Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Dạ Trung Pháp Môn »»
(秘事法門, Hijihōmon): tên gọi của tập đoàn tín ngưỡng giả thác vào giáo nghĩa của Tịnh Độ Chơn Tông. Đó là Pháp Môn Che Giấu (御藏法門, Ngự Tàng Pháp Môn), Pháp Môn Che Giấu Trong Đất (土藏法門, Thổ Tàng Pháp Môn), Pháp Môn Trong Nhà Kho (庫裏法門, Khố Lí Pháp Môn), Pháp Môn Trong Đêm (夜中法門, Dạ Trung Pháp Môn), Pháp Môn Nội Pháp (內法法門, Nội Pháp Pháp Môn), Nội Chứng Giảng (內証講), Iwazu Giảng (いわず講), Pháp Môn Giờ Sửu (丑の時法門), v.v., vẫn tồn tại từ thời Trung Đại cho đến ngày nay. Khuynh hướng toàn thể có thể nói là tính bí mật, tính cưỡng ép, vốn có ảnh hưởng của Dòng Lập Xuyên (立川流) vốn cường điệu hóa cho rằng nam nữ hợp thể là Tức Thân Thành Phật (卽身成佛, thành Phật ngay chính nơi thân này), được thực hành từ khoảng đầu thời Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333). Người được xem như là Tổ của Pháp Môn Bí Sự có liên quan đến Chơn Tông là Thiện Loan (善鸞, Zenran), con của Thân Loan (親鸞, Shinran), đã bị phụ thân tuyệt tình vì chủ thuyết dị đoan. Tính chất bí mật trong tư tưởng của Thiện Loan như thế nào thì cũng không rõ lắm. Sau đó, trong điều thứ 18 của cuốn Cải Tà Sao (改邪鈔) do Giác Như (覺如, Kakunyo), Tổ đời thứ 13 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) trước tác dưới thời Nam Bắc Triều, có ghi rằng tà nghĩa vào thời ấy có Pháp Môn Trong Đêm (夜中法門, Dạ Trung Pháp Môn), cũng có người của Thánh Đạo Môn vốn phản đối Chơn Tông, mà tuyên thuyết giống như “Di Đà tự thân, duy tâm Tịnh Độ”. Lại nữa, trong bản Phản Cố Lí Thư (反故裏書) do Hiển Thệ (顯誓), cháu của Liên Như (蓮如, Rennyo), viết vào năm 1568 (Vĩnh Lộc [永祿] 11), cũng có đề cập rằng Như Đạo (如道[導], Nyodō), môn hạ của Giác Như, ở Đại Đinh (大町, Ōmachi), Việt Tiền (越前, Echizen) chủ trương Pháp Môn Bí Sự nên bị đuổi đi; rồi Đạo Tánh (道性) ở Hoành Việt (橫越, Yokogoshi), Như Giác (如覺, Nyokaku, Thành Chiếu Tự [誠照寺, Jōshō-ji]) ở Chinh Ốc (鯖屋, Sabaya), Trung Dã Phường Chủ (中野坊主, tức Tịnh Nhất [淨一], Chuyên Chiếu Tự [專照寺, Senshō-ji]) cũng cổ xúy pháp môn này, được gọi là “Chúng Tam Môn Đồ không lễ bái (三門徒拝まずの眾)” và vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Dưới thời Trung Đại, thực tế Pháp Môn Bí Sự này được tiến hành như thế nào thì không rõ lắm. Đến thời Cận Đại, phần lớn pháp môn này bị chính quyền Mạc Phủ xử phạt, cấm đoán. Những vụ xét xử trứ danh nhất diễn ra ở kinh đô Kyoto, Nhiếp Tân (攝津, Settsu), Hà Nội (河內, Kawachi) vào năm 1757 (Bảo Lịch [寶曆] 7); ở Giang Hộ (江戸, Edo), Quan Đông (關東, Kantō), Áo Vũ (奥羽, Ōu) vào năm 1767 (Minh Hòa [明和] 4); ở Đại Phản (大阪, Ōsaka) vào năm 1788 (Thiên Minh [天明] 8); ở kinh đô Kyoto vào năm 1797 (Khoan Chính [寛政] 9), v.v. Mãi cho đến hiện tại, vẫn có những báo cáo về sự hiện hữu của Pháp Môn Bí Sự này; như trường hợp Nội Pháp Giáo Đoàn (內法敎團) ở địa phương Thủy Trạch Thị (水澤市, Mizusawa-shi) cũng như Đảm Trạch Quận (胆澤郡, Isawa-gun, thuộc Iwate-ken [岩手縣]); hay ở Mễ Nguyên Đinh (米原町, Maihara-chō, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.184.55 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập