Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Chuyên Tu Tự »»
(眞佛, Shinbutsu, 1209-1258): vị Tăng của Chơn Tông sống vào khoảng giữa thời đại Liêm Thương, đệ tử thứ 2 trong số 24 nhân vật xuất chúng của Thân Loan, Tổ đời thứ 2 của Chuyên Tu Tự (專修寺, Senjū-ji) thuộc Phái Cao Điền (高田派), Tổ thứ 2 của Phật Quang Tự (佛光寺, Bukkō-ji) thuộc Phái Phật Quang Tự (佛光寺派), Tổ thứ 2 của Hưng Chánh Tự (興正寺, Kōshō-ji) thuộc Phái Hưng Chánh (興正派); húy Chơn Phật (眞佛), tục danh là Chuy Vĩ Di Tam Lang Xuân Thời (椎尾彌三郎春時[?]); xuất thân vùng Chuy Vĩ (椎尾, Shiio), Thường Lục (常陸, Hitachi, thuộc Ibaraki-ken [茨城縣]); con của Đại Nội Quốc Xuân (大內國春, Ōuchi Kuniharu), quan Quốc Ty (國司) của tiểu quốc Hạ Dã (下野, Shimotsuke). Ông theo làm đệ tử của Thân Loan trong khi Thân Loan đang giáo hóa ở vùng Quan Đông (關東, Kantō), và ngôi Như Lai Đường ở vùng Hạ Dã Cao Điền (下野高田) tương truyền Chơn Phật kế thừa, chính là cứ điểm hoạt động truyền giáo của ông. Sau đó, ông cải đổi Như Lai Đường này thành Chuyên Tu Tự, và tạo nơi đây thành ngôi chùa trung tâm của giáo đoàn Chơn Tông thuộc Phái Cao Điền. Môn hạ của ông có Hiển Trí (顯智), Nguyên Hải (源海), v.v., toàn là những nhân vật kiệt xuất đương thời.
(眞惠, Shinne, 1434-1512): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, thuộc Phái Cao Diền (高田派), sống vào khoảng giữa hai thời đại Thất Đinh và Chiến Quốc, húy là Chơn Tuệ (眞惠), xuất thân vùng Tochigi-ken (栃木縣), con (?) của Định Hiển (定顯), vị Tổ đời thứ 9 của Chuyên Tu Tự (專修寺). Ông đã từng học qua hai Tông Hiển Mật tại Nghênh Vân Tự (迎雲寺) thuộc Tịnh Độ Tông ở vùng Thường Lục (常陸, Hitachi), đến khoảng năm 1458 thì ông trở về vùng Cao Điền (高田), Hạ Dã (下野, Shimotsuke). Năm sau, ông đi bố giáo khắp vùng Gia Hạ (加賀, Kaga), Việt Tiền (越前, Echizen), Cận Giang (近江, Ōmi), rồi khi đến vùng Y Thế (伊勢, Ise) thì ông đã quy y cho rất nhiều hàng xuất gia cũng như tại gia. Năm 1464, ông kế thế Chuyên Tu Tự ở vùng Hạ Dã, đến năm sau, sau khi vùng Đại Cốc (大谷, Ōtani) trên Tỷ Duệ Sơn bị phá tan, ông tuyệt giao với Liên Như (蓮如, Rennyo) ở Bổn Nguyện Tự, rồi kiến lập ở vùng Y Thế ngôi Vô Lượng Thọ Viện (無量壽院, tức Chuyên Tu Tự ngày nay) để làm cứ điểm cho hoạt động giáo hóa của mình. Năm 1472, ông viết quyển Hiển Chánh Lưu Nghi Sao (顯正流儀抄), xác lập giáo nghĩa của giáo đoàn Pháp Cao Điền, rồi chế ra Vĩnh Chánh Quy Chế (永正規制), và tận lực làm cho giáo đoàn hưng thạnh. Trước tác của ông có Hiển Chánh Lưu Nghi Sao 2 quyển, Vĩnh Chánh Quy Chế Tắc (永正規制則) 1 quyển.
(專照寺, Senshō-ji): ngôi chùa bản sơn của Phái Tam Môn Đồ (三門徒派) thuộc Chơn Tông, hiện tọa lạc tại Minori, Fukui-shi (福井市), Fukui-ken (福井縣); hiệu núi là Trung Dã Sơn (中野山). Vào năm 1290 (Chánh Ứng [正應] 3), Như Đạo (如道[導], Nyodō), đệ tử của Viên Thiện (圓善) ở Kiêm Chiếu Tự (兼照寺) thuộc Shizuoka-ken (靜岡縣), sáng lập nên một ngôi chùa và lấy tên là Chuyên Tu Tự (專修寺). Vào năm 1396 (Ứng Vĩnh [應永] 3), ông đổi tên chùa thành Chuyên Chiếu Tự, rồi đến năm 1437 (Vĩnh Hưởng [永享] 9), Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Giáo (足利義敎, Ashikaga Yoshinori) cúng dường lãnh địa Lộc Uyển Viện (鹿苑院) ở vùng Việt Hậu (越後, Echigo). Dưới thời đại của dòng họ Đức Xuyên (德川, Tokugawa), chùa trở thành ngôi chùa Môn Tích rất nổi tiếng và hưng thạnh; nhưng đến năm 1873 (Minh Trị [明治] 6) thì phụ thuộc vào Phái Đại Cốc của Chơn Tông. Đến năm 1878 (Minh Trị 11), chùa độc lập tách riêng ra, lập thành phái Tam Môn Đồ.
(顯智, Kenchi, 1226-1310): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, thuộc Phái Cao Điền (高田派), sống vào khoảng giữa và cuối thời kỳ Liêm Thương, vị Tổ đời thứ 3 của Chuyên Tu Tự (專修寺, Senjū-ji), húy là Hiền Thuận (賢順), Hiển Trí (顯智). Tương truyền ông là con trai của Bình Cơ Tri (平基知) ở vùng Việt Hậu (越後, Echigo). Ông có lên tu học trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), rồi sau đó thông qua môi giới của Chơn Phật (眞佛, Shinbutsu), ông theo làm đệ tử của Thân Loan, thường lên xuống vùng kinh đô và Hạ Dã (下野, Shimotsuke) để nghe giảng pháp. Vào năm1258, ông kế thừa chức vị trú trì ngôi Chuyên Tu Tự (專修寺, Senjū-ji) ở vùng Hạ Dã Cao Điền (下野高田), rồi đi tuần hóa khắp nơi mà thuyết pháp giáo hóa, khuyên mọi người niệm Phật, và trở thành nhân vật trung tâm hoạt động mạnh mẽ nhất của giáo đoàn Chơn Tông buổi đầu. Sau khi Thân Loan qua đời, ông theo phụ giúp Ni Giác Tín (覺信, Kakushin), tận lực xây dựng ngôi miếu đường ở vùng Đại Cốc (大谷, Ōtani) thuộc Đông Sơn (東山, Higashiyama). Và lần đầu tiên trong giáo đoàn Chơn Tông, ông được bổ nhiệm làm chức Đại Tăng Đô. Trước tác của ông có Tịnh Độ Đại Danh Mục (淨土大名目) 1 quyển, Hiển Trí Ngữ Truyện (顯智語傳) 6 quyển, Thân Loan Thánh Nhân Bổn Truyện (親鸞聖人本傳) 6 quyển.
(門跡, monzeki): nguyên lai đây là từ dùng để chỉ những di tích được đặc biệt quy định như Môn Tích của Hoằng Pháp Đại Sư (弘法大師, Kōbō Daishi, tức Không Hải [空海, Kūkai]), Môn Tích của Từ Giác Đại Sư (慈覺大師, Jikaku Daishi, tức Viên Nhân [圓仁, Ennin]), hay Môn Tích của Trí Chứng Đại Sư (智証大師, Chishō Daishi, tức Viên Trân [圓珍, Enchin]), v.v. Nhưng sau này tầng lớp Hoàng tộc xuất gia, chùa họ ở cũng được gọi là Môn Tích, đặc biệt còn dùng từ kính xưng như Ngự Môn Tích (御門跡). Vào năm 899, đầu tiên Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō) xuất gia và sống ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), và từ xưng hô Môn Tích có thể tìm thấy qua bộ Nguyên Bình Thạnh Suy Ký (源平盛衰記) hay Bình Gia Vật Ngữ (平家物語), được phát xuất từ đầu thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333). Còn Tự Viện Môn Tích là nơi Hoàng tộc cũng như con quan Nhiếp Chính đến xuất gia và cư trú, nơi có tư cách chùa tối cao và được mọi người tôn sùng tối đa. Đến thời đại Thất Đinh (室町, Muromachi, 1292-1573), Môn Tích trở thành ngôn từ thể hiện cách thức của tự viện; đến thời Mạc Phủ thì có đặt ra chức quan Môn Tích Phụng Hành (門跡奉行, Monzekibugyō) để quản lý việc chính trị liên quan đến các Tự Viện Môn Tích. Những Tự Viện Môn Tích dưới thời đại Thất Đinh gồm Nhân Hòa Tự (仁和寺), Đại Giác Tự (大覺寺), Tùy Tâm Tự (隨心寺), Khuyến Tu Tự (勸修寺), Tam Bảo Viện (三寶院), Liên Hoa Quang Viện (蓮華光院), An Tường Tự (安祥寺), Thiền Lâm Tự (禪林寺), Thắng Bảo Viện (勝寶院), Kim Cang Vương Viện (金剛王院), Bồ Đề Viện (菩提院), v.v., của Chơn Ngôn Tông; Viên Dung Viện (圓融院), Thanh Liên Viện (青蓮院), Diệu Pháp Viện (妙法院) của Thiên Thai Tông; về phía Phái Tự Môn thì có Thánh Hộ Viện (聖護院), Thật Tướng Viện (實相院), Viên Mãn Viện (圓滿院); Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) có Nhất Thừa Viện (一乘院) và Đại Thừa Viện (大乘院); Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) có Đông Nam Viện (東南院), v.v. Ngoài ra, còn có Chiếu Cao Viện (照高院), Bình Đẳng Viện (平等院), Pháp Trú Tự (法住寺), Bản Giác Tự (本覺寺), v.v., cũng được xếp vào hạng Môn Tích. Trường hợp Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) cũng đã bao lần xin được xếp vào hạng chùa Chuẩn Môn Tích, và mãi đến năm 1559 mới được công nhận; sau đó, Chuyên Tu Tự (專修寺) ở vùng Cao Điền (高田) cũng được liệt vào hạng Chuẩn Môn Tích. Đến thời đại Giang Hộ (江戸, Edo, 1600-1867), vào năm 1607, Tri Ân Viện (知恩院, Chion-in) được xếp vào hàng Tự Viện Môn Tích. Đến năm 1655, Luân Vương Tự (輪王院), Tư Hạ Viện (滋賀院) được liệt vào hạng Chùa Môn Tích. Dưới thời đại Giang Hộ, các Tự Viện Môn Tích được chế độ hóa rõ ràng, phân chia thành nhiều loại khác nhau như Cung Môn Tích (宮門跡), Thanh Hoa Môn Tích (清華門跡), Nhiếp Gia Môn Tích (攝家門跡), Chuẩn Môn Tích (准門跡, tức Hiếp Môn Tích [脇門跡, wakimonzeki]), v.v. Cung Môn Tích là những ngôi tự viện do các vị Thân Vương sống ở đó, gồm có Thánh Hộ Viện (聖護院), Luân Vương Tự (輪王院), Nhân Hòa Tự (仁和寺), Diệu Pháp Viện (妙法院), Chiếu Cao Viện (照高院), Thanh Liên Viện (青蓮院), Tri Ân Viện (知恩院), Khuyến Tu Tự (勸修寺), Nhất Thừa Viện (一乘院), Viên Dung Viện (圓融院), Mạn Thù Viện (曼殊院), Tỳ Sa Môn Đường (毘沙門堂), Viên Mãn Viện (圓滿院), v.v. Còn Nhiếp Gia Môn Tích là nơi do con của những vị công khanh đến xuất gia và trú ngụ, gồm Tùy Tâm Viện (隨心院), Tam Bảo Viện (三寶院), Đại Thừa Viện (大乘院), Đại Giác Tự (大覺寺), Liên Hoa Quang Viện (蓮華光院), v.v. Còn như trường hợp Viên Mãn Viện, Thật Tướng Viện, Nhất Thừa Viện, v.v., được gọi là Công Phương Môn Tích (公方門跡). Các ngôi chùa Thanh Hoa Môn Tích có Khuyến Tu Tự, Tỳ Sa Môn Đường, v.v. Những ngôi chùa được xếp hạng Chuẩn Môn Tích có Đông Tây Bổn Nguyện Tự (東西本願寺), Chuyên Tu Tự (專修寺), Phật Quang Tự (佛光寺), Cẩm Chức Tự (錦織寺), v.v. Đến năm 1871, dưới thời Minh Trị (明治, Meiji), hiệu Môn Tích bị phế bỏ, nhưng sau đó thì được sử dụng lại cho đến ngày nay. Trong số các ngôi chùa Môn Tích này có chư tăng xuất gia, cũng có nhiều hạng người để phục dịch như Tăng quan; họ cũng xuống tóc xuất gia, mặc y phục tu sĩ nhưng mang đao kiếm, ăn thịt, có vợ con; lại có đại đồng tử, tiểu đồng tử, v.v. Chính vì tên gọi Môn Tích thể hiện toàn bộ tính cách ngôi chùa như thế nào, nên sau này mỗi khi dùng đến từ này (hay Môn Chủ), người ta còn ám chỉ đến vị Trú Trì chùa ấy nữa. Thêm vào đó, ngôi chùa nào có các vị Nội Thân Vương xuất gia và cư trú, cũng được xếp vào hạng Chuẩn Môn Tích. Về nguồn gốc phát sinh từ Môn Tích, có tác phẩm Môn Tích Truyện (門跡傳), 1 quyển, thuật lại rất chi tiết, đầy đủ. Thư tịch này ghi rõ lịch đại chư vị trú trì cũng như ngày tháng năm qua đời của họ ở các chùa Môn Tích. Không rõ ai là người biên tập nên tác phẩm này.
(如道[導], Nyodō, 1253-1340): vị Tăng của Phái Tam Môn Đồ thuộc Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Liêm Thương; Tổ đời thứ 2 của Chuyên Chiếu Tự (專照寺, Senshō-ji); húy là Như Đạo (如道[導]); tên lúc nhỏ là Châu Thiên Đại Lữ (珠千代麿); thông xưng là Đại Đinh Như Đạo (大町如道); hiệu Không Như (空如); xuất thân là con của Bình Khoang Cơ (平康基, Taira-no-Yasumoto). Năm 1282, ông theo học giáo nghĩa của Chơn Tông với Viên Thiện (圓善) ở vùng Hòa Điền (和田), Tam Hà (三河, Mikawa); đến năm 1285 thì bố giáo ở vùng Việt Tiền (越前, Echizen); rồi năm 1293 thì sáng lập Chuyên Tu Tự (專修寺) ở Đại Đinh (大町, Ōmachi). Vào năm 1311, ông được Giác Như (覺如, Kakunyo), Tổ đời thứ 13 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), truyền trao cho bản Giáo Hành Tín Chứng (敎行信証); nhưng vì sau đó ông chủ trương pháp môn bí mật gọi là Bất Bái Bí Sự (不拜秘事, chuyện bí mật không lễ bái), nên bị đuổi ra khỏi Tông môn. Năm 1313, ông viết cuốn Ngu Ám Ký Phản Trát (愚暗記返札) để phản biện lại lời phê phán về Chơn Tông của Cô Sơn (孤山), Tăng sĩ của Trường Tuyền Tự (長泉寺) thuộc Thiên Thai Tông. Môn hạ của ông có Như Giác (如覺), Đạo Tánh (道性), Tổ Hải (祖海), v.v. Trước tác của ông để lại có Ngu Ám Ký Phản Trác.
(淨土眞宗, Jōdoshin-shū): tên gọi của một tông phái thuộc tịnh độ giáo do Thân Loan (親鸞, Shinran) sáng lập. Vào năm đầu (1201) niên hiệu Kiến Nhân (建仁), sau khi từ bỏ Thánh Đạo Giáo tự lực, Thân Loan quy y theo Tịnh Độ Giáo tha lực dưới trướng của Pháp Nhiên Phòng Nguyên Không (法然房源空, Hōnenbō Genkū). Tin tưởng vào pháp môn Chuyên Tu Niệm Phật do nguyên không khải sáng, ông có ý muốn tự mình lập ra một tông phái riêng. Tịnh Độ Chơn Tông là cách xưng hô do Thân Loan đặt ra theo tông chỉ của Nguyên Không. Trong Cao Tăng Hòa Tán (高僧和讚), ông có khẳng định rằng: “Từ sức mạnh của ánh sáng trí tuệ, bổn sư Nguyên Không hiện ra, khai mở Tịnh Độ Chơn Tông, theo chân Tuyển Trạch Bổn Nguyện”. Tông phái này cũng theo giáo lý của Nguyên Không, nhưng lập trường tôn giáo của Thân Loan cũng được thể hiện qua tác phẩm Giáo Hành Tín Chứng (敎行信証) và ông nhấn mạnh rằng nhờ tin vào bản nguyện của đức Phật A Di Đà mà được cứu độ. Ông cho rằng ngay cả người ác cũng là đối tượng cứu độ của ngài. Cũng có trường hợp ông ví những người ác đó là giai cấp xã hội đặc biệt như võ sĩ, thương nhân hay người đánh cá, thợ săn, v.v., để họ có thể hiểu được lập trường của ông. Trong Chánh Tượng Mạt Hòa Tán (正像末和讚), ông khẳng định rằng: “Nếu quay về với Tịnh Độ Chơn Tông, bằng tất cả tâm chân thật, cái hư giả không thật nơi thân ta đây, cũng trở thành tâm chân thật”. Cho nên chính bản thân ông cũng tự xem mình là kẻ ác không có tâm thanh tịnh và hết thảy tồn tại, hành vi của thế giới hiện thực đều là hư giả. Ngay từ trong cái hư giả ấy, cần phải tìm cầu cái chân thật thông qua sự tự giác và đáp ứng sự khẩn thỉnh đó đấng chân thật là đức Phật A Di Đà xuất hiện. Trong Thán Dị Sao (歎異抄), ông đã nói về yếu chỉ cơ duyên của người ác rằng: “Chúng ta những kẻ đầy đủ phiền não, trong bất cứ việc làm nào, đều ngầm chứa đựng mầm sanh tử; nếu với bổn ý mà phát khởi nguyện lực, để cho người ác cũng được thành Phật, người ác nương tựa vào tha lực, sẽ trở thành nhân chính để vãng sanh; người tốt nếu được vãng sanh, người ác cũng vậy thôi”. Những người niệm Phật lấy nhân cách và giáo thuyết của Thân Loan làm trung tâm, dần dần gia tăng và bắt đầu nhân giống cho việc hình thành giáo đoàn. Tuy nhiên, ông lại tuyên bố rằng “Thân Loan ta không có một người đệ tử nào (Thán Dị Sao)” để phủ định mối quan hệ giữa thầy và đệ tử. Tự thân ông cho rằng những người cùng niệm Phật là “đồng hành đồng bạn” để phủ định việc cấu thành giáo đoàn theo quan hệ thầy trò trên dưới. Tuy nhiên, vào cuối đời Thân Loan, Thiện Loan (善鸞, Zenran), con trai của ông và cũng là người được xem như kế thừa cha mình, đã phản lại lời dạy của cha, tạo nên sự kiện làm hỗn loạn giáo đoàn Đông Quốc (東國, Tōgoku). Nhân đó, Thân Loan bắt đầu đề xướng rằng những người Niệm Phật phải tăng cường củng cố liên đới nhằm bảo vệ chánh pháp. Từ việc bảo trì tín ngưỡng chánh thống, đối ứng với sự phê phán từ phía các tông phái khác, v.v., dần dần thể chế của giáo đoàn được chỉnh bị. Sau khi được ân xá lưu đày ở vùng Việt Hậu (越後, Echigo), Thân Loan dời đến Quan Đông (關東, Kantō) và trải qua hơn 20 năm truyền đạo tại trung tâm tiểu quốc Thường Lục (常陸). Chính vì vậy, số lượng người niệm Phật thọ nhận giáo nghĩa của Thân Loan ở địa phương Đông Quốc (東國, Tōgoku) rất đông. Trong Thân Loan Thánh Nhân Môn Lữ Giao Danh Điệp (親鸞聖人門侶交名牒) có ghi 48 người gồm: Thường Lục (常陸) 20, Hạ Tổng (下總, Shimōsa) 4, Hạ Dã (下野, Shimotsuke) 6, Võ Tàng (武藏, Musashi) 1, Lục Áo (陸奥, Mutsu) 7, Việt Hậu (越後, Echigo) 1, Viễn Giang (遠江) 1, Kinh Đô (京都, Kyōto) 8. Tuy nhiên, ngoài Giao Danh Điệp ra, trong các thư trạng của Thân Loan có ghi thêm 30 người nữa, như vậy tổng cọng gần trăm người. Hơn nữa, các môn đệ này là những người trực tiếp thọ nhận sự chỉ dạy của Thân Loan; mỗi người còn có vài mươi môn đồ, nếu tính vào thì số lượng sẽ đông hơn nhiều. Sau khi Thân Loan kết thúc truyền đạo vùng Đông Quốc và quay trở về Kinh Đô, giáo đoàn Niệm Phật ở Đông Quốc đã kết tập những môn đệ có thế lực làm trung tâm, và lấy tên địa danh của họ để gọi tên môn đồ. Tỷ dụ như tập đoàn lấy Chơn Phật (眞佛, Shinbutsu), Hiển Trí (顯智, Kenchi) ở Cao Điền (高田, Takada) thuộc tiểu quốc Hạ Tổng làm trung tâm được gọi là Môn Đồ Cao Điền (高田門徒). Sau khi Thân Loan qua đời, môn đệ Đông Quốc cùng với người con gái út của ông là Ni Giác Tín (覺信, Kakushin) tiến hành xây dựng ngôi Đại Cốc Miếu Đường (大谷廟堂) ở Đông Sơn (東山, Higashiyama), Kyōto. Giác Như (覺如, Kakunyo), người canh giữ miếu đường đời thứ 3, gọi nó là Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), biến nơi đây thành chùa làm trung tâm với mưu đồ thống lãnh toàn bộ giáo đoàn. Thế nhưng, môn đồ ở các nơi phản đối ý đồ của Giác Như; mỗi người tự lâp ra pháp phái hệ phổ riêng mang đậm sắc thái của giáo đoàn tự lập. Trong số các giáo đoàn địa phương, Môn Đồ Cao Điền (Chuyên Tu Tự Phái [專修寺派]) là giáo đoàn có thế lực nhất, sau này phân chia thành Võ Tàng Quốc Hoang Mộc Môn Đồ (武藏國荒木門徒) và Tam Hà Quốc Hòa Điền Môn Đồ (三河國和田門徒). Môn Đồ Hòa Điền đã kết hợp được Tín Tịch (信寂), Tịch Tĩnh (寂靜) làm trung tâm, từ đó xuất hiện Như Đạo (如道, Nyodō) để truyền bá pháp môn Niệm Phật đến tiểu quốc Việt Hậu (越後, Echigo) như Sơn Nguyên Phái (山元派, Yamamoto-ha), Tam Môn Đồ Phái (三門徒派, Sanmonto-ha), Thành Chiếu Tự Phái (誠照寺派, Jōshōji-ha). Liễu Nguyên (了源, Ryōgen), người lôi kéo Môn Đồ Hoang Mộc, sáng lập một ngôi chùa ở vùng Sơn Khoa (山科, Yamashina), Kyōto, mở ra cơ đồ cho Phật Quang Tự Phái (佛光寺派, Bukkōji-ha). Giáo đoàn này phát triển từ vùng Cận Kì (近畿, Kinki) đến Trung Quốc (中國, Chūgoku), Tứ Quốc (四國, Shikoku). Cùng thời điểm đó, Cẩm Chức Tự (錦織寺, Kinshoku-ji, Mộc Biên Phái [木邊派, Kibe-ha]) của Từ Không (慈空, Jikū) ở vùng Mộc Biên (木邊, Kibe) thuộc tiểu quốc Cận Giang (近江, Ōmi) cũng từ vùng Cận Giang triển khai đến tiểu quốc Đại Hòa (大和, Yamato). Đến thời Liên Như (蓮如, Rennyo), vị tổ đời thứ 8 của Bổn Nguyện Tự, giáo tuyến của ông đã trải rộng khắp toàn quốc và hấp thu môn đồ ở các nơi. Trong đó, từ Phật Quang Tự (佛光寺, Bukkō-ji) phân phái thành Hưng Chánh Tự (興正寺, Kōshō-ji), lôi kéo hơn nữa chùa con về phía Bổn Nguyện Tự (vào năm thứ 9 [1876] đời vua Minh Trị [明治, Meiji], Hưng Chánh Phái [興正派, Kōshō-ha] độc lập). Đến đầu thời Giang Hộ (江戸, Edo), Bổn Nguyện Tự lại phân liệt thành đông và tây. Tại đó, cơ sở của 10 phái Chơn Tông được hình thành. Trước kia, không có cách xưng hô của giáo đoàn như Nhất Hướng Tông (一向宗), Môn Đồ Tông (門徒宗), v.v.; nhưng vào năm thứ 3 (1774) niên hiệu An Vĩnh (安永), giáo đoàn đã thỉnh nguyện lên chính quyền Mạc Phủ các xưng hô công khai của tông phái là Tịnh Độ Chơn Tông. Tuy nhiên, họ đã gặp phải sự phản đối của Tịnh Độ Tông, cuối cùng sự thỉnh nguyện đó không được thực hiện. Đến năm thứ 5 niên hiệu Minh Trị, tên gọi Chơn Tông đã được chấp thuận và vào năm thứ 21 (1946) niên hiệu Chiêu Hòa (昭和), Bổn Nguyện Tự Phái (本願寺派, Honganji-ha) được gọi là Tịnh Độ Chơn Tông. Hiện tại theo bản Tôn Giáo Niên Giám (宗敎年鑑, năm 1997) của Bộ Văn Hóa Nhật Bản cho biết rằng sau 700 năm từ khi lập giáo khai tông, vào năm 1923 (Đại Chánh [大正] 12), các phái của Tịnh Độ Chơn Tông đã liên hợp thành một đoàn thể thống nhất và có 10 phái chính (liệt kê theo thứ tự tên phái, chùa bản sơn trung tâm, số lượng chùa tùng thuộc), gồm: (1) Tịnh Độ Chơn Tông Bổn Nguyện Tự Phái (淨土眞宗本願寺派, Jōdoshinshūhonganji-ha), Tây Bổn Nguyện Tự (西本願寺, Nishihongan-ji), khoảng 10.500; (2) Chơn Tông Đại Cốc Phái (眞宗大谷派, Shinshūōtani-ha), Đông Bổn Nguyện Tự (東本願寺, Higashihongan-ji), khoảng 8.900; (3) Chơn Tông Cao Điền Phái (眞宗高田派, Shinshūtakada-ha), Chuyên Tu Tự (專修寺, Senjū-ji), khoảng 640; (4) Chơn Tông Phật Quang Tự Phái (眞宗佛光寺派, Shinshūbukkōji-ha), Phật Quang Tự (佛光寺, Bukkō-ji), khoảng 390; (5) Chơn Tông Hưng Chánh Phái (眞宗興正派, Shinshūkōshō-ha), Hưng Chánh Tự (興正寺, Kōshō-ji), 500; (6) Chơn Tông Mộc Biên Phái (眞宗木邊派, Shinshūkibe-ha), Cẩm Chức Tự (錦織寺, Kinshoku-ji), khoảng 200; (7) Chơn Tông Xuất Vân Lộ Phái (眞宗出雲路派, Shinshūizumoji-ha), Hào Nhiếp Tự (亳攝寺, Gōshō-ji), 60; (8) Chơn Tông Thành Chiếu Tự Phái (眞宗誠照寺派, Shinshūjōshōji-ha), Thành Chiếu Tự (誠照寺, Jōshō-ji), 70; (9) Chơn Tông Tam Môn Đồ Phái (眞宗三門徒派, Shinshūsanmonto-ha), Chuyên Chiếu Tự (專照寺, Senshō-ji), 36; và (10) Chơn Tông Tam Nguyên Phái (眞宗山元派, Shinshūsangen-ha), Chứng Thành Tự (證誠寺, Shōjō-ji), 21. Hơn nữa, từ cuối thời Minh Trị (明治, Meiji, 1868-1911) trở đi, trong Tịnh Độ Chơn Tông có một số phân phái khác như Chơn Tông Tịnh Hưng Tự Phái (眞宗淨興寺派, Shinshūjōkō-ha), Chơn Tông Trường Sanh Phái (眞宗長生派, Shinshūchōsei-ha), Chơn Tông Bắc Bổn Nguyện Tự Phái (眞宗北本願寺派, Shinshūkitahonganji-ha), Tịnh Độ Chơn Tông Tịnh Quang Tự Phái (淨土眞宗淨光寺派, Jōdoshinshūjōkōji-ha), Môn Đồ Tông Nhất Vị Phái (門徒宗一味派, Montoshūichimi-ha), (淨土眞宗遣迎院派, Jōdoshinshūkengōin-ha), v.v.
(摧邪輪, Zaijarin): thư tịch phản luận lại bộ Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (選擇本願念佛集) do Pháp Nhiên Phòng Nguyên Không (源空) soạn, do Minh Huệ Phòng Cao Biện (明惠房高辨) trước tác, gồm 3 quyển; thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1212 (Kiến Lịch [建曆] nhị niên). Vào ngày 22 tháng 6 năm sau, bản Tồi Tà Luân Trang Nghiêm Ký (摧邪輪莊嚴記), 1 quyển, bổ túc về sở luận của bộ này, được hình thành. Tên gọi đầy đủ của bộ này là Ư Nhất Hướng Chuyên Tu Tuyển Trạch Tập Trung Tồi Tà Luân (於一向專修選擇集中摧邪輪). Từ lập trường của Cao Biện, thư tịch này đã phê phán những ý nghĩa sai lầm từ trong Tuyển Trạch Tập (選擇集) và nêu lên 2 luận điểm chính. Thứ nhất là sai lầm triệt bỏ đi Bồ Đề Tâm, thứ hai là sai lầm tỷ dụ Thánh Đạo Môn như lũ giặc. Ngoài ra, còn có 5 diều sai lầm khác nữa. Nếu nhìn từ yếu chỉ tông môn của Cao Biện, Bồ Đề Tâm là căn bản cầu Phật đạo và không khác với tín tâm trong Tịnh Độ Giáo. Trong Hoa Nghiêm Kinh, Bồ Đề Tâm được đặc biệt tuyên xướng; cho nên đương nhiên khi xem Tuyển Trạch Tập, Cao Biện đã dùng lời lẽ rất mãnh liệt để phê phán. Tả bản có Bản Nhân Hòa Tự (仁和寺本, quyển Thượng và Trung thuộc thời đại Liêm Thương) và bản của Cao Dã Sơn Đại Học Đồ Thư Quán (高野山大學圖書館). San bản lưu hành ghi năm 1626 (Khoan Vĩnh [寛永] thứ 3).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.67.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập