Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cuộc Cải Tân Đại Hóa »»
(孝德天皇, Kōtoku Tennō, tại vị 645-654): vị Thiên Hoàng sống vào khoảng thế kỷ thứ 7, con thứ nhất của Mao Đình Vương (茅渟王, Chinuno Ōkimi), tên là Thiên Vạn Phong Nhật (天萬豐日, Ameyorozu Toyohi) hay Khinh Hoàng Tử (輕皇子). Chính ông là người tiến hành Cuộc Cải Tân Đại Hóa (大化改新).
(元興寺, Gankō-ji): theo Nhật Bản Thư Kỷ (日本書紀), Tô Ngã Mã Tử (蘇我馬子, Soga-no-Umako, ?-626) phát nguyện tạo dựng ngôi chùa này vào năm 588 trên vùng đất của Chơn Thần Nguyên (眞神原, Makami-no-Hara) thuộc vùng Phi Điểu (飛鳥, Asuka); và ước trong vòng 9 năm chùa mới được hoàn thành vào năm 596. Trước kia ngôi chùa này được gọi là Phi Điểu Tự (飛鳥寺, Asuka-dera) hay Pháp Hưng Tự (法興寺, Hōkō-ji). Trong Cuộc Cải Tân Đại Hóa, dòng họ Tô Ngã (蘇我, Soga) bị diệt vong, nên chùa lại thuộc vào tay của chính phủ; rồi dưới triều đại Thiên Võ (天武, Temmu) thì chùa trở thành chùa quan, và dưới thời đại của dòng họ Đằng Nguyên (藤原, Fujiwara), nó trở thành một trong 4 ngôi chùa lớn nổi tiếng. Vào năm 710, kinh đô được dời về Bình Thành (平城, Heizei), nên năm sau thì Thiền Viện của Pháp Hưng Tự cũng được dời về nơi đây và trở thành ngôi Thiền Viện độc lập. Đến năm 718, đại bộ phận chùa được dời về vị trí hiện tại và đổi tên thành Nguyên Hưng Tự. Đến thời đại Nại Lương, nơi đây rất thịnh hành việc chép kinh. Giáo học nơi đây có Tam Luận Tông và Pháp Tướng Tông, mỗi mỗi hình thành nên tăng đoàn riêng của mình và hình thành hai hệ thống giáo học lớn của kinh đô. Tuy nhiên, vào năm 1451 và 1859, do vì hỏa hoạn, ngôi già lam bị cháy rụi, hiện tại chỉ còn lưu lại tòa nhà chính mà thôi.
(法興寺, Hōkō-ji) hay Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji): theo Nhật Bản Thư Kỷ (日本書紀, Nihonshoki), vào năm 588 Tô Ngã Mã Tử (蘇我馬子, Soga-no-Umako, ?-626) có phát nguyện tạo dựng một ngôi chùa ở vùng đất Chơn Thần Nguyên (眞神原, Makami-no-Hara) thuộc Phi Điểu (飛鳥, Asuka) và khoảng trong vòng 6 năm cho đến năm 596 thì hoàn thành. Nó được gọi là Phi Điểu Tự (飛鳥寺, Asuka-dera) hay Pháp Hưng Tự (法興寺, Hōkō-ji). Đến Cuộc Cải Tân Đại Hóa (大化改新, Taika-no-kaishin) thì chùa này trở thành chùa quan và đến thời Đằng Nguyên Kinh Thời (藤原京時) thì được liệt vào trong bốn ngôi chùa lớn. Vào năm 710, khi kinh đô được dời về Bình An thì chỉ có Thiền Viện của chùa được dời theo và trở thành ngôi Thiền Viện độc lập. Đến năm 718, toàn bộ kiến trúc chùa đều được dời về vị trí hiện tại ở thành phố Nại Lương và được đổi tên thành Nguyên Hưng Tự.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.109.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập