Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đại Giác Tự »»
(眞言宗, Shingon-shū): tông phái của Nhật Bản, do Không Hải Đại Sư (空海大師, Kūkai Daishi) sáng lập nên với tư cách là vị khai tổ. Đối tượng lễ bái của tông này là Đại Nhật Như Lai (s: Vairocana, 大日如來), do vì pháp thân của đức Đại Nhật Như Lai biến mãn khắp hết thảy pháp giới, nên vớiý nghĩa đó thì đối tượng lễ bái của tông này trở thành hết thảy tồn tại. Chơn Ngôn Tông hay còn gọi là Chơn Ngôn Mật Giáo, là đối với Hiển Giáo, tức đối ứng với vị giáo chủ của Hiển Giáo là Ứng Hóa Thân (應化身), và thay vào đó giáo chủ của Mật Giáo là Pháp Thân (法身), vì thế giáo thuyết của tông này là tự nội chứng của Pháp Thân để đối xứng với giáo thuyết của Hiển Giáo là tùy cơ. Đối ứng với Hiển Giáo cho rằng thời gian thành Phật là rất lâu dài, Mật Giáo chủ trương rằng trong hiện đời này có thể thành Phật. Đây chính là Tức Thân Thành Phật. Phương pháp đó là quán niệm chư tôn Mạn Đà La, xướng tụng chơn ngôn của chư tôn bằng miệng, và tay thì kết ấn của chư tôn. Đây được gọi là Tam Mật Du Già Hành (三密瑜伽行). Đối với Mật Tông thì vị giáo chủ là Đại Nhật Như Lai, rồi kế đến là Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不 空), Huệ Quả (惠果), và Không Hải (空海). Theo tổng kết của Bộ Văn Hóa (bản năm 1997), hiện tại trên toàn quốc Chơn Ngôn Tông có rất nhiều chùa và nhiều phân phái khác nhau như sau: (1) Cao Dã Sơn Chơn Ngôn Tông (高野山眞言宗) có 3615 ngôi, (2) Chơn Ngôn Tông Đề Hồ Phái (眞言宗醍醐派) có 1094 ngôi, (3) Chơn Ngôn Tông Đông Tự Phái (眞言宗東寺派) có 85 ngôi, (4) Chơn Ngôn Tông Tuyền Dũng Tự Phái (眞言宗泉涌寺派) có 63 ngôi, (5) Chơn Ngôn Tông Sơn Giai Phái (眞言宗山階派) có 134 ngôi, (6) Chơn Ngôn Tông Ngự Thất Phái (眞言宗御室派) có 798 ngôi, (7) Chơn Ngôn Tông Đại Giác Tự Phái (眞言宗大覺寺派) có 353 ngôi, (8) Chơn Ngôn Tông Thiện Thông Tự Phái (眞言宗善通寺派) có 262 ngôi, (9) Chơn Ngôn Tông Trí Sơn Phái (眞言宗智山派) có 2893 ngôi, (10) Chơn Ngôn Tông Phong Sơn Phái (眞言宗豐山派) có 2656 ngôi, (11) Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông (新義眞言宗) có 208 ngôi, (12) Chơn Ngôn Tông Thất Sanh Tự Phái (眞言宗室生寺派) có 54 ngôi, (13) Tín Quý Sơn Chơn Ngôn Tông (信貴山眞言宗) có 191 ngôi. Một số ngôi chùa trung tâm nổi tiếng của tông phái này là Kim Cang Phong Tự (金剛峯寺, Kongōbu-ji, Wakayama-ken) Tổng Bản Sơn của Cao Dã Sơn Chơn Ngôn Tông (高野山眞言宗); Đông Tự (東寺, Tō-ji, tức Giáo Vương Hộ Quốc Tự [敎王護國寺], Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Đông Tự Chơn Ngôn Tông (東寺眞言宗); Thiện Thông Tự (善通寺, Zentsū-ji, Kagawa-ken), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Thiện Thông Tự Phái (眞言宗善通寺派); Tùy Tâm Viện (隨心院, Zuishin-in, Kyōto-shi), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Thiện Thông Tự Phái; Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Đề Hồ Phái (眞言宗醍醐派); Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Ngự Thất Phái (真言宗御室派); Đại Giác Tự (大覺寺, Daikaku-ji, Kyōto-shi), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Đại Giác Tự Phái (眞言宗大覺寺派); Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Sennyū-ji, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Tuyền Dũng Tự Phái (眞言宗泉涌寺派); Khuyến Tu Tự (勸修寺, Kanjū-ji, Kyōto-shi), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Sơn Giai Phái (眞言宗山階派); Triều Hộ Tôn Tử Tự (朝護孫子寺, Chōgosonshi-ji, Nara-ken), Tổng Bản Sơn của Tín Quý Sơn Chơn Ngôn Tông (信貴山眞言宗); Trung Sơn Tự (中山寺, Nakayama-dera, Hyōgo-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Trung Sơn Tự Phái (眞言宗中山寺派); Thanh Trừng Tự (清澄寺, Seichō-ji, Hyōgo-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tam Bảo Tông (眞言三寶宗); Tu Ma Tự (須磨寺, Suma-dera, Hyōgo-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Tu Ma Tự Phái (眞言宗須磨寺派); Trí Tích Viện (智積院, Chishaku-in, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Trí Sơn Phái (眞言宗智山派); Trường Cốc Tự (長谷寺, Hase-dera, Nara-ken), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Phong Sơn Phái (眞言宗豐山派); Căn Lai Tự (根來寺, Negoro-ji, Wakayama-ken), Tổng Bản Sơn của Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông (新義眞言宗); Tây Đại Tự (西大寺, Saidai-ji, Nara-ken), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Luật Tông (眞言律宗); Bảo Sơn Tự (寶山寺, Hōzan-ji, Nara-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Luật Tông, v.v.
(妙實, Myōjitsu, 1297-1364): vị tăng của Nhật Liên Tông Nhật Bản, sống vào khoảng dưới thời đại Nam Bắc Triều, húy là Diệu Thật (妙實), tên lúc nhỏ là Nguyệt Quang Hoàn (月光丸), La Hầu La Hoàn (羅睺羅丸); thông xưng là Đại Giác Đại Tăng Chánh (大覺大僧正); hiệu Đại Giác (大覺); xuất thân kinh đô Kyoto. Trước kia ông vốn là vị tăng của Chơn Ngôn Tông ở Đại Giác Tự (大覺寺, Daikaku-ji) vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro); nhưng vào năm 1313, ông cảm đắc được lời thuyết giảng của Nhật Tượng (日像) ở Diệu Hiển Tự (妙顯寺, Myōken-ji), nên theo làm đệ tử của vị này và được đặt tên là Diệu Thật. Ông đã từng đi tuần hóa các địa phương Bị Tiền (僃前, Bizen), Bị Trung (僃中, Bicchū), Bị Hậu (僃後, Bingo), rồi được sự hỗ trợ dắc lực của dòng họ Tùng Điền (松田) và thiết lập cơ sở Pháp Hoa ở vùng Bị Tiền. Vào năm 1342, ông kế thừa Nhật Tượng làm vị Tổ đời thứ 2 của Diệu Hiển Tự. Đến năm 1358, nhờ lễ cầu mưa của ông được ứng nghiệm, nên Nhật Liên được ban cho hiệu Bồ Tát; rồi tiếp theo Nhật Lãng (日朗), Nhật Tượng cũng được ban danh hiệu này; còn Diệu Thật thì được bổ nhiệm làm Đại Tăng Chánh. Nhờ sự bảo trợ của hàng công khanh, ông đã cống hiến nhiều trong việc phát triển Nhật Liên Tông.
(恆寂, Kōjaku, 825-885): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, Tổ khai sơn Đại Giác Tự (大覺寺, Daikaku-ji), húy là Hằng Tịch (恆寂), tục danh là Hằng Trinh (恆貞), thông xưng là Đình Tử Thân Vương (亭子親王), Hoàng Tử thứ 2 của Thuần Hòa Thiên Hoàng (淳和天皇, Junna Tennō, tại vị 758-764); mẹ là Chánh Tử Nội Thân Vương (正子內親王). Vào năm 833, khi Nhân Minh Thiên Hoàng (仁明天皇, Nimmyō Tennō, tại vị 833-850) tức vị thì ông làm Hoàng Thái Tử, nhưng đến năm 842, do vụ biến loạn Thừa Hòa (承和) xảy ra do âm mưu của nhóm Đằng Nguyên Lương Phòng (藤原良房, Fujiwara-no-Yoshifusa), nên ông bị phế truất ngôi vị Hoàng Thái Tử. Sau đó, ông lui về nhan cư ở Thuần Hòa Viện (淳和院), rồi đến năm 849 thì xuất gia và thọ đại pháp của hai bộ Thai Mật với Chơn Như (眞如). Năm 876, khi mẹ ông là Hoàng Hậu Chánh Tử cải đổi ly cung Tha Nga Viện của Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō, tại vị 809-823) để xây dựng Đại Giác Tự, ông trở thành vị Tổ khai sơn của chùa này.
(慧光, Ekō, 468-537): vị tăng sống dưới thời Bắc Ngụy, sơ tổ của Nam Đạo Phái thuộc Địa Luận Tông Trung Quốc, người đời thường gọi là Quang Thống Luật Sư (光統律師), người vùng Trường Lô (長蘆), Định Châu (定州, Hà Bắc [河北]), họ Dương (楊). Năm 13 tuổi, ông theo cha lên Lạc Dương (洛陽), theo xuất gia với Phật Đà Phiến Đa (佛陀扇多) và được người đương thời gọi là Thánh Sa Di. Ban đầu ông học Luật bộ, sau thọ Cụ Túc giới và 4 năm sau thuyết giảng Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律). Vào năm đầu (508) niên hiệu Vĩnh Bình (永平) thời Bắc Ngụy, Lặc Na Ma Đề (勒那摩提) cùng với Bồ Đề Lưu Chi (菩提流支) dịch bộ Thập Địa Kinh Luận (十地經論), ông thông qua cả 2 dịch bản, tự đọc lại Phạn bản, ngộ được yếu chỉ của kinh, nhân đó hưng khởi Địa Luận Tông. Bên cạnh đó, ông còn soạn ra Tứ Phần Luật Sớ (四分律疏), rồi viết chú sớ cho các kinh như Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Duy Ma, Thập Địa, Địa Trì, v.v. Đến cuối thời Bắc Ngụy, ông đến nhậm chức Tăng Đô ở Lạc Dương. Về sau, ông phụng chiếu chỉ vào đất Nghiệp, nhậm thêm chức Quốc Thống, nên từ đó có tên Quang Thống Luật Sư. Khi lâm chung, nơi Thiên cung hiện ra điềm lành, ông thị tịch ở Đại Giác Tự (大覺寺), hưởng thọ 70 tuổi. Trước tác của ông để lại có Huyền Tông Luận (玄宗論), Đại Thừa Nghĩa Luật Chương (大乘義律章), Nhân Vương Thất Giới (仁王七疏), Di Giáo Kinh Sớ (遺敎經疏), Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏) 10 quyển, Thập Địa Luận Sớ (十地論疏).
(門跡, monzeki): nguyên lai đây là từ dùng để chỉ những di tích được đặc biệt quy định như Môn Tích của Hoằng Pháp Đại Sư (弘法大師, Kōbō Daishi, tức Không Hải [空海, Kūkai]), Môn Tích của Từ Giác Đại Sư (慈覺大師, Jikaku Daishi, tức Viên Nhân [圓仁, Ennin]), hay Môn Tích của Trí Chứng Đại Sư (智証大師, Chishō Daishi, tức Viên Trân [圓珍, Enchin]), v.v. Nhưng sau này tầng lớp Hoàng tộc xuất gia, chùa họ ở cũng được gọi là Môn Tích, đặc biệt còn dùng từ kính xưng như Ngự Môn Tích (御門跡). Vào năm 899, đầu tiên Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō) xuất gia và sống ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), và từ xưng hô Môn Tích có thể tìm thấy qua bộ Nguyên Bình Thạnh Suy Ký (源平盛衰記) hay Bình Gia Vật Ngữ (平家物語), được phát xuất từ đầu thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333). Còn Tự Viện Môn Tích là nơi Hoàng tộc cũng như con quan Nhiếp Chính đến xuất gia và cư trú, nơi có tư cách chùa tối cao và được mọi người tôn sùng tối đa. Đến thời đại Thất Đinh (室町, Muromachi, 1292-1573), Môn Tích trở thành ngôn từ thể hiện cách thức của tự viện; đến thời Mạc Phủ thì có đặt ra chức quan Môn Tích Phụng Hành (門跡奉行, Monzekibugyō) để quản lý việc chính trị liên quan đến các Tự Viện Môn Tích. Những Tự Viện Môn Tích dưới thời đại Thất Đinh gồm Nhân Hòa Tự (仁和寺), Đại Giác Tự (大覺寺), Tùy Tâm Tự (隨心寺), Khuyến Tu Tự (勸修寺), Tam Bảo Viện (三寶院), Liên Hoa Quang Viện (蓮華光院), An Tường Tự (安祥寺), Thiền Lâm Tự (禪林寺), Thắng Bảo Viện (勝寶院), Kim Cang Vương Viện (金剛王院), Bồ Đề Viện (菩提院), v.v., của Chơn Ngôn Tông; Viên Dung Viện (圓融院), Thanh Liên Viện (青蓮院), Diệu Pháp Viện (妙法院) của Thiên Thai Tông; về phía Phái Tự Môn thì có Thánh Hộ Viện (聖護院), Thật Tướng Viện (實相院), Viên Mãn Viện (圓滿院); Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) có Nhất Thừa Viện (一乘院) và Đại Thừa Viện (大乘院); Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) có Đông Nam Viện (東南院), v.v. Ngoài ra, còn có Chiếu Cao Viện (照高院), Bình Đẳng Viện (平等院), Pháp Trú Tự (法住寺), Bản Giác Tự (本覺寺), v.v., cũng được xếp vào hạng Môn Tích. Trường hợp Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) cũng đã bao lần xin được xếp vào hạng chùa Chuẩn Môn Tích, và mãi đến năm 1559 mới được công nhận; sau đó, Chuyên Tu Tự (專修寺) ở vùng Cao Điền (高田) cũng được liệt vào hạng Chuẩn Môn Tích. Đến thời đại Giang Hộ (江戸, Edo, 1600-1867), vào năm 1607, Tri Ân Viện (知恩院, Chion-in) được xếp vào hàng Tự Viện Môn Tích. Đến năm 1655, Luân Vương Tự (輪王院), Tư Hạ Viện (滋賀院) được liệt vào hạng Chùa Môn Tích. Dưới thời đại Giang Hộ, các Tự Viện Môn Tích được chế độ hóa rõ ràng, phân chia thành nhiều loại khác nhau như Cung Môn Tích (宮門跡), Thanh Hoa Môn Tích (清華門跡), Nhiếp Gia Môn Tích (攝家門跡), Chuẩn Môn Tích (准門跡, tức Hiếp Môn Tích [脇門跡, wakimonzeki]), v.v. Cung Môn Tích là những ngôi tự viện do các vị Thân Vương sống ở đó, gồm có Thánh Hộ Viện (聖護院), Luân Vương Tự (輪王院), Nhân Hòa Tự (仁和寺), Diệu Pháp Viện (妙法院), Chiếu Cao Viện (照高院), Thanh Liên Viện (青蓮院), Tri Ân Viện (知恩院), Khuyến Tu Tự (勸修寺), Nhất Thừa Viện (一乘院), Viên Dung Viện (圓融院), Mạn Thù Viện (曼殊院), Tỳ Sa Môn Đường (毘沙門堂), Viên Mãn Viện (圓滿院), v.v. Còn Nhiếp Gia Môn Tích là nơi do con của những vị công khanh đến xuất gia và trú ngụ, gồm Tùy Tâm Viện (隨心院), Tam Bảo Viện (三寶院), Đại Thừa Viện (大乘院), Đại Giác Tự (大覺寺), Liên Hoa Quang Viện (蓮華光院), v.v. Còn như trường hợp Viên Mãn Viện, Thật Tướng Viện, Nhất Thừa Viện, v.v., được gọi là Công Phương Môn Tích (公方門跡). Các ngôi chùa Thanh Hoa Môn Tích có Khuyến Tu Tự, Tỳ Sa Môn Đường, v.v. Những ngôi chùa được xếp hạng Chuẩn Môn Tích có Đông Tây Bổn Nguyện Tự (東西本願寺), Chuyên Tu Tự (專修寺), Phật Quang Tự (佛光寺), Cẩm Chức Tự (錦織寺), v.v. Đến năm 1871, dưới thời Minh Trị (明治, Meiji), hiệu Môn Tích bị phế bỏ, nhưng sau đó thì được sử dụng lại cho đến ngày nay. Trong số các ngôi chùa Môn Tích này có chư tăng xuất gia, cũng có nhiều hạng người để phục dịch như Tăng quan; họ cũng xuống tóc xuất gia, mặc y phục tu sĩ nhưng mang đao kiếm, ăn thịt, có vợ con; lại có đại đồng tử, tiểu đồng tử, v.v. Chính vì tên gọi Môn Tích thể hiện toàn bộ tính cách ngôi chùa như thế nào, nên sau này mỗi khi dùng đến từ này (hay Môn Chủ), người ta còn ám chỉ đến vị Trú Trì chùa ấy nữa. Thêm vào đó, ngôi chùa nào có các vị Nội Thân Vương xuất gia và cư trú, cũng được xếp vào hạng Chuẩn Môn Tích. Về nguồn gốc phát sinh từ Môn Tích, có tác phẩm Môn Tích Truyện (門跡傳), 1 quyển, thuật lại rất chi tiết, đầy đủ. Thư tịch này ghi rõ lịch đại chư vị trú trì cũng như ngày tháng năm qua đời của họ ở các chùa Môn Tích. Không rõ ai là người biên tập nên tác phẩm này.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.220.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập