Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cổ bồn »»
(印心): Thiền Tông chủ trương ấn chứng nơi tâm mà đốn ngộ. Như trong bài tựa của Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh (楞伽阿跋多羅寶經, Taishō Vol. 16, No. 670) có đoạn: “Ngô quán Chấn Đán sở hữu kinh giáo, duy Lăng Già tứ quyển khả dĩ ấn tâm (吾觀震旦所有經敎、惟楞伽四卷可以印心, ta xét các kinh giáo vốn có của trung quốc, chỉ có bốn quyển Lăng Già mới có thể dùng để ấn tâm).” Hay trong Tông Kính Lục (宗鏡錄, Taishō Vol. 48, No. 2016) quyển 98 lại có đoạn rằng: “Tùng thượng dĩ lai, Tổ Phật tương truyền nhất tâm chi pháp, dĩ tâm ấn tâm, bất truyền dư pháp (從上已來、祖佛相傳一心之法、以心印心、不傳餘法, từ xưa đến nay, Tổ Phật cùng truyền một pháp nhất tâm, lấy tâm ấn chứng tâm, không truyền pháp nào khác).”
(白虎): hổ trắng, trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, là tên gọi của 1 trong 4 vị thần. Căn cứ học thuyết Ngũ Hành (五行), đây là con linh thú đại biểu cho phương Tây, hình tượng là con hổ màu trắng, đại diện cho mùa Thu. Trong Nhị Thập Bát Tú (二十八宿), nó là tên gọi chung của 7 ngôi sao ở phương Tây gồm: Khuê (奎), Lâu (婁), Vị (胃), Mão (昴), Tất (畢), Tuy (觜) và Sâm (參). Cho nên trong Thái Thượng Hoàng Lục Trai Nghi (太上黃籙齋儀) quyển 44 của Đạo Giáo gọi Bạch Hổ Tây Đẩu Tinh Quân (白虎西斗星君) là: “Khuê Tú Thiên Tướng Tinh Quân, Lâu Tú Thiên Ngục Tinh Quân, Vị Tú Thiên Thương Tinh Quân, Mão Tú Thiên Mục Tinh Quân, Tất Tú Thiên Nhĩ Tinh Quân, Chuy Tú Thiên Bình Tinh Quân, Tham Tú Thiên Thủy Tinh Quân (奎宿天將星君、婁宿天獄星君、胃宿天倉星君、昴宿天目星君、畢宿天耳星君、觜宿天屛星君、參宿天水星君).” Người thời nhà Hán xem con hổ là tượng trưng cho vua của trăm thú. Tương truyền khi một con hổ sống đến 500 tuổi thì lông của nó tự nhiên biến thành màu trắng; cho nên hổ trắng được xem như là đại diện cho một loại linh vật. Khi bậc đế vương có đủ tài đức hay lúc thiên hạ thái bình thì loại thần thú này xuất hiện. Vì màu trắng đại biểu cho phương Tây, nên hổ trắng là thần bảo vệ phương Tây. Trong Đạo Môn Thông Giáo Tất Dụng Tập (道門通敎必用集) quyển 7 có giải thích rằng: “Tây phương Bạch Hổ thượng ứng Chuy tú, anh anh tố chất, túc túc thanh âm, uy nhiếp cầm thú, khiếu động sơn lâm, lai lập ngô hữu (西方白虎上應觜宿、英英素質、肅肅聲音、威攝禽獸、嘯動山林、來立我右, hổ trắng phương Tây trên ứng với sao Chuy, tinh túy nguyên chất, nghiêm nghị âm thanh, uy nhiếp cầm thú, rống động núi rừng, đến bên phải ta).” Hổ trắng là chiến thần, tức là thần sát phạt, do tinh tú biến thành, có đủ quyền năng thần lực như trừ tà, giải trừ tai ương, cầu no đủ, trị ác, khuyến thiện, ban tài lộc, kết lương duyên, v.v. Sở dĩ hổ trắng đại diện cho phương Tây vì trong Ngũ Hành, phương Tây thuộc về Kim, màu trắng. Cho nên tên gọi Bạch Hổ không phải căn cứ vào màu sắc, mà vốn có do Ngũ Hành. Đạo Giáo cũng lấy hổ trắng làm thuật ngữ luyện đơn, như trong Vân Cấp Thất Hy (雲笈七羲) quyển 72 có dẫn bài Cổ Kinh (古經), cho rằng: “Bạch Hổ giả, Tây phương Canh Tân Kim Bạch Kim dã, đắc chân nhất chi vị (白虎者、西方庚辛金白金也、得眞一之位, Bạch Hổ là Kim, Bạch Kim thuộc Canh Tân ở phương Tây, đắc chân vị số một).” Ngoài ra, Bạch Hổ còn là hình tượng của một hung thần; như trong Hiệp Kỷ Biện Phương (協紀辨方) có dẫn nhân Nguyên Bí Xu Kinh (元秘樞經): “Bạch Hổ giả, tuế trung hung thần dã, thường cư tuế hậu Tứ Thần, sở cư chi địa, phạm chi, chủ hữu tang phục chi tai (白虎者、歲中凶神也、常居歲後四辰、所居之地、犯之、主有喪服之災, Bạch Hổ là hung thần trong năm, thường cư bốn mùa sau một năm; vùng đất ngài sống, nếu phạm phải, chủ yếu có tai họa tang phục).” Thuật Phong Thủy chỉ Bạch Hổ là địa hình phía bên phải huyệt núi; như trong Táng Kinh (葬經) của Quách Phác (郭璞, 276-324) nhà Đông Tấn có cho rằng: “Địa hữu tứ thế, khí tùng bát phương, cố táng giả dĩ tả vi Thanh Long, hữu vi Bạch Hổ (地有四勢、氣從八方、故葬者以左爲青龍、右有白虎, đất có bốn thế, khí từ tám hướng, cho nên người chôn cất gọi bên trái là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ).” Hay Bạch Hổ còn là tên gọi của con đường lớn bên phải, như trong Dương Trạch Thập Thư (陽宅十書) quyển 1 có câu: “Phàm trạch, hữu hữu trường đạo vị chi Bạch Hổ (凡宅、右有長道謂之白虎, phàm nhà phía bên phải có đường dài, được gọi là Bạch Hổ).” Trong Bắc Cực Thất Nguyên Tử Diên Bí Quyết (北極七元紫延秘訣) có đề cập đến hiệu của Bạch Hổ là “Giám Binh Thần Quân (監兵神君).”
(寶杵): chày báu, tên gọi khác của Kim Cang Chử (s: varja, 金剛杵), Hàng Ma Chử (降魔杵); âm dịch là Phược Nhật Ra (縛日囉), Phạt Chiết Ra (伐折囉), Bạt Chiết Ra (跋折囉), Phạt Xà Ra (伐闍囉). Loại pháp khí này nguyên xưa kia là vũ khí của cổ đại Ấn Độ, do vì nó cứng rắn, có thể đột phá các thứ vật chất khác, nên gọi là Kim Cang Chữ. Trong Mật Giáo, Kim Cang Chử tượng trưng cho Bồ Đề Tâm có thể phá tan phiền não, được dùng như là đạo cụ hay vật dụng đặc biệt để tu pháp. Các đấng chủ tôn trong Hải Hội Mạn Trà La (曼荼羅海會) đều có cầm cây Bảo Chử này. Hành giả của Chơn Ngôn Tông cũng thường mang theo đạo cụ này bên mình. Nó còn tượng trưng cho trí tuệ đại dụng của Như Lai Kim Cang (如來金剛), có thể phá trừ nội ma của ngu si, vọng tưởng cũng như ma chướng của ngoại đạo. Ban đầu, Kim Cang Chữ có mũi nhọn, rất bén; về sau khi nó được dùng làm pháp khí thì hình thức có thay đổi khá nhiều. Có rất nhiều loại Kim Cang Chử với các chất liệu khác nhau như vàng, bạc, đồng, sắt, đá, thủy tinh, gỗ đàn, xương người, v.v. Chiều dài của Kim Cang Chữ cũng khác nhau như loại dài 8 ngón tay, 10 ngón, 12 ngón, 16 ngón, 20 ngón, v.v. Với tư cách là một loại pháp khí của Phật Giáo, Kim Cang Chử có nhiều hình dáng khác nhau: Độc Cổ (獨股, một đầu), Nhị Cổ (二股, hai đầu), Tam Cổ (三股, ba đầu), Tứ Cổ (四股, bốn đầu), Ngũ Cổ (五股, năm đầu), Cửu Cổ (九股, chín đầu), Tháp Chử (塔杵, chày hình tháp), Bảo Chữ (寶杵), v.v. Trong số đó, loại Độc Cổ, Tam Cổ và Ngũ Cổ là thường gặp nhất; tượng trưng cho pháp giới độc nhất, Tam Mật Tam Thân (三密三身) và Ngũ Trí Ngũ Phật (五智五佛). Độc Cổ, Tam Cổ, Ngũ Cổ, Bảo Chử và Tháp Chử được gọi là Ngũ Chủng Chử (五種杵, năm loại chày). Trong đó, Độc Cổ là loại có hình thức tối cổ, mũi nhọn dài, là vật cầm tay của Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ (密迹金剛力士). Trong đó, loại Độc Cổ Chử có hình thức cổ nhất, là vật thường cầm trên tay của Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ (密跡金剛力士). Ngoài ra, Kim Cang Thủ (金剛手) trong 40 tay của Thiên Thủ Quan Âm (千手觀音), một trong 108 bàn tay của Kim Cang Vương Bồ Tát (金剛王菩薩) đều cầm loại Độc Cổ này. Trong 5 loại này, Độc Cổ Chử tương ứng với Liên Hoa Bộ (蓮華部), đặt ở phương Tây của đại đàn. Tam Cổ Chử tương ứng với Yết Ma Bộ (羯磨部), đặt ở phương Bắc của đại đàn. Về cách dùng của Kim Cang Chử, khi cầu thành tựu sự vật, tu pháp của Kim Cang Bộ thì dùng loại Ngũ Cổ Chữ; khi gia trì thì dùng Tam Cổ Chử; khi hành đạo niệm tụng, tu pháp của Phật Bộ, Liên Hoa Bộ thì dùng Độc Cổ Chử; khi tu pháp Đại Uy Đức Minh Vương (大威德明王) thì dùng loại Cửu Cổ Chử. Ngũ Cổ Chử còn gọi là Ngũ Trí Kim Cang Chử (五智金剛杵), Ngũ Phong Kim Cang Chử (五峰金剛杵), Ngũ Phong Quang Minh (五峰光明), Ngũ Cổ Kim Cang (五股金剛); 5 thân hay 5 đỉnh nhọn của loại này tượng trưng cho Ngũ Trí Ngũ Phật (五智五佛). Hình tượng của Bồ Tát Vi Đà (s: Skanda, p: Khanda, 韋馱) thường có cầm trên tay cây Kim Cang Chử hay Bảo Chử để hàng phục ma quân, dẹp yên tà ma, bảo vệ chánh pháp. Cho nên, trong Thiền môn vẫn thường tụng bài xưng tán Bồ Tát Vi Đà rằng: “Vi Đà Thiên Tướng, Bồ Tát hóa thân, ủng hộ Phật pháp thệ hoằng thâm, Bảo Chử trấn ma quân, công đức nan luân, kỳ đảo phó quần tâm (韋馱天將、菩薩化身、擁護佛法誓弘深、寶杵鎮魔軍、功德難倫、祈禱副群心, Vi Đà Thiên Tướng, Bồ Tát hóa thân, ủng hộ Phật pháp thệ nguyện thâm, Chày Báu nhiếp ma quân, công đức khó lường, cầu nguyện khắp nhân tâm).” Trong Trùng Biên Chư Tôn Truyện (重編諸天傳, CBETA No. 1658) có câu: “Đế Thích Kim Cang Bảo Chữ, năng diệt A Tu La (帝釋金剛寶杵、能滅阿修羅, Chày Báu Kim Cang của Đế Thích có thể diệt trừ A Tu La).” Hay như trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, CBETA No. 1456) quyển 34 của Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清, 1546-1623) có bài tán về Tứ Tý Quan Âm Đại Sĩ (四臂觀音大士) rằng: “Thông thân thủ nhãn, hà chỉ hữu tứ, ư vô tận trung, liêu nhĩ như thị, Bảo Chữ không ma, chơn kinh vô tự, tổng thị thần thông, bất tư nghì sự (通身手眼、何只有四、於無盡中、聊爾如是、寶杵空魔、眞經無字、總是神通、不思議事, khắp mình tay mắt, sao chỉ có bốn, trong vô tận ấy, vẫn cứ như vậy, Chày Báu dẹp ma, chơn kinh không chữ, thảy là thần thông, chuyện chẳng nghĩ bàn).”
(八節): tám tiết chính trong một năm, gồm:
(1) Tiết Xuân (春, đầu năm),
(2) Tiết Nguyên Tiêu (元霄, tức Thượng Nguyên [上元], nhằm đêm rằm tháng Giêng âm lịch, còn gọi là Nguyên Tịch [元夕], Nguyên Dạ [元夜]),
(3) Tiết Thanh Minh (清明, vào tháng 3 âm lịch, nhằm ngày 5, 6 tháng 4 dương lịch),
(4) Tiết Đoan Ngọ (端午, vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, còn gọi là Đoan Ngũ [端五], Đoan Dương [端陽], Trùng Ngũ [重五]), Tiết Quỷ (鬼, tức Trung Nguyên [中元], vào ngày rằm tháng 7 âm lịch),
(5) Tiết Trung Thu (中秋, vào ngày rằm tháng 8),
(6) Tiết Trùng Dương (重陽, vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, còn gọi là Trùng Cửu [重九]),
(7) Tiết Hạ Nguyên (下元, vào ngày rằm tháng 10 âm lịch),
(8) Tiết Lạp (臘, tiết cuối năm vào tháng 12 âm lịch).
Cũng có thuyết khác cho rằng Bát Tiết là Lập Xuân (立春), Lập Hạ (立夏), Lập Thu (立秋), Lập Đông (立冬), Xuân Phân (春分), Hạ Chí (夏至), Thu Phân (秋分) và Đông Chí (冬至). Như trong Chu Bễ Toán Kinh (周髀算經) quyển hạ có đoạn: “Phàm vi Bát Tiết Nhị Thập Tứ Khí (凡爲八節二十四氣, phàm là Tám Tiết, Hai Mươi Bốn Khí).” Hay trong Hàn Sơn Thi (寒山詩) cũng có câu: “Tứ Thời chu biến dị, Bát Tiết cấp như lưu (四時周變易、八節急如流, Bốn Thời xoay đổi khác, Tám Tiết nước chảy nhanh).” Hoặc như trong Tây Du Ký (四游記), phần Hoa Quang Lai Thiên Điền Quốc Hiển Linh (華光來千田國顯靈) có câu: “Hữu Tứ Thời bất tạ chi hoa, Bát Tiết trường xuân chi cảnh (有四時不謝之花、八節長春之景, có Bốn Thời hoa chẳng rụng, Tám Tiết cảnh sắc trường xuân).”
(表): là một loại Tấu Chương thời xưa được quần thần dùng để trình cấp lên đế vương; như Xuất Sư Biểu (出師表) của Gia Cát Lượng (諸葛亮) nhà Thục Hán thời Tam Quốc (三國, 221-420), Trần Tình Biểu (陳情表) của Lý Mật (李密, 224-287), v.v. Trong bài tựa Văn Thể Minh Biện của Từ Sư Tằng có giải thích rằng: “Cổ giả hí ngôn ư quân, giai xưng thượng thư, Hán định lễ nghĩa, nãi hữu tứ phẩm, kỳ tam viết Biểu; nhiên đản dụng dĩ trần thỉnh nhi dĩ, hậu thế nhân chi, kỳ dụng tẩm quảng (古者獻言於君、皆稱上書、漢定禮儀、乃有四品、其三曰表、然但用以陳請而已、後世因之、其用寖廣, người xưa nói đùa với nhà vua, đều gọi là dâng thư lên, nhà Hán định ra lễ nghĩa, có bốn loại, loại thứ ba là Biểu; tuy nhiên chỉ dùng để bày tỏ thỉnh cầu mà thôi; đời sau nhân đó, dùng Biểu càng lúc càng rộng rãi).”
(章表): có mấy nghĩa. (1) Tấu chương, tấu biểu. Trong tác phẩm Văn Tâm Điêu Long (文心雕龍), phần Chương Biểu (章表), của Lưu Hiệp (劉勰, khoảng 465-?) nhà Lương thời Nam Triều có giải thích rằng: “Hán định lễ nghi, tắc hữu tứ phẩm, nhất viết Chương, nhị viết Tấu, tam viết Biểu, tứ viết Nghị; Chương dĩ tạ ân, Tấu dĩ án hặc, Biểu dĩ trần thỉnh, Nghị dĩ chấp dị (漢定禮儀、則有四品、一曰章、二曰奏、三曰表、四曰議、章以謝恩、奏以按劾、表以陳請、議以執異, nhà Hán định ra lễ nghi, tất có bốn loại; một là Chương, hai là Tấu, ba là Biểu, bốn là Nghị; Chương để tạ ơn, Tấu để chiếu theo hạch tội, Biểu để trình bày xin, Nghị để giải quyết sự bất đồng).” (2) Tiêu ký, tượng trưng.
(大德): có 4 nghĩa chính:
(1) Công đức lớn, đại ân. Như trong Hệ Từ (繫辭) của Dịch Kinh (易經) có câu: “Thiên địa chi đại đức viết sinh (天地之大德曰生, đức lớn của trời đất là sinh).” Hay trong Thi Kinh, phần Tiểu Nhã (小雅), Cốc Phong (谷風) có câu: “Vong ngã đại đức, tư ngã tiểu oán (忘我大德、思我小怨, quên đức lớn của ta, nhớ oán hận nhỏ quả ta).”
(2) Phẩm đức cao thượng. Như trong chương Lập Chính (立政) của Quản Tử (管子) có câu: “Quân chi sở thận giả tứ, nhất viết đại đức bất chí nhân, bất khả dĩ thọ quốc bính (君之所愼者四、一曰大德不至仁、不可以授國柄, có bốn điều người quân tử phải thận trọng, một là phẩm đức cao thượng không bằng lòng nhân, không thể lấy vậy mà ban cho quyền lực quốc gia được).” Quan Đại Thần Duẫn Tri Chương (尹知章, 669-718) nhà Đường chú thích rằng: “Đức tuy đại nhi nhân bất chí, hoặc bao tàng họa tâm, cố bất khả thọ quốc bính (德雖大而仁不至、或包藏禍心、故不可授國柄, đức tuy lớn mà lòng nhân vẫn không thấu đáo, hoặc có thể ẩn tàng tâm gây hiểm họa, nên không thể ban cho quyền lực quốc gia được).”
(3) Chỉ cho người có đức hạnh cao thượng. Như trong Lễ Ký (禮記), chương Trung Dung (中庸) có câu: “Cố đại đức tất đắc kỳ vị (故大德必得其位, cho nên người có đức hạnh cao thượng tất đạt được vị trí ấy).” Hay trong chương Ly Lâu (離婁) của Mạnh Tử (孟子) có đoạn: “Thiên hạ hữu đạo, tiểu đức dịch đại đức, tiểu hiền dịch đại hiền (天下有道、小德役大德、小賢役大賢, thiên hạ có đạo rằng người đức ít thì phục dịch người đức lớn, người hiền nhỏ thì phục vụ người hiền lớn).”
(4) Đại Đức(s, p: bhadanta, 大德), âm dịch là Bà Đàn Đà (婆檀陀). Tại Ấn Độ, đây là tiếng kính xưng đối với Phật, Bồ Tát hay cao tăng; hoặc trong hàng ngũ chư vị Tỳ Kheo, bậc Trưởng Lão cũng được gọi là Đại Đức. Như trong Phật Thuyết Văn Thù Sư Lợi Tuần Hành Kinh (佛說文殊師利巡行經, Taishō Vol. 14, No. 470) quyển 57 có đoạn: “Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi đồng tử, ký kiến Trưởng Lão Xá Lợi Phất dĩ, nhi ngữ chi ngôn: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Nhữ nhập Thiền da ?' (爾時文殊師利童子、旣見長老舍利弗已、而語之言、大德舍利弗、汝入禪耶, lúc bấy giờ đồng tử Văn Thù Sư Lợi, đã thấy Trưởng Lão Xá Lợi Phất rồi, mà nói lời rằng: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Có phải người nhập vào Thiền định không ?').” Trong các bộ Luật, khi đối trước đại chúng hiện tiền, chỉ cho chúng Tỳ Kheo, người ta thường dùng từ “Đại Đức Tăng (大德僧)”; với chúng Tỳ Kheo Ni là “Đại Tỷ Tăng (大姊僧)”. Tỷ dụ như trong Luật Uyển Sự Quy (律苑事規, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1113) có đoạn: “Đại Đức nhất tâm niệm ngã [mỗ giáp] kim thỉnh Đại Đức vi lạc phát Hòa Thượng, nguyện Đại Đức vi ngã lạc phát Hòa Thượng, ngã y Đại Đức cố đắc thế phát xuất gia, từ mẫn cố [tam thỉnh] (大德一心念、我[某甲]今請大德爲落髮和尚、願大德爲我落髮和尚、我依大德故得剃髮出家、慈愍故[三請], Đại Đức một lòng nghĩ nhớ, con […] nay cung thỉnh Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc, ngưỡng mong Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc của con, vì con nương Đại Đức nên được xuống tóc xuất gia, xin thương xót cho [ba lần thưa như vậy]).” Tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, từ Đại Đức không dùng để tôn xưng chư Phật, Bồ Tát; mà chỉ dùng cho chư vị cao tăng mà thôi. Tuy nhiên, dưới thời Tùy Đường, những người tham gia dịch kinh đều được gọi là Đại Đức. Như trong Đại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (大唐大慈恩寺三藏法師傳, Taishō Vol. 50, No. 2053) quyển 6 cho biết rằng vào tháng 6 năm Trinh Quán (貞觀) thứ 19 (645), khi Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch kinh tại Hoằng Phước (弘福), có 12 vị Chứng Nghĩa Đại Đức (證義大德), 9 vị Chuyết Văn Đại Đức (綴文大德), 1 vị Tự Học Đại Đức (字學大德), 1 vị Chứng Phạn Ngữ Phạn Văn Đại Đức (證梵語梵文大德), v.v. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục (貞元新定釋敎目錄, Taishō Vol. 55, No. 2157) quyển 16 cũng có nêu lên một số danh xưng khác như Lâm Đàn Đại Đức (臨壇大德), Bách Tòa Đại Đức (百座大德), Tam Học Đại Đức (三學大德), Giảng Luận Đại Đức (講論大德), Nghĩa Học Đại Đức (義學大德), Phiên Kinh Đại Đức (翻經大德), Dịch Ngữ Đại Đức (譯語大德), v.v. Ngoài ra, người thống lãnh Tăng Ni cũng gọi là Đại Đức. Như trong Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳, Taishō Vol. 50, No. 2060) quyển 11, Đường Kinh Sư Diên Hưng Tự Thích Cát Tạng Truyện (唐京師延興寺釋吉藏傳) có đề cập sự việc vào năm đầu (618) niên hiệu Võ Đức (武德) nhà Đường, vì số lượng tăng chúng quá đông, chức Thập Đại Đức (十大德) được thiết trí để quản lý tăng chúng. Ngoài những ý nghĩa nêu trên, hiện nay tại Việt Nam, danh xưng Đại Đức được dùng cho những vị mới thọ giới cũng như có Hạ lạp thấp, sau Thượng Tọa và Hòa Thượng.
(大德): (1) Công đức lớn, đại ân. Như trong Hệ Từ (繫辭) của Dịch Kinh (易經) có câu: “Thiên địa chi đại đức viết sinh (天地之大德曰生, đức lớn của trời đất là sinh).” Hay trong Thi Kinh, phần Tiểu Nhã (小雅), Cốc Phong (谷風) có câu: “Vong ngã đại đức, tư ngã tiểu oán (忘我大德、思我小怨, quên đức lớn của ta, nhớ oán hận nhỏ quả ta).” (2) Phẩm đức cao thượng. Như trong chương Lập Chính (立政) của Quản Tử (管子) có câu: “Quân chi sở thận giả tứ, nhất viết đại đức bất chí nhân, bất khả dĩ thọ quốc bính (君之所愼者四、一曰大德不至仁、不可以授國柄, có bốn điều người quân tử phải thận trọng, một là phẩm đức cao thượng không bằng lòng nhân, không thể lấy vậy mà ban cho quyền lực quốc gia được).” Quan Đại Thần Duẫn Tri Chương (尹知章, 669-718) nhà Đường chú thích rằng: “Đức tuy đại nhi nhân bất chí, hoặc bao tàng họa tâm, cố bất khả thọ quốc bính (德雖大而仁不至、或包藏禍心、故不可授國柄, đức tuy lớn mà lòng nhân vẫn không thấu đáo, hoặc có thể ẩn tàng tâm gây hiểm họa, nên không thể ban cho quyền lực quốc gia được).” (3) Chỉ cho người có đức hạnh cao thượng. Như trong Lễ Ký (禮記), chương Trung Dung (中庸) có câu: “Cố đại đức tất đắc kỳ vị (故大德必得其位, cho nên người có đức hạnh cao thượng tất đạt được vị trí ấy).” Hay trong chương Ly Lâu (離婁) của Mạnh Tử (孟子) có đoạn: “Thiên hạ hữu đạo, tiểu đức dịch đại đức, tiểu hiền dịch đại hiền (天下有道、小德役大德、小賢役大賢, thiên hạ có đạo rằng người đức ít thì phục dịch người đức lớn, người hiền nhỏ thì phục vụ người hiền lớn).” (4) Đại Đức (s, p: bhadanta, 大德), âm dịch là Bà Đàn Đà (婆檀陀). Tại Ấn Độ, đây là tiếng kính xưng đối với Phật, Bồ Tát hay cao tăng; hoặc trong hàng ngũ chư vị Tỳ Kheo, bậc Trưởng Lão cũng được gọi là Đại Đức. Như trong Phật Thuyết Văn Thù Sư Lợi Tuần Hành Kinh (佛說文殊師利巡行經, Taishō Vol. 14, No. 470) quyển 57 có đoạn: “Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi đồng tử, ký kiến Trưởng Lão Xá Lợi Phất dĩ, nhi ngữ chi ngôn: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Nhữ nhập Thiền da ?' (爾時文殊師利童子、既見長老舍利弗已、而語之言、大德舍利弗、汝入禪耶, lúc bấy giờ đồng tử Văn Thù Sư Lợi, đã thấy Trưởng Lão Xá Lợi Phất rồi, mà nói lời rằng: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Có phải người nhập vào Thiền định không ?').” Trong các bộ Luật, khi đối trước đại chúng hiện tiền, chỉ cho chúng Tỳ Kheo, người ta thường dùng từ “Đại Đức Tăng (大德僧)”; với chúng Tỳ Kheo Ni là “Đại Tỷ Tăng (大姊僧)”. Tỷ dụ như trong Luật Uyển Sự Quy (律苑事規, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1113) có đoạn: “Đại Đức nhất tâm niệm ngã [mỗ giáp] kim thỉnh Đại Đức vi lạc phát Hòa Thượng, nguyện Đại Đức vi ngã lạc phát Hòa Thượng, ngã y Đại Đức cố đắc thế phát xuất gia, từ mẫn cố [tam thỉnh] (大德一心念、我[某甲]今請大德爲落髮和尚、願大德爲我落髮和尚、我依大德故得剃髮出家、慈愍故[三請], Đại Đức một lòng nghĩ nhớ, con […] nay cung thỉnh Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc, ngưỡng mong Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc của con, vì con nương Đại Đức nên được xuống tóc xuất gia, xin thương xót cho [ba lần thưa như vậy]).” Tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, từ Đại Đức không dùng để tôn xưng chư Phật, Bồ Tát; mà chỉ dùng cho chư vị cao tăng mà thôi. Tuy nhiên, dưới thời Tùy Đường, những người tham gia dịch kinh đều được gọi là Đại Đức. Như trong Đại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (大唐大慈恩寺三藏法師傳, Taishō Vol. 50, No. 2053) quyển 6 cho biết rằng vào tháng 6 năm Trinh Quán (貞觀) thứ 19 (645), khi Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch kinh tại Hoằng Phước (弘福), có 12 vị Chứng Nghĩa Đại Đức (證義大德), 9 vị Chuyết Văn Đại Đức (綴文大德), 1 vị Tự Học Đại Đức (字學大德), 1 vị Chứng Phạn Ngữ Phạn Văn Đại Đức (證梵語梵文大德), v.v. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục (貞元新定釋敎目錄, Taishō Vol. 55, No. 2157) quyển 16 cũng có nêu lên một số danh xưng khác như Lâm Đàn Đại Đức (臨壇大德), Bách Tòa Đại Đức (百座大德), Tam Học Đại Đức (三學大德), Giảng Luận Đại Đức (講論大德), Nghĩa Học Đại Đức (義學大德), Phiên Kinh Đại Đức (翻經大德), Dịch Ngữ Đại Đức (譯語大德), v.v. Ngoài ra, người thống lãnh Tăng Ni cũng gọi là Đại Đức. Như trong Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳, Taishō Vol. 50, No. 2060) quyển 11, Đường Kinh Sư Diên Hưng Tự Thích Cát Tạng Truyện (唐京師延興寺釋吉藏傳) có đề cập sự việc vào năm đầu (618) niên hiệu Võ Đức (武德) nhà Đường, vì số lượng tăng chúng quá đông, chức Thập Đại Đức (十大德) được thiết trí để quản lý tăng chúng. Ngoài những ý nghĩa nêu trên, hiện nay tại Việt Nam, danh xưng Đại Đức được dùng cho những vị mới thọ giới cũng như có Hạ lạp thấp, sau Thượng Tọa và Hòa Thượng.
(維那, Ino): còn gọi là Kỷ Cương (紀綱). Trong tòng lâm, vị này đốc thúc, giám thị sự tu hành của chúng tăng và xem xét toàn bộ công việc trong tự viện. Khi đại chúng tụng kinh, vị này có trách nhiệm hướng dẫn và thủ xướng cho mọi người, cho nên được gọi là Duyệt Chúng (悅眾). Duy (維) nghĩa là bao trùm như mạng lưới, cho nên nó có nghĩa là quản lý tăng chúng; Na (那) là từ được lấy từ âm đọc Yết Ma Đà Na (s: karmadāna, 羯磨陀那); cho nên từ Duy Na bao hàm chung nghĩa của tiếng Hán và Phạn. Nguồn gốc của nó vốn là tên gọi chức vị được đặt ra trong nội bộ tăng đoàn ở Ấn Độ. Trong phần Bát Pháp Trung Ngọa Cụ Pháp (八法中臥具法) 7 của Thập Tụng Luật (十頌律) 23 có đoạn rằng: “Phật tại Xá Vệ Quốc, nhĩ thời Kỳ Đà lâm trung tăng phường trung, vô Tỳ Kheo tri thời hạn xướng thời, vô nhân đả kiền trĩ, vô nhân tảo sái đồ trị giảng đường thực xứ, vô nhân thứ đệ tương tục phu sàng tháp, vô nhân giáo tịnh quả thái, vô nhân khán khổ tửu trung trùng, ẩm thực thời vô nhân hành thủy, chúng tán loạn ngữ thời, vô nhân đàn chỉ, thị sự bạch Phật, Phật ngôn, ưng lập Duy Na (佛在舍衛國、爾時祇陀林中僧坊中、無比丘知時限唱時、無人打揵稚、無人掃灑塗治講堂食處、無人次第相續敷床榻、無人敎淨果菜、無人看苦酒中蟲、飲食時無人行水、眾散亂語時、無人彈指、是事白佛、佛言、應立維那, Khi đức Phật tại nước Xá Vệ, lúc bấy giờ trong chúng tăng tại rừng Kỳ Đà không có vị Tỳ Kheo báo cho biết thời khắc, không có người đánh kiền chùy, không người quét dọn, lau chùi giảng đuờng và nơi ăn uống, không người lần lượt thay nhau sắp dọn giường nằm, không người chỉ bảo rửa sạch rau quả, không người nhìn thấy con trùng trong rượu đắng, khi ăn uống không có người đem nước đến, khi chúng tăng nói chuyện tán loạn lại không có người khảy móng tay giữ im lặng; cho nên việc này được trình lên đức Phật. Phật dạy rằng nên lập ra chức Duy Na).” Vì vậy, đức Phật đã chế ra chức vụ này để chỉnh lý và quản chưởng những công việc lặt vặt của chúng tăng. Tại Trung Quốc, chức này được thiết lập như chức Tăng Quan và trong chế độ Tăng Quan trung ương dưới thời Diêu Tần (姚秦), có chức Duyệt Chúng. Tăng Thiên (僧遷) là người đầu tiên được bổ nhiệm chức vụ này. Vào thời Bắc Ngụy, tên trung ương có đặt Chiêu Huyền Tào (昭玄曹) làm chức Sa Môn Thống (沙門統) với tư cách là Trưởng Quan để thống lãnh Phật Giáo toàn quốc. Còn vị Phó Quan quản lý sự việc của các ban liên quan đến Phật Giáo chính là [Đô] Duy Na ([都]維那) của trung ương và Duy Na ở các địa phương. Trong Thiền Tông, đây là chức vụ vô cùng quan trọng chịu trách nhiệm quản chưởng hết thảy hành động, oai nghi tế hạnh, lui tới của chúng tăng. Nó được liệt vào một trong Lục Tri Sự (六知事, sáu vị Tri Sự). Đối với các tông phái khác, chức Duy Na có bổn phận dẫn dắt đại chúng khi hành lễ pháp sự, xướng hô hồi hướng, v.v. Phòng ở của vị Duy Na được gọi là Duy Na Liêu (維那寮) hay Kỷ Cương Liêu (紀綱寮).
(靈霄): có 3 nghĩa. (1) Chỉ tiên cảnh. Như trong thư tịch Chơn Cáo (真誥), Vận Tượng Thiên (運象篇) của Phái Thượng Thanh (上清派) thuộc Đạo Giáo, do Đào Hoằng Cảnh (陶弘景, 456-536) nhà Lương thời Nam Triều biên tập, có câu: “Lương đức phi hà chiếu, toại cảm linh tiêu nhân (良德飛霞照、遂感靈霄人, đức cả ráng chiều tỏ, bèn cảm người cõi tiên).” (2) Chỉ trời cao. (3) Tên cung điện của Ngọc Đế trong truyền thuyết thần thoại. Như trong hồi thứ 80 của Thuyết Nhạc Toàn Truyện (說岳全傳) có đoạn: “Nhất nhật, giá tọa Linh Tiêu bảo điện, lưỡng bàng liệt trước tứ đại thiên sư, văn võ thánh chúng (一日,駕坐靈宵寶殿,兩傍列着四大天師,文武聖眾, một hôm, đức vua ngồi tại điện báu Linh Tiêu, hai bên có bốn đại thiên sư, văn võ thánh chúng).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.255.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập