Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Di Tắc »»
(s: arhat, p: arahant, j: arakan, 阿羅漢): âm dịch là Ứng Cúng, Phước Điền, Sát Tặc, Vô Học, là người đã đoạn tận hết tất cả phiền não, đã hoàn thành tất cả những việc mình nên làm. Là một vị thánh giả tối cao của đệ tử Phật (Thanh Văn), vị này chứng quả A La Hán thứ 8 của tứ hướng và tứ quả (quả vị được phân loại thành 8 giai đoạn theo cảnh giới mà vị ấy đạt được). Bên cạnh đó đây còn là một trong mười danh hiệu của một đấng Như Lai. Cho nên A La Hán còn được dùng chỉ cho tự thân của đức Phật, trong trường hợp này từ ứng cúng được dùng nhiều hơn. Nguyên gốc của từ này có nghĩa là “người có tư cách”, vì vậy người này xứng đáng để thọ nhận sự cúng dường về y thực, v.v., của hàng tín đồ. Cho nên được gọi là ứng cúng. Hơn nữa, nhờ có sự cúng dường của hàng tín đồ mà có công đức to lớn, người này được ví dụ như là mảnh ruộng ban phước cho tín đồ, nên được gọi là phước điền. Lại nữa, người này đã giết hết loại giặc phiền não nên cũng được gọi là sát tặc. Vị này đã đoạn sạch hết tất cả phiền não không còn gì để học nữa nên được gọi là vô học. Trong quyển I của Kinh Tạp A Hàm (雜阿含經) giải thích người đã chứng quả A La Hán là “Ngã sanh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ tác, tự tri bất thọ hậu hữu (我生巳盡、梵行巳立、所作巳作、自知不受後有, mạng sống của ta đã hết, phạm hạnh đã thành lập, những điều nên làm đã làm, tự biết không còn thọ sanh về sau nữa),” và gọi người ấy là người đã đạt được tận trí, vô sanh trí. Sau này trong A Tỳ Đạt Ma (阿毘達磨), tùy theo trí tuệ và căn cơ của vị A La Hán, người ta phân ra làm sáu loại gồm: Thối Pháp, Tư Pháp, Hộ Pháp, An Trú Pháp, Kham Đạt Pháp và Bất Động Pháp.
(s: Mahīśāsaka, p: Mahiṃsāsaka, 化地部): âm dịch là Di Sa Tắc Bộ (彌沙塞部), còn gọi là Chánh Địa Bộ (正地部), Giáo Địa Bộ (敎地部), Đại Bất Khả Khí Bộ (大不可棄部), tên gọi của một trong 20 bộ phái của Tiểu Thừa. Tương truyền sau khi đức Phật diệt độ khoảng 300 năm, bộ phái này phân ra từ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (說一切有部) của hệ Thượng Tọa Bộ (上座部). Về tên gọi của bộ phái này, trong Dị Bộ Tông Luân Luận (異部宗輪論) có ghi rằng: “Người chủ của bộ phái này là quốc vương, nhà vua thống nhiếp đất nước, giáo hóa hàng thứ dân trên đất, cho nên có tên là Hóa Địa. Nhà vua bỏ ngôi vua xuất gia, rộng tuyên Phật pháp, từ đó lấy tên là Hóa Địa Bộ. Pháp sư Chơn Đế (s: Paramārtha, 眞諦, 499-569) nói rằng: 'Chánh Địa Bộ vốn là thầy nhà vua, muốn chỉnh đốn đất nước, bèn bỏ ngôi vua để hoằng pháp, cho nên có tên là Chánh Địa'”. Về giáo nghĩa của Hóa Địa Bộ, Dị Bộ Tông Luân Luận chia làm hai phần là Bổn Tông Đồng Nghĩa (本宗同義) và Mạt Tông Dị Nghĩa (末宗異義); trong đó, Bổn Tông Đồng Nghĩa rất giống Đại Chúng Bộ (s, p: Mahāsāṅghika, 大眾部), cho rằng không có quá khứ và tương lai, mà chỉ có hiện tại cũng như pháp vô vi. Từ đó, phái này lập ra 9 loại vô vi gồm Trạch Diệt (擇滅), Phi Trạch Diệt (非擇滅), Hư Không (虛空), Bất Động (不動), Thiện Pháp Chơn Như (善法眞如), Bất Thiện Pháp Chơn Như (不善法眞如), Vô Ký Pháp Chơn Như (無記法眞如), Đạo Chi Chơn Như (道支眞如), và Duyên Khởi Chơn Như (緣起眞如). Họ chủ trương thấy đạo nhất thời, hiện quán lý của Tứ Thánh Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-arya-sacca, 四聖諦) và cho rằng 5 thức có năng lực tạp nhiễm. Đối với chủ trương về 4 quả Sa Môn, họ cho rằng Quả Dự Lưu (s: srotāpatti-phala, p: sotāpatti-phala, 預流果) còn trở lui nữa, chỉ có Quả A La Hán (s: arhant-phala, p: arahant-phala, 阿羅漢果) thì bất thối. Trong khi đó, Mạt Tông Dị Nghĩa thì gần với học thuyết của Tát Bà Đa Bộ (s: Sarvāstivāda, 薩婆多部), chủ trương thật có quá khứ, tương lai. Từ Ân (慈恩) và Hiền Thủ (賢首) lấy chủ trương của Bổn Tông Đồng Nghĩa để lập nên Pháp Vô Khứ Lai Tông (法無去來宗), và lấy Mạt Tông Dị Nghĩa để hình thành Pháp Hữu Ngã Vô Tông (法有我無宗). Luật của Hóa Địa Bộ hành trì là Sa Di Tắc Bộ Hòa Hê Ngũ Phần Luật (彌沙塞部和醯五分律), 30 quyển.
(黃鐘, 黃鍾): âm thanh đầu tiên thuộc về Dương trong 12 Luật của âm nhạc được quy định từ thời xưa của Trung Quốc, và cũng là tên gọi khác của tháng 11 Âm Lịch. Âm này tương đương với âm Nhất Việt (壱越, ichikotsu) trong 12 âm luật của Nhật Bản. Trong A Di Đà Kinh Sớ Sao Sự Nghĩa (阿彌陀經疏鈔事義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 22, No. 425) có giải thích rõ rằng 6 âm thanh thuộc về Dương gồm Hoàng Chung (黃鍾), Thái Thốc (太簇), Cô Tẩy (姑洗), Nhuy Tân (蕤賓), Di Tắc (夷則) và Vô Xạ (無射); 6 âm thanh thuộc về Âm là Đại Lữ (大呂), Giáp Chung (夾鍾), Trọng Lữ (仲呂), Lâm Chung (林鐘), Nam Lữ (南呂) và Ưng Chung (應鍾). Từ đó có cụm từ Hoàng Chung hủy khí (黃鐘毀棄) ám chỉ người hiền bị bài xích, ruồng bỏ. Như trong bài Bốc Cư (卜居) của Khuất Nguyên (屈原, 340-278 ttl.) của nhà Sở thời Chiến Quốc có đoạn: “Hoàng Chung hủy khí, ngõa phữu lôi minh, sàm nhân cao trương, hiền sĩ vô danh (黃鐘毀棄、瓦缶雷鳴、讒人高張、賢士無名, Hoàng Chung đem bỏ, bụng rỗng kêu to, kẻ hèn lên mặt, người hiền không tên).” Hay trong Chuẩn Đề Tịnh Nghiệp (準提淨業, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1077) quyển 3 có câu: “Hoàng Chung thập nhất nguyệt luật, đắc Đông khí cố, ngưng âm băng đống (黃鐘十一月律、得冬氣故、凝陰冰凍, Hoàng Chung tháng Mười Một luật, vì có khí Đông, đất trời băng đóng).” Trong Nhạc Điển (樂典) quyển 143 có giải thích về Hoàng Chung rằng: “Hoàng Chung giả, thị âm dương chi trung, nhược thiên hữu Lục Khí, giáng vi Ngũ Vị, thiên hữu Lục Giáp, địa hữu Ngũ Tý, tổng thập nhất, nhi thiên địa chi số tất hỉ, cố dĩ lục vi trung. Hoàng Chung giả, thị Lục Luật chi thủ, cố dĩ Hoàng Chung vi danh. Hoàng giả, thổ chi sắc, dương khí tại địa trung, cố dĩ Hoàng vi xưng. Chung giả, động dã, tụ dã; dương khí tiềm động ư huỳnh tuyền, tụ dưỡng vạn vật, manh nha tương xuất, cố danh Hoàng Chung dã (黃鍾者、是陰陽之中、若天有六氣、降爲五味、天有六甲、地有五子、總十一、而天地之數畢矣、故以六爲中、黃鍾者、是六律之首、故以黃鍾爲名、黃者、土之色、陽氣在地中、故以黃爲稱、鍾者、動也、聚也、陽氣潛動於黃泉、聚養萬物、萌芽將出、故名黃鍾也, Hoàng Chung là ở trong âm dương, nếu trời có Sáu Khí, giáng xuống thành Năm Vị, trời có Sáu Giáp, đất có Năm Tý, tổng cọng là mười một, là đủ hết số của trời đất vậy, nên lấy số sáu làm chính. Hoàng Chung là đứng đầu trong Sáu Luật, nên lấy Hoàng Chung làm tên. Hoàng [màu vàng] là sắc màu của đất, khí dương ở trong đất, cho nên lấy màu vàng mà gọi tên. Chung nghĩa là động, là tích tụ; khí dương ngầm chuyển động dưới Suối Vàng, tích tụ và nuôi dưỡng vạn vật, mầm non sẽ nhú ra, nên có tên là Hoàng Chung vậy).”
(南呂): có hai nghĩa chính:
(1) Tên gọi âm thứ 5 trong 6 âm thanh thuộc về Âm của 12 luật âm, tương đương với âm Bàn Thiệp (盤涉, banshiki) trong 12 âm luật của Nhật Bản. Như trong Chu Lễ (周禮), chương Xuân Quan (春官), Đại Ty Nhạc (大司樂) có câu: “Tấu Hoàng Chung, ca Đại Lữ, tấu Cô Tẩy, ca Nam Lữ, tấu Di Tắc, ca Tiểu Lữ (奏黃鐘、歌大呂、奏姑洗、歌南呂、奏夷則、歌小呂, tấu điệu Hoàng Chung, ca điệu Đại Lữ, tấu điệu Cô Tẩy, ca điệu Nam Lữ, tấu điệu Di Tắc, ca điệu Tiểu Lữ).”
(2) Tên gọi khác của tháng 8 Âm Lịch. Như trong Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký (百丈清規證義記, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1244) quyển 8 có giải thích rằng: “Bát nguyệt kiến Dậu viết Tác Ngạc, hựu viết Nam Lữ, hoặc danh Thanh Thu, hựu xưng Tráng Nguyệt, Quế Nguyệt đẳng (八月建酉曰作噩、又曰南呂、或名清秋、又稱壯月、桂月等, tháng Tám kiến Dậu, gọi là Tác Ngạc, hay gọi là Nam Lữ, hoặc có tên là Thanh Thu, còn gọi là Tráng Nguyệt, Quế Nguyệt, v.v.).” Trong Nhạc Điển (樂典) quyển 143 cho biết thêm rằng: “Dậu vi Nam Lữ, bát nguyệt chi thần danh Dậu; Dậu giả thu súc chi nghĩa; thử nguyệt thời vật giai súc tiểu nhi thành dã, cố vị chi Dậu (酉爲南呂、八月之辰名酉、酉者緧縮之義、此月時物皆縮小而成也、故謂之酉, Dậu là Nam Lữ, chi của tháng Tám là Dậu; Dậu có nghĩa là thu nhỏ lại; vào tháng này muôn vật đều thu nhỏ lại mà thành, nên gọi nó là Dậu).” Trong Chiết Nghi Luận (折疑論, Taishō Vol. 52, No. 2118) quyển 4 có câu: “Khấu Thương huyền dĩ chiêu Nam Lữ bát nguyệt chi lịnh, lương phong hốt chí, thảo mộc thành thật (扣商絃以召南呂八月之令、涼風忽至、草木成實, gõ dây Thương để mời lịnh tháng Tám Nam Lữ, gió mát chợt đến, cỏ cây kết trái).” Hay trong Kim Cang Sớ Khoa Thích (金剛疏科釋, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 24, No. 466) cũng có câu: “Thời Ứng Vĩnh thập cửu niên long tập Nhâm Thìn Nam Lữ hạ cán cát nhật ngụ Long Hoa Phạn Phương cẩn thư (時應永十九年龍集壬辰南呂下澣吉日寓龍華梵芳謹書, lúc bấy giờ là ngày tốt hạ tuần tháng 8 năm Nhâm Thìn [1412], niên hiệu Ứng Vĩnh thứ 19, Phạn Phương ở Long Hoa kính ghi).”
(頑石點頭): nghĩa là loại đá ngu ngơ, vô tri vô giác mà cũng gật đầu. Thuật ngữ này phát xuất từ câu chuyện của Pháp Sư Trúc Đạo Sanh (竺道生, ?-434) có đề cập trong một số sử liệu như Lịch Triều Thích Thị Tư Lãm (歷朝釋氏資鑑, CBETA No. 1517) quyển 2, Pháp Hoa Kinh Trì Nghiệm Ký (法華經持驗記, CBETA No. 1541), Đông Lâm Thập Bát Cao Hiền Truyện (東林十八高賢傳, CBETA No. 1543), Tông Thống Biên Niên (宗統編年, CBETA No. 1600) quyển 7, v.v. Pháp Sư Trúc Đạo Sanh, họ Ngụy (魏), xuất thân Cự Lộc (鉅鹿), tư chất đỉnh ngộ khác thường. Lúc nhỏ, ông theo xuất gia với Trúc Pháp Thái (竺法汰), đối với kinh điển, chỉ một lần nhìn qua đã tụng thông suốt hết thảy. Khi trưởng thành, ông đăng pháp tòa, thuyết giảng thông suốt sự lý. Tuy vậy, ông vẫn không hề dám tự hào, thường lấy đạo tâm ban đầu làm căn bản. Ông vào Lô Sơn (廬山) ẩn cư suốt bảy năm trường, hằng ngày chuyên tụng Pháp Hoa Kinh (法華經). Sau ông cùng với Tăng Duệ (僧叡), Huệ Nghiêm (慧嚴), Huệ Quán (慧觀), v.v., lên Trường An (長安) tham học, theo thọ giáo với La Thập (羅什). Tăng chúng ai cũng ngưỡng mộ sự thần ngộ của ông. Hoàng Hậu Cung Tư (恭思) nhà Tấn kiến lập Thanh Viên Tự (青園寺) và cung thỉnh ông về làm trú trì nơi đây. Vào tháng mùa hè, sấm sét chấn động điện Phật Thanh Viên Tự, rồng bay lên trời, hào quang rực rỡ. Nhân đó chùa được đổi tên là Long Quang Tự (龍光寺). Người đương thời bảo rằng: “Long ký dĩ khứ, Sanh tất hành hỉ (龍既已去、生必行矣, rồng đã đi rồi, Sanh ắt đi luôn).” Chính tại chùa này, ông đã từng thỉnh luật sư vùng Kế Tân (罽賓) dịch bộ Sa Di Tắc Luật (沙彌塞律) và lưu truyền cho hậu thế. Về sau ông lên ngao du Hổ Kheo Sơn (虎丘山) thuộc đất Ngô, sắp đá làm thành thính chúng, giảng Niết Bàn Kinh (涅槃經), đến Phẩm Xiển Đề (闡提品), đoạn có Phật tánh, bèn bảo rằng: “Như ngã sở thuyết, nghĩa khế Phật tâm phủ (如我所說、義契佛心否, như lời ta thuyết giảng, nghĩa có khế hợp với tâm chư Phật không ?).” Các tảng đá vô tri nghe vậy gật đầu. Chỉ nội trong tuần đó, học đồ tập trung đến cả trăm người. Vua Văn Đế (文帝, tại vị 424~453) nhà Tống nghe vậy lại càng kính mộ thêm. Vào tháng 11 năm thứ 11 (434) niên hiệu Nguyên Gia (元嘉) nhà Tống, sau khi thuyết giảng xong tại Lô Sơn, cát bui rơi rụng, ông ngồi ngay ngắn, thâu thần thị tịch như nhập vào Thiền định. Trong Ngũ Đăng Toàn Thư (五燈全書, CBETA No. 1571) quyển 110 có câu: “Vô tình thuyết pháp chư Phật giải thính, chư Phật thuyết pháp hữu tình đắc văn, hữu tình thuyết pháp ngoan thạch điểm đầu (無情說法諸佛解聽、諸佛說法有情得聞、有情說法頑石點頭, vô tình thuyết pháp chư Phật lắng hiểu, chư Phật thuyết pháp hữu tình được nghe, hữu tình thuyết pháp đá cũng gật đầu).”
(佛窟惟則, Bukkutsu Isoku, 751-830): vị tăng của Ngưu Đầu Tông Trung Quốc, còn gọi là Di Tắc (遺則), xuất thân vùng Kinh Triệu (京兆, Trường An), họ Trường Tôn (長孫). Ông xuất gia khoảng năm 22 tuổi, theo làm môn hạ của Huệ Trung (慧忠) thuộc Ngưu Đầu Tông. Sau khi đại ngộ, ông vào trong hang núi Phật Quật (佛窟) trên Thiên Thai Sơn (天台山) kiến lập tinh xá và trở thành vị tổ của Học Phái Phật Quật. Vào ngày 15 mùa hè năm thứ 4 niên hiệu Thái Hòa (太和), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi. Trước tác của ông để lại cho hậu thế có Dung Tổ Sư Văn (融祖師文) 3 quyển, Bảo Chí Thích Đề (寳誌釋題), Nam Du Phó Đại Sĩ Tự (南遊傅大士序), Vô Sanh Đẳng Nghĩa (無生等義) và thi ca hơn 10 thiên. Đến năm thứ 6 (865) niên hiệu Hàm Thông (咸通), bia tháp của ông được dựng lên, Duẫn Hàn Nghệ (尹韓乂) ở Hà Nam (河南) soạn văn bia tháp.
có tên gọi khác như Mạnh Thu (孟秋), Thủ Thu (首秋), Thượng Thu (上秋), Qua Thu (瓜秋), Tảo Thu (早秋), Tân Thu (新秋), Triệu Thu (肇秋), Lan Thu (蘭秋), Lan Nguyệt (蘭月), Thân Nguyệt (申月), Xảo Nguyệt (巧月), Qua Nguyệt (瓜月), Lương Nguyệt (涼月), Tương Nguyệt (相月), Văn Nguyệt (文月), Thất Tịch Nguyệt (七夕月), Nữ Lang Hoa Nguyệt (女郎花月), Văn Phi Nguyệt (文披月), Đại Khánh Nguyệt (大慶月), Tam Âm Nguyệt (三陰月), Di Tắc (夷則), Sơ Thương (初商), Mạnh Thương (孟商), Qua Thời (瓜時), Tố Thu (素秋), Sơ Thu (初秋), Sương Nguyệt (霜月), Trung Nguyệt (中月), Triệu Nguyệt (肇月). Một số câu hay cho tháng Bảy như vân thu Hạ sắc (雲收夏色, mây thâu sắc màu mùa Hè), nguyệt động Thu thanh (月動秋聲, trăng làm động tiếng Thu), kim phong đãng thử (金風蕩暑, gió Thu quét phăng đi hơi nóng), ngọc luật minh Thu (玉律鳴秋, nhạc ngọc vang vọng mùa Thu), kiểu nguyệt như sương (皎月如霜, trăng sáng như sương), Thu khai ngọc vũ (秋開玉宇, Thu mở nhà ngọc), luật ứng thanh cao (律應清高, nhạc vận thanh cao), thủy thiên nhất sắc (水天一色, nước và trời cùng một sắc màu), phong nguyệt song thanh (風月雙清, gió và trăng đều trong suốt), tam canh thử thối (三更暑退, ba canh oi bức thối lui), nhất chẩm lương sanh (一枕涼生, bên gối hưởng gió mát). Một số từ dùng cho Thất Tịch (七夕) như nhân gian khất xảo (人間乞巧, mọi người xin trí tuệ khôn ngoan), thiên thượng giai kỳ (天上佳期, thời kỳ tốt trên trời). Một số từ dùng cho tháng Bảy nhuận như song tinh nhất hội (雙星一會, hai sao cùng gặp nhau), nhất nhuận quy dư (一閏歸餘, một lần nhuận vẫn còn dư). Một số từ dùng cho truy điệu vào tháng này như thiền thanh đề mộ (蟬聲啼暮, tiếng ve khóc chiều), cùng vận bi Thu (蛩韻悲秋, tiếng dế buồn mùa Thu).
(竺道生, ?-434): họ Ngụy (魏), xuất thân Cự Lộc (鉅鹿), tư chất đỉnh ngộ khác thường. Lúc nhỏ, ông theo xuất gia với Trúc Pháp Thái (竺法汰), đối với kinh điển, chỉ một lần nhìn qua đã tụng thông suốt hết thảy. Khi trưởng thành, ông đăng pháp tòa, thuyết giảng thông suốt sự lý. Tuy vậy, ông vẫn không hề dám tự hào, thường lấy đạo tâm ban đầu làm căn bản. Ông vào Lô Sơn (廬山) ẩn cư suốt bảy năm trường, hằng ngày chuyên tụng Pháp Hoa Kinh (法華經). Sau ông cùng với Tăng Duệ (僧叡), Huệ Nghiêm (慧嚴), Huệ Quán (慧觀), v.v., lên Trường An (長安) tham học, theo thọ giáo với La Thập (羅什). Tăng chúng ai cũng ngưỡng mộ sự thần ngộ của ông. Hoàng Hậu Cung Tư (恭思) nhà Tấn kiến lập Thanh Viên Tự (青園寺) và cung thỉnh ông về làm trú trì nơi đây. Vào tháng mùa hè, sấm sét chấn động điện Phật Thanh Viên Tự, rồng bay lên trời, hào quang rực rỡ. Nhân đó chùa được đổi tên là Long Quang Tự (龍光寺). Người đương thời bảo rằng: “Long ký dĩ khứ, Sanh tất hành hỉ (龍既已去、生必行矣, rồng đã đi rồi, Sanh ắt đi luôn).” Chính tại chùa này, ông đã từng thỉnh luật sư vùng Kế Tân (罽賓) dịch bộ Sa Di Tắc Luật (沙彌塞律) và lưu truyền cho hậu thế. Về sau ông lên ngao du Hổ Kheo Sơn (虎丘山) thuộc đất Ngô, sắp đá làm thành thính chúng, giảng Niết Bàn Kinh (涅槃經), đến Phẩm Xiển Đề (闡提品), đoạn có Phật tánh, bèn bảo rằng: “Như ngã sở thuyết, nghĩa khế Phật tâm phủ (如我所說、義契佛心否, như lời ta thuyết giảng, nghĩa có khế hợp với tâm chư Phật không ?).” Các tảng đá vô tri nghe vậy gật đầu. Chỉ nội trong tuần đó, học đồ tập trung đến cả trăm người. Vua Văn Đế (文帝, tại vị 424~453) nhà Tống nghe vậy lại càng kính mộ thêm. Vào tháng 11 năm thứ 11 (434) niên hiệu Nguyên Gia (元嘉) nhà Tống, sau khi thuyết giảng xong tại Lô Sơn, cát bui rơi rụng, ông ngồi ngay ngắn, thâu thần thị tịch như nhập vào Thiền định.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.72.250 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập