Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cô Tẩy »»
(德隱貫休, Tokuin Kankyū, 832-912): tự là Đức Ẩn (德隱), đệ tử của Thạch Sương Khánh Chư (石霜慶諸), nổi tiếng với tư cách là thi tăng, xuất thân họ Khương (姜), vùng Lan Khê (蘭谿), Kim Hoa (金華, Tỉnh Triết Giang). Năm lên 7 tuổi, ông theo xuất gia với Viên Trinh (圓貞) ở An Hòa Tự (安和寺) trong vùng. Ông sở trường về làm thơ, viết sách và vẽ tranh, thường đi du hóa khắp nơi và giao du rộng rãi với các tầng lớp tăng tục. Ông còn được Ngô Việt Vương (呉越王) họ Tiền dùng lễ trọng đãi và ban cho hiệu là Thiền Nguyệt Đại Sư (禪月大師). Trước tác của ông có Tây Nhạc Tập (西嶽集). Ông thị tịch vào năm thứ 2 (912) niên hiệu Càn Hóa (乾化), hưởng thọ 81 tuổi.
(黃鐘, 黃鍾): âm thanh đầu tiên thuộc về Dương trong 12 Luật của âm nhạc được quy định từ thời xưa của Trung Quốc, và cũng là tên gọi khác của tháng 11 Âm Lịch. Âm này tương đương với âm Nhất Việt (壱越, ichikotsu) trong 12 âm luật của Nhật Bản. Trong A Di Đà Kinh Sớ Sao Sự Nghĩa (阿彌陀經疏鈔事義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 22, No. 425) có giải thích rõ rằng 6 âm thanh thuộc về Dương gồm Hoàng Chung (黃鍾), Thái Thốc (太簇), Cô Tẩy (姑洗), Nhuy Tân (蕤賓), Di Tắc (夷則) và Vô Xạ (無射); 6 âm thanh thuộc về Âm là Đại Lữ (大呂), Giáp Chung (夾鍾), Trọng Lữ (仲呂), Lâm Chung (林鐘), Nam Lữ (南呂) và Ưng Chung (應鍾). Từ đó có cụm từ Hoàng Chung hủy khí (黃鐘毀棄) ám chỉ người hiền bị bài xích, ruồng bỏ. Như trong bài Bốc Cư (卜居) của Khuất Nguyên (屈原, 340-278 ttl.) của nhà Sở thời Chiến Quốc có đoạn: “Hoàng Chung hủy khí, ngõa phữu lôi minh, sàm nhân cao trương, hiền sĩ vô danh (黃鐘毀棄、瓦缶雷鳴、讒人高張、賢士無名, Hoàng Chung đem bỏ, bụng rỗng kêu to, kẻ hèn lên mặt, người hiền không tên).” Hay trong Chuẩn Đề Tịnh Nghiệp (準提淨業, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1077) quyển 3 có câu: “Hoàng Chung thập nhất nguyệt luật, đắc Đông khí cố, ngưng âm băng đống (黃鐘十一月律、得冬氣故、凝陰冰凍, Hoàng Chung tháng Mười Một luật, vì có khí Đông, đất trời băng đóng).” Trong Nhạc Điển (樂典) quyển 143 có giải thích về Hoàng Chung rằng: “Hoàng Chung giả, thị âm dương chi trung, nhược thiên hữu Lục Khí, giáng vi Ngũ Vị, thiên hữu Lục Giáp, địa hữu Ngũ Tý, tổng thập nhất, nhi thiên địa chi số tất hỉ, cố dĩ lục vi trung. Hoàng Chung giả, thị Lục Luật chi thủ, cố dĩ Hoàng Chung vi danh. Hoàng giả, thổ chi sắc, dương khí tại địa trung, cố dĩ Hoàng vi xưng. Chung giả, động dã, tụ dã; dương khí tiềm động ư huỳnh tuyền, tụ dưỡng vạn vật, manh nha tương xuất, cố danh Hoàng Chung dã (黃鍾者、是陰陽之中、若天有六氣、降爲五味、天有六甲、地有五子、總十一、而天地之數畢矣、故以六爲中、黃鍾者、是六律之首、故以黃鍾爲名、黃者、土之色、陽氣在地中、故以黃爲稱、鍾者、動也、聚也、陽氣潛動於黃泉、聚養萬物、萌芽將出、故名黃鍾也, Hoàng Chung là ở trong âm dương, nếu trời có Sáu Khí, giáng xuống thành Năm Vị, trời có Sáu Giáp, đất có Năm Tý, tổng cọng là mười một, là đủ hết số của trời đất vậy, nên lấy số sáu làm chính. Hoàng Chung là đứng đầu trong Sáu Luật, nên lấy Hoàng Chung làm tên. Hoàng [màu vàng] là sắc màu của đất, khí dương ở trong đất, cho nên lấy màu vàng mà gọi tên. Chung nghĩa là động, là tích tụ; khí dương ngầm chuyển động dưới Suối Vàng, tích tụ và nuôi dưỡng vạn vật, mầm non sẽ nhú ra, nên có tên là Hoàng Chung vậy).”
(許由): tên của vị ẩn sĩ trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, tự là Võ Trọng (武仲), bậc cao sĩ dưới thời nhà Nghiêu (堯). Theo Cao Sĩ Truyện (高士傳), phần Hứa Do của Hoàng Phủ Mật (皇甫謐, 215-282) nhà Tấn cho biết rằng, vua Nghiêu nghe tiếng ông, bèn lấy thiên hạ nhường ngôi cho. Nghe vậy, ông lui về ẩn cư nơi Dĩnh Thủy (潁水), dưới chân núi Ky Sơn (箕山). Vì mến mộ đức lớn của ông, nhà vua bèn mời đến phong cho làm chức Trưởng Quan Cửu Châu (九州). Hứa Do không muốn nghe đến chuyện danh lợi như vậy, bèn xuống bến sống Dĩnh Thủy mà rửa tai cho sạch. Lúc bấy giờ có nhà ẩn sĩ tên Sào Phủ (巢父), dẫn trâu xuống định cho trâu uống nước sông ấy; chợt thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi nguyên do vì sao. Hứa Do đáp rằng: “Nghiêu dục chiêu ngã vi Cửu Châu trưởng, ố văn kỳ thanh, thị cố tẩy nhĩ (堯欲召我為九州長、惡聞其聲、是故洗耳, vua Nghiêu muốn mời tôi làm Trưởng Quan Cửu Châu, nghe như vậy thấy nhớp tai quá; nên rửa cho sạch).” Sào Phủ nghe vậy bèn bảo rằng: “Tử nhược xử cao ngạn thâm cốc, nhân đạo bất thông, thùy năng kiến tử; tử cố phù du, dục văn cầu kỳ danh dự, ô ngô độc khẩu (子若處高岸深谷、人道不通、誰能見子、子故浮游、欲聞求其名譽、污吾犢口, nếu ông sống nơi thâm sơn cùng cốc, chẳng bóng người qua lại, ai có thể thấy được ông chứ; do vì ông sống trôi nỗi, muốn nghe cầu danh dự ấy, nên làm dơ bẩn miệng trâu ta).” Bèn dẫn trâu lên trên đầu nguồn để cho trâu uống nước, vì sợ nước rửa tai dưới dòng chảy xuống sẽ làm nhớp miệng trâu. Trong Thiền Tông Tụng Cổ Liên Châu Thông Tập (禪宗頌古聯珠通集, CBETA No. 1295) quyển 40 có câu kệ tụng của Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚, 1185-1269) rằng: “Kiến thuyết Hứa Do tằng tẩy nhĩ, khả lân Sào Phủ cánh tiên ngưu (見說許由曾洗耳、可憐巢父更鞭牛, nghe bảo Hứa Do từng tai rửa, thương thay Sào Phủ lại đuổi trâu).” Hoặc như trong Quảng Hoằng Minh Tập (廣弘明集, Taishō No. 2103) quyển 4 lại có câu đề cập đến chuyện rửa tai của Hứa Do: “Hứa Do tẩy nhĩ ư Ky Sơn, Trang Chu duệ vĩ ư Bộc Thủy (許由洗耳於箕山、莊周曳尾於濮水, Hứa Do rửa tai nơi núi Ky, Trang Chu kéo đuôi nơi sông Bộc).” Trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, đoạn Vân Tiên, Vương Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm vô quán nước gặp một chủ quán có vẻ có tài, Vân Tiên bèn khuyên ông nên ra làm quan. Ông trả lời: “Quán rằng Nghiêu Thuấn thưở xưa, khó ngăn Sào Phủ, khôn ngừa Hứa Do.”
(慶祚, Keiso, 955-1019): học tăng của Thiên Thai Tự Tông Môn Nhật Bản, sống vào khoảng giữa thời Bình An, húy Khánh Tộ (慶祚), thông xưng là Long Vân Phường Tiên Đức (龍雲坊先德), hiệu là Long Vân Phường (龍雲坊), xuất thân kinh đô Kyōto, con của Đại Ngoại Ký Trung Nguyên Sư Nguyên (大外記中原師元). Ông theo Dư Khánh (余慶, Yokei) ở Viên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji) vùng Cận Giang (近江, Ōmi) học giáo nghĩa của các tông Hiển Mật; đến năm 991 thì được thọ pháp Quán Đảnh. Vào năm 993, khi hai chúng môn đồ của Viên Nhân (圓仁, Ennin) và Viên Trân (圓珍, Enchin) đối lập nhau, ông chuyển đến Đại Vân Tự (大雲寺, Daiun-ji) ở vùng Nham Thương (岩岡), Sơn Thành (山城, Yamashiro) và sau đó trở về Viên Thành Tự. Từ đó, học chúng vân tập đến rất đông, vì vậy giáo học của Phái Tự Môn (寺門派) trở nên hưng thạnh. Đến năm 997, khi 5 bộ sách mới được gởi từ bên nhà Bắc Tống Trung Quốc sang, vâng mệnh triều đình, ông bình luận về nghĩa Long Nữ Thành Phật (龍女成佛). Vào năm 1017, mở hội Pháp Hoa Thập Giảng (法華十講) nhân ngày húy kỵ của Viên Trân. Trước tác của ông có Tây Phương Yếu Quán (西方要觀) 1 quyển, Pháp Hoa Long Nữ Thành Phật Quyền Thật Nghi Nạn (法華龍女成佛權實疑難) 1 quyển.
(南呂): có hai nghĩa chính:
(1) Tên gọi âm thứ 5 trong 6 âm thanh thuộc về Âm của 12 luật âm, tương đương với âm Bàn Thiệp (盤涉, banshiki) trong 12 âm luật của Nhật Bản. Như trong Chu Lễ (周禮), chương Xuân Quan (春官), Đại Ty Nhạc (大司樂) có câu: “Tấu Hoàng Chung, ca Đại Lữ, tấu Cô Tẩy, ca Nam Lữ, tấu Di Tắc, ca Tiểu Lữ (奏黃鐘、歌大呂、奏姑洗、歌南呂、奏夷則、歌小呂, tấu điệu Hoàng Chung, ca điệu Đại Lữ, tấu điệu Cô Tẩy, ca điệu Nam Lữ, tấu điệu Di Tắc, ca điệu Tiểu Lữ).”
(2) Tên gọi khác của tháng 8 Âm Lịch. Như trong Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký (百丈清規證義記, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1244) quyển 8 có giải thích rằng: “Bát nguyệt kiến Dậu viết Tác Ngạc, hựu viết Nam Lữ, hoặc danh Thanh Thu, hựu xưng Tráng Nguyệt, Quế Nguyệt đẳng (八月建酉曰作噩、又曰南呂、或名清秋、又稱壯月、桂月等, tháng Tám kiến Dậu, gọi là Tác Ngạc, hay gọi là Nam Lữ, hoặc có tên là Thanh Thu, còn gọi là Tráng Nguyệt, Quế Nguyệt, v.v.).” Trong Nhạc Điển (樂典) quyển 143 cho biết thêm rằng: “Dậu vi Nam Lữ, bát nguyệt chi thần danh Dậu; Dậu giả thu súc chi nghĩa; thử nguyệt thời vật giai súc tiểu nhi thành dã, cố vị chi Dậu (酉爲南呂、八月之辰名酉、酉者緧縮之義、此月時物皆縮小而成也、故謂之酉, Dậu là Nam Lữ, chi của tháng Tám là Dậu; Dậu có nghĩa là thu nhỏ lại; vào tháng này muôn vật đều thu nhỏ lại mà thành, nên gọi nó là Dậu).” Trong Chiết Nghi Luận (折疑論, Taishō Vol. 52, No. 2118) quyển 4 có câu: “Khấu Thương huyền dĩ chiêu Nam Lữ bát nguyệt chi lịnh, lương phong hốt chí, thảo mộc thành thật (扣商絃以召南呂八月之令、涼風忽至、草木成實, gõ dây Thương để mời lịnh tháng Tám Nam Lữ, gió mát chợt đến, cỏ cây kết trái).” Hay trong Kim Cang Sớ Khoa Thích (金剛疏科釋, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 24, No. 466) cũng có câu: “Thời Ứng Vĩnh thập cửu niên long tập Nhâm Thìn Nam Lữ hạ cán cát nhật ngụ Long Hoa Phạn Phương cẩn thư (時應永十九年龍集壬辰南呂下澣吉日寓龍華梵芳謹書, lúc bấy giờ là ngày tốt hạ tuần tháng 8 năm Nhâm Thìn [1412], niên hiệu Ứng Vĩnh thứ 19, Phạn Phương ở Long Hoa kính ghi).”
(一人當千): lấy đao của một người mà địch với ngàn người, biểu thị người có sức dũng mãnh phi thường. Như Niết Bàn Kinh (涅槃經) 2 có đoạn rằng: “Thí như Nhân Vương hữu đại lực sĩ, kỳ đao đương thiên, cánh vô hữu năng hàng phục chi giả, cố xưng thử nhân nhất nhân đương thiên (譬如人王有大力士、其刀當千、更無有能降伏之者、故稱此人一人當千, ví như Nhân Vương có tay đại lực sĩ, cây đao vị ấy có thể địch với ngàn người, không ai có thể hàng phục được anh, cho nên gọi người ấy là 'một người địch với ngàn người').”
(日暹, Nissen, 1586-1648): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng đầu thời đại Giang Hộ, húy là Nhật Xiêm (暹), Nhật Tốn (日遜); tự Long Nhứ (隆恕), hiệu Trí Kiến Viện (智見院). Ban đầu, ông theo hầu Nhật Viễn (日遠) ở Cửu Viễn Tự (久遠寺), Thân Diên Sơn (身延山), và rất giỏi về biện luận. Sau ông làm Hóa Chủ cho Tiểu Tây Đàn Lâm (小西檀林) và trú trì đời thứ 11 của Bổn Mãn Tự (本滿寺) ở kinh đô Kyoto. Sau đó, ông lại làm trú trì đời thứ 26 của Cửu Viễn Tự. Đến năm 1629, ông tố cáo lên chính quyền Mạc Phủ về việc tung hoành của nhóm Nhật Áo (日奥), Nhật Thọ (日樹) thuộc Phái Không Nhận Không Cho. Đến năm sau, được sự ủng hộ của Nhật Càn (日乾), Nhật Viễn (日遠), ông làm đại biểu cho phía Thân Diên tham gia cuộc đối luận với phái trên tại Thành Giang Hộ. Sau khi giành được thắng lợi, ông chuyên tâm lãnh đạo giáo đoàn. Trước tác của ông có Tây Cốc Danh Mục Tiêu Điều (西谷名目標條) 4 quyển, Nghĩa Khoa Luận Nghĩa (義科論義) 70 quyển, Bất Thọ Bất Thí Luận (不受不施論) 1 quyển, v.v.
(日秀, Nisshū, 1533-1625): vị Ni của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, húy là Nhật Tú (日秀); tục danh là Trí Tử (智子); tự Diệu Huệ (妙慧), hiệu Thoại Long Viện (瑞龍院). Năm 1608, bà cùng với nhóm Nhật Kinh (日經) ngồi bàn luận về Tông nghĩa với Tịnh Độ Tông, rồi thay thế Nhật Viễn (日遠) làm Hóa Chủ đời thứ 2 của Tây Cốc Đàn Lâm (西谷檀林); và đến năm 1614 thì làm trú trì nơi này. Trước tác của bà có Tây Cốc Đàn Lâm Pháp Tắc (西谷檀林法則) 2 quyển.
(歸元直指集, Kigenjikishishū): 4 quyển, trước tác của Thiên Y Tông Bổn (天衣宗本, ?-?) nhà Minh, san hành vào năm thứ 32 (1553) niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖), trùng san vào năm thứ 4 (1570) niên hiệu Càn Long (乾隆) bản 2 quyển có lời tựa của Lộc Viên Cư Sĩ Vạn Biểu (鹿園居士萬表), là tập thâu lục 97 thiên gồm những thuyết xưa nay liên quan đến tư tưởng Thiền Tịnh Nhất Trí. Cuối quyển 2 có Tây Phương Bách Vịnh (西方百詠), cuối quyển 4 có Sơn Cư Bách Vịnh (山居百詠).
có tên gọi khác như Mộ Xuân (暮春), Mạt Xuân (末春), Quý Xuân (季春), Vãn Xuân (晚春), Diểu Xuân (杪春), Khiết Xuân (褉春), Tàm Nguyệt (蠶月), Hoa Nguyệt (花月), Đồng Nguyệt (桐月), Đào Nguyệt (桃月), Quái Nguyệt (夬月), Gia Nguyệt (嘉月), Thần Nguyệt (辰月), Đạo Nguyệt (稻月), Anh Duẩn Nguyệt (櫻筍月), Cô Tẩy (姑洗), Đào Lãng (桃浪), Vu Phong (雩風), Ngũ Dương Nguyệt (五陽月), Đào Quý Nguyệt (桃季月), Hoa Phi Nguyệt (花飛月), Tiểu Thanh Minh (小清明), Trúc Thu (竹秋), Phu Nguyệt (夫月), Mộ Nguyệt (暮月), Thần Nguyệt (辰月), Oa Nguyệt (窩月), Tú Nguyệt (宿月), Thương Nguyệt (商月), Anh Nguyệt (莫月), Linh Nguyệt (靈月), Vân Nguyệt (雲月). Một số câu hay cho tháng Ba như phụng tình hoa tín (鳳情花信, phụng quyến luyến tin tức hoa nở), vũ trạc xuân trần (雨濯春塵, mưa tẩy sạch bụi Xuân), bình tinh điểm lục (萍星點綠, bèo trôi điểm màu xanh), đào vũ phiên hồng (桃雨翻紅, mưa Đào phất phơ màu hồng), tuế hàn linh tiết (歲寒令節, năm rét tiết khó), cấm hỏa lương thần (禁火良辰, cấm lửa dịp tốt). Một số từ dùng cho Tiết Thanh Minh như liễu yên ngưng thoại (柳煙凝瑞, khói liễu đọng điềm lành), lan bội nghênh hy (蘭佩迎禧, ngọc đeo đón điều tốt), xuân thâm bích hải (春深碧海, Xuân sâu thẳm như biển xanh), hoa mãn thiên trì (花滿天池, hoa đầy khắp hồ Trời), phong hoa chánh tú (風花正秀, hoa gió rực rỡ), đồng quan du xuân (童冠遊春, trẻ đội mũ đi chơi Xuân), Lê hoa lạc viện (梨花落院, hoa Lê rơi rụng nơi tòa viện), liễu nhứ phi tường (柳絮飛牆, tơ liễu bay qua tường). Các từ dùng cho tháng Ba nhuận như Tam Xuân nghi cửu (三春宜久, ba tháng mùa Xuân vẫn còn lâu), nhuận quy trừ tận (潤歸除盡, ẩm ướt về dứt sạch). Từ ngữ dùng cho truy điệu vào tháng này là oanh đề hoa lão (鶯啼花老, oanh khóc hoa già cỗi), điệp trướng xuân tàn (蝶悵春殘, bướm buồn Xuân tàn tạ).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.255.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập