Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Điều Nhiên »»
(嵯峨清涼寺, Sagaseiryō-ji) hay Thanh Lương Tự (清涼寺, Seiryō-ji): ngôi chùa của Tịnh Độ Tông, hiện tọa lạc tại số 46 Sagashakadōfujinoki-chō (嵯峨釈迦堂藤ノ木町), Sakyō-ku (右京區), Kyōto-shi (京都市), Kyōto-fu (京都府); hiệu núi là Ngũ Đài Sơn (五台山), thường được gọi là Tha Nga Thích Ca Đường (嵯峨釋迦堂). Tượng thờ chính của chùa là Thích Ca Như Lai (quốc bảo). Ban đầu chùa thuộc về Hoa Nghiêm Tông, rồi sau đến Thiên Thai, Chơn Ngôn, Niệm Phật Tông, nhưng hiện tại thì thuộc về Tịnh Độ Tông. Ngôi chùa này nguyên sơ là sơn trang của Hoàng Tử Nguyên Dung (源融), con của Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō, tại vị 809-823), sau đó được cải thành chùa với tên là Thê Hà Tự (棲霞寺). Đến năm 987 (niên hiệu Vĩnh Diên [永延] thứ nhất), vị Tăng Điều Nhiên (奝然) lấy bức tượng Thích Ca đem từ nhà Tống về tôn trí tại đây, sau đó vào năm 1016, khi Điều Nhiên qua đời, thì cao đệ là Thạnh Toán (盛算) mới theo di chí của sư huynh mà tiếp tục khai sáng chùa. Nguyên bản tên chùa Thê Hà Tự hiện vẫn còn lưu lại ở A Di Đà Đường. Tượng Thích Ca đứng bằng gỗ ở chùa này cao 6 mét, có hình tướng đặc dị nhất ở Nhật, tương đương với tượng Phật ở Mathura, Ấn Độ, là loại tượng gỗ bằng Chiêu Đàn. Tượng thờ chính của chùa là A Di Đà Phật, một danh tác vào đầu thời đại Đằng Nguyên, được gọi là Tha Nga Quang Phật (嵯峨光佛). Chùa này cũng đã mấy lần bị hỏa tai cháy rụi, các đường vũ hiện tại là những kiến trúc do vị trú trì Nghiêu Trấn Hòa Thượng (堯鎭和上) tái tạo nên theo mệnh lệnh của Tướng Quân Đức Xuyên Cương Cát (德川綱吉, Tokugawa Tsunayoshi) vào khoảng niên hiệu Văn Lộc (文祿, 1592-1596). Quần thể kiến trúc hiện tại của chùa có Chánh Điện, Tàng Kinh Các, Dược Sư Đường, Linh Bảo Tháp, Sơn Môn, Cổ Tháp, v.v. Chùa còn lưu giữ nhiều bảo vật thuộc dạng quốc bảo hay tài sản văn hóa trọng yếu như tượng đứng Thích Ca Như Lai, bằng gỗ, do Điều Nhiên tạc nên vào năm 985 tại Khai Nguyên Tự (開元寺) ở Đài Châu (台州), khi đang còn ở bên nhà Tống cầu pháp; tượng ngồi A Di Đà Tam Tôn, bằng gỗ, nguyên lai là tượng thờ chính của Thê Hà Tự, được hoàn thành vào năm 896, nhân lễ Húy Kỵ của Hoàng Tử Nguyên Dung; 16 bức tranh màu trên lụa tượng Thập Lục La Hán, v.v.
(成尋, Shōjin, 1011-1081): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sang nhà Tống cầu pháp, cha là con của Đằng Nguyên Thật Phương (藤原實方), mẹ là con của Nguyên Tuấn Hiền (源俊賢); tuy nhiên cũng có nhiều thuyết khác nhau. Năm lên 7 tuổi, ông nhập môn xuất gia với Văn Khánh (文慶, Bunkei, sau này là Trưởng Lại của Viên Thành Tự [園城寺, Onjō-ji]) ở Đại Vân Tự (大雲寺, Daiun-ji) vùng Nham Thương (岩倉, Iwakura), kinh đô Kyōto và học giáo lý Hiển Mật. Sau đó, ông thọ pháp Thai Mật của Hành Viên (行圓, Gyōen) và Minh Tôn (明尊, Myōson); đến năm 1041 (niên hiệu Trường Cửu [長久] thứ 2) thì làm Biệt Đuơng (別當, Bettō) của Đại Vân Tự. Cùng lúc đó, ông còn làm vị tăng hộ trì cho vị Quan Bạch Đằng Nguyên Lại Thông (藤原賴通, Fujiwara-no-Yorimichi). Đến năm 62 tuổi (1072), ông mang bộ Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) cũng như Tuần Lễ Ký (巡禮記) của Viên Nhân (圓仁, Ennin) và Điều Nhiên (奝然, Chōnen) sang nhà Tống, đi tham bái khắp các nơi, rồi tham gia dịch kinh ở Biện Kinh (汴京, Khai Phong [開封]) và được ban cho hiệu là Thiện Huệ Đại Sư (善慧大師) nhờ ông cầu mưa có linh nghiệm. Vì không được phép trở về nước, ông ủy thác cho đệ tử 527 quyển kinh mang về và cuối cùng qua đời tại Khai Bảo Tự (開寳寺), Phủ Khai Phong. Ngoài tác phẩm Tham Thiên Thai Ngũ Đài Sơn Ký (參天台五台山記), ông còn để lại một số trước tác khác như Quán Tâm Luận Chú (觀心論註), Pháp Hoa Kinh Chú (法華經註), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.71.60 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập