Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Diệu Giác »»
(九有): chỉ cho 9 xứ sở cư trú của chúng hữu tình, hay 9 loại sinh tồn của thế giới hữu tình, còn gọi là Cửu Cư (九居), Cửu Chúng Sanh Cư (九眾生居), Cửu Hữu Tình Cư (九有情居), Cửu Môn (九門), Cửu Địa (九地); có thể chia thành Dục Giới (欲界), Sắc Giới (色界) và Vô Sắc Giới (無色界). Tùy theo tam muội Thiền định sâu hay cạn mà Sắc Giới và Vô Sắc Giới lại chia thành Tứ Thiền Thiên (四禪天, bốn cõi Thiền) và Tứ Vô Sắc Thiên (四無色天, bốn cõi trời vô sắc); như vậy cọng với Dục Giới thành 9 cõi gồm:
(1) Dục Giới Ngũ Thú Địa (欲界五趣地, cõi dục có 5 đường): nơi sinh sống lẫn lộn của các hiện hữu Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, người và trời (kể cả cõi trời Sáu Dục), nên được gọi là Ngũ Thú Tạp Cư Địa (五趣雜居地, nơi 5 loài sống hỗn tạp lẫn nhau).
(2) Ly Sanh Hỷ Lạc Địa (離生喜樂地): cảnh địa sanh khởi niềm vui sướng nhờ xa lìa đường ác của Dục Giới; cõi Sơ Thiền của Sắc Giới thuộc về cảnh địa này.
(3) Định Sanh Hỷ Lạc Địa (定生喜樂地): cảnh địa sanh khởi niềm hỷ lạc nhờ có định; cõi Thiền thứ 2 của Sắc Giới thuộc cảnh địa này.
(4) Ly Hỷ Diệu Lạc Địa (離喜妙樂地): cảnh địa có sự an lạc thù thắng nhờ xa lìa niềm vui của cảnh địa trước; cõi Thiền thứ 3 của Sắc Giới thuộc cảnh địa này.
(5) Xả Niệm Thanh Tịnh Địa (捨念清淨地): cảnh địa có được nhờ xả ly tất cả hỷ lạc của các cảnh địa trước, cho nên tâm đạt được sự an tĩnh, bình đẳng, tự giác và thanh tịnh; cõi Thiền thứ 4 của Sắc Giới thuộc cảnh địa này.
(6) Không Vô Biên Xứ Địa (空無邊處地): cảnh địa có được nhờ xa lìa tánh vật chất của Sắc Giới và chứng đắc tánh tự tại của hư không không cùng tận; cõi trời thứ nhất của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này.
(7) Thức Vô Biên Xứ Địa (識無邊處地): cảnh địa đạt được thức là vô hạn, rộng rãi vô cùng; cõi trời thứ 2 của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này.
(8) Vô Sở Hữu Xứ Địa (無所有處地): cảnh địa xa lìa tính động của 2 địa trước, nhập vào tưởng vắng lặng gọi là “không có một vật”; cõi trời thứ 3 của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này.
(9) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Địa (非想非非想處地): cảnh địa xa lìa cả có tưởng cũng như không có tưởng, không thiên về có và không, đạt đến trạng thái an tĩnh, bình đẳng; cõi trời thứ 4 của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này.
Trong Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經) có câu: “Tứ Sanh Cửu Hữu, đồng đăng Hoa Tạng huyền môn, Bát Nạn Tam Đồ, cọng nhập Tỳ Lô tánh hải (四生九有、同登華藏玄門、八難三途、共入毘盧性海, Bốn Loài Chín Cõi, cùng lên Hoa Tạng cửa huyền; Tám Nạn Ba Đường, đều vào Tỳ Lô biển tánh).” Hay như trong Tự Sa Môn Huyền Trang Thượng Biểu Ký (寺沙門玄奘上表記), phần Thỉnh Đắc Thiện Lạc Pháp Sư Đẳng Trùng Xuất Gia Biểu (請得善洛法師等重出家表) lại có đoạn: “Phục duy: Hoàng Đế Hoàng Hậu Bệ Hạ, uẩn linh Diệu Giác, ứng tích thiện quyền, cố năng giám cực chơn như, chuyển Pháp Luân ư Cửu Hữu, bi hoài thứ loại, chửng trầm nạn ư Tam Đồ (伏惟、皇帝皇后陛下、蘊靈妙覺、應跡善權、故能鑒極眞如、轉法輪於九有、悲懷庶類、拯沉難於三塗, Cúi mong: Hoàng Đế, Hoàng Hậu, Bệ Hạ, linh thiêng biết tỏ, ứng tích hiển bày, nên có thể chứng giám chơn như, chuyển Xe Pháp nơi Chín Cõi, xót thương muôn dân, cứu khổ nạn nơi Ba Đường).” Hoặc như trong A Tỳ Đạt Ma Tàng Hiển Tông Luận (阿毘達磨藏顯宗論, Taishō No. 1563) quyển 12 có câu: “Như thị giải thích Thất Thức Trú dĩ, nhân tư phục biện Cửu Hữu Tình Cư (如是解釋七識住已、因茲復辯九有情居, như vậy đã giải thích xong Bảy Thức Trú, nhân đây lại bàn rõ Chín Cõi Cư Trú Của Chúng Hữu Tình).”
(等覺): tên gọi khác của đức Phật, còn gọi là Đẳng Chánh Giác (等正覺), một trong 10 đức hiệu của Phật. Đẳng (等) nghĩa là bình đẳng; giác (覺) tức là giác ngộ; sự giác ngộ của chư Phật là bình đẳng, nhất như, nên được gọi là Đẳng Giác. Như trong Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 10 có cho biết rằng: “Chư Phật đẳng cố, danh vi Đẳng Giác (諸佛等故、名爲等覺, các đức Phật bình đẳng nên có tên là Đẳng Giác).” Hay như trong Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh Kệ Bà Tẩu Bàn Đầu Bồ Tát Tạo Tinh Chú (無量壽經優婆提舍願生偈婆藪槃頭菩薩造幷註, tức Tịnh Độ Luận Chú [淨土論註], Vãng Sanh Luận Chú [往生論註], Taishō Vol. 40, No. 1819) quyển Thượng cũng giải thích rằng: “Dĩ chư pháp đẳng cố, chư Như Lai đẳng, thị cố chư Phật Như Lai danh vi Đẳng Giác (以諸法等故、諸如來等、是故諸佛如來名爲等覺, vì các pháp bình đẳng, nên các Như Lai bình đẳng, vì vậy các đức Phật Như Lai có tên gọi là Đẳng Giác).” Trong 52 vị của giai vị Đại Thừa, vị Bồ Tát ở giai vị thứ 51 được gọi là Đẳng Giác, là địa vị tối cao của Bồ Tát. Nghĩa là khi đầy đủ ba kỳ trăm kiếp tu hành, Bồ Tát của Biệt Giáo thì đoạn tận 11 phẩm vô minh, Bồ Tát của Viên Giáo thì đoạn tận 41 phẩm vô minh, sẽ chứng đắc Phật quả Diệu Giác; công đức trí tuệ của vị ấy ngang hàng với Diệu Giác; nên được có tên là Đẳng Giác, hay gọi là Nhất Sanh Bổ Xứ (一生補處, ý chỉ một kiếp kế tiếp sẽ thành Phật), Kim Cang Tâm (金剛心, tâm kiên cố như kim cương, có thể phá tan phiền não), Hữu Thượng Sĩ (有上士, đức Phật Diệu Giác thì được gọi là Vô Thượng Sĩ, bậc Đẳng Giác thì có tên như vậy), Vô Cấu Địa (無垢地, đạt đến cảnh giới không cấu nhiễm), v.v. Như trong Tứ Giáo Nghi (四敎儀, Taishō Vol. 46, No. 1929) quyển 10 có đoạn rằng: “Nhược vọng Pháp Vân danh chi vi Phật, vọng Diệu Giác danh Kim Cang Tâm Bồ Tát, diệc danh Vô Cấu Địa Bồ Tát (若望法雲名之爲佛、望妙覺名金剛心菩薩、亦名無垢地菩薩, nếu hướng về quả vị Pháp Vân Địa thì gọi đó là Phật, hướng về Diệu Giác thì gọi là Bồ Tát Kim Cang Tâm, cũng có tên là Bồ Tát Vô Cấu Địa).” Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀, Taishō Vol. 46, No. 1911) quyển 1 khẳng định rằng: “Cứu cánh tức Bồ Đề giả, Đẳng Giác nhất chuyển nhập ư Diệu Giác (究竟卽菩提者、等覺一轉入於妙覺, cứu cánh tức Bồ Đề nghĩa là Đẳng Giác một lần chuyển nhập vào Diệu Giác).”
(妙顯寺, Myōken-ji): ngôi chùa nổi tiếng của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại Kamigyō-ku (上京區), Kyotō-shi (京都市), Kyotō-fu (京都府); hiệu là Cụ Túc Sơn Long Hoa Viện (具足山龍華院). Chùa do Nhật Tượng (日像) khai sáng vào năm 1321 (Nguyên Hưởng [元亨] nguyên niên); và đối với Nhật Liên Tông thì đây được xem như là đạo tràng đầu tiên. Vào năm 1334 (Kiến Võ [建武] nguyên niên), chùa được Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō) ban cho sắc hiệu Pháp Hoa Tông và trở thành ngôi chùa sắc nguyện của nhà vua. Ba năm sau, Tướng Quân Túc Lợi Trực Nghĩa (足利直義, Ashikaga Tadayoshi) cũng dùng nơi đây làm nơi cầu đảo. Hơn nữa, vào năm 1357 (Diên Văn [延文] 2), Hậu Quang Nghiêm Thiên Hoàng (後光嚴天皇, Gokōgon Tennō) lại ban sắc chỉ cho chùa đọc tụng 30.000.000 bộ Kinh Pháp Hoa ở đây, rồi năm sau thì ban cho hiệu là Tứ Hải Xướng Đạo (四海唱導). Sau đó, chùa đã từng tổ chức luận tranh về giáo nghĩa với các chùa như Diệu Giác Tự (妙覺寺); rồi vì do lưu lại tên Pháp Hoa Tông mà làm cho Tỷ Duệ Sơn nổi giận, nên những ngôi đường tháp của chùa bị phá hoại tan tành. Thể theo mệnh lệnh của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), chùa được dời về vị trí hiện tại vào năm 1583 (Thiên Chánh [天正] 11), và trong khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (元和, 1615-1624), chùa đã chỉnh đốn lại toàn bộ đường tháp trang nghiêm. Tuy nhiên, do trận hỏa hoạn vào năm 1788 (thiên minh [天明] 8), chùa lại bị thiêu rụi hoàn toàn. Hiện tại chùa còn lưu giữ một số kiến trúc như Chánh Điện, Tổ Sư Đường, Chơn Cốt Đường, Quỷ Tử Mẫu Thần Đường, Khách Điện, Thư Viện, Nhà Kho, Tàng Kinh Các, v.v. Nơi Chơn Cốt Đường có tôn trí ba hài cốt của Nhật Liên, Nhật Lãng và Nhật Tượng. Trong khuôn viên chùa hiện có mộ của Tiền Điền Lợi Quang (前田利光, Maeda Toshimitsu), Vĩ Hình Quang Lâm (尾形光琳, Ogata Kōrin), v.v., và đặc biệt là 9 ngôi viện, gồm Cửu Bổn Viện (久本院), Thập Thừa Viện (十乘院), Tuyền Diệu Viện (泉妙院), Pháp Âm Viện (法音院), Ân Mạng Viện (恩命院), Thiện Hành Viện (善行院), Bổn Diệu Viện (本妙院), Thật Thành Viện (實成院), Giáo Pháp Viện (敎法院).
(日奥, Nichiō, 1565-1630): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, Tổ của Phái Không Nhận Không Cho thuộc Nhật Liên Tông, húy là Nhật Áo (日奥), Nhật Chân (日甄); tự là Giáo Anh (敎英); hiệu Phật Tánh Viện (佛性院), An Quốc Viện (安國院); xuất thân vùng Kyoto. Lúc còn nhỏ, ông đã theo hầu Nhật Điển (日典) ở Diệu Giác Tự (妙覺寺) trên kinh đô Kyoto; rồi đến năm 28 tuổi thì làm trú trì đời thứ 19 của chùa này. Vào năm 1595, trong dịp Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) tổ chức lễ cúng dường cho ngàn vị tăng ở ngay tại Chánh Điện của Phương Quảng Tự (方廣寺), ông chủ trương chính sách Không Nhận Không Cho và không đến tham dự lễ cúng dường này. Chính ông đã đối lập với nhóm Nhật Trùng (日重) ở Bổn Mãn Tự (本滿寺) chung quanh việc nhận và không nhận; rồi đến năm 1599, trong cuộc đối luận ở Thành Đại Phản (大阪城, Ōsaka-jō), ông bị xử tội cho ngựa kéo. Vào năm 1612, sau khi được tha tội, ông lại luận tranh với Nhật Càn (日乾) ở Thân Diên Sơn (身延山). Đến năm 1630, trong cuộc luận tranh ở Thân Trì (身池), Phái Không Nhận Không Cho bị đại bại. Sau khi Nhật Áo qua đời, tương truyền rằng thi hài của ông vẫn bị đem ra tra tấn vì tội luận tranh này. Trước tác của ông có Tông Nghĩa Chế Pháp Luận (宗義制法論) 3 quyển, Thủ Hộ Chánh Nghĩa Luận (守護正義論) 1 quyển, Cấm Đoán Báng Thí Luận (禁斷謗施論) 1 quyển, Gián Hiểu Thần Minh Ký (諫曉神明記) 1 quyển.
(日住, Nichijū, 1406-1486): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, húy là Nhật Trú (日住), hiệu Chơn Như Viện (眞如院), xuất thân vùng Kyoto. Ban đầu ông theo hầu hạ Nhật Diên (日延) ở Diệu Giác Tự (妙覺寺) thuộc kinh đô Kyoto; rồi sau đó cũng đã từng lên tu học trên Tỷ Duệ Sơn, làm trú trì các chùa Bổn Giác Tự (本覺寺) cũng như Diệu Giác Tự. Thỉnh thoảng ông có dâng sớ can gián, rồi mấy lần xuống vùng Quan Đông để giảng hòa cuộc đối lập giữa hai phe Cửu Viễn Tự (久遠寺) ở Thân Diên Sơn (身延山) và Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) ở Trung Sơn (中山); trở thành nhân vật trung tâm của giáo đoàn qua những hoạt động truyền giáo của ông. Ông đã tận lực trong việc nghiên cứu giáo học Tông phái và giáo dục giáo đoàn. Trước tác của ông có Diệu Pháp Trị Thế Tập (妙法治世集) 1 quyển, Diệu Pháp Trị Thế Tập Thỉ Mạt Ký (妙法治世集始末記) 1 quyển, Dữ Trung Sơn Tịnh Quang Viện Thư (與中山淨光院書) 1 quyển, Bổn Tôn Sao Kiến Văn (本尊抄見聞) 1 quyển, v.v.
(不受不施派, Fujufuse-ha): tên gọi một giáo phái của Nhật Liên Tông, vị Tổ của phái này là Phật Tánh Viện Nhật Áo (佛性院日奥) ở Diệu Giác Tự (妙覺寺). Không Nhận (不受, bất thọ) ở đây có nghĩa là không thọ nhận sự cúng dường của những người chưa tin vào Pháp Hoa hay báng bổ giáo pháp. Không Cho (不施, bất thí) là không cúng dường cho chư tăng của các tông phái khác vốn khinh báng Nhật Liên Tông. Từ thời Nhật Liên trở về sau, trong giáo đoàn Nhật Liên Tông thời trung đại có chia ra hai lập trường rõ rệt, nghĩa là quán triệt toàn bộ không thọ nhận và thọ nhận với trường hợp riêng đối với sự cúng dường của những nhà có quyền lực thuộc tầng lớp Võ Gia hay Vương Hầu. Với hai lập trường như vậy, ban đầu xảy ra sự đối lập trong giáo đoàn là nhân cuộc lễ tổ chức cúng dường cho ngàn vị tăng do Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) tổ chức tại Phương Quảng Tự (方廣寺) thuộc kinh đô Kyoto. Nhật Áo thì giữ vững lập trường của mình, không đến tham dự và rời khỏi Diệu Giác Tự. Mặt khác, nhóm Nhật Trùng (日重), Nhật Càn (日乾) thì không nhận ngoài trường hợp cúng dường của các nhà công tướng, nên đã đến dự. Vào năm 1599, Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) cho tổ chức cuộc đối luận giữa hai Phái Thọ Nhận của Nhật Thiệu (日紹) thuộc Diệu Hiển Tự (妙顯寺) và Phái Không Nhận của Nhật Áo tại Thành Đại Phản (大阪城, Ōsaka-jō), và ngay chính tại đây, Nhật Áo bị xử tội cho ngựa kéo phanh thây. Từ tiền lệ này, vào năm 1630, tại Thành Giang Hộ (江戸城, Edo-jō) cũng diễn ra cuộc đối luận giữa hai Phái Thân Diên (身延派) thuộc Phái Thọ Nhận và Phái Trì Thượng (池上派) thuộc Phái Không Thọ Nhận; và nhóm Nhật Thọ (日樹) của phái sau đã bị xử tội đày ải đi xứ xa. Sự phân liệt giữa hai phái này ở các vùng Quan Tây (關西, Kansai) và Quan Đông (關東, Kantō) cũng tượng tợ như sự phân liệt thành hai phe đông và tây của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) bên Tịnh Độ Tông vậy. Vào năm 1655, Chính Quyền Mạc Phủ Giang Hộ giao phó dấu ấn đỏ quy định lãnh vức của chùa; nên càng gây khó khăn nhiều trong việc cúng dường. Vào tháng 4 bốn năm sau, Chính Quyền Mạc Phủ lại ra lệnh cấm Phái Không Nhận Không Cho xây dựng chùa. Chính nhóm Nhật Giảng (日講) và Nhật Thuật (日述) phản đối điều này, nên bị đày ải. Mãi đến năm 1941, hai phái mới hợp nhất lại với nhau, lấy tên là Bổn Hóa Chánh Tông (本化正宗); nhưng 5 năm sau thì lại phân ly, Phái Không Nhận Không Cho thì đổi tên thành Diệu Pháp Hoa Tông (妙法華宗), rồi 6 năm sau thì lấy lại tên cũ.
(法華宗, Hokkeshū) tức Nhật Liên Tông (日蓮宗, Nichirenshū): theo pháp chế hiện tại thì đây là đoàn thể tôn giáo lấy Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji) ở vùng Thân Diên (身延, Minobu) làm Đại Bản Sơn; nhưng nếu xét về mặt lịch sử thì đây là tên gọi chung của tập đoàn tôn giáo vốn kế thừa và thực hiện giáo lý của Nhật Liên dưới thời đại Liêm Thương. Với ý nghĩa đó, Pháp Hoa Tông là tên gọi do các tông phái khác gọi về Nhật Liên Tông, hay cũng là tiếng tự xưng, và phần nhiều cách gọi này được dùng phổ biến hơn. Năm 1282, Nhật Liên (日蓮, Nichiren) chỉ danh 6 người đệ tử chân truyền của ông là Nhật Chiêu (日昭, Nisshō, 1221-1323), Nhật Lãng (日朗, Nichirō, 1245-1320), Nhật Hưng (日興, Nikkō, 1246-1333), Nhật Hướng (日向, Nikō, 1253-1314), Nhật Đảnh (日頂, Nicchō, 1252-1317 hay 1328?) và Nhật Trì (日持, Nichiji, 1250-?), với tên gọi là Lục Lão Tăng (六老僧). Sau đó, các môn phái được hình thành Dòng Phái Nhật Chiêu (日昭門流, tức Dòng Phái Banh [浜門流]), Dòng Phái Nhật Lãng (日朗門流, tức Dòng Phái Tỷ Xí Cốc [比企谷門流]), Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Phú Sĩ [富士門流]), Dòng Phái Nhật Hướng (日向門流, Dòng Phái Thân Diên [身延門流]). Sau khi Nhật Liên qua đời, xuất hiện thêm Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Trung Sơn [中山門流]). Thật thể của Nhật Liên Tông thời Trung Đại chính là những môn phái vừa nêu trên. Các môn phái mở rộng vùng giáo tuyến của mình ở vùng Đông Quốc, rồi sau đó dần dần tiến về phía kinh đô Kyoto làm cứ điểm hoạt động giáo hóa cho giáo đoàn. Những nhân vật có công trong việc này là Nhật Tượng (日像, Nichizo, 1269-1342) thuộc Dòng Phái Tứ Điều (四條門流) vốn lấy Diệu Hiển Tự (妙顯寺, Myōken-ji) làm trung tâm; Nhật Tĩnh (日靜, Nichijō, 1298-1369) của Dòng Phái Lục Điều (六條門流), lấy Bổn Quốc Tự (本國寺 hay 本圀寺, Honkoku-ji) làm trung tâm. Kế thừa dòng phái này có Nhật Tôn (日尊, Nisson, ?-1603) của Dòng Phái Phú Sĩ; rồi Nhật Thân (日親, Nisshin, 1407-1488) và Nhật Chúc (日祝, Nisshū, 1437-1513) của Dòng Phái Trung Sơn. Họ không những tiếp cận hàng công gia khanh tướng, mà còn lấy tầng lớp thương gia, công nhân và nông dân làm môn đồ; nhờ vậy đã tạo dựng được rất nhiều tự viện khắp nơi. Bên cạnh đó, những cuộc luận tranh về lập trường Tích Môn hay Bổn Môn của Kinh Pháp Hoa, cũng như điểm hay dở trong kinh bắt đầu được triển khai. Về phía Dòng Phái Lục Điều, Nhật Trận (日陣, Nichijin, 1339-1419) sáng lập ra Bổn Thiền Tự (本禪寺, Honzen-ji), rồi hình thành nên Dòng Phái Nhật Trận (日陣門流, tức Dòng Phái Bổn Thành Tự [本成寺, Honjō-ji]). Còn về phía Dòng Phái Tứ Điều, hai chùa Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji) và Diệu Liên Tự (妙蓮寺, Myōren-ji) chia rẽ nhau; Nhật Long (日隆, Nichiryū, 1385-1464) thì chủ trương tính hay dở của kinh, lấy Bổn Hưng Tự (本興寺) ở vùng Ni Khi (尼崎, Amazaki) và Bổn Năng Tự (本能寺, Honnō-ji) ở kinh đô Kyoto làm cứ điểm hoạt động truyền đạo, rồi hình thành nên Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Bát Phẩm [八品門流]). Trường hợp Nhật Thập (日什, Nichijū, 1314-1392) thì khai cơ Diệu Mãn Tự (妙滿寺, Myōman-ji) và sáng lập ra Dòng Phái Nhật Thập (日什門流, tức Dòng Phái Diệu Mãn Tự [妙滿寺門流]). Nhật Thân sáng lập Bổn Pháp Tự (本法寺, Hompō-ji), còn Nhật Chúc thì có Đảnh Diệu Tự (頂妙寺, Chōmyō-ji), và hình thành Dòng Phái Quan Tây Trung Sơn (關西中山門流). Những ngôi già lam này mở rộng phạm vi hoạt dộng ở vùng Tây Quốc, còn ở kinh đô Kyoto thì có được 21 ngôi chùa. Dưới thời đại Chiến Quốc, Nhật Liên Tông đã cùng với với dân chúng trong thôn xóm hình thành đội tự vệ. Trước uy lực mạnh mẽ như thế này, các giáo đoàn của những tông phái khác tập trung lại với nhau tại Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji), hợp với các nhà Đại Danh có thế lực, dòng võ lực đàn áp Nhật Liên Tông. Từ đó, xảy ra vụ Loạn Thiên Văn Pháp Hoa (天文法華の亂) vào năm thứ 5 (1536) niên hiệu Thiên Văn (天文). Khi ấy, các chùa ở kinh đô đều phải lánh nạn đi nơi khác, và sau mới được phép cho trở về. Đến thời Trung Đại, chủ trương gọi là “Bất Thọ Bất Thí (不授不施, Không Nhận Không Cho)” của Nhật Liên Tông bị những nhà lãnh đạo chính quyền đương thời như Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga), Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) chống đối kịch liệt. Cho nên xảy ra các vụ pháp nạn lớn, nhiều tăng lữ cũng như tín đồ phải hy sinh trong mấy lần pháp nạn này. Đến thời Cận Đại, tổ chức giáo dục chư tăng được thiết lập. Về mặt xuất bản cũng rất thịnh hành, các bức di văn của Nhật Liên từ đó được lưu hành rộng rãi. Truyện Nhật Liên cũng được lưu bố khắp nơi, cho nên xuất hiện các tác phẩm như Nhật Liên Thánh Nhân Chú Họa Tán (日蓮上人註畫讚), Nhật Liên Đại Thánh Nhân Ngự Truyền Ký (日蓮大上人御傳記), v.v. Đặc sắc lớn của Nhật Liên Tông thời Cận Đại là triển khai cuộc vận động Phật Giáo tại gia, trong đó cuộc vận động Quốc Trụ Hội (國柱會) của Điền Trung Trí Học (田中智學) là đối ứng với sự hưng thịnh của quốc gia Minh Trị (明治, Meiji); rồi Bổn Đa Nhật Sanh (本多日生) tổ chức thành Thiên Tình Hội (天晴會), thâu nạp toàn tầng lớp trí thức và quân nhân. Trong khi đó, nhóm Sơn Điền Tam Lương (山田三良) thì thành lập Pháp Hoa Hội (法華會). Vào thời kỳ Đại Chánh (大正, Taishō), Chiêu Hòa (昭和, Shōwa), tôn giáo tân hưng thuộc hệ Nhật Liên Tông bắt đầu triển khai. Sau thời chiến, một số hội khác ra đời như Linh Hữu Hội (靈友會, Reiyūkai), Lập Chánh Giao Thành Hội (立正佼成會, Risshōkōseikai), Sáng Giá Học Hội (創価學会, Sōkagakkai), v.v., và Nhật Liên Tông trở thành tôn giáo đại chúng. Căn cứ vào tài liệu Nhật Bản Sử Từ Điển (日本史辭典, Nihonshijiten) của Triêu Vĩ Trực Hoằng (朝尾直弘, Asao Naohiro), Vũ Dã Tuấn Nhất (宇野俊一, Uno Shunichi), Điền Trung Trác (田中琢, Tanaka Migaku), nhà xuất bản Giác Xuyên Thư Điếm (角川書店, 1996) cho biết rằng hiện tại Nhật Liên Tông có một số dòng phái chính (theo thứ tự tên dòng phái, chùa trung tâm) như: (1) Môn Lưu Banh (浜門流), Diệu Pháp Tự (妙法寺, Myōhō-ji, Kamakura); (2) Môn Lưu Lãng (朗門流), Diệu Bổn Tự (妙本寺, Myōhon-ji, Kamakura), Bổn Môn Tự (本門寺, Honmon-ji, Musashi); (3) ; (4) Môn Lưu Tảo Nguyên (藻原門流), Diệu Quang Tự (妙光寺, Myōkō-ji, Kamifusa); (5) Môn Lưu Lục Điều (六條門流), Bổn Quốc Tự (本國寺, Honkoku-ji, Kyōto); (6) Môn Lưu Trung Sơn (中山門流), Bổn Diệu Pháp Hoa Kinh Tự (本妙法華經寺, Honmyōhokkekyō-ji, Shimofusa); (7) Môn Lưu Tứ Điều (四條門流), Diệu Hiển Tự (妙顯寺, Myōken-ji, Kyoto); (8) Phái Bất Thọ Bất Thí (不受不施派), Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji, Bizen); (9) Môn Phái Bất Thọ Bất Thí Giảng (不受不施派講門派), Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji, Bizen); (10) Môn Lưu Phú Sĩ (富士門流), Đại Thạch Tự (大石寺, Daiseki-ji, Suruga); (11) Phái Bổn Thành Tự (本成寺派), Bổn Thành Tự (本成寺, Honjō-ji, Echigo); (12) Phái Diệu Mãn Tự (妙滿寺派), Diệu Mãn Tự (妙滿寺, Myōman-ji, Kyoto); (13) Phái Bát Phẩm (八品派), Bổn Hưng Tự (本興寺, Honkō-ji, Settsu), Bổn Năng Tự (本能寺, Honnō-ji, Kyoto); (14) Phái Bổn Long Tự (本隆寺派), Bổn Long Tự (本隆寺, Honryū-ji, Kyoto).
(性海): chỉ cho biển của bản tánh (thật tánh), và lấy đây để tỷ dụ cho lý tánh của chân như sâu rộng như biển cả. Đây cũng là cảnh của Pháp Thân Như Lai. Như trong bài tựa của Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記, Taishō Vol. 51, No. 2087) quyển 1 có đoạn: “Văn bất văn ư sanh diệt chi tế, quách quần nghi ư tánh hải, khải Diệu Giác ư mê tân (聞不聞於生滅之際、廓群疑於性海、啟妙覺於迷津, nghe không nghe nơi sanh diệt ngằn mé, mở nghi ngờ nơi biển tánh, bày giác ngộ nơi bến mê).” Hay trong Đôn Hoàng Biến Văn Tập (敦煌變文集), phần Duy Ma Cật Kinh Giảng Kinh Văn (維摩詰經講經文), cũng có đoạn: “Vấn ngã tâm, quy tánh hải, tánh hải trực ưng phi nội ngoại (問我心、歸性海、性海直應非內外, hỏi tâm ta, về biển tánh, biển tánh trực tiếp chẳng trong ngoài).” Trong bài Quảng Châu Đông Hoàn Huyện Tư Phước Tự Xá Lợi Tháp Minh (廣州東莞縣資福寺舍利塔銘) của Tô Thức (蘇軾, 1037-1101) nhà Tống có câu: “Thử thân tánh hải nhất phù âu, ủy thuế như di bất tự thâu (此身性海一浮漚、委蛻如遺不自收, thân này biển tánh bọt nước trôi, lột xác đi rồi lấy được đâu).” Hoặc trong Liệt Tổ Đề Cương Lục (列祖提綱錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1260) có ghi lại bài kệ của Thiền Sư Nam Nhạc Huệ Tư (南嶽慧思, 515-577) khi thị tịch rằng: “Đạo nguyên bất viễn, tánh hải phi dao, đản hướng kỷ cầu, mạc tùng tha mích, mích tức bất đắc, đắc diệc bất chân, khấu băng cổ Phật (道源不遠、性海非遙、但向己求、莫從他覓、覓卽不得、得亦不眞、扣冰古佛, nguồn đạo chẳng xa, biển tánh rất gần, chỉ hướng mình tìm, chớ theo người khác, tìm thì không được, được cũng chẳng thật, Phật cổ gõ băng).”
(s: daśa-bhūmi, 十地): tính từ quả vị thứ 41 đến 50 trong 52 quả vị (gồm Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác) tu hành của vị Bồ Tát. Thập Địa là 10 quả vị được thuyết trong Phẩm Thập Địa (十地品) của Kinh Hoa Nghiêm (s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra華嚴經), gồm có Hoan Hỷ Địa (s: pramudhitā-bhūmi, 歡喜地), Ly Cấu Địa (s: vimalā-bhūmi, 離垢地), Phát Quang Địa (s: prabhākarī-bhūmi, 發光地), Diệm Huệ Địa (s: arciṣmatī-bhūmi, 焰慧地), Cực Nan Thắng Địa (s: sudurjayā-bhūmi, 極難勝地), Hiện Tiền Địa (s: abhimukhī-bhūmi, 現前地), Viễn Hành Địa (s: dūraṅgamā-bhūmi, 遠行地), Bất Động Địa (s: acalā-bhūmi, 不動地), Thiện Huệ Địa (s: sādhumatī-bhūmi, 善慧地) và Pháp Vân Địa (s: dharmameghā-bhūmi, 法雲地), và được gọi là Hoa Nghiêm Thập Địa. Trong các Kinh Bát Nhã, v.v., cũng có nói về Thập Địa cọng thông cả ba thừa, với tên gọi khác là Càn Huệ Địa (乾慧地), Tánh Địa (性地), Bát Nhân Địa (八人地), Kiến Địa (見地), Bạc Địa (薄地), Ly Dục Địa (離欲地), Dĩ Biện Địa (己辨地), Bích Chi Phật Địa (辟支佛地), Bồ Tát Địa (菩薩地) và Phật Địa (佛地).
(十聖三賢): Thập Thánh là những vị Bồ Tát thuộc giai vị từ Sơ Địa (初地), tức Hoan Hỷ Địa (s: pramudhitā-bhūmi, 歡喜地), đến Thập Địa (十地), tức Pháp Vân Địa (s: dharmameghā-bhūmi, 法雲地). Tam Hiền là những Bồ Tát thuộc giai vị của Thập Trụ (十住), Thập Hạnh (十行) và Thập Hồi Hướng (十迴向). Như trong Tổ Đình Sự Uyển (祖庭事苑, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1261) quyển 8 có định nghĩa rằng: “Tam Hiền Thập Thánh, Hoa Nghiêm minh Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng vi hiền; Thập Địa vi thánh, Diệu Giác vi Phật. Thập Thánh giả, tức Thập Địa thánh nhân; nhất Hoan Hỷ, nhị Ly Cấu, tam Phát Quang, tứ Diệm Huệ, ngũ Nan Thắng, lục Hiện Tiền, thất Viễn Hành, bát Bất Động, cửu Thiện Huệ, thập Pháp Vân. Niết Bàn vân: 'Bồ Tát vị giai Thập Địa, thượng bất năng liễu liễu tri kiến Phật tánh, hà huống Thanh Văn, Duyên Giác chi nhân năng đắc tà kiến; thí như túy nhân dục thiệp viễn lộ, mông lung kiến đạo; Thập Địa Bồ Tát ư Như Lai tri kiến thiểu phân, diệc phục như thị' (三賢十聖、華嚴明十住、十行、十回向爲賢、十地爲聖、妙覺爲佛、十聖者、即十地聖人、一歡喜、二離垢、三發光、四焰慧、五難勝、六見前、七遠行、八不動、九善慧、十法雲、涅槃云、菩薩位階十地、尚不能了了知見佛性、何況聲聞、緣覺之人能得見邪、譬如醉人欲涉遠路、蒙籠見道、十地菩薩於如來知見少分、亦復如是, Ba Hiền Mười Thánh, Kinh Hoa Nghiêm cho biết rõ rằng Mười Trụ, Mười Hạnh và Mười Hồi Hướng là hiền; Mười Địa là thánh, Diệu Giác là Phật. Mười Thánh, tức thánh nhân của Mười Địa; một là Hoan Hỷ, hai Ly Cấu, ba Phát Quang, bốn Diệm Huệ, năm Nan Thắng, sáu Hiện Tiền, bảy Viễn Hành, tám Bất Động, chín Thiện Huệ và mười là Pháp Vân. Kinh Niết Bàn dạy rằng: 'Bồ Tát đang ở giai vị Mười Địa còn không thể liễu ngộ tri kiến Phật tánh, huống gì hạng người Thanh Văn, Duyên Giác tất có thể bị tà kiến; giống như người say muốn vượt con đường xa, thấy đường quờ quạng, Bồ Tát của Mười Địa ít phân biệt được tri kiến của Như Lai, cũng giống như vậy').” Trong Thiền Môn Bảo Tạng Lục (禪門寶藏錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1276) có câu rằng: “Chúng sanh nhược nhất niệm bất sanh, tức đồng chư Phật, hựu Sơ Địa tức Phật Địa, Tam Hiền Thập Thánh do như không trung điểu tích (眾生若一念不生、卽同諸佛、又初地卽佛地、三賢十聖猶如空中鳥跡, nếu chúng sanh một niệm không sanh, tức cùng với chư Phật, và Sơ Địa tức là Phật Địa, Ba Hiền Mười Thánh cũng giống như dấu viết chim trong hư không).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.166.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập