-sacca, 眞諦), còn gọi là Thắng Nghĩa Đế (勝義諦), là chân lý của xuất thế gian. Tục Đế (s: saṃvṛti-satya, p: sammuti-sacca, 俗諦), còn gọi là Thế Tục Đế (世俗諦), Thế Đế (世諦); tức là chân lý thế gian. Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện (南海寄歸內法傳, Taishō Vol. 54, No. 2125) quyển 4 cho rằng việc thế tục che trùm chân lý thế gian, nên Tục Đế được dịch là Phú Tục Đế (覆俗諦). Ý nghĩa của Nhị Đế được thuyết trong các kinh điển không thống nhất với nhau. Tùy theo kinh điển mà tên gọi của Nhị Đế cũng khác nhau. Như Niết Bàn Kinh (涅槃經), Nhân Vương Bát Nhã Kinh (仁王般若經), Đại Trí Độ Luận (大智度論), Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章), v.v., thì gọi là Thế Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế (第一義諦). Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh Phá Thủ Trước Bất Hoại Giả Danh Luận (金剛般若波羅蜜經破取著不壞假名論), Thành Thật Luận (成實論) thì gọi là Chơn Đế và Tục Đế. Trong khi đó, Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh (大般若波羅蜜多經), Du Già Luận (瑜伽論), Duy Thức Luận (唯識論) thì gọi là Tục Đế và Thắng Nghĩa Đế. Trong đó, từ Chơn Đế và Tục Đế là thịnh hành nhất. Pháp của Nhị Đế cũng được diễn đạt khác nhau tùy theo các tông phái. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa (妙法蓮華經玄義, Taishō Vol. 33, No. 1716) quyển 2 cho rằng: “Phù Nhị Đế giả, danh xuất chúng kinh, nhi kỳ lý nan hiểu, thế gian phân vân, do lai thạc tranh (夫二諦者、名出眾經、而其理難曉、世間紛紜、由來碩諍, phàm Nhị Đế, tên có khắp trong các kinh, nhưng lý của nó khó hiểu, thế gian phân vân, tranh luận sôi nỗi xuất xứ của nó).” Quảng Hoằng Minh Tập (廣弘明集, Taishō Vol. 52, No. 2103) quyển 24 của phái Nam Sơn lại liệt Nhị Đế thuộc vào dị thuyết của xưa nay. Trong khi đó, qua Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章, Taishō Vol. 44, No. 1851) 1, Pháp Sư Tịnh Ảnh Huệ Viễn (淨影慧遠, 523-592) thì giải thích rằng: “Đệ tứ tông trung, phân vi Nhị Đế, thể vi Chơn Đế, dụng vi Tục Đế (第四宗中、分爲二諦、體爲眞諦、用爲世諦, trong tông thứ tư, chia thành Hai Đế, thể là Chơn Đế, dụng là Tục Đế).” Đại Thừa Tứ Luận Huyền Nghĩa (大乘四論玄義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 46, No. 784) quyển 5 định nghĩa Nhị Đế là: “Cái thị Pháp Tánh chi chỉ quy, nhất chơn Bất Nhị chi cực lý dã (蓋是法性之旨歸、一眞不二之極理也, vốn là yếu chỉ quy nguyên của Pháp Tánh, là lý tột cùng của nguồn chơn Không Hai).” Tông Kính Lục (宗鏡錄, Taishō Vol. 48, No. 2016) quyển 82 cho rằng: “Đắc nhập Trung Đạo, song chiếu Nhị Đế, tâm tâm tịch diệt, tự nhiên lưu nhập Tát Bà Nhã hải, danh Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế quán (得入中道、雙照二諦、心心寂滅、自然流入薩婆若海、名中道第一義諦觀, vào được Trung Đạo, song chiếu Nhị Đế, tâm tâm vắng lặng, tự nhiên trôi nhập vào biển hết thảy chủng trí, ấy gọi là quán Nghĩa Đế Thứ Nhất của Trung Đạo).” Hay trong Lạc Dương Già Lam Ký (洛陽伽藍記, Taishō Vol. 51, No. 2092) quyển 1 lại ghi rằng: “Chí ư Nhất Thừa Nhị Đế chi nguyên, Tam Minh Lục Thông chi chỉ, Tây Vức bị tường, Đông Độ mĩ ký (至於一乘二諦之原、三明六通之旨、西域僃詳、東土靡記, cho đến nguồn gốc của Một Thừa, Hai Đế; ý chỉ của Ba Trí, Sáu Thần Thông, Tây Vức [Ấn Độ] thì giải thích đầy đủ, còn Đông Độ [Trung Hoa] thì không ghi gì cả).” Trong Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi (瑜伽集要焰口施食儀, Taishō Vol. 21, No. 1320) hay Lễ Xá Lợi Tháp Nghi Thức (禮舍利塔儀式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1491) có đoạn: “Nguyện tương dĩ thử thắng công đức, hồi hướng vô thượng chơn Pháp Giới, tánh tướng Phật pháp cập Tăng Già, Nhị Đế dung thông Tam Muội Ấn, như thị vô lượng công đức hải, ngã kim giai tất tận hồi hướng (願將以此勝功德、迴向無上眞法界、性相佛法及僧伽、二諦融通三昧印、如是無量功德海、我今皆悉盡迴向, nguyện lấy công đức thù thắng này, hối hướng vô thượng chơn Pháp Giới, tánh tướng Phật pháp và Tăng Già, Hai Đế dung thông Tam Muội Ấn, như vậy vô lượng công đức biển, con nay đều xin hồi hướng thảy).”
(法玩, Hōgan, 715-790): vị tăng của Bắc Tông Thiền, người đất Ngụy, họ Trương (張). Năm lên 18 tuổi, ông theo hầu Phổ Tịch (普寂) và đến năm 20 tuổi thọ Cụ Túc giới. Ông chuyên hóa đạo ở Lạc Dương (洛陽), Tung Sơn (嵩山). Môn nhân của ông có nhiều người, và đến ngày 13 tháng 8 năm thứ 6 niên hiệu Trinh Hòa (貞和), ông thị tịch tại Kính Ái Tự (敬愛寺), hưởng thọ 76 tuổi đời và 57 hạ lạp. Năm sau, tháp của ông được xây dựng tại Thiếu Lâm Tự (少林寺); Lý Sung (李充) soạn ra Đại Đường Đông Đô Kính Ái Tự Cố Khai Pháp Lâm Đàn Đại Đức Pháp Ngoạn Thiền Sư Tháp Minh (大唐東都敬愛寺故開法臨壇大德法玩禪師塔銘).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.184.55 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập