Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đề Hồ Thiên Hoàng »»
(孤峰覺明, Kohō Kakumyō, 1271-1361): vị tăng của Phái Pháp Đăng thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, hiệu là Cô Phong (孤峰), xuất thân Hội Tân (會津, Aizu, thuộc Fukushima-ken [福島縣]), họ Bình (平), sinh năm thứ 8 niên hiệu Văn Vĩnh (文永). Năm lên 7 tuổi, ông đã để tang mẹ, đến năm 17 tuổi ông theo xuất gia với giảng sư Lương Phạm (良範), thọ giới trên Duệ Sơn (叡山), học giáo lý Thiên Thai được 8 năm, sau đó theo hầu Pháp Đăng Quốc Sư Vô Bổn Giác Tâm (法燈國師無本覺心) ở Hưng Quốc Tự (興國寺) được 3 năm. Tiếp theo, ông đến tham học với Liễu Nhiên Pháp Minh (了然法明) ở Xuất Vũ (出羽, Dewa) và thỉnh giáo nơi Cao Phong Hiển Nhật (高峰顯日), Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), v.v. Đến năm đầu (1311) niên hiệu Ứng Trường (應長), ông sang nhà Nguyên, đến tham yết Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) ở Thiên Mục Sơn (天目山). Ngoài ra ông còn tham học với các danh tăng khác như Nguyên Ông Tín (元應信), Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), Đoạn Nhai Liễu Nghĩa (斷崖了義), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫), Vô Kiến Tiên Đỗ (無見先覩), v.v. Sau khi trở về nước, ông lại đến tham vấn Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾) ở Vĩnh Quang Tự (永光寺) vùng Năng Đăng (能登, Noto), thọ bồ tát giới và khai sáng Vân Thọ Tự (雲樹寺) tại vùng Xuất Vân (出雲, Izumo). Vào đầu niên hiệu Nguyên Hoằng (元弘), Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇) mời ông đến truyền giới và ban cho hiệu là Quốc Tế Quốc Sư (國濟國師). Đến năm thứ 2 (1346) niên hiệu Trinh Hòa (貞和), ông tiến hành tái kiến Hưng Quốc Tự, rồi đến sống ở Diệu Quang Tự (妙光寺), được Hậu Thôn Thượng Thiên Hoàng (後村上天皇) ban tặng cho hiệu là Tam Quang Quốc Sư (三光國師) và thể theo sắc chỉ của nhà vua ông làm tổ khai sơn Cao Thạch Đại Hùng Tự (高石大雄寺) ở vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi). Chính trong khoảng thời gian này, ông đã dâng sớ thỉnh cầu triều đình ban cho thầy ông là Oánh Sơn Thiệu Cẩn tước hiệu Thiền Sư. Vào ngày 24 tháng 5 năm thứ 16 (1361) niên hiệu Chánh Bình (正平, tức năm đầu niên hiệu Khang An [康安]), ông thị tịch, hưởng thọ 91 tuổi đời và 75 hạ lạp.
(大德寺, Daitoku-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Đại Đức Tự (大德寺派) thuộc Lâm Tế Tông, hiệu núi là Long Bảo Sơn (龍寶山), hiện tọa lạc tại số 53 Daitokuji-cho (大德寺町), Murasakino (紫野), Kita-ku (北區), Kyoto-shi (京都市), Kyoto-fu (京都府). Người đời thường gọi là Tử Dã Đại ĐứcTự (紫野大德寺, Murasakunodaitoku-ji), tên gọi chính thức là Long Bảo Sơn Đại Đức Thiền Tự (龍寶山大德禪寺). Chùa được sáng lập vào năm đầu (1319) niên hiệu Nguyên Ứng (元應), và vị Tổ khai sơn chùa là Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超). Diệu Siêu là người vùng Bá Ma (播磨, Harima, thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]), ban đầu ông làm đệ tử của vị Luật Sư Giới Tín (戒信), nhưng sau đó thì lại theo học đạo với Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), rồi được vị này thọ ký cho. Đến năm 1308, khi Nam Phố Thiệu Minh qua đời, thì ông đến sống ở Vân Cư Am (雲居庵). Khi ấy vị trấn thủ vùng Bá Ma là Hộ Tắc Thôn (護則村) nghe như vậy, bèn kiến lập một tòa Pháp Đường ở vùng Tử Dã (紫野, Murasakino), rồi cung thỉnh Diệu Siêu đến ở đó. Sau Hậu Đế Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō) nghe được uy đức của ông, bèn thỉnh vào cung cấm mà tham vấn yếu chỉ của Thiền, rồi ban cho đất đai mà xây dựng ngôi già lam, lấy tên gọi là Long Bảo Sơn Đại Đức Tự (龍寶山大德寺). Kế đến Hoa Viên Thượng Hoàng (花園上皇) lại sắc phong cho chùa là Đạo Tràng Kỳ Nguyện, và xếp vào một trong năm ngôi chùa nổi tiếng vùng Kyoto. Vào năm thứ 2 (1453) niên hiệu Hưởng Đức (享德), do bị hỏa hoạn lớn nên hơn phân nữa chùa bị cháy tan, rồi sau đó gặp phải binh hỏa của vụ Loạn Ứng Nhân (應仁). Về sau, vào năm thứ 6 (1474) niên hiệu Văn Minh (文明), Nhất Hưu Tông Thuần (一休宗純) mới nỗ lực tái hưng lại ngôi chùa này. Đến trong khoảng niên hiệu Khoan Văn (寛文) thì ngôi già lam hầu như đã được phục hồi lại y như cũ. Trong khuôn viên chùa hiện có 24 ngôi tháp, gồm những ngôi mộ của những bậc danh tướng đương thời, ngoài ra còn có rất nhiều bia tháp, mộ phần khác nữa. Quần thể kiến trúc chùa gồm Sắc Sứ Môn (勅使門), Tam Môn (三門), Phật Điện (佛殿), Pháp Đường (法堂) và khá nhiều ngôi viện nhỏ như Dưỡng Đức Viện (養德院), Long Nguyên Viện (龍源院), Hoàng Mai Viện (黃梅院), Đại Từ Viện (大慈院), Thoại Phong Viện (瑞峰院), Hưng Lâm Viện (興臨院), Chánh Thọ Viện (正受院), Tam Huyền Viện (三玄院), Chân Châu Viện (眞珠院), Đại Tiên Viện (大仙院), Phương Xuân Viện (芳春院), Tụ Quang Viện (聚光院), Tổng Kiến Viện (總見院), Cao Đồng Viện (高桐院), Ngọc Lâm Viện (玉林院), Long Quang Viện (龍光院), Tùng Nguyên Viện (松源院), v.v. Hiện chùa còn lưu giữ khá nhiều bảo vật thuộc hạng quốc bảo cũng như tài sản văn hóa quan trọng như Đường Môn, Phương Trượng, đồ hình Quan Âm Vượn Hạc vẽ trên lụa với ngòi bút tài tình của họa sĩ Mục Khê (牧谿), tượng Đại Đăng Quốc Sư (大燈國師) màu trên lụa, v.v.
(藤原忠平, Fujiwara-no-Tadahira, 880-949): nhà quý tộc và quan lại sống giữa thời Bình An, con của Cơ Kinh (基經). Dưới thời Đề Hồ Thiên Hoàng (醍醐天皇, Daigo Tennō), ông làm Tả Đại Thần (左大臣); sau khi thay thế người anh là Thời Bình (時平), ông soạn bộ Diên Hỷ Cách Thức (延喜格式) và dâng lên cho triều đình. Dưới thời Châu Tước Thiên Hoàng (朱雀天皇, Suzaku Tennō), ông làm Thái Chính Quan Bạch (太政關白), Thái Chính Đại Thần (太政大臣). Cùng với Thời Bình và Trọng Bình (仲平), cả ba được gọi là Tam Bình (三平). Ông được ban tặng thụy hiệu là Trinh Tín Công (貞信公) và để lại tác phẩm Trinh Tín Công Ký (貞信公記).
(醍醐寺, Daigo-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Đề Hồ (醍醐派) thuộc Chơn Ngôn Tông, hiệu núi là Thâm Tuyết Sơn (深雪山), hiện tọa lạc tại Daigo (醍醐), Fushimi-ku (伏見區), Kyoto-shi (京都市). Theo truyền ký của chùa cho biết, Thánh Bảo (聖寶) là người khai sáng chùa vào năm 874 (niên hiệu Trinh Quán [貞觀] thứ 16). Ban đầu ông trú tại Tây Nam Viện của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), vùng đất chùa này là khoảng giữa của Thạch Sơn Tự (石山寺) và Đông Đại Tự. Ông điêu khắc hai bức tượng Chuẩn Đề và Quan Âm, rồi an trí trên núi. Người con gái của nhà hào tộc vùng Sơn Khoa (山科, Yamashina) là Dận Tử (胤子) theo làm cung phi của Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō, tại vị 887-897) và hạ sanh Đề Hồ Thiên Hoàng (醍醐天皇, Daigo Tennō, tại vị 897-930). Hay đời sau Châu Tước Thiên Hoàng (朱雀天皇, Suzaku Tennō, tại vị 930-946) hạ sanh cũng nhờ cầu nguyện đức Chuẩn Đề. Với mối quan hệ dó, chùa được tầng lớp Hoàng Thất quy y theo. Vì thế, năm 904 (niên hiệu Diên Hỷ [延喜] thứ 4), Thích Ca Đường; rồi đến năm 907 thì Dược Sư Đường, Ngũ Đại Dường lần lượt được kiến lập, và đến năm 913 thì nơi đây trở thành chùa được cấp định ngạch của Hoàng triều. Vào năm 949 (niên hiệu Thiên Lịch [天曆] thứ 3), Pháp Hoa Tam Muội Đường được kiến lập dưới chân núi; đến năm 952, ngôi tháp 5 tầng hiện tồn được tạo dựng và coi như ngôi già lam được hoàn bị. Đối với các công trình kiến trúc này, hệ thống của Đề Hồ Thiên Hoàng đã có nỗ lực rất lớn; nhưng đến khi dòng họ Đằng Nguyên (藤原, Fujiwara) nắm chính quyền thì sự ngoại hộ từ phía Hoàng Thất trở nên thưa thớt dần, song đến thời Viện Chính thì chùa lại được phục hưng nhờ vị Tọa Chủ xuất thân dòng họ Nguyên (源, Minamoto). Tức là các vị Tọa Chủ đời thứ 13 là Giác Nguyên (覺源, con thứ 4 của Hoa Sơn Thiên Hoàng [花山天皇, Kazan Tennō, tại vị 984-986]), đời thứ 14 là Định Hiền (定賢, con của Nguyên Long Quốc [源隆國]), đời thứ 15 là Thắng Giác (勝覺) cũng như đời thứ 18 là Thật Vận (實運, con của Nguyên Tuấn Phòng [源俊房]), đời thứ 16 là Định Hải (定海, con của Nguyên Hiển Phòng Tử [源顯房子]), đời thứ 17 là Nguyên Hải (元海, con của Nguyên Nhã Tuấn [源雅俊]), v.v. Thêm vào đó, nhờ có các danh tăng xuất hiện nên mọi người đều quy ngưỡng về chùa này. Vốn là con cháu đích truyền của Dòng Tiểu Dã (小野流), là trung tâm nghiên cứu dòng pháp, hiện tại Đề Hồ Tự vẫn bảo quản khá nhiều sách khẩu truyền, nghiên cứu, đặc biệt là các đồ hình, tượng, v.v. Vào năm 1115 (niên hiệu Vĩnh Cửu [永久] thứ 3), tiếp theo việc kiến lập Tam Bảo Viện của Thắng Giác, Kim Cang Vương Viện của Thánh Hiền (聖賢), Lý Tánh Viện của Hiền Giác (賢覺), Vô Lượng Thọ Viện của Nguyên Hải, Báo Ân Viện của Thành Hiền (成賢), Địa Tạng Viện của Đạo Giáo (道敎) lần lượt xuất hiện, hình thành nên 6 dòng phái Đề Hồ. Về mặt chính trị, dưới thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) thì không có can hệ gì, chùa trở thành trung tâm nghiên cứu sự tướng, đồ tượng cho các tông phái. Về sau, chùa bị cháy hơn phân nữa trong vụ loạn Ứng Nhân (應仁). Đến thời Nghĩa Diễn (義演) làm Tọa Chủ nơi đây, nhờ sự hỗ trợ của dòng họ Phong Thần (豐臣, Toyotomi), ông tiến hành phục hưng chùa. Đến thời đại Giang Hộ (江戸, Edo), nhờ sự bảo hộ phái Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông (新義眞言宗), nên chùa không bị dao động gì cả. Chùa hiện tồn rất nhiều quần thể kiến trúc cũng như bảo vật có giá trị cấp quốc bảo như Dược Sư Đường, Khai Sơn Đường, Như Ý Luân Đường, Kim Đường, 5 bức Ngũ Đại Tôn Tượng, Diêm Ma Thiên Tượng, Đại Nhật Kim Luân, A Di Đà Tam Tôn, v.v.
(妙顯寺, Myōken-ji): ngôi chùa nổi tiếng của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại Kamigyō-ku (上京區), Kyotō-shi (京都市), Kyotō-fu (京都府); hiệu là Cụ Túc Sơn Long Hoa Viện (具足山龍華院). Chùa do Nhật Tượng (日像) khai sáng vào năm 1321 (Nguyên Hưởng [元亨] nguyên niên); và đối với Nhật Liên Tông thì đây được xem như là đạo tràng đầu tiên. Vào năm 1334 (Kiến Võ [建武] nguyên niên), chùa được Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō) ban cho sắc hiệu Pháp Hoa Tông và trở thành ngôi chùa sắc nguyện của nhà vua. Ba năm sau, Tướng Quân Túc Lợi Trực Nghĩa (足利直義, Ashikaga Tadayoshi) cũng dùng nơi đây làm nơi cầu đảo. Hơn nữa, vào năm 1357 (Diên Văn [延文] 2), Hậu Quang Nghiêm Thiên Hoàng (後光嚴天皇, Gokōgon Tennō) lại ban sắc chỉ cho chùa đọc tụng 30.000.000 bộ Kinh Pháp Hoa ở đây, rồi năm sau thì ban cho hiệu là Tứ Hải Xướng Đạo (四海唱導). Sau đó, chùa đã từng tổ chức luận tranh về giáo nghĩa với các chùa như Diệu Giác Tự (妙覺寺); rồi vì do lưu lại tên Pháp Hoa Tông mà làm cho Tỷ Duệ Sơn nổi giận, nên những ngôi đường tháp của chùa bị phá hoại tan tành. Thể theo mệnh lệnh của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), chùa được dời về vị trí hiện tại vào năm 1583 (Thiên Chánh [天正] 11), và trong khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (元和, 1615-1624), chùa đã chỉnh đốn lại toàn bộ đường tháp trang nghiêm. Tuy nhiên, do trận hỏa hoạn vào năm 1788 (thiên minh [天明] 8), chùa lại bị thiêu rụi hoàn toàn. Hiện tại chùa còn lưu giữ một số kiến trúc như Chánh Điện, Tổ Sư Đường, Chơn Cốt Đường, Quỷ Tử Mẫu Thần Đường, Khách Điện, Thư Viện, Nhà Kho, Tàng Kinh Các, v.v. Nơi Chơn Cốt Đường có tôn trí ba hài cốt của Nhật Liên, Nhật Lãng và Nhật Tượng. Trong khuôn viên chùa hiện có mộ của Tiền Điền Lợi Quang (前田利光, Maeda Toshimitsu), Vĩ Hình Quang Lâm (尾形光琳, Ogata Kōrin), v.v., và đặc biệt là 9 ngôi viện, gồm Cửu Bổn Viện (久本院), Thập Thừa Viện (十乘院), Tuyền Diệu Viện (泉妙院), Pháp Âm Viện (法音院), Ân Mạng Viện (恩命院), Thiện Hành Viện (善行院), Bổn Diệu Viện (本妙院), Thật Thành Viện (實成院), Giáo Pháp Viện (敎法院).
(後村上天皇, Gomurakami Tennō, tại vị 1339-1368): vị Thiên Hoàng Nam Triều của thời đại Nam Bắc Triều, Hoàng Tử thứ 7 của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō, tại vị 1318-1339), mẹ là A Dã Liêm Tử (阿野廉子), tên là Nghĩa Lương (義良, Noriyoshi) hay Hiến Lương (憲良).
(花園天皇, Hanazono Tennō, tại vị 1308-1312): vị Thiên Hoàng sống vào cuối thời kỳ Liêm Thương, vị Hoàng Tử của Phục Kiến Thiên Hoàng (伏見天皇, Fushimi Tennō), tên là Phú Nhân (富仁, Tomihito). Sau khi làm vua được mấy năm, ông nhường ngôi lại cho Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō). Ông có để lại tập nhật ký Hoa Viên Viện Thần Ký (花園院宸記).
(勸修寺, Kanjū-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Sơn Giai (山階派) thuộc Chơn Ngôn Tông, hiện tọa lạc tại Yamashinakanjujininōdō-chō (山科勸修寺仁王堂), Higashiyama-ku (東山區), Kyoto-shi (京都市). Căn cứ vào một số sử liệu như Khuyến Tu Tự Duyên Khởi (勸修寺緣起), thể theo bản nguyện của thân mẫu Đằng Nguyên Dận Tử (藤原胤子, Fujiwara-no-Inshi) và để cầu nguyện cho bà được siêu độ, vào năm 900 (niên hiệu Xương Thái [昌泰] thứ 3), Đề Hồ Thiên Hoàng (醍醐天皇, Daigo Tennō, tại vị 897-930) đã biến tư gia của Cung Đạo Di Ích (宮道彌益, Miyajii Yamasu) bên ngoại tộc thành ngôi già lam, và cung thỉnh Thừa Tuấn (承俊, Shōshun) làm Tổ khai sơn chùa. Vào năm 905 (niên hiệu Diên Hỷ [延喜] thứ 5), nơi đây trở thành chùa cấp định ngạch của triều đình, được phép độ tăng chúng hằng năm và trở thành đạo tràng của Chơn Ngôn cũng như Tam Luận. Đến năm 918 (năm thứ 18 cùng niên hiệu trên), từ khi Tế Cao (濟高) được bổ nhiệm về đây làm Trưởng Lại (長吏) đầu tiên, chùa trở nên cực thịnh. Chùa được sự bảo hộ hùng mạnh của Hoàng Thất, bao đời các bậc cự tượng lỗi lạc xuất hiện, từ đó vận của chùa ngày càng đi lên. Sau đó, vị Tổ đời thứ 7 của chùa là Giác Tín (覺信) lấy chùa làm cứ địa để khai sáng Dòng Khuyến Tu Tự (勸修寺流). Kể từ khi vị Hoàng Tử thứ 7 của Hậu Phục Kiến Thiên Hoàng (後伏見天皇, Gofushimi Tennō, tại vị 1298-1301) là Khoan Dận Thân Vương (寛胤親王) đến đây xuất gia, đời đời các vị Thân Vương đều được bổ nhiệm là Trưởng Lại ở đây, cứ như vậy kéo dào cho đến thời Minh Trị Duy Tân. Đến năm 1470 (niên hiệu Văn Minh [文明] thứ 2), chùa bị binh hỏa cháy tan tành, rồi được phục hưng như cũ; nhưng do vì không tuân mệnh của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), lãnh địa của chùa bị tịch thâu. Đến khi công trình xây dựng Thành Phục Kiến (伏見城, Fushimi-jō) thực hiện, trong khuôn viên chùa có đường thông ngang qua, các ngôi nhà bị dời đi nơi khác. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian niên hiệu Khoan Vĩnh (寛永), chùa được phục hưng lại. Đặc biệt, vào năm 1682 (niên hiệu Thiên Hòa [天和] thứ 2), Hoàng Tử thứ nhất của Linh Nguyên Thiên Hoàng (靈元天皇, Reigen Tennō, tại vị 1663-1687) là Tế Thâm Thân Vương (濟深親王) đến làm trú trì đời thứ 29 của chùa, vận chùa lại phát triển mạnh. Chùa hiện vẫn còn lưu giữ một số bảo vật như bức tranh thêu đồ hình Thích Ca Thuyết Pháp (tác phẩm thời nhà Đường), 3 bức Nhân Vương Kinh Lương Phần Sớ (仁王經良賁疏) tương truyền do tự tay Không Hải (空海, Kūkai) viết, v.v.
(良尊, Ryōson, 1279-1349): hay còn gọi là Pháp Minh (法明, Hōmyō), vị cao tăng của Dung Thông Niệm Phật Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nam Bắc Triều, xuất thân vùng Thâm Giang (深江), Hà Nội (河內, Kawachi, tức Ōsaka), trú trì đời thứ 7 của Đại Niệm Phật Tự (大念佛寺, Dainembutsu-ji); tục danh là Thanh Nguyên Đạo Trương (清原道張), tên lúc nhỏ là Tín Quý Thiên Đại (信貴千代); hiệu là Pháp Minh Phòng (法明房), con của Thanh Nguyên Hữu Kinh Lượng Thủ Đạo (清原右京亮守道). Ông mất cả song thân lúc mới lên 10 tuổi, sau đó thì có vợ con, nhưng vì cảm nhận được lẽ vô thường của đời người nên ông xuất gia. Đầu tiên ông lên tu học Mật Giáo trên Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan), rồi nghiên tầm giáo học của Thiên Thai Tông ở Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), và ông tự nhận thức được rằng con đường mà có thể cứu rỗi kẻ phàm phu không gì hơn là nguyện sanh về cõi Tây Phương Tịnh Độ, cho nên ông bắt đầu chuyên tâm tu tập pháp môn Niệm Phật Tam Muội. Vào năm 1321, nhờ linh ứng báo mộng ở đền Thạch Thanh Thủy Bát Phan Cung (石清水八幡宮, Iwashimizuhachimangū) vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro), ông thọ trì linh bảo và pháp phái của Dung Thông Niệm Phật Tông từ Lương Trấn (良鎭, Ryōchin) và đến trú trì Đại Niệm Phật Tự ở vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu). Bên cạnh đó, một mặt ông chấp nhận sự quy y của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō, tại vị 1318-1339), mặt khác thì cho ấn hành tranh Dung Thông Đại Duyên Khởi (融通念佛大緣起) và phân bố rộng rãi khắp toàn quốc. Ông đã giáo hóa hết thảy mọi người và nỗ lực làm cho tông môn hưng thạnh.
(夢窻疎石, Musō Soseki, 1275-1351): vị tăng của Phái Phật Quang thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, hiệu là Mộng Song (夢窻), xuất thân vùng Y Thế (伊勢, Ise, thuộc Mie-ken [三重縣]). Ông xuất gia từ hồi còn nhỏ tuổi, trước học về Thiên Thai, sau chuyển sang Thiền, đến tham bái Cao Phong Hiển Nhật (高峰顯日) và được kế thừa dòng pháp của vị này. Sau đó ông đã từng lui về sống ẩn cư ở một số nơi như Long Sơn Am (龍山庵) vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken [山梨縣]), Hổ Khê Am (虎溪庵) vùng Mỹ Nùng (美濃, Mino, thuộc Gifu-ken [岐阜縣]), Hấp Giang Am (汲江庵)vùng Thổ Tá (土佐, Tosa, thuộc Kōchi-ken [高知縣]), Bạc Thuyền Am (泊船庵) vùng Tam Phố (三浦, Miura, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]), Thối Canh Am (退耕庵)vùng Thượng Tổng (上總, Kazusa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]), v.v. Mãi đến năm 1325 (năm thứ 2 niên hiệu Chánh Trung [正中]), nhận sắc chỉ của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō, 1318-1339), ông đến trú trì Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji). Nhưng rồi năm sau ông lại quay trở về Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), dựng Nam Quang Am (南光庵) và trùng hưng một số chùa như Tịnh Trí Tự (淨智寺), Thoại Tuyền Tự (瑞泉寺), Viên Giác Tự (圓覺寺), v.v. Song vì mệnh lệnh của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng nên lần thứ hai ông phải quay trở lại trú trì Nam Thiền Tự. Sau khi Thiên Hoàng băng hà, nhận lời thỉnh cầu của Tướng Quân Túc Lợi Tôn Thị (足利尊氏, Ashikaga Takauji), ông đến khai sơn Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji). Ngoài ra ông còn khai sáng một số chùa khác như Lâm Xuyên Tự (臨川寺, Rinsen-ji), Đẳng Trì Viện (等持院, Tōji-in), Chơn Như Tự (眞如寺, Shinyo-ji), Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji). Vào năm 1351 (năm thứ 6 niên hiệu Chánh Bình [正平]), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi. Môn hạ của ông có Vô Cực Chí Huyền (無極志玄), Tuyệt Hải Trung Tân (絕海中津), v.v. Pháp hệ của ông được gọi là Mộng Song Phái (夢窻派) hay Tha Nga Môn Phái (嵯峨門派), chiếm hầu hết dòng chủ lưu của Thiền lâm thời Trung Đại. Lúc còn sanh tiền, ông đã được bantặng các danh hiệu Quốc Sư như Mộng Song (夢窻), Chánh Giác (正覺), Tâm Tông (心宗); sau khi qua đời ông còn được ban tặng các danh hiệu khác như Phổ Tế (普濟), Huyền Du (玄猷), Phật Thống (佛統), Đại Viên (大圓) và được tôn xưng là Thất Triều Đế Sư. Các trước tác để lại của ông có Mộng Song Lục (夢窻錄), Mộng Song Pháp Thoại (夢窻法話), Cốc Hưởng Tập (谷響集), Mộng Trung Vấn Đáp (夢中問答), Tây Sơn Dạ Thoại (西山夜話), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.35.211 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập