Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Di thiên »»
(戒法): chỉ chung cho luật pháp do đức Phật chế ra, cũng là quỹ phạm của chúng sanh. Phàm 5 giới, 8 giới, 10 giới, Cụ Túc Giới (具足戒), Tam Tụ Tịnh Giới (三聚淨戒), 10 giới trọng, 48 giới khinh, v.v., được gọi là giới pháp; sau đó chỉ chung cho giới luật. Giới là căn bản của Thánh đạo, nhờ nương vào giới này, sanh Thiền định và trí tuệ diệt khổ; được miễn khỏi bị chìm đắm trong biển sanh tử luân hồi, nên được gọi là một trong những con đường tắt dẫn đến giải thoát. Trong tác phẩm Sự Vật Kỷ Nguyên (事物紀原), chương Đạo Thích Khoa Giáo (道釋科敎), Giới Đàn (戒壇), của Cao Thừa (高承, ?-?) nhà Tống, cho biết rằng: “Hán Ngụy chi tăng, tuy thế nhiễm nhi giới pháp vị bị, duy thọ Tam Quy (漢魏之僧、雖剃染而戒法未僃、唯受三歸, tăng sĩ thời nhà Hán và Ngụy, tuy xuất gia mà giới pháp chưa đủ, chỉ thọ Tam Quy thôi).” Hay trong Lược Thọ Tam Quy Ngũ Bát Giới Tinh Bồ Tát Giới (略授三歸五八戒幷菩薩戒, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1087) cũng khẳng định rằng: “Phù giới pháp giả, nãi thị thành Phật chi nguyên, chứng Thánh chi bản (夫戒法者、乃是成佛之源、證聖之本, phàm giới pháp chính là nguồn để thành Phật, là gốc để chứng Thánh).” Hoặc trong Ngũ Dăng Hội Nguyên (五燈會元, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1565) quyển 1, phần Thập Tam Tổ Ca Tỳ La Tôn Giả (十三祖迦毗摩羅尊者), lại có đoạn: “Khởi sân hận tưởng, mạng chung đọa vi mãng thân, trú thị quật trung, kim dĩ thiên tải, thích ngộ tôn giả, hoạch văn giới pháp, cố lai tạ nhĩ (起嗔恨想、命終墮爲蟒身、住是窟中、今已千載、適遇尊者、獲聞戒法、故來謝爾, do khởi tưởng sân hận, khi mạng hết đọa làm thân con trăn, sống trong động này, nay đã ngàn năm, may gặp tôn giả, được nghe giới pháp, nên đến tạ người).”
(毫厘): mảy may, gang tấc, phần cực nhỏ. Trong Ngu Chi Truyện (虞荔傳) của Trần Thư (陳書) quyển 19 có đoạn rằng: “Phù an nguy chi đào, họa phước chi cơ, phỉ độc thiên thời, diệc do nhân sự. 'thất chi hào li, sai chi thiên lí'. Thị dĩ minh trí chi sĩ, cứ trọng vị nhi bất khuynh, chấp đại tiết nhi bất thất, khởi hoặc ư phù từ tai (夫安危之兆、禍福之機、匪獨天時、亦由人事。'失之毫釐、差以千里'。是以明智之士、據重位而不傾、執大節而不失、豈惑於浮辭哉, Phàm dấu hiệu an nguy, cơ duyên họa phước, chẳng phải riêng do cơ trời, cũng do con người. 'Mất chút mảy may, sai cả ngàn dặm.' Cho nên người có trí tuệ sáng suốt, dẫu ở vị trí trọng đại mà không nghiêng ngữa, cầm quyền hành to lớn mà vẫn không mất mác, liệu còn nghi ngờ gì nơi ngôn từ hư ảo chăng ?).” Hay trong phần Kinh Giải (經解) của (禮記) cũng có câu: “Quân tử thận thỉ, sai nhược hào li, mậu dĩ thiên lí (君子愼始、差若豪釐、繆以千里, trước hết người quân tử phải thận trọng, sai chút mảy may, lầm cả ngàn dặm).” Câu “ân thâm vị báo ư hào li (恩深未報於毫厘)” có nghĩa là ơn sâu chưa báo đáp được chút mảy may nào.
(勵行): có hai nghĩa chính. (1) Mài giũa, trau dồi đức hạnh. Như trong bức Dữ Nột Trai Tiên Sinh Thư (與訥齋先生書) của Phương Hiếu Nhu (方孝孺, 1357-1402) nhà Minh có đoạn: “Do đương sức thân lệ hành, dĩ thiện quý tử tôn, tỉ bách tuế chi hậu, hương xưng thiện nhân (猶當飭身勵行、以善遺子孫、俾百歲之後、鄉稱善人, còn phải chỉnh sửa thân, trau dồi đức hạnh, lấy thiện để truyền lại cho con cháu, khiến sau khi trăm tuổi, xóm làng khen ngợi là người lành).” (2) Tận lực thực hành. Như trong Thanh Sử Cảo (清史稿), Hậu Phi Truyện (后妃傳) 1, phần Văn Tông Hiếu Khâm Hiển Hoàng Hậu (文宗孝欽顯皇后), có câu: “Thái Hậu lũ hạ chiếu: 'Mẫu tử nhất tâm, lệ hành tân chính' (太后屢下詔、母子一心、勵行新政, Thái Hậu nhiều lần ban chiếu rằng: 'Mẹ con một lòng, tận lực thi hành chính sách mới').”
(蓮宗): còn gọi là Liên Môn (蓮門), là tông môn tôn thờ ý chỉ của Liên Xã (蓮社) và nguyện cầu vãng sanh về cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà, tức Liên Bang (蓮邦); là tên gọi khác của Tịnh Độ Tông (淨土宗). Tông phái này vốn phát khởi từ việc Huệ Viễn (慧遠, 334-416) nhà Đông Tấn, sáng lập ra Bạch Liên Xã (白蓮社) ở Đông Lâm Tự (東林寺), Lô Sơn (廬山), phát nguyện vãng sanh Tây phương Tịnh Độ. Tác phẩm (廬山蓮宗寶鑑, Taishō Vol. 47, No. 1973) quyển 1 do Ưu Đàm Phổ Độ (優曇普度) biên tập, cho biết rằng: “Đông Tấn Viễn Công Tổ sư, nhân thính Di thiên Pháp sư giảng Bát Nhã Kinh, hoát nhiên đại ngộ, nhập ư vô lượng thậm thâm Tam Muội, du chỉ Lô Sơn, dữ cao tăng triều sĩ kết duyên tu hành; cố vân chư giáo Tam Muội kỳ danh thậm chúng, công cao dị tấn, niệm Phật vi tiên, nhân dĩ bạch liên danh kỳ xã yên (東晉遠公祖師、因聽彌天法師講般若經、豁然大悟、入於無量甚深三昧、遊止廬山、與高僧朝士結緣修行、故云諸敎三昧其名甚眾、功高易進、念佛爲先、因以白蓮名其社焉, Tổ sư Huệ Viễn nhà Đông Tấn, nhân nghe Pháp sư Di thiên giảng Kinh Bát Nhã mà hoát nhiên đại ngộ, nhập vào vô lượng Tam Muội [Định] thâm sâu, đến dừng chân tại Lô Sơn, cùng với các cao tăng, nhân sĩ triều đình kết duyên tu hành; nên mới bảo rằng Tam Muội của các giáo phái tên gọi rất nhiều, [trong đó] công phu cao mà dễ tiến triển, chính niệm Phật là trên hết; nhân đó lấy hoa sen trắng đặt tên cho xã này vậy).” Hơn nữa, hoa sen là tượng trưng cho y báo của Cực Lạc, chúng sanh của quốc độ ấy đều lấy hoa sen làm nơi cư trú, lấy đài sen để nguyện sanh vào đó; cho nên có tên Liên Tông. Trong Tịnh Độ Tư Lượng Toàn Tập (淨土資糧全集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 61, No. 1162) quyển 6 có đoạn rằng: “Thiền Tông mích tâm vô xứ, tức đăng Tổ vị; Liên Tông tâm Phật lưỡng vong, diệc tê Thượng Phẩm, dĩ thử chứng chi (禪宗覓心無處、卽登祖位、蓮宗心佛兩忘、亦躋上品、以此證之, Thiền Tông tìm tâm không nơi chỗ, liền chứng quả vị Tổ; Liên Tông thì tâm và Phật đều quên, cũng lên Thượng Phẩm, lấy đây làm chứng vậy).”
(天童如淨, Tendō Nyojō, 1163-1228): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, vì tánh tình của ông hào sảng vui vẻ nên trong tùng lâm đương thời thường gọi ông là Tịnh Trưởng (淨長), sau này thì gọi là Trưởng Ông (長翁), sinh ngày mồng 7 tháng 7 năm đầu (1163) niên hiệu Long Hưng (隆興) ở vùng Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang), còn năm tháng ông xuất gia và thọ cụ túc thì không rõ. Sau khi xuất gia, ông chuyên tâm học giáo lý, đến năm 19 tuổi thì đến tham vấn Túc Am Trí Giám (足菴智鑑) ở Tuyết Đậu Sơn (雪竇山). Ông khai ngộ với câu chuyện cây bá trước sân của Trí Giám, và được chấp thuận cho tu tập tại đây. Sau đó, ông trãi qua hơn 20 năm du lãng giang hồ, đến năm thứ 3 (1210) niên hiệu Gia Định (嘉定), ông đến trú tại Thanh Lương Tự (清涼寺) thuộc Phủ Kiến Giang (建江府, Tỉnh Giang Tô). Về sau, ông đã từng sống qua các chùa như Thoại Nham Tự (瑞巖寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), Nam Sơn Tịnh Từ Tự (南山淨慈寺) ở Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), Thoại Nham Tự ở Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), rồi sau đó lại quay trở về Tịnh Từ Tự. Nhận được di thư của Phái Vô Tế Liễu (無濟了派) ở Thiên Đồng Sơn (天童山), vào năm thứ 17 niên hiệu Gia Định (嘉定), ông đến trú trì Thái Bạch Sơn Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự (太白山天童景德禪寺) vùng Minh Châu. Chính trong khoảng thời gian này thì Đạo Nguyên (道元) của Nhật sang tham vấn và được chân truyền pháp môn tu gọi là Thân Tâm Thoát Lạc (身心脫落), Chỉ Quản Đả Tọa (只管打坐). Trong bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏, Shōbōgenzō) do Đạo Nguyên sáng tác sau này đã thể hiện đầy đủ phong cách và dung mạo của Như Tịnh. Vào ngày 17 tháng 7 năm đầu niên hiệu Thiệu Định (紹定) nhà Tống, ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi. Ông có để lại bài kệ là “Lục thập lục niên, tội phạm Di thiên, đả cá bột khiêu, hoạt hãm Huỳnh Tuyền. Di ! Tùng lai sanh tử bất tương cán (六十六年、罪犯彌天、打箇臉跳、活陷黃泉、咦、從來生死不相干, Sáu mươi sáu năm, phạm tội ngất trời, nhảy nhót lung tung, rơi xuống suối vàng. Ôi chà ! Xưa nay sống chết chẳng hề hấn gì !).” Trước tác của ông để lại có Như Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (如淨禪師語錄) 2 quyển, Như Tịnh Thiền Sư Tục Ngữ Lục (如淨禪師續語錄) 1 quyển.
(天家): có hai nghĩa chính. (1) Từ xưng hô đối với thiên tử. Như trong tác phẩm Độc Đoán (獨斷) của Thái Ung (蔡邕, 133-192) nhà Hán có giải thích rằng: “Thiên gia, bách quan tiểu lại chi sở xưng, thiên tử vô ngoại, dĩ thiên hạ vi gia, cố xưng thiên gia (天家、百官小吏之所稱、天子無外、以天下爲家、故稱天家, thiên gia là từ xưng hô của trăm quan lại, thiên tử không ngoại lệ, lấy thiên hạ làm nhà, nên gọi là thiên gia [nhà trời]).” Hay trong bài thơ Tri Phủ Tôn Học Sĩ Kiến Thị Ngũ Thủ Nhân Dĩ Xuyết Thiên (知府孫學士見示五首因以綴篇) của Phạm Trọng Yêm (范仲淹, 989-1052) nhà Tống có câu: “Hồng hà lục trúc vong cơ địa, vị miễn thiên gia hạ chiếu cầu (紅霞綠竹忘機地、未免天家下詔求, ráng hồng trúc biếc quên vạn sự, chẳng khỏi vương gia hạ chiếu tìm).” (2) Chỉ nhà đế vương. Như trong Tấn Thư (晉書), Truyện Hồ Phấn (胡奮傳), có câu: “Lịch quán tiền đại, dữ thiên gia hôn (歷觀前代、與天家婚, xét khắp các đời trước, đều cùng với nhà đế vương kết hôn).”
(無異元來, Mui Ganrai, 1575-1630): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân Thư Thành (舒城), Lô Châu (廬州, Tỉnh An Huy), họ Sa (沙), húy là Nguyên Lai (元來), Đại Nghĩ (大艤), hiệu Vô Dị (無異). Năm 16 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Tĩnh An Thông (靜安通) ở Ngũ Đài Sơn (五臺山), Tỉnh Sơn Tây (山西省), tu về Không Quán được 5 năm; tiếp theo ông đến Nga Phong (峨峰), tham yết Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經), nhưng không hợp khế cơ nên đến địa phương Mân (閩) và tham học với các danh tăng khác. Về sau, ông lại đến tham vấn Huệ Kinh lần nữa và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị này. Đến năm thứ 30 (1602) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông sống qua các nơi như Bác Sơn (博山, Tỉnh Giang Tây), Đổng Nghiêm Tự (董嚴寺) ở Mân, Đài Ngưỡng Bảo Lâm Tự (臺仰寳林寺), Cổ Sơn Dũng Tuyền Tự (鼓山湧泉寺), rồi làm trú trì Thiên Giới Tự (天界寺). Vào ngày 18 tháng 12 năm thứ 3 niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông thị tịch, hưởng thọ 56 tuổi đời và 41 hạ lạp. Ông có để lại Vô Dị Thiền Sư Quảng Lục (無異禪師廣錄) 35 quyển, Vô Dị Đại Sư Ngữ Lục Tập Yếu (無異大師語錄集要) 6 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.233.4 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập