Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đề Bà Đạt Đa »»
(s, p: Ānanda, 阿難): từ gọi tắt của âm dịch A Nan Đà (阿難陀), ý dịch là Khánh Hỷ (慶喜), Vô Nhiễm (無染), con trai của vương tộc Sĩ Cam Lộ Phạn (s: Amṛtodana, 士甘露飯, còn gọi là Bạch Phạn Vương [白飯王]) thuộc dòng họ Thích Ca (s: Śākya, p: Sakya, 釋迦), anh em với Đề Bà Đạt Đa (s, p: Devadatta, 提婆達多), anh em chú bác với đức Phật, là thị giả hầu cận Ngài trong một thời gian lâu dài. Ngày đức Thế Tôn thành đạo là ngày A Nan ra đời; Ngài giảng kinh xong 20 năm thì khi ấy A Nan mới xuất gia. Sau khi thành đạo, lần đầu tiên đức Thế Tôn trở về thành Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu, 迦毘羅衛), khi Ngài trú tại Vườn Xoài (s: Āmrapāli-vana, p: Ambapāli-vana, 菴婆波梨園, tức Am Bà Ba Lợi Viên), Tôn giả A Nan đã cùng với các vương tử thuộc dòng họ Thích Ca và người thợ hớt tóc Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離) xin xuất gia theo Phật. Từ đó trở đi, Tôn giả thường hầu hạ bên đức Thích Tôn, phần nhiều nghe được những lời dạy của Ngài, nên được xưng tụng là Đa Văn Đệ Nhất (多聞第一, nghe nhiều số một). Có thuyết cho rằng Tôn giả đã tu đắc pháp gọi là Tánh Giác Tự Tại Tam Muội (性覺自在三昧), có thể ở trong định thấu hiểu các pháp; cho nên khi kết tập Pháp Tạng thì A Nan được suy cử. Khi dưỡng mẫu của Phật là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề (s: Mahāprajāpatī Gautamī, s: Mahāpajāpatī Gotamī, 摩訶波闍波提) cầu xin xuất gia nhưng không được phép, chính Tôn giả đã đích thân xin Phật và sau khi được phép thì Tôn giả là người đã tận lực sáng lập giáo đoàn Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Vào tháng thứ 2 sau khi Phật diệt độ, khi cuộc kết tập lần đầu tiên được tiến hành tại Hang Thất Diệp (s: Sapta-parṇa-guhā, 七葉窟) ngoài Thành Vương Xá (s: Rājagṛha, p: Rājagaha, 王舍城), Tôn giả đã cùng tham dự với 499 vị đệ tử của đức Phật chứng quả A La Hán. Khi đức Phật diệt độ, tương lai của giáo đoàn được phó thác lại cho Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉), cho nên A Nan được Ca Diếp truyền trao giáo pháp cho và trở thành vị tổ thứ 2 của Thiền Tông Tây Thiên. Theo các tài liệu như Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh (救拔焰口餓鬼陀羅尼經, Taishō 1313), Cứu Diện Nhiên Ngạ Quỷ Đà La Ni Thần Chú Kinh (救面燃餓鬼陀羅尼神呪經, Taishō 1314), Du Già Tập Yếu Cứu A Nan Đà La Ni Diệm Khẩu Nghi Quỹ Kinh (瑜伽集要救阿難陀羅尼焰口儀軌經, Taishō 1318), Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Khởi Giáo A Nan Đà Duyên Do (瑜伽集要焰口施食起敎阿難陀緣由, Taishō 1319), có dẫn về nguồn gốc cúng thí thực Ngạ Quỷ, âm linh cô hồn. Câu chuyện kể rằng có một đêm nọ trong khi đang hành Thiền định quán chiếu những lời dạy của Đức Phật, vào canh ba tôn giả A Nan chợt nhìn thấy một con quỷ đói thật hung tợn tên là Diệm Khẩu (s: Ulkā-mukha, 焰口) có thân hình gầy ốm, miệng rực cháy lửa và cổ họng của nó nhỏ như cây kim. Con quỷ ấy đến trước mặt tôn giả thưa rằng ba ngày sau mạng của tôn giả sẽ hết và sanh vào thế giới ngạ quỷ (ma đói). Nghe vậy, tôn giả A Nan vô cùng ngạc nhiên và lấy làm sợ hãi, bèn hỏi con quỷ kia xem có cách nào thoát khỏi tai họa ấy không. Con quỷ trả lởi rằng: “Vào sáng ngày mai nếu tôn giả có thể cúng dường thức ăn và nước uống cho trăm ngàn ức chúng ngạ quỷ nhiều như cát sông Hằng, cho vô số đạo sĩ Bà La Môn, cho chư thiên và các vị thần cai quản việc làm của con người, cho quá cố các vong linh, dùng cái hộc của nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀) để cúng dường cho họ 49 hộc thức ăn và nước uống, và vì họ mà cúng dường cho Tam Bảo, như vậy tôn giả sẽ được tăng thêm tuổi thọ, cùng lúc đó sẽ làm cho chúng tôi thoát khỏi cảnh khổ đau của Ngạ Quỷ và sanh lên cõi trời.” Trên cơ sở của nguồn gốc này, nghi lễ Cúng Thí Thực cho âm linh cô hồn Ngạ Quỷ ra đời cho đến ngày nay.
(轉女爲男): hay chuyển nữ thành nam (轉女成男), biến thành nam tử (變成男子), nghĩa là chuyển thân nữ thành nam. Từ ngàn xưa, tại Ấn Độ, người nữ không được xem là pháp khí, vì thân người nữ có 5 thứ chướng ngại; cho nên nếu muốn thành Phật thì cần phải chuyển đổi thân hình. Hơn nữa, người nữ không thể nhập vào cõi Tịnh Độ của chư Phật, vì vậy A Di Đà Phật cũng như Dược Sư Phật có lập bản nguyện riêng để cho người nữ chuyển thành thân nam. Theo như Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) quyển thượng cho biết, người nữ nào có chướng ngại nặng thì nên chuyên tâm Xưng Danh Niệm Phật, nhờ sức bản nguyện của đức Phật Di Đà, có thể chuyển biến thân nữ thành nam. Trong Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) của Kinh Pháp Hoa có thuật lại câu chuyện Long Nữ 8 tuổi biến thành thân nam, vãng sanh về thế giới phương Nam và thành Phật: “Nhĩ thời Ta Bà thế giới Bồ Tát, Thanh Văn, Thiên Long Bát Bộ, nhân dũ phi nhân, giai diêu kiến bỉ Long Nữ thành Phật, phổ vị thời hội nhân thuyết pháp, tâm đại hoan hỷ tất diêu kính lễ, vô lượng chúng sanh văn pháp giải ngộ đắc bất thối chuyển (爾時娑婆世界菩薩聲聞天龍八部人與非人、皆遙見彼龍女成佛、普爲時會人天說法、心大歡喜悉遙敬禮、無量眾生聞法解悟得不退轉, lúc bấy giờ, các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Tám Bộ Trời Rồng, người và loài không phải người của thế giới Ta Bà, ở xa đều thấy vị Long Nữ kia thành Phật, vì khắp chúng trời người trong hội lúc ấy mà thuyết pháp, tâm họ rất hoan hỷ, thảy đều kính lẽ từ xa; vô lượng chúng sanh nghe pháp được giải ngộ, được không thối chuyển).” Đặc biệt, trong Phật Thuyết Chuyển Nữ Thân Kinh (佛說轉女身經, Taishō No. 564) có giải thích rất rõ các pháp giúp cho người nữ chuyển biến thành thân nam như: “Phục thứ, nữ nhân thành tựu ngũ pháp, đắc ly nữ thân, tốc thành nam tử. Ngũ pháp như hà ? Nhất lạc cầu thiện pháp, nhị tôn trọng chánh pháp, tam dĩ chánh pháp nhi tự ngu lạc, tứ ư thuyết pháp giả kính như sư trưởng, ngũ như thuyết tu hành; dĩ thử thiện căn, nguyện ly nữ thân, tốc thành nam tử, hồi hướng Bồ Đề, thị chuyển nghiệp chi ngũ (復次、女人成就五法。女人成就五法、得离女身。得離女身、速成男子。速成男子、五法云何。五法云何、一乐求善法,二尊重正法,三以正法而自娱乐,四于说法者敬如师长,五如说修行。一樂求善法、二尊重正法、三以正法而自娛樂、四於說法者敬如師長、五如說修行、以此善根。以此善根、愿离女身。願離女身、速成男子。速成男子、回向菩提。迴向菩提、是转业之五。是轉業之五, Lại nữa, người nữ thành tựu năm pháp, được lìa thân nữ, mau thành người nam. Năm pháp ấy là gì ? Một là vui cầu pháp lành, hai là tôn trọng chánh pháp, ba là lấy chánh pháp để tự làm niềm vui, bốn là đối với người thuyết pháp thì cung kính như thầy dạy, năm là theo đúng như lời dạy mà tu hành; lấy căn lành này, nguyện lìa thân nữ, mau thành người nam, hồi hướng Bồ Đề, đó là nam pháp để chuyển nghiệp).”
(鼓): trống; tên loại nhạc khí, được chế tạo bằng vàng, ngọc, gỗ, đá, v.v. Đối với Phật Giáo, trống cũng là một trong những pháp khí quan trọng trong các tự viện. Vào thời cổ đại của Trung Quốc, trống được dùng như là vật môi giới thông với chư vị thần linh, là vật tượng trưng giao lưu với thế giới tự nhiên, có sắc thái thần bí, được lịch sử rất xem trọng. Trong các thư tịch cổ có liệt kê hơn 300 loại trống, tùy theo hình chế mà có phân chia thành 7 loại khác nhau như: Đại Cổ (大鼓), Kiến Cổ (建鼓), Cổ (鼓), Huyền Cổ (懸鼓, trống treo), Thủ Cổ (手鼓, trống cầm tay), Trượng Cổ (杖鼓, trống có dây thắt ở hai đầu), Đồng Thạch Cổ (銅石鼓, trống bằng đồng, đá). (1) Đại Cổ (Trống Lớn) là trống có ngoại hình lớn nhất, loại đại biểu nhất cho trống cổ đại Trung Quốc, được đặt trên giá, dùng đùi lớn để đánh. Trong Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋), Thiên Xỉ Lạc (侈樂篇) có đoạn rằng: “Hạ Kiệt, Ân Trụ tác vi Xỉ Nhạc, Đại Cổ, Chung, Khánh, Quản, Tiêu lục âm, dĩ cự vi mỹ, dĩ chúng vi quan (夏傑、殷紂作爲侈樂,大鼓、鐘、磬、管、簫六音,以鉅爲美,以眾爲觀, vua Hạ Kiệt, vua Ân Trụ làm thành sáu loại âm thanh là Xỉ Nhạc, Trống Lớn, Chuông, Khánh, Sáo, Tiêu; lấy móc sắt treo lên cho đẹp, để mọi người chiêm ngưỡng).” Như vậy, trống đã có mặt hơn 17 thế kỷ trước công nguyên, thường được sử dụng trong các nhạc đội của cung đình. Loại Trống Lớn thời Cổ Đại có công năng rất rộng lớn, được dung để tế tự, cúng tế, nghi tiết trọng đại, quân sự, báo thì giờ; hoặc dùng cho việc khánh chúc hôn lễ, thông báo tang lễ, v.v. Khi trống được dùng trong các buổi yến tiệc của cung đình thì có khí thế hùng tráng. Như trong của Cựu Đường Thư (舊唐書), phần Âm Nhạc (音樂), cho biết rằng: “Huyền Tông tại vị đa niên, thiện âm nhạc; nhược yến thiết phủ hội, tức ngự Cần Chính Lâu, … thái thường đại cổ, nhạc công tề kích, thanh chấn thành khuyết (玄宗在位多年、善音樂、若宴設甫會、卽御勤政樓、…太常大鼓、樂工齊擊、聲震城關, Huyền Tông tại vị nhiều năm, có tài về âm nhạc; nếu có thiết bày yến tiệc, liền đến ngự tại Lầu Cần Chính, trống lớn khác thường, nhạc công cùng đánh, âm thanh vang chấn động khắp thành quách).” Dưới thời nhà Chu (1046-256 ttl.), trống lớn được dùng làm hiệu lệnh chỉ huy chiến tranh. (2) Kiến Cổ, về ngoại hình thì tượng tợ với Trống Lớn, cũng dùng 2 đùi trống để đánh; chỉ có khác là giá treo bọc quanh trống. Sau này trống cũng được lưu nhập vào trong Phật Giáo, sử dụng để tụng kinh, lễ bái, hành đại lễ, v.v. Như vào những dịp lễ chính trong năm như Tết, Rằm Tháng Giêng, Lễ Phật Đản, Vu Lan, v.v.; hay vào những dịp ngày Rằm, 30 hàng tháng, các ngày vía của chư Phật, Bồ Tát; hoặc nhân dịp lễ húy kỵ chư vị cao tăng, hay đón rước các cao tăng, v.v. Từ “trống” được tìm thấy khá nhiều trong các kinh điển Phật Giáo, như Khổ Ấm Kinh (苦陰經) của Trung A Hàm Kinh (中阿含經, Taishō Vol. 1, No. 26) quyển 25, Mộng Kiến Kim Cổ Sám Hối Phẩm (夢見金鼓懺悔品) của Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (金光明最勝王經, Taishō Vol. 16, No. 665) quyển 2, Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經, Taishō Vol. 9, No. 262) quyển 4, Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經, Taishō Vol. 12, No. 374) quyển Thượng, v.v. Như trong Phẩm Tựa của Kinh Pháp Hoa có đoạn: “Kim Phật Thế Tôn dục thuyết đại pháp, vũ đại pháp vũ, xuy đại pháp loa, kích đại pháp cổ diễn đại pháp nghĩa (今佛世尊欲說大法、雨大法雨、吹大法螺、擊大法鼓、演大法義, nay đức Phật Thế Tôn muốn thuyết pháp lớn, mưa trận mưa pháp lớn, thổi ốc pháp lớn, đánh trống pháp lớn, diễn nghĩa pháp lớn).” Trong Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh (佛說無量壽經, Taishō Vol. 12, No. 360) quyển Thượng cũng có câu: “Khấu pháp cổ, xuy pháp loa, chấp pháp kiếm, kiến pháp tràng, chấn pháp lôi, diệu pháp điện, chú pháp vũ, diễn pháp thí (扣法鼓、吹法螺、執法劍、建法幢、震法雷、曜法電、澍法雨、演法施, gõ trống pháp, thổi ốc pháp, cầm kiếm pháp, chấn động sấm pháp, tỏa sáng điện pháp, mưa trận mưa pháp, diễn bày bố thí pháp).” Hay như Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh (大方等大集經, Taishō Vol. 13, No. 397) quyển 56 có dạy rằng: “Pháp tràng đương tồi chiết, pháp cổ thanh diệc tuyệt (法幢當摧折、法鼓聲亦絕, cờ pháp bị gãy đứt, trống pháp tiếng cũng dứt).” Trong Mộng Kiến Kim Cổ Sám Hối Phẩm của Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh quyển 2, có kể câu chuyện Diệu Tràng Bồ Tát (妙幢菩薩), sau khi nghe pháp xong, tâm sanh hoan hỷ, trở về chỗ của mình, đến đêm mộng thấy cái trống vàng lớn, ánh sáng rực rỡ, như vòng mặt trời. Trong ánh sáng ấy, Bồ Tát thấy có mười phương vô lượng các đức Phật, ngồi trên tòa Lưu Ly dưới cây báu; thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn chúng đang vây quanh chư Phật. Bồ Tát lại thấy có một vị Bà La Môn lấy dùi trống đánh chiếc trống bằng vàng, phát ra âm thanh lớn; trong âm thanh ấy diễn thuyết các câu kệ của pháp sám hối vi diệu. Nghe xong, Diệu Tràng Bồ Tát nhớ kỹ, đến sáng mai mang các vật phẩm cúng dường, đến Linh Thứu Sơn, nơi đức Phật đang an trú, thuật lại câu chuyện trên, được đức Phật tán thán, khen ngợi là người có nhân duyên lớn mới nghe được tiếng trống đó. Pháp Cổ là Trống Pháp, thí dụ khi đánh trống để khuyên răn, cảnh tỉnh binh lính, sách tấn mọi người; cho nên, tiếng trống cũng ví dụ cho sự thuyết pháp của chư Phật giúp cảnh tỉnh, khuyên răn mọi người trở về với con đường thiện. Xưa kia, trống được chế tạo bằng kim thuộc, ngọc, gỗ, đá, v.v. Cho đến hiện tại, phần lớn trống được làm bằng gỗ hay các loại da trâu, ngựa, heo, v.v.; cho nên có các tên gọi khác nhau tùy theo chất liệu như trống kim loại, trống đá, trống da. Về cách dùng trống, trong Thích Thị Yếu Lãm (釋氏要覽, Taishō Vol. 54, No. 2127) có đoạn: “Ngũ Phần Luật vân: 'Chư Tỳ Kheo Bố Tát, chúng bất thời tập, Phật ngôn, hoặc đả kiền chùy, hoặc đả cổ xuy bối' (五分律云、諸比丘布薩、眾不時集、佛言、或打犍椎、或打鼓吹貝, Ngũ Phần Luật dạy rằng: 'Khi các Tỳ Kheo Bố Tát, hay chúng tăng tập trung bất thường, đức Phật dạy hoặc đánh kiền chùy [chuông], hoặc đánh trống, thổi ốc').” Khi ăn cũng đánh trống báo hiệu tập trung, như Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經, Taishō Vol. 19, No. 945) có dạy rằng: “Thực biện kích cổ, chúng tập chàng chung (食辦擊鼓、眾集撞鐘, khi ăn cơm thì đánh trống, khi tập trung đại chúng thì đánh chuông).” Hay khi thuyết pháp cũng phải đánh trống thông báo, như trong Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律, Taishō Vol. 22, No. 1425) quyển 1 có đoạn rằng: “Chư thiên hữu tam thời cổ, chư thiên A Tu La cọng chiến thời đả đệ nhất cổ, Câu Tỳ La viên chúng hoa khai phu thời đả đệ nhị cổ, tập Thiện Pháp Giảng Đường thính thiện pháp thời đả đệ tam cổ (諸天有三時鼓、諸天阿修羅共戰時打第一鼓、俱毘羅園眾花開敷時打第二鼓、集善法講堂聽善法時打第三鼓, chư thiên có ba loại trống, khi chư thiên và A Tu La cùng nhau giao chiến thì đánh trống thứ nhất, khi các hoa trong vườn Câu Tỳ La bắt đầu nở thì đánh cái thứ hai, khi tập trung tại Thiện Pháp Giảng Đường để nghe thiện pháp thì đánh cái thứ ba).” Như vậy, khi đức Phật còn tại thế, trống được dùng để báo hiệu tập trung đại chúng hành lễ Bố Tát (tụng giới), ăn cơm, nghe pháp, v.v. Về sau, trống được dùng trong Thiền môn với ý nghĩa làm hiệu lịnh báo thức đại chúng thức khuya, dậy sớm; đặc biệt được dùng trong các nghi lễ, phối hợp xướng niệm, phổ thành khúc điệu để cúng dường và trang nghiêm đạo tràng, giúp cho đại chúng phát khởi tâm kính thành hơn. Tùy theo mục đích sử dụng, hiện tại trong các tự viện Phật Giáo có một số tên gọi khác nhau về trống như: (1) Pháp Cổ (法鼓), Trống Pháp, thí dụ khi đánh trống để khuyên răn, cảnh tỉnh binh lính, sách tấn mọi người; cho nên, tiếng trống cũng ví dụ cho sự thuyết pháp của chư Phật giúp cảnh tỉnh, khuyên răn mọi người trở về với con đường thiện. (2) Đăng Tòa Cổ (登座鼓), dùng để cung thỉnh pháp sư thăng tòa thuyết pháp. (3) Trà Cổ (茶鼓), loại trống được thiết trí ở phía Tây Bắc Pháp Đường của các Thiền viện, được dùng để tập trung tăng chúng dùng trà nóng. Như trong bài thơ Tây Hồ Xuân Nhật (西湖春日) của Lâm Bô (林逋, 967-1028) nhà Tống có câu: “Xuân yên tự viện cảo Trà Cổ, tịch chiếu lâu đài trác tửu kỳ (春煙寺院敲茶皷、夕照樓台卓酒旗, khói xuân tự viện gióng Trà Cổ, đêm chiếu lâu đài nhắp rượu say).” (4) Trai Cổ (齋鼓), dùng tập trung tăng chúng thọ trai. (5) Vấn Tấn Cổ (問訊鼓), trống đánh để thăm hỏi, học đạo, tham Thiền, v.v. (6) Phóng Tham Cổ (放參鼓), loại đánh báo hiệu đại chúng dùng cháo buổi chiều. Nguyên lai từ “Phóng Tham (放參)” nghĩa là ăn cháo hay bánh bao buổi chiều. Đức Phật chế chư tăng xuất gia chỉ được ăn mỗi ngày một bữa cơm, quá giờ ngọ (sau 1 giờ chiều) thì không được ăn. Trước thời nhà Đường, chư tăng Trung Quốc tuân thủ nghiêm minh nguyên tắc này; về sau trải qua diễn biến của thời gian, tăng chúng phần lớn sinh hoạt theo hình thức tự canh tác tự nuôi sống, lao động thể lực rất lớn, dần dần nguyên tắc này được thay đổi để tồn tại và phù hợp với môi trường sống. Các tự viện bắt đầu quy định cho ăn chiều (vãn xan [晚餐]), được gọi là Dược Thực (藥食, món ăn như là thuốc để cứu chữa căn bệnh khô gầy), hay Dược Thạch (藥石), có nghĩa là ăn cháo nhẹ; và có tên gọi khác là Vãn Chúc (晚粥, cháo chiều). (7) Hôn Cổ (昏鼓): trống đánh vào buổi chiều. (8) Hiểu Cổ (曉鼓): dùng vào buổi sáng sớm. (9) Canh Cổ (更鼓): trống đánh vào các canh buổi khuya. (10) Dục Cổ (浴鼓): dùng báo hiệu giờ tắm của tăng chúng. (11) Phổ Thỉnh Cổ (普請鼓): dùng để cung thỉnh toàn thể đại chúng cùng tham gia lao tác việc chùa.(12) Hỏa Cổ (火鼓): dùng báo hiệu khi có hỏa hoạn. Vào các buổi lễ lớn, các tự viện thường thỉnh Chuông Trống Bát Nhã theo bài kệ: “Bát Nhã hội, Bát Nhã hội, Bát Nhã hội, thỉnh Phật thượng đường, đại chúng đồng văn, Bát Nhã âm, phổ nguyện pháp giới, đẳng hữu tình, nhập pháp giới, Ba La Mật môn (般若會、般若會、般若會、請佛上堂、大衆同聞、般若音、普願法界、等有情、入法界、波羅蜜門, Bát Nhã hội, Bát Nhã hội, Bát Nhã hội, thỉnh Phật thượng đường, đại chúng cùng nghe, Bát Nhã âm, nguyện khắp pháp giới, chúng hữu tình, nhập pháp giới, cửa Ba La Mật).” Trong Chinh Phụ Ngâm Khúc (征婦吟曲), nguyên tác của Ðặng Trần Côn (鄧陳琨, 1715?-1745), do Ðoàn Thị Ðiểm (段氏點, 1705-1748) dịch, có câu: “Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.” Tại Long Tế Tự (龍濟寺) ở Cát Thủy (吉水), Giang Tây (江西), Trung Quốc, còn lưu lại hai câu thơ tương truyền của Thi sĩ Tô Đông Pha (蘇東坡, 1036-1101) nhà Tống: “Thiên thượng lâu đài sơn thượng tự, vân biên chung cổ nguyệt biên tăng (天上樓臺山上寺、雲邊鐘鼓月邊僧, trên trời lâu đài chùa trên núi, bên mây chuông trống tăng bên trăng).”
(s, p: nāga, 龍): rồng, âm dịch là Nẵng Nga (曩誐), Na Già (那伽), tên gọi của một trong 8 bộ chúng hộ trì Phật pháp. Trong thần thoại Ấn Độ, đây là động vật không tưởng thần cách hóa loài rắn; loại có uy đức gọi là Long Vương (龍王) hay Long Thần (龍神). Tương truyền loài này sống trong biển lớn, có ma lực có thể kêu mây và làm mưa gió. Trong thánh điển Phật Giáo có đề cập nhiều đến loài này, tỷ dụ như trong Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Kinh (佛母大孔雀明王經) có nêu lên hơn 160 tên loài rồng này. Trong truyền thuyết về đức Phật kể lại chuyện khi ngài giáng sanh, có hai con rồng rưới nước thanh tịnh lên mình ngài; khi thành đạo thì con rồng đã bảo vệ, che chở thân ngài trong 7 ngày mưa bão; đức Phật đã từng chữa bệnh cho con rồng mù và hàng phục loài độc long, v.v. Trong Pháp Hoa Kinh (法華經) cho biết rằng 8 vị Long Vương lớn đến nghe đức Phật thuyết pháp; hay như trong Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) của kinh này có câu chuyện vị long nữ 8 tuổi thành Phật. Trú xứ của rồng được gọi là Long Cung (龍宮), nằm sâu dưới lòng đáy biển, được trang hoàng lộng lẫy và của báu chất đầy như núi. Nó là vị hộ pháp của Đại Thừa Phật Giáo. Đối với Mật Giáo, đồ hình Thai Tạng Mạn Trà La (胎藏曼茶羅) có 2 vị Long Vương đại diện cho Nan Đà (難陀) và Ô Ba Nan Đà (烏波難陀), có quan hệ rất sâu với pháp cầu mưa. Câu chuyện Thiện Nữ Long Vương (善女龍王) xuất hiện trong khi Không Hải (空海, Kūkai) đang tu luyện pháp tại Thần Tuyền Uyển (神泉苑) là rất nổi tiếng.
(龍女): nguyên là con gái của Long Vương Bà Kiệt La (s: Sāgara, 娑竭羅), là thị giả cho Bồ Tát Quán Thế Âm, thường xuyên hầu hạ hai bên Bồ Tát với Thiện Tài Đồng Tử. Trong Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) thứ 12 của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經, Taishō Vol. 9, No. 262) quyển 4 cho biết rằng năm lên 8 tuổi Long Nữ đã thành thục căn lành, lên Linh Thứu Sơn (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 靈鷲山), dâng hạt châu báu cúng dường đức Phật, trãi qua mọi chất vấn của Tôn Giả Xá Lợi Phất (s: Śāriputra, p: Sāriputta, 舍利弗) và hiện tướng thành Phật tại Hội Pháp Hoa. Long Nữ thể hiện tánh từ bi của Phật Giáo, thường phụ tá Bồ Tát Quán Thế Âm cứu độ chúng sanh trong Sáu Đường; thị hiện thân tiểu đồng nữ, giống như Thiện Tài. Dân gian cho rằng Long Nữ là rắn hóa thành rồng, nhưng thật sự không phải như vậy. Trong đồ hình Quán Âm, có hình tiên nữ tuyệt đẹp đứng hầu bên Bồ Tát, chính là Long Nữ. Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ được gọi chung là Kim Đồng Ngọc Nữ (金童玉女). Trong Hoa Nghiêm Kinh Hợp Luận Giản Yếu (華嚴經合論簡要, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 4, No. 225) quyển 2 có câu rằng: “Tiệm tiệm dẫn chí Long Nữ Thiện Tài, nhất niệm chi trung đắc thành Phật giả (漸漸引至龍女善財、一念之中得成佛者, dần dần dẫn đến Long Nữ Thiện Tài, chỉ trong một niệm chứng đắc thành Phật).” Hay trong Pháp Hoa Kinh Đại Ý (法華經大意, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 31, No. 609) quyển 1 lại có đoạn: “Đốn kiến cổ Phật toàn thân, quán Long Nữ chi hiến châu, tật vãng Vô Cấu thế giới, hà sa chi giới bất cách (頓見古佛全身、觀龍女之獻珠、疾往無垢世界、河沙之界不隔, chợt thấy cổ Phật toàn than, quán thấy Long Nữ dâng châu, nhanh qua thế giới Vô Cấu, hà sa cõi nước không cách).”
(權現, gongen): quyền (權) nghĩa là quyền nghi, ứng cơ; hiện (現) là hóa hiện; tức chỉ chư phật bồ tát vì độ khắp chúng sanh mà quyền xảo hóa hiện các loại hình tướng; đồng nghĩa với quyền hóa (權化), quyền tích (權迹), ứng hiện (應現), thị hiện (示現), hóa hiện (化現), v.v. Như trong Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (金光明最勝王經, Taishō Vol. 16, No. 665), Phẩm Như Lai Thọ Lượng (如來壽量品) thứ 2, quyển 1 có câu: “Thế Tôn Kim Cang thể, quyền hiện ư Hóa Thân (世尊金剛體、權現於化身, Thế Tôn thể Kim Cang, quyền hiện nơi Hóa Thân).” Hay trong Tục Đăng Chánh Thống (續燈正統, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 84, No. 1583) quyển 3, phần Thiệu Hưng Phủ Đông Sơn Giác Thiền Sư (紹興府東山覺禪師), lại có đoạn: “Kim thời tùng lâm, tương vị Quảng Ngạch quá khứ thị nhất Phật, quyền hiện đồ nhi (今時叢林、將謂廣額過去是一佛、權現屠兒, tùng lâm ngày nay cho rằng Quảng Ngạch quá khứ là một vị Phật, hóa hiện làm đồ tể).” Hoặc trong Pháp Hoa Kinh Chỉ Chưởng Sớ (法華經指掌疏, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 33, No. 631) cũng có đoạn: “Nhiên Đạt Đa tuy xưng quyền hiện, nhân hại Phật cố, bất miễn Địa Ngục chi khổ (然達多雖稱權現。因害佛故。不免地獄之苦, tuy nhiên, Đề Bà Đạt Đa tuy gọi là quyền hiện, nhưng vì hại Phật, nên không thoát khỏi cái khổ của Địa Ngục).” Quyền hiện cũng là một trong những tư tưởng đặc trưng của Phật Giáo Nhật Bản. Sau khi Phật Giáo được vào xứ sở Phù Tang này, Thần Đạo trở thành địa vị phụ thuộc, và đến cuối thời kỳ Bình An (平安, Heian, 794-1185), thuyết gọi là Bản Địa Thùy Tích (本地垂迹, honjisuijaku) bắt đầu thịnh hành. Từ thời Nại Lương (奈良, Nara, 710-794) trở đi, việc tiếp cận với chư thần của Phật Giáo dần dần được tiến hành. Với tư cách là chúng sanh phàm phu đầy phiền não, chư thần linh cũng tôn kính Phật Giáo; cho nên việc đọc kinh trước thần linh, các Thần Cung Tự (神宮寺), Trấn Thủ Tự (鎭守寺) cũng được kiến lập. Vào khoảng đầu thời Bình An, các thần dần dần khai ngộ và địa vị của họ cũng được nâng cao. Tỷ dụ như trường hợp Thạch Thanh Thủy Bát Phan Thần (石清水八幡神) đã đạt đến danh hiệu Bồ Tát. Sau đó, trong văn thư của Thái Tể Phủ (太宰府, Dazaifu) gởi cho đền thờ Cừ Khi Bát Phan Cung (筥崎八幡宮, Hakozakihachimangū) vào năm 937 (Thừa Bình [承平] thứ 7), có đoạn văn gọi Bát Phan Thần là quyền hiện. Hay trong tác phẩm Tẩu Thang Duyên Khởi (走湯緣起, Sōtōengi) có các văn thư ghi năm 812 (Hoằng Nhân [弘仁] thứ 3) cũng như 904 (Diên Hỷ [延喜] thứ 4), có thể thấy từ quyền hiện. Đến giữa thời Bình An, chư thần tiến đến rất gần với địa vị của Phật. Trong bức Cúng Dường Nguyện Văn (供養願文) do ca nhân Đại Giang Khuông Hành (大江匡衡, Ōe-no-Masahira, 952-1012) viết khi đến tham bái đền thờ Nhiệt Điền Thần Xã (熱田神社, Atsuta Jingū) ở tiểu quốc Vĩ Trương (尾張, Owari) vào năm 1004 (Khoan Hoằng [寬弘] nguyên niên), ông viết là thùy tích của Nhiệt Điền Quyền Hiện (熱田權現, Atsutagongen). Cũng vào năm thứ 4 (1007) cùng niên hiệu trên, trong ống kinh do Đằng Nguyên Đạo Trưởng (藤原道長, Fujiwara-no-Michinaga, 966-1027) đem thờ trên Kim Phong Sơn (金峯山) có ghi dòng chữ “Tạng Vương Quyền Hiện (藏王權現).” Trong bộ Kim Tích Vật Ngữ Tập (今昔物語集, Konjakumonogatarishū) cũng có xuất hiện từ Hùng Dã Quyền Hiện (熊野權現, Kumanogongen). Việc phổ cập hóa tư tưởng quyền hiện như vậy là đồng thể hóa Phật với Thần; và cho biết rằng đã đến thời kỳ hoàn thành thuyết Bản Địa Thùy Tích. Đến thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333), các đền thờ Thần Xã gọi tên quyền hiện bắt đầu xuất hiện như Địa Chủ (地主), Bạch Sơn (白山), Ái Đãng (愛宕), Xuân Nhật (春日), v.v. Trong tác phẩm Chư Thần Bản Hoài Tập (諸神本懷集, Shojinhongaishū) do Tồn Giác (存覺, Zonkaku, 1290-1373) viết vào cuối thời kỳ Liêm Thương, chia thần thành hai loại là Quyền Xã (權社) và Thật Xã (實社), cho rằng Thần của Quyền Xã là “đức Như Lai xưa kia, vì để mang lại lợi ích cho Bồ Tát, chúng sanh thâm vị, nên giả hiện thân hình thần minh”; song tất cả đều là quay về với sự giáng tích của Phật Di Đà; và cho rằng chư thần của Thật Xã thì cần phải bài xích như là tà thần. Thần Đạo mang tính thần Phật tập hợp vào thời Trung Đại, lấy tư tưởng quyền hiện làm luận cứ quan trọng. Tuy nhiên, sau khi Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu, 1542-1616) qua đời, vị tăng của Thiên Thai Tông là Thiên Hải (天海, Tenkai, 1536-1643) chủ trương thờ phụng đấng quyền hiện và xem đó như là thần hiệu của Gia Khang. Ngoài ra, các Thiên Hoàng Nhật Bản đã từng lấy danh hiệu quyền hiện để ban hiệu sắc hứa cho cấp dưới. Tỷ dụ như Đề Hồ Thiên Hoàng (醍醐天皇, Daigo Tennō, tại vị 897-930) đã ban cho Đằng Nguyên Liêm Túc (藤原鎌足, Fujiwara-no-Kamatari, 614-669) hiệu là Đàm Sơn Quyền Hiện (談山權現); hay Hậu Thủy Vĩ Thiên Hoàng (後水尾天皇, Gomizunō Tennō, tại vị 1611-1629) ban cho Đức Xuyên Gia Khang hiệu là Đông Chiếu Đại Quyền Hiện (東照大權現), v.v.
(s: dvatriṃśan-mahāpurisa-lakṣaṇāni, p: dvattiṃsa-mahāpurisa-lakkhaṇāni, 三十二相): 32 loại hình tướng và dung mạo rất thù thắng của vị Chuyển Luân Thánh Vương cũng như Phật, còn gọi là 32 tướng của một bậc đại nhân, 32 tướng của bậc đại trượng phu, 32 tướng của bậc đại sĩ. Theotruyền thuyết của Ấn Độ ngày xưa, người nào có đầy đủ các tướng hảo như thế này sẽ trở thành Chuyển Luân Vương thống trị thiên hạ; nếu người ấy xuất gia thì sẽ khai ngộ vô thượng chánh giác. Về thứ tự tên gọi các tướng có nhiều thuyết khác nhau, nay y cứ theo quyển 4 của Đại Trí Độ Luận (大智度論), 32 tướng gồm:
(1) Đứng an trụ dưới chân (s: su-pratiṣṭhita-pāda, 足下安平立): có nghĩa rằng lòng bàn chân của bằng phẳng, mềm mại, đứng trụ vững chắc trên mặt đất. Khi đức Phật còn đang hành đạo Bồ Tát, tu sáu ba la mật nên cảm được tướng mầu như vậy. Tướng này dẫn đến công đức có lợi ích. -
(2) Dưới bàn chân có hai bánh xe (足下二輪): hay còn gọi là tướng nghìn bánh xe, tướng này có thể hàng phục được oán địch, ác ma, thể hiện công đức chiếu phá vô minh và ngu si. Khi nói chân có nghĩa là cả tay chân, nên gọi là tướng tay chân có vòng tròn (s: cakrāṅkita-hasta-pāda-tala).
(3) Ngón tay dài (s: dīrghāṅguli, 長指): tức cả hai tay chân đều thon nhỏ, dài và thẳng, đó chính là do nhờ cung kính lễ bái các vị sư trưởng, phá trừ tâm kiêu căng ngã mạn nên cảm được tướng tốt như vậy. Nó thể hiện tuổi thọ lâu dài, có công đức khiến cho chúng sanh vui thích quy y theo. -
(4) Gót chân rộng và bằng phẳng (s: āyata-pāda-pārṣṇi, 足跟廣平): hay còn gọi là tướng gót chân tròn đầy, gót chân dài. Nhờ có giữ giới, nghe pháp, siêng năng tu tập mà có được tướng này. Nó thể hiện công đức hóa độ và làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh cho đến đời tương lai.
(5) Ngón tay ngón chân có màng lưới (s: jālāvanaddha-hasta-pāda, 手足指縵綱): hay còn gọi là tướng của vua chim nhạn giữa các ngón tay, nghĩa là giữa mỗi ngón tay và chân đều có lớp màng lưới giao nhau hình hoa văn, giống như vua loài chim nhạn khi dang móng vuốt ra liền hiện tướng này. Nhờ có tu tứ nhiếp pháp mà có được tướng như vậy. Nó có hiện ra hay mất đi một cách tự do tự tại, thể hiện công đức xa lìa phiền não, nghiệp ác, đạt đến bờ vô vi bên kia. -
(6) Tay chân mềm mại (s: mṛdu-taruṇa-hasta-pāda-tala, 手足柔軟): nghĩa là tay chân vô cùng mềm mại, như lông mịn. Nhờ có dùng các thức ăn uống cao quý, y cụ cúng dường cho thầy mình, hay khi cha mẹ và thầy bị bệnh hoạn, nhờ hết mình gần gủi chăm sóc, hầu hạ nên có được tướng tốt như vậy. Nó thể hiện công đức mà đức Phật dùng bàn tay mềm mại từ bi để nhiếp độ những người thân hay xa lạ.
(7) Mu bàn chân cao đầy (s: ucchaṅkha-pāda, 足趺高滿): hay còn gọi là mu bàn chân cao bằng, mu bàn chân thẳng dày. Nhờ tu phước, dũng mãnh tinh tấn nên có được tướng này, thể hiện công đức làm lợi ích cho chúng sanh và có tâm đại bi vô thượng. -
(8) Bắp đùi tròn mềm như con nai chúa (s: aiṇeya-jaṅgha, 腨鹿王): có nghĩa là xương thịt bắp đùi tròn mềm như con sơn dương, do vì xưa kia chuyên tâm nghe pháp và diễn thuyết, nên có được tướng tốt như vậy. Nó thể hiện công đức tiêu diệt hết tất cả tội chướng.
(9) Đứng thẳng tay dài quá gối (s: sthitānavanata-pralamba-bāhutā, 正立手摩膝): hay còn gọi là tướng tay buông xuống quá gối, đứng thẳng tay quá gối. Tướng này có được là nhờ xa lìa ngã mạn, khéo bố thí, không tham lam. Nó thể hiện công đức hàng phục hết thảy ác ma, thương xót xoa đầu chúng sanh. -
(10) Nam căn ẩn kín (s: kośopagata-vasti-guhya, 陰藏): có nghĩa là nam căn dấu kín trong cơ thể như âm vật của con ngựa hay con voi. Tướng này có được là nhờ đoạn trừ tà dâm, cứu giúp các chúng sanh sợ hãi, v.v. Nó thể hiện công đức tuổi thọ lâu dài và có nhiều đệ tử.
(11) Thân thể dài rộng (s: nyagrodha-parimaṇḍala, 身廣長等): thân Phật ngang rộng, phải trái, trên dưới, tất cả đều nhau, xung quanh thân tròn đầy, như cây Ni Câu Luật (s: nyagrodha, p: nigrodha, 尼拘律, Ficus indica), do vì ngài thường khuyên chúng sanh hành trì tam muội, làm việc bố thí không sợ hãi nên có được tướng tốt như vậy. Nó thể hiện công đức tự tại tôn quý của đấng pháp vương.
(12) Lông hướng lên trên (s: ūrdhvaṃ-ga-roma, 毛上向): hay lông tóc của thân thể đều hướng về bên phải, có màu xanh nhạt, mềm mại. Tướng này có được do nhờ hành tất cả các pháp, có thể khiến cho chúng sanh chiêm ngưỡng, tâm sanh vui vẻ, có được lợi ích vô lượng.
(13) Mỗi lỗ chân lông đều có lông mọc (s: ekaika-roma-pradakṣiṇāvarta, 一一孔一毛生): nghĩa là mỗi lỗ chân lông đều có lông mọc ra, lông ấy xanh như màu ngọc lưu ly, và nơi mỗi lỗ chân lông đều toát ra mùi thơm vi diệu. Tướng này có được là nhờ tôn trọng, cúng dường hết thảy chúng hữu tình, chỉ bày cho người không biết mệt mỏi, gần gủi người trí, dọn dẹp nhưng con đường gai góc. Người có được ánh sáng từ lỗ chân lông ấy có thể tiêu trừ 20 kiếp tội chướng. -
(14) Thân thể vàng rực (s: suvarṇa-varṇa, 金色): hay gọi là có thân tướng vàng rực tuyệt diệu, da thân màu vàng rực, tức là thân Phật cũng như tay chân đều có màu vàng rực, giống như đài vàng tuyệt diệu làm trang nghiêm cho các báu vật. Tướng này có được nhờ xa lìa các sự tức giận, nhìn chúng sanh với con mắt hiền từ. Đức tướng này có thể khiến cho chúng sanh chiêm ngưỡng, chán bỏ vui thích, diệt tội, phát sanh điều thiện.
(15) Thân phát ánh sáng lớn (大光): tức thân của Phật có ánh sáng chiếu khắp ba ngàn thế giới, bốn mặt xa đến 1 trượng. Tướng này có được nhờ phát tâm bồ đề lớn và tu tập vô lượng hạnh nguyện. Nó có thể trừ đi các hoặc, phá tan chướng ngại và thể hiện công đức có thể làm cho đầy đủ hết thảy các chí nguyện.
(16) Da mềm mỏng (s: sūkṣma-suvarṇacchavi, 細薄皮): tức da mềm mỏng, trơn láng, không bị nhiễm bởi bụi nhơ. Do nhờ lấy các thứ y phục, phòng ốc, lầu gác sạch sẽ cho chúng sanh, xa rời người ác, gần gủi người trí mà có được tướng tốt này. Nó thể hiện sự bình đẳng, không nhơ nhớp của đức Phật, và công đức từ bi lớn hóa độ và làm lợi ích cho chúng sanh.
(17) Bảy chỗ tròn đầy (s: saptotsada, 七處隆滿): có nghĩa là 7 chỗ gồm thịt ở hai tay, dưới hai chân, hai vai và cuống cổ đều tròn đầy, mềm mại. Tướng này có được nhờ không tham tiếc đồ vật mình yêu thích, đem cho chúng sanh. Nó thể hiện công đức làm cho hết thảy chúng sanh đạt được tướng này và tiêu diệt tội lỗi, sanh điều thiện. -
(18) Dưới hai nách đầy đặn (s: citāntarāṃsa, 兩股下隆滿): hay dưới hai nách bằng phẳng và đầy đặn, có nghĩa rằng xương thịt dưới hai nách của đức Phật đầy đặn không khuyết. Tướng này có được nhờ đức Phật ban cho chúng sanh thuốc men, thức ăn uống và có thể tự khám bệnh cho mình.
(19) Thân trên như sư tử (s: siṃha-pūrvārdha-kāya, 上身如師子): tức nữa phần trên của thân đức Phật rộng lớn, đi đứng nằm ngồi đều oai nghiêm, đoan chánh giống như con sư tử. Tướng này có được nhờ đức Phật trong vô lượng thế giới chưa bao giờ nới lời hai lưỡi, dạy người các pháp thiện, thực hành lòng nhân và sự hòa hợp, xa rời ngã mạn. Nó thể hiện công đức có dung mạo cao quý, đầy đủ lòng từ bi. -
(20) Thân thẳng to lớn (s: ṛjugātratā, 大直身): có nghĩa rằng trong tất cả thân con người, thân Phật là to lớn nhất mà thẳng. Nhờ cho thuốc, khám bệnh, giữ gìn giới không sát sanh, không trộm cắp, xa rời sự kiêu căng ngã mạn, nên có được tướng tốt như vậy. Nó có thể khiến cho chúng sanh thấy nghe, chấm dứt khổ đau, đạt được chánh niệm, tu 10 điều thiện.
(21) Vai tròn to (s: su-saṃvṛta-skandha, 肩圓好): tức hai vai tròn đầy, to lớn, ngay thẳng, thù thắng, tuyệt diệu. Tướng này có được nhờ thường hay làm tượng, tu bổ tháp, ban bố sự không sợ hãi. Nó thể hiện công đức vô lượng của sự diệt trừ các lậu hoặc và tiêu nghiệp chướng. -
(22) Có bốn mươi răng (s: catvāriṃśad-danta, 四十齒): tướng này chỉ đức Phật có đầy đủ 40 cái răng, cái nào cũng ngay thẳng, trắng như tuyết. Nhờ xa rời nghiệp không nói lời hai lưỡi, nói lời xấu ác, tâm tức giận, tu tập sự bình đẳng và từ bi nên có được tướng tốt như vậy. Nó thường tỏa ra mùi thơm vi diệu. Tướng tốt này có thể ngăn chận nghiệp nói lời xấu ác của chúng sanh, diệt hết tội vô lượng và thọ nhận sự vui vẻ vô lượng.
(23) Răng thẳng (s: sama-danta, 齒齊): nghĩa là răng đều, khít nhau, bằng phẳng, không to không nhỏ, giữa hai răng không có khoảng hở lọt qua một sợi lông. Tướng này có được nhờ lấy 10 điều thiện để hóa độ và làm lợi ích cho chúng sanh, cũng như thường hay tán dương công đức của người khác. Nó thể hiện công đức có thể làm cho được thanh tịnh, hòa thuận, tất cả quyến thuộc đều đồng tâm nhất trí. -
(24) Răng trắng như ngà (s: suśukla-danta, 牙白): hay răng trắng như tuyết, ngài 40 cái răng ra, trên dưới đều có 2 răng khác, màu sắc của nó tươi trắng, sáng trong, nhọn sắc như đỉnh núi, cứng rắn như kim cương. Tướng này có được nhờ thường suy nghĩ đến các pháp thiện, tu tập lòng từ. Tướng tốt này có thể giúp phá tan ba thứ độc cứng chắc, ương ngạnh của chúng sanh.
(25) Má như sư tử (s: siṃha-hanu, 獅子頰): tức hai má tròn đầy như má của con sư tử. Người thấy tướng này có thể trừ được tội sanh tử trong trăm kiếp và thấy được các đức Phật. -
(26) Trong nước miếng có chất thơm ngon (s: rasa-rasāgratā, 味中得上味): ám chỉ trong miệng của đức Phật thường có mùi vị thơm ngon nhất trong các mùi vị. Tướng này có được nhờ thường xem chúng sanh như con mình, và lấy các pháp thiện hồi hướng để trọn thành chánh quả. Nó biểu hiện công đức của Phật mà có thể làm cho đầy đủ chí nguyện của chúng sanh.
(27) Lưỡi dài rộng (s: prabhūta-tanu-jihva, 廣長舌): tức đầu lưỡi dài rộng, mềm mỏng, khi thè lưỡi ra có thể chạm đến tóc. Nhờ có tâm phát thệ nguyện rộng lớn, lấy hạnh đại bi mà hồi hướng khắp pháp giới, nên có được tướng tốt như vậy. Khi nhìn thấy được tướng này, người ta có thể diệt trừ được tội sanh tử của 24.000 kiếp, được gặp 80 ức các đức Phật và Bồ Tát thọ ký cho. -
(28) Tiếng nói của Phạm Thiên (s: brahma-svara, 梵聲): tiếng nói tròn đầy như tiếng vang của trống trời, cũng giống như tiếng chim Ca Lăng Tần Già (s: karaviṅka, kalaviṅka; p: karavīka, 迦陵頻伽). Nhờ có nói lời chân thật, lời nói hay, chế ngự hết thảy những lời nói xấu ác mà có được tướng tốt như vậy. Người nghe được tiếng nói như vậy, tùy theo căn cơ của mình mà có được lợi ích, sanh khởi điều tốt, cảm nhận và đoạn trừ được quyền thật lớn nhỏ, tiêu trừ mọi nghi ngờ.
(29) Mắt trong xanh (s: abhinīla-netta, 眞青眼): tức mắt Phật có màu trong xanh, như hoa sen xanh (s: utpala, p: uppala, âm dịch là Ưu Bát La [優鉢羅], 青 蓮). Nhờ đời đời kiếp kiếp lấy tâm từ bi, con mắt từ bi và tâm hoan hỷ ứng xử đối với người ăn xin, nên có được tướng tốt này. -
(30) Lông mi như bò rừng (s: go-pakṣmā, 牛眼睫): tức lông mi ngay thẳng, không tạp loạn. Tướng này có được nhờ quán hết thảy chúng sanh như cha mẹ mình, lấy tâm của người con mà thương xót, yêu mến.
(31) Có nhục kế trên đầu (s: uṣṇīṣa-śiraskatā, 頂髻): tức trên đỉnh đầu có nhục kế nhô lên. Tướng này có được nhờ dạy người thọ trì pháp 10 điều thiện và tự bản thân mình cũng thọ trì. -
(32) Lông mi trắng (s: ūrṇā-keśa, 白毫): tức giữa hai khoảng cách của lông mày có lông mi trắng, mềm mại như bông Đâu La (s, p: tūla, 兜羅), dài 1 trượng 5 thước, xoắn lại về phía bên phải. Do vì nó thường phóng ra ánh sáng nên được gọi là hào quang. Do nhờ thấy chúng sanh tu pháp Tam Học mà xưng dương tán thán nên có được tướng tốt như vậy.
Trên đây là 32 tướng tốt. Nếu như người nào làm 100 điều thiện mới có được 1 tướng tốt như vậy, cho nên được gọi là “bách phước trang nghiêm (百福莊嚴, trăm phước trang nghiêm”. Như trong Trung A Hàm Kinh (中阿含經), quyển 11, Tam Thập Nhị Tướng Kinh (三十二相經) thứ 2, có đoạn: “Nhược Thế Tôn vị chư Tỳ Kheo thuyết Tam Thập Nhị Tướng giả, chư Tỳ Kheo văn dĩ đương thiện thọ trì (若世尊爲諸比丘說三十二相者、諸比丘聞已當善受持, nếu Thế Tôn vì các Tỳ Kheo nói Ba Mươi Hai Tướng, các Tỳ Kheo nghe xong nên khéo thọ trì).” Hay trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經), Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) thứ 12 cũng có đoạn: “Phật cáo chư Tỳ Kheo: 'Nhĩ thời vương giả, tắc ngã thân thị, thời tiên nhân giả, kim Đề Bà Đạt Đa thị; do Đề Bà Đạt Đa thiện tri thức cố, linh ngã cụ túc Lục Ba La Mật, từ bi hỷ xả, Tam Thập Nhị Tướng, Bát Thập Chủng Hảo, tử ma kim sắc, Thập Lực, Tứ Vô Sở Úy, Tứ Nhiếp Pháp, Thập Bát Bất Cọng, thần thông đạo lực, thành Đẳng Chánh Giác, quảng độ chúng sanh, giai nhân Đề Bà Đạt Đa thiện tri thức cố' (佛告諸比丘、爾時王者、則我身是、時仙人者、今提婆達多是、由提婆達多善知識故、令我具足六波羅蜜、慈悲喜捨、三十二相、八十種好、紫磨金色、十力、四無所畏、四攝法、十八不共、神通道力、成等正覺、廣度眾生、皆因提婆達多善知識故, Phật bảo các Tỳ Kheo: 'Vị vua lúc bấy giờ tức là thân ta, tiên nhân lúc ấy là Đề Bà Đạt Đa; do vì Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức, khiến cho ta đầy đủ Sáu Ba La Mật, từ bi hỷ xả, Ba Mươi Hai Tướng, Tam Mươi Loại Sắc Đẹp, sắc hình vàng tía, Mười Lực, Bốn Vô Úy, Bốn Nhiếp Pháp, Mười Tám Pháp Bất Cọng, đạo lực thần thông, thành Đẳng Chánh Giác, độ khắp chúng sanh, đều do Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức').”
(s: Śākya-muni, p: Sakya-muni, 釋迦牟尼): ý là bậc Thánh nhân xuất thân từ dòng họ Thích Ca; còn gọi là Thích Ca Văn Ni (釋迦文尼), Xa Ca Dạ Mâu Ni (奢迦夜牟尼), Thích Ca Mâu Nẵng (釋迦牟曩), Thích Ca Văn (釋迦文); gọi tắt là Thích Ca (釋迦), Mâu Ni (牟尼), Văn Ni (文尼); ý dịch là Năng Nhân (能仁), Năng Nhẫn (能忍), Năng Tịch (能寂), Tịch Mặc (寂默), Năng Mãn (能滿), Độ Ốc Tiêu (度沃焦), hay Thích Ca Tịch Tĩnh (釋迦寂靜), Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn (釋迦牟尼世尊), Thích Tôn (釋尊); là đấng giáo tổ của Phật Giáo. Nguyên do xưng hiệu của Ngài có thể tìm thấy trong Quán Chư Dị Đạo Phẩm (觀諸異道品) của Phật Bản Hạnh Tập Kinh (佛本行集經, Taishō Vol. 3, No. 190) quyển 20, Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự (根本說一切有部毘奈耶雜事, Taishō Vol. 24, No. 1451) quyển 20, A Tỳ Đàm Bát Kiền Độ Luận (阿毘曇八犍度論, Taishō Vol. 26, No. 1543) quyển 30, v.v. Đức Thích Tôn vốn là Thái Tử của vua Tịnh Phạn (s: Śuddhodana, p: Suddhodana, 淨飯) thành Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu, 迦毘羅衛) thuộc miền Bắc Ấn Độ. Thành này hiện tại ở vùng phụ cận Tilori-Kot (提羅里克, Đề La Lí Khắc) thuộc phía Nam Nepal (尼泊爾, Ni Bạc Nhĩ), phía Đông Bắc sông Rapti (拉布提, Lạp Bố Đề). Diện tích tiểu quốc này khoảng 320 m2, thuộc vào vương quốc Kiều Tát La (s: Kauśala, Kośalā, p: Kosala, 憍薩羅). Đương thời Bắc Ấn thực hành chế độ Cộng Hòa quý tộc, phân thành 10 bang thành nhỏ, trong đó chọn ra vị lãnh đạo có thế lực nhất, và lúc bấy giờ vua Tịnh Phạn là vị lãnh tụ tối cao. Hoàng hậu Ma Da (s: Māyā, 摩耶), mẫu thân của đức Phật, là con gái của chủ Thành Thiên Tý (s: Devadaha, 天臂) thuộc bộ tộc Cư Lợi (居利) lân quốc. Trước khi hạ sinh Thái Tử, theo tập tục đương thời, phu nhân phải quay trở về Thành Thiên Tý để chờ ngày lâm bồn, dọc đường khi đang dừng chân nghỉ tại vườn Lâm Tỳ Ni (s, p: Lumbinī, 藍毘尼), ngay dưới gốc cây Vô Ưu (s: aśoka, 無憂), nàng hạ sinh Thái Tử. Theo Tu Hành Bản Khởi Kinh (修行本起經, Taishō Vol. 3, No. 184) quyển Thượng, Phẩm Giáng Thân (降身品), khi đản sanh, đức Thích Tôn đi bảy bước, đưa tay lên nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã vi tôn, Tam Giới giai khổ, ngô đương an chi (天上天下、唯我爲尊、三界皆苦、吾當安之, trên trời dưới đất, chỉ ta trên hết, Ba Cõi là khổ, ta sẽ làm yên).” Ngoài ra, các điển tịch như Vị Tằng Hữu Pháp Kinh (未曾有法經) của Trung A Hàm Kinh (中阿含經, Taishō Vol. 1, No. 26) quyển 8, dị xuất bồ tát bản khởi kinh (異出菩薩本起經, Taishō Vol. 3, No. 188), Phẩm Dục Sanh Thời Tam Thập Nhị Thụy (欲生時三十二瑞品) của Phổ Diệu Kinh (普曜經, Taishō Vol. 3, No. 186) quyển 2, Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh (過去現在因果經, Taishō Vol. 3, No. 189) quyển 1, Chúng Hứa Ma Ha Đế Kinh (眾許摩訶帝經, Taishō Vol. 3, No. 191) quyển 3, Phẩm Thọ Hạ Đản Sanh (樹下誕生品) của Phật Bản Hạnh Tập Kinh (佛本行集經, Taishō Vol. 3, No. 190) quyển 8, Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự (根本說一切有部毘奈耶雜事, Taishō Vol. 24, No. 1451) quyển 20, A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (阿毘達磨大毘婆沙論, Taishō Vol. 27, No. 1545) quyển 70, v.v., đều có ghi lại nhiều tướng lạ khác nhau khi đức Thích Tôn hạ sanh. Sau khi trở về cung, Thái Tử được đặt cho tên là Tất Đạt Đa (s: Siddhārtha, p: Siddhattha, 悉達多), hay Tát Bà Tất Đạt (s: Sarva-siddhārtha, p: Sabba-siddhattha, 薩婆悉達), Tát Bà Ngạch Tha Tất Đà (s: Sarvārtha-siddha, 薩婆額他悉陀), Tát Bà Hạt Thích Tha Tất Đà (薩婆曷刺他悉陀), Tất Đạt La Tha (悉達羅他), Tất Đạt (悉達); ý dịch là Nhất Thiết Nghĩa Thành (一切義成), Nhất Thiết Sự Thành (一切事成), Tài Cát (財吉), Cát Tài (吉財), Thành Lợi (成利), Nghiệm Sự (驗事), Nghiệm Nghĩa (驗義). Sau khi sanh con được 7 ngày, phu nhân qua đời, Thái Tử được dì Ma Ha Ba Xà Ba Đề (s: Mahāprajāpatī, 摩訶波闍波提) nuôi dưỡng cho đến khi khôn lớn. Theo Phẩm Tập Học Kỷ Nghệ (習學技藝品) của Phật Bản Hạnh Tập Kinh quyển 11, Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Phá Tăng Sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事, Taishō Vol. 24, No. 1450) quyển 3, v.v., cho biết rằng thưở thiếu thời Thái Tử từng theo học tập văn chương với Bà La Môn Tỳ Xa Mật Đa (s: Viśvamitra, 毘奢蜜多), học võ nghệ với Sàn Đề Đề Bà (s: Kṣāntideva, 羼提提婆), hết thảy đều thông hiểu. Khi trưởng thành, Thái Tử kết hôn với Da Du Đà La (s: Yaśodharā, p: Yasodharā, 耶輸陀羅), con gái của Thiện Giác Vương (s: Suprabuddha, 善覺王)—thành chủ của Thiên Tý Thành, hạ sanh La Hầu La (s, p: Rāhula, 羅睺羅). Theo Phẩm Du Quán (遊觀品) của Tu Hành Bản Khởi Kinh quyển Hạ cho biết rằng Thái Tử từng ra bốn cửa thành dạo chơi, thấy các hình tượng già, bệnh, chết, vị Sa Môn (s: śramaṇa, p: samaṇa, 沙門), v.v., thâm cảm được nỗi thống khổ cũng như vô thường của kiếp người, bèn dấy khởi ý chí xuất gia tu đạo. Năm lên 29 tuổi (có thuyết cho là 19), nữa đêm Người rời khỏi vương cung, tự cởi bỏ áo mão để trở thành Sa Môn. Ban đầu, Thái Tử cầu đạo với tiên nhân Bạt Già Bà (s: Bhārgava, 跋伽婆) của nước Tỳ Xá Ly (s: Vaiśālī, p: Vesālī, 毘舍離), rồi đến thọ giáo với các hiền giả A La La Ca Lam (s: Ārāḍa-kālāma, 阿羅邏迦藍), Uất Đà Ca La Ma Tử (s: Udraka-rāmaputra, 鬱陀迦羅摩子) ở Thành Vương Xá (s: Rājagṛha; p: Rājagaha, 王舍城). Cuối cùng, Người đến Khổ Hạnh Lâm ở thôn Ưu Lâu Tần La (s: Uruvilvā, 優樓頻羅) thuộc phương Nam thành Già Da (s, p: Gayā, 伽耶) của vương quốc Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀), bắt đầu cuộc sống khổ hạnh trong vòng 6 năm, và có 5 người thị giả do vua Tịnh Phạn phái đến cùng tu. Trong thời gian này, mỗi ngày Người chỉ ăn một hạt mè, một hột lúa mạch, đến nỗi thân hình khô gầy, tâm thể suy kiệt, nhưng cuối cùng vẫn không thành đạo; nên Người mới ngộ được rằng khổ hạnh không phải là nhân đạt đến đạo quả, bèn rời khỏi khu rừng này. Lúc bấy giờ, 5 người cùng tu ngộ nhận rằng Thái Tử thối thất đạo tâm, nên bỏ đi. Thái Tử đến tắm rửa bên dòng sông Ni Liên Thuyền (s: Nairañjanā, 尼連禪), thọ nhận bát sữa cúng dường của cô mục nữ. Sau khi phục hồi thể lực, Người đến dưới cây Tất Bát La (s: pippala, 畢鉢羅) ở thôn Già Da, lấy cỏ Cát Tường trãi thành tòa Kim Cang, ngồi Kiết Già xoay mặt về hướng Đông, thân ngay thẳng chánh niệm, tâm tĩnh lặng mặc chiếu, tư duy về đạo giải thoát. Sau 49 ngày, vào lúc trời hừng sáng ngày mồng 8 tháng 12, Người hoát nhiên đại ngộ, lúc đó là 35 tuổi (có thuyết cho là 32). Do nhân duyên này, cây Tất Bát La được gọi là Bồ Đề Thọ (s: bodhivṛkṣa, 菩提樹). Sự kiện đức Thích Tôn hàng phục ma quân, cho đến thành đạo được ghi lại trong các điển tịch như La Ma Kinh (羅摩經) của Trung A Hàm Kinh quyển 56, Lục Niên Cần Khổ Phẩm (六年勤苦品) và Hàng Ma Phẩm (降魔品) của Tu Hành Bản Khởi Kinh quyển Hạ, Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh quyển 3, phật bản hạnh tập kinh quyển 26~30, Ngũ Phần Luật (五分律, Taishō Vol. 22, No. 1421) quyển 15, v.v. Sau khi thành đạo, đức Phật đến vườn Lộc Dã (s: Mṛgadāva, p: Migadāya, 鹿野, tức Lộc Uyển), Thành Ba La Nại (s: Vārāṇasī, p: Bārāṇasī, 波羅奈), độ cho 5 vị thị giả đã từng cùng tu với Ngài trước đây. Các vị này sau trở thành những Tỳ Kheo nổi tiếng là A Nhã Kiều Trần Như (p: Ājñāta-Kauṇḍinya, p: Aññā-Koṇḍañña, 阿若憍陳如), A Thấp Bà Thị (s: Aśvajit, Aśvaka; p: Assaji, 阿濕婆恃), Bạt Đề (s: Bhadrika, p: Bhaddiya, 跋提), Ma Ha Nam (s, p: Mahānāma, 摩訶男), Bà Sa Ba (s: Bāṣpa, p: Vappa, 婆沙波, tức Thập Lực Ca Diếp [s: Daśabala-kāśyapa, p: Dasabala-kassapa, 十力迦葉]). Liên quan đến sự tích đức Phật lần đầu tiên chuyển Pháp Luân, diễn thuyết Tứ Thánh Đế (s: catvāri-āryasatyāni, p: cattāri-ariyasaccāni, 四聖諦), Bát Chánh Đạo (s: āryāṣṭāṇga-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga, 八正道), v.v., Chuyển Pháp Luân Kinh (轉法輪經) của Tạp A Hàm Kinh (雜阿含經, Taishō Vol. 2, No. 99) quyển 15, Ngũ Phần Luật quyển 15, Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự quyển 39, v.v., có ký lục đầy đủ. Như trong Pháp Hoa Kinh Thông Nghĩa (法華經通義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 31, No. 611) quyển 4 có đoạn rằng: “Thích Tôn sơ ư Lộc Uyển, tam chuyển Tứ Đế pháp luân, độ tham thị ngũ nhân, nhi Kiều Trần tiên ngộ, dĩ tối sơ đắc độ (釋尊初於鹿苑、三轉四諦法輪、度參侍五人、而憍陳先悟、以最初得度, đức Thích Tôn ban đầu tại Lộc Uyển, ba lần chuyển bánh xe pháp thuyết Tứ Đế, độ năm người hầu cận tham học, mà Kiều Trần Như ngộ trước, là người đắc độ đầu tiên).” Sau này, đức Phật tự xưng là Như Lai (s, p: tathāgata, 如來). Có rất nhiều ngữ nghĩa của từ này, nhưng nghĩa chung nhất của nó là “thừa như thật chi đạo, nhi thiện lai thử Ta Bà thế giới (乘如實之道、而善來此娑婆世界, mang đạo như thật mà khéo đến thế giới Ta Bà này).” Sau khi chuyển Pháp Luân lần đâu tiên, đức Thích Tôn đến nước Ma Kiệt Đà, hóa độ 3 anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp (s: Uruvilvā-kāśyapa, 優樓頻羅迦葉), Na Đề Ca Diếp (s: Nadi-kāśyapa, 那提迦葉), Già Da Ca Diếp (s: Gayā-kāśyapa, 伽耶迦葉) của phái Bái Hỏa Giáo (拜火敎) và cả ngàn đệ tử của họ. Tiếp theo, Ngài hóa độ Xá Lợi Phất (s: Śāriputra, p: Sāriputta, 舍利弗) và Mục Kiền Liên (s: Maudgalyāyana; p: Moggallāna, 目犍連) thuộc Phái Ngụy Biện của Lục Sư Ngoại Đạo; về sau chính hai vị này trở thành đệ tử thượng túc của đức Phật. Sau đó, tại Thành Vương Xá, vua Tần Bà Ta La (s, p: Bimbisāra, 頻婆娑羅) quy y theo đức Phật; nhà vua cho xây dựng Tinh Xá trong vườn trúc do Trưởng giả Ca Lan Đà (s: Kalanda, 迦蘭陀) dâng cúng, lấy tên là Ca Lan Đà Trúc Lâm Tinh Xá (迦蘭陀竹林精舍). Đến đây, giáo đoàn Phật Giáo phát triển với thế lực mạnh. Về sau, đức Phật có trở về cố hương Ca Tỳ La Vệ một lần, số người quy y theo rất đông, trong đó có người em cùng cha khác mẹ Nan Đà (s, p: Nanda, 難陀), con trai La Hầu La, người em họ Đề Bà Đạt Đa (s, p: Devadatta, 提婆達多), người thợ hớt tóc Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離), v.v., mọi người đều xuống tóc xuất gia. Ngài thuyết pháp cho trưởng giả Tu Đạt Đa (s, p: Sudatta, 須達多) ở Thành Xá Vệ (s: Śrāvastī, p: Sāvatthī, 舍衛), nhân đó trưởng giả kiến lập ngôi Đại Tinh Xá trong khu rừng do Thái Tử Kỳ Đà (s, p: Jeta, 祇陀) tặng, để dâng cúng đức Phật. Đây gọi là Kỳ Hoàn Tinh Xá (p: Jetavana Anāthapiṇḍikārāma, 祇洹精舍) hay Kỳ Viên Tinh Xá (祇園精舍). Vào lúc này, vua Ba Tư Nặc (s: Prasenajit, p: Pasenadi, 波斯匿) cũng phát tâm quy y với đức Phật. Sau khi vua Tịnh Phạn băng hà, đức Phật lại trở về cố hương lần nữa. Về sau, bà di mẫu Ma Ha Bà Xà Ba Đề (s: Mahāprajāpatī, p: Mahāpajāpatī, 摩訶波闍波提), công chúa Da Du Đà La (s: Yaśodharā, p: Yasodharā, 耶輸陀羅) cũng xuống tóc xuất gia, và đây được xem như là khởi đầu cho giáo đoàn Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼); trong đó Ma Ha Bà Xà Ba Đề là Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Từ đó về sau, đức Thích Tôn đi khắp Ấn Độ thuyết pháp giáo hóa, bất luận giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, thảy đều được hưởng ân huệ giáo pháp của Ngài. Giáo pháp ấy ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa cũng như tôn giáo Ấn Độ. Sau khi Ngài thành đạo, những nơi Ngài đã từng trãi qua Kết Hạ An Cư, đều được ghi rõ trong Tăng Già La Sát Sở Tập Kinh (僧伽羅剎所集經, Taishō Vol. 4, No. 194) quyển Hạ. Theo đó, đức Phật đã từng trú qua các nơi như nước Ba La Nại, núi Linh Thứu (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 靈鷲山), núi Ma Câu La (s: Makula, 摩拘羅), cõi Trời Ba Mươi Ba, cõi quỷ thần, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (祇樹給孤獨) ở Thành Xá Vệ, Chá Lê Sơn (柘梨山), v.v. Theo Phật Thuyết Bát Đại Linh Tháp Danh Hiệu Kinh (佛說八大靈塔名號經, Taishō Vol. 32, No. 1685), đức Phật từng tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn, sau từng sống tại rừng Tỳ Sa (毘沙), đỉnh núi Nhã Lí (惹里), các tụ lạc Đại Dã (s: Aḷāvī, 大野), Mao Nỗ (尾努), v.v. Hơn nữa, học giả Anh quốc T.W. Rhys Davids (1843-1922) căn cứ vào tích truyện Phật Giáo của Tích Lan, Miến Điện, bản pháp cú kinh chú (p: Dhammapada atthakathā, 法句經註) tiếng Pāli, v.v., cho rằng sau khi kiến lập vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, đức Phật đã từng trú tại Đại Lâm (p: Mahā-vana, 大林) của Thành Tỳ Xá Ly (s: Vaiśāli, 毘舍離), núi Ma Câu La, Tăng Ca Xá (p: Saṅkissa, 僧迦舍), Ba Lợi Lôi Nhã Tạp (s: Parileyyaka, 巴利雷雅卡), Mạn Đặc Lạt (p: Mantala, 曼特剌), v.v. Ngoài ra, Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 3, Phân Biệt Công Đức Luận (分別功德論, Taishō Vol. 25, No. 1507) quyển 2, Cao Tăng Pháp Hiển Truyện (高僧法顯傳, Taishō Vol. 51, No. 2085), v.v., cũng có ký lục như vậy. Tổng hợp các tư liệu trên, chúng ta có thể suy ra rằng địa phương hoằng pháp của đức Phật phần lớn tập trung tại hai thành Xá Vệ và Vương Xá. Về những sinh hoạt cuối đời của Ngài, Tăng Nhất A Hàm Kinh (增壹阿含經, Taishō Vol. 2, No. 125) quyển 26, Phật Thuyết Nghĩa Túc Kinh (佛說義足經, Taishō Vol. 4, No. 198) quyển Hạ, Xuất Diệu Kinh (出曜經, Taishō Vol. 4, No. 212) quyển 16, Tỳ Ni Mẫu Kinh (毘尼母經, Taishō Vol. 24, No. 1463) quyển 4, Ngũ Phần Luật quyển 3, 21, 25, Tứ Phần Luật (四分律, Taishō Vol. 22, No. 1428) quyển 46, Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Phá Tăng Sự quyển 13, 14, Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (善見律毘婆沙, Taishō Vol. 24, No. 1462) quyển 2, v.v., có ký lục rõ ràng. Lúc bấy giờ, Đề Bà Đạt Đa muốn bức bách đức Phật phải nhường lại giáo đoàn tăng chúng cho ông, nhưng ý đồ không thành, bèn phá tăng hoại Phật. Thêm vào đó, vua Lưu Ly (琉璃), con của vua Ba Tư Nặc, sau khi tức vị, tấn công Thành Ca Tỳ La Vệ, cố hương của đức Phật, diệt vong dòng họ Thích Ca. Vào năm cuối cùng khi đức Phật còn tại thế, Ngài rời nước Ma Kiệt Đà, đi về phía Bắc sông Hằng, kinh qua Tỳ Xá Ly, đến Thành Ba Bà (s: Pāvā, 波婆), thọ nhận bữa cơm cúng dường của người thợ vàng Thuần Đà (s, p: Cunda, 純陀), và nhân vì ăn loại nấm Tô Ca Lạp Ma Đạt Phạt (s: sūkaramaddava, 蘇迦拉摩達伐, tức nấm cây Chiên Đàn) mà mắc bệnh. Trước khi lâm chung, Ngài đến tắm lần cuối cùng tại dòng sông Câu Tôn (p: Kakuṭṭha, 拘孫河), rồi đến rừng Sa La Song Thọ (沙羅雙樹) ở Thành Câu Thi Na (s: Kuśinagara, p: Kusinagara, 拘尸那), đầu xoay về hướng Bắc, mặt hướng phía Tây, nằm thế cát tường. Vào nữa đêm, Ngài để lại lời giáo huấn cuối cùng cho chúng đệ tử, rồi sau đó thì an nhiên nhập diệt. Ban đầu, di cốt của đức Thích Tôn được an trí tại Thiên Quan Tự (s: Makuṭabandhana-cetiya, 天冠寺) của bộ tộc Mạt La (s, p: Malla, 末羅), sau đó hỏa táng. Khi tham gia lễ Trà Tỳ có sứ đoàn của 8 nước, gồm Câu Thi Na Yết La (拘尸那揭羅), Ba Bà (波婆), Giá La (遮羅), La Ma Già (羅摩伽), Tỳ Lưu Đề (毘留提), Ca Tỳ La (迦毘羅), Tỳ Xá Ly (毘舍離), Ma Kiệt Đà (摩揭陀), v.v., do vấn đề phân phối Xá Lợi (s: śarīra, p: sarīra, 舍利) mà nảy sinh đấu tranh lẫn nhau. Sau đó, nhờ sự điều đình của Bà La Môn Hương Tính (s: Doṇa, 香姓) mà được yên ổn, cho nên người này có được bình Xá Lợi. Từ đó, mỗi nước dựng tháp cúng dường, và đây là phát xuất của truyền thống thập tháp (10 ngôi tháp) ngày nay. Năm đức Phật nhập diệt, tại Hang Thất Diệp (s: Sapta-parṇa-guhā, 七葉窟) của Thành Vương Xá, cuộc kết tập kinh điển lần đầu tiên được tiến hành. Đương thời, Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉) là người triệu tập chủ yếu; A Nan (s, p: Ānanda, 阿難) và Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離) thì tụng đọc các Kinh Luật của Phật thuyết trên cơ sở từng được nghe qua, rồi được đại chúng thảo luận, hiệu đính để trở thành tiêu chuẩn cho Kinh Luật đời sau. Về sau, trãi qua biết bao biến thiên, giáo pháp của đức Thích Tôn được phân thành hai hệ thống chính, truyền bá khắp nơi: Nam Truyền chủ yếu là tiếng Pāli và Bắc Truyền chủ yếu là kinh điển Hán dịch. Liên quan đến năm tháng xác thật đức Phật đản sanh, xuất gia, thành đạo, lần đầu chuyển Pháp Luân, tuổi thọ, nhập diệt, v.v., trong kinh điển có nhiều thuyết khác nhau. Về tuổi thọ, có 4 thuyết chính: (1) Tam Thế Đẳng Phẩm (三世等品) của Bồ Tát Tùng Đâu Thuật Thiên Giáng Thần Mẫu Thai Thuyết Quảng Phổ Kinh (菩薩從兜術天降神母胎說廣普經, Taishō Vol. 12, No. 384, tức Bồ Tát Xử Thai Kinh [菩薩處胎經]) quyển 23 cho là thọ 84 tuổi. (2) Bát Nê Hoàn Kinh (般泥洹經, Taishō Vol. 1, No. 6) quyển Hạ cho là 79 tuổi. (3) Thọ Lượng Phẩm (壽量品) của Kim Quang Minh Kinh (金光明經, Taishō Vol. 16, No. 663) quyển 1, Phật Thuyết Bát Đại Linh Tháp Danh Hiệu Kinh (佛說八大靈塔名號經, Taishō Vol. 32, No. 1685), Đại Bát Niết Bàn Kinh (p: Mahāparinibbāna-sutta, 大般涅槃經) bản tiếng Pāli, truyền thống của Miến Điện, v.v., cho là 80. (4) A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (阿毘達磨大毘婆沙論, Taishō Vol. 27, No. 1545) quyển 126 cho là hơn 80. Về niên đại đản sanh của Ngài, học giả hiện đại cũng có nhiều suy định khác nhau. Học giả Nhật Bản Vũ Tỉnh Bá Thọ (宇井伯壽, Ui Hakuju, 1882-1963) cho rằng năm Phật đản sanh là 466 trước CN. Trung Thôn Nguyên (中村元, Nakamura Hajime, 1912-1999) cũng ý cứ vào thuyết này, sau lấy sử liệu mới phát hiện của Hy Lạp, sau khi khảo chứng thì cho là năm 463 trước CN. Về ngày tháng đản sanh của đức Phật, có 5 thuyết khác nhau. (1) Trường A Hàm Kinh (長阿含經, Taishō Vol. 1, No. 1) quyển 4, Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh (過去現在因果經, Taishō Vol. 3, No. 189) quyển 1, Phật Bản Hạnh Tập Kinh (佛本行集經, Taishō Vol. 3, No. 190) quyển 7, Tát Bà Đa Tỳ Ni Tỳ Bà Sa (薩婆多毘尼毘婆沙, Taishō Vol. 23, No. 1440) quyển 2, v.v., cho là ngày mồng 8 tháng 2. (2) Bồ Tát Giáng Than Phẩm (菩薩降身品) của Tu Hành Bản Khởi Kinh (修行本起經, Taishō Vol. 3, No. 184) quyển Thượng cho là ngày mồng 7 hay 8 tháng 4. (3) Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi Kinh (太子瑞應本起經, Taishō Vol. 3, No. 185) quyển Thượng, Dị Xuất Bồ Tát Bản Khởi Kinh (異出菩薩本起經, Taishō Vol. 3, No. 188), Sanh Phẩm (生品) của Phật Sở Hành Tán (佛所行讚, Taishō Vol. 4, No. 192) quyển 1, Phật Thuyết Thập Nhị Du Kinh (佛說十二遊經, Taishō Vol. 4, No. 195), Phật Thuyết Quán Tẩy Phật Hình Tượng Kinh (佛說灌洗佛形像經, Taishō Vol. 16, No. 695), v.v., thì cho là ngày mồng 8 tháng 4. (4) Điều Kiếp Tỷ La Phạt Tốt Đổ Quốc (劫比羅伐窣堵國條) của Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記, Taishō Vol. 51, No. 2087) quyển 6 thì cho là ngày mồng 8 hậu bán tháng Vesākhā. (5) Thượng Tọa Bộ (上座部) cho là ngày 15 hậu bán tháng Vesākhā. Về ngày tháng xuất gia của đức Phật, có 5 thuyết. (1) Trường A Hàm Kinh cho là ngày mồng 8 tháng 2. (2) Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh quyển 2 cho là ngày mồng 7 tháng 2. (3) Xuất Gia Phẩm (出家品) của Tu Hành Bản Khởi Kinh quyển Hạ cho là ngày mồng 7 tháng 4. (4) Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi Kinh quyển Thượng, Phật Thuyết Quán Tẩy Phật Hình Tượng Kinh, v.v., cho là mồng 8 tháng 4. (5) Bản Sanh Kinh Phật Truyện (本生經佛傳) bản tiếng Pāli cho là ngày thứ 15 của tháng A Sa Trà (s: Āsāḷhā, 阿沙荼). Về ngày tháng thành đạo của Ngài, có 4 thuyết. (1) Trường A Hàm Kinh quyển 4, Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh quyển 3, Tát Bà Đa Tỳ Ni Tỳ Bà Sa quyển 2, v.v., cho là ngày mồng 8 tháng 2. (2) Bản Đại Sử (p: Mahāvaṃsa, 大史) tiếng Pāli cho là ngày trăng tròn tháng Vesākhā. (3) Đại Đường Tây Vức Ký quyển 8 cho là ngày mồng 8 hậu bán tháng Vesākhā. (4) Thượng Tọa Bộ cho là ngày 15 hậu bán tháng Vesākhā. Về ngày tháng lần đầu tiên chuyển Pháp Luân, có 2 thuyết. (1) Bồ Tát Xử Thai Kinh quyển 7 cho là ngày mồng 8 tháng 2. (2) Đại Tỳ Bà Sa Luận quyển 182 cho là ngày mồng 8 của tháng Ca Lật Để Ca (s: Kārttika, 迦栗底迦, hay Ca Hi Na [迦絺那]). Về ngày tháng nhập diệt của Ngài, có 6 thuyết khác nhau. (1) Trường A Hàm Kinh quyển 4 cho là ngày mồng 8 tháng 2. (2) Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經, Taishō Vol. 12, No. 374) quyển 1, Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa quyển 1, v.v., cho là ngày 15 tháng 2. (3) Bài tựa của Nhất Thiết Thiện Kiến Luật (p: Samantapāsādikā, 一切善見律) bản tiếng Pāli, Luật Tạng (p: Vinaya-piṭaka, 律藏) tiếng Pāli, chương thứ 3 của Đại Sử, Điều Câu Thi Na Yết La Quốc (拘尸那揭羅國條) của Đại Đường Tây Vức Ký quyển 6, v.v., cho là ngày 15 hậu bán tháng Vesākhā. (4) Tát Bà Đa Tỳ Ni Tỳ Bà Sa quyển 2 cho là ngày mồng 8 tháng 8. (5) Đại Tỳ Bà Sa Luận quyển 191, Đại Đường Tây Vức Ký quyển 6 viện dẫn truyện của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (s: Sarvāstivādin, p: Sabbatthivādin, 說一切有部), cho là ngày mồng 8 hậu bán tháng Ca Lật Để Ca. (6) Phật Thuyết Quán Tẩy Phật Hình Tượng Kinh cho là ngày mồng 8 tháng 4. Bên cạnh đó, liên quan đến niên đại nhập diệt của đức Thích Tôn, cũng có nhiều thuyết bất đồng. Như học giả Vũ Tỉnh Bá Thọ của Nhật thì chủ trương là năm 386 trước CN. Tiến Sĩ Trung Thôn Nguyên cho là năm 383 trước CN. Pháp sư Ấn Thuận (印順, 1906-2005) của Trung Hoa thì chủ trương năm 390 trước CN. Tổng hợp tất cả những thông tin vừa nêu trên, ngày tháng đản sanh, xuất gia, thành đạo của đức Phật có thể phân thành 3 thuyết chính: (1) ngày 8 tháng 2, (2) ngày 8 tháng 4, (3) ngày 15 tháng 2. Ngày tháng nhập diệt cũng được chia thành 3 thuyết: (1) ngày 8 tháng 2, (2) ngày 15 tháng 2, (3) ngày 8 tháng 8. Ngoài ra, Nhị Giáo Luận (二敎論) của Đạo An (道安, 312[314]-385) nhà Bắc Chu, Câu Xá Luận Bảo Sớ (俱舍論寶疏) quyển 1, v.v., so sánh tháng của lịch Ấn Độ và lịch Trung Quốc, cho rằng tháng 2 của Ấn Độ tương đương với tháng 4 của Tàu. Thêm vào đó, vào ngày mồng 1 mỗi tháng của lịch Ấn Độ thì tương đương với ngày 16 âm lịch của Trung Quốc; ngày cuối tháng thì tương đương với ngày 15 của tháng kế tiếp theo lịch của Trung Quốc.
(總持寺, Sōji-ji): ngôi Đại Bản Sơn của Tào Động Tông, hiện tọa lạc tại số 1-1 Tsuruminichōme (鶴見二丁目), Tsurimi-ku (鶴見區), Yokohama-shi (横浜市), Kanagawa-ken (神奈川縣); hiệu là Chư Nhạc Sơn (諸嶽山), người đời thường gọi là Hạc Kiến Tổng Trì Tự (鶴見總持寺). Tượng thờ chính của chùa là Thích Ca Như Lai. Nguyên lai chùa này là ngôi tự viện của Luật Tông, nằm ở tiểu quốc Năng Đăng (能登, Noto, thuộc Ishikawa-ken [石川縣]); nhưng sau đó vào năm 1321 (Nguyên Hanh [元亨] nguyên niên), Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾) được nhường ngôi chùa này lại, rồi ông đổi tên chùa và làm vị Tổ khai sơn chùa này. Song đến năm 1898 (Minh Trị [明治] 31) thì chùa gặp phải hỏa hoạn, bị cháy toàn bộ; nên vị Quán Chủ đương thời là Thạch Xuyên Tố Đồng (石川素童) mới dời chùa về vị trí hiện tại. Chùa sánh ngang hàng với Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji) ở Fukui-ken (福井縣), và trở thành một trong hai ngôi Đại Bản Sơn nổi tiếng của Tào Động Tông Nhật Bản. Kiến trúc nổi bậc nhất của chùa là Sắc Sứ Môn (敕使門), nơi Chánh Môn có hoa văn hình hoa cúc, biểu tượng cho đạo tràng cầu nguyện được sắc phong của Hoàng Thất. Kiến trúc trung tâm của chùa có Đại Tổ Đường (大祖堂), Điện Phật (佛殿), Đài Hương Tích (香積臺), Đài Tử Vân (紫雲臺), v.v. Đại Tổ Đường là tòa kiến trúc đồ sộ mới được xây dựng vào năm 1965 (Chiêu Hòa [昭和] 40), nhân dịp húy kỵ lần thứ 600 của Thiền sư Nga Sơn Thiệu Thạc (峨山紹碩). Tử Vân Đài là tòa viện dùng để tiếp thượng khách, phía sau là khu đình viên rất thanh nhã, một kiệt tác của Tùng Vĩ Tông Kiến (松尾宗見). Mặc dầu nằm gần trung tâm kinh đô Kyoto, nhưng khi đến đây tham bái, người ta có cảm giác như đi vào một thế giới khác, hoàn toàn thanh tịnh, u nhã; cho nên chùa rất tự hào với vẽ mỹ quan của mình. Tuy nhiên, không chỉ với vẻ ngoại quan mà thôi, chùa còn có đến 15000 ngôi chùa con trực thuộc, với trăm vạn tín đồ quy y theo nữa. Đặc biệt Đại Tăng Đường là đạo tràng tu hành nghiêm mật của chư tăng Vân Thủy thường xuyên quy tụ về đây. Hiện chùa vẫn còn lưu giữ khá nhiều bảo vật như tượng tranh Đề Bà Đạt Đa (提婆達多), tranh họa hai vợ chồng Tiền Điền Lợi Gia (前田利家, Maeda Toshiie), tượng tranh Hòa Thượng Thiệu Cẩn, v.v.
(s: Śāriputra, p: Sāriputta, 舍利弗): một trong 10 vị đệ tử lớn của đức Phật, còn gọi là Xá Lợi Phất Đa (舍利弗多), Xá Lợi Phất La (舍利弗羅), Xá Lợi Phất Đát La (舍利弗怛羅), Xá Lợi Phất Đa La (舍利弗多羅), Xà Lợi Phú Đa La (闍利富多羅), Xà Lợi Phất Đa La (闍利弗多羅); ý dịch là Thu Lộ Tử (鶖鷺子、秋露子), Cù Dục Tử (鴝鵒子、鸜鵒子), Thu Tử (鶖子); thường gọi là Xá Lợi Tử (舍利子), cựu dịch là Thân Tử (身子). Mẹ ông là con gái của một vị luận sư Bà La Môn ở Thành Vương Xá (s: Rājagṛha; p: Rājagaha, 王舍城) thuộc nước Già Đà (伽陀). Khi vừa mới sanh ra, con mắt ông giống như mắt con chim Xá Lợi, nên ông được đặt tên là Xá Lợi Phất (con của chim Xá Lợi). Hay ông có tên khác là Ưu Ba Để Sa (s: Upatiṣya, p: Upatīṣya, 優波底沙), Ưu Ba Đế Tu (優波), v.v.; ý dịch là Đại Quang (大光), được lấy theo tên cha. Theo Bản Hạnh Tập Kinh (本行集經) quyển 48, Phẩm Xá Lợi Mục Liên Nhân Duyên (舍利目連因緣品), từ nhỏ tướng mạo của Xá Lợi Phất đã đoan nghiêm; đến khi lớn lên, rèn luyện các kỹ năng, thông hiểu các bộ kinh Phệ Đà. Năm lên 16 tuổi, ông đã có thể hàng phục các luận nghị của người khác, mọi người đều quy phục ông. Thời niên thiếu, ông từng kết giao với Mục Kiền Liên (s: Maudgalyāyana, p: Moggallāna, 目犍連) ở làng bên cạnh, thường đến tham dự những buổi tế lễ ngoài Thành Vương Xá, thấy mọi người vui chơi hỗn tạp, chợt cảm ngộ lẽ vô thường, bèn cắt bỏ râu tóc, theo xuất gia học đạo với một trong 6 vị thầy ngoại đạo là San Xà Da Tỳ La Chi Tử (s: Sañjayavairaṭṭiputra, 删闍耶毘羅胝子), chỉ trong 7 ngày đêm mà có thể thông suốt toàn bộ giáo nghĩa của vị này, hội chúng có 250 người đều tôn kính ông là bậc thượng thủ, song Xá Lợi Phất vẫn thâm cảm được rằng mình chưa được giải thoát. Lúc bấy giờ, đức Phật thành đạo không được bao lâu, hiện đang trú tại Tinh Xá Trúc Lâm (竹林精舍) ở Thành Vương Xá. Đệ tử Ngài là A Thuyết Thị (s: Aśvajit, Aśvaka; p: Assaji, 阿說示, còn gọi là Tỳ Kheo Mã Thắng [馬勝比丘]) đắp y, cầm bình bát vào trong thành khất thực. Xá Lợi Phất thấy vị này oai nghi đoan chính, bước đi khoan thai, bèn đến hỏi xem thầy là ai và thực hành pháp môn gì ? A Thuyết Thị bèn lấy pháp nhân duyên do đức Phật thuyết giảng để chỉ cho Xá Lợi Phất, để hiểu được lý các pháp là vô ngã. Nghe xong, Xá Lợi Phất cùng với Mục Kiền Liên, mỗi người thống lãnh 250 đệ tử, cùng đến Tinh Xá Trúc Lâm quy y với đức Phật. Theo Thập Nhị Du Kinh (十二遊經), sau khi quy y với đức Phật, ông thường tùy tùng theo Ngài, giúp giáo hóa mọi người, là bậc thượng thủ trong đại chúng. Ông là người thông minh xuất chúng, được tôn xưng là Trí Tuệ Đệ Nhất (Trí Tuệ Số Một). Lại căn cứ vào Chúng Hứa Ma Ha Đế Kinh (眾許摩訶帝經) quyển 11, 12, Hiền Ngu Kinh (賢愚經) quyển 10, Phẩm Tu Đạt Khởi Tinh Xá (須達起精舍品), v.v., Xá Lợi Phất tinh thông ngoại điển, từng dùng biện tài siêu tuyệt để hàng phục ngoại đạo Mắt Đỏ; hay sự việc trưởng giả Tu Đạt Đa (p: Sudatta, 須達) quy y theo đức Phật, phát tâm kiến tạo Kỳ Viên Tinh Xá (p: Jetavana Anāthapiṇḍikārāma, 祇洹精舍), v.v., cũng nhờ sự khuyến hóa tài tình và đầy trí tuệ của Xá Lợi Phất. Hơn nữa, theo Tứ Phần Luật (四分律) quyển 46, Thập Tụng Luật (十誦律) quyển 37, v.v., vào cuối đời của đức Phật, Đề Bà Đạt Đa (s, p: Devadatta, 提婆達多) tuyên xướng về 5 điều không đúng pháp, muốn phá hoại tăng đoàn, thống lãnh 500 Tỳ Kheo vào trong núi Già Da (伽耶); khi ấy Xá Lợi Phất cùng với Mục Kiền Liên đến ngọn núi này, khiến cho 500 Tỳ Kheo kia nhận ra sai lầm của mình, quay trở về với Phật. Suốt cả đời Xá Lợi Phất luôn được mọi người tôn kính, lại được đức Phật tán dương. Ông nhập diệt trước đức Phật, sau 7 ngày thì làm lễ Trà Tỳ (茶毘); y bát và di cốt của ông được an táng tại Kỳ Viên. Trưởng giả Tu Đạt Đa dựng tháp cho ông. Theo Phẩm Thí Dụ của Kinh Pháp Hoa cho biết rằng Xá Lợi Phất được đức Phật thọ ký cho rằng vào thời tương lai sẽ làm Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai (華光如來).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.255.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập