Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Chu Lăng »»
(寳林傳, Hōrinden): nguyên bản là Đại Đường Thiều Châu Song Phong Sơn Tào Hầu Khê Bảo Lâm Truyện (大唐韶州雙峰山曹候溪寳林傳, Daitōshōshūsōhōzansōkōkeihōrinden), tất cả gồm 10 quyển, nhưng bản hiện hành thì khuyết mất quyển 7, 9 và 10, còn quyển 2 thì có bổ sung thêm Thánh Trụ Tập (聖胄集), do Chu Lăng Sa Môn Trí Cự (朱陵沙門智炬, hay Huệ Cự [慧炬]) biên, được thành lập vào năm thứ 17 (801) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元). Thư tịch này tương truyền từ xưa đã được Viên Nhân (圓仁, Ennin, 794-864, vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản) mang từ bên Trung Quốc về Nhật. Nó được lưu truyền rộng rãi dưới thời nhà Đường, nhưng khi Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) và Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記) được thành lập và đưa vào Đại Tạng thì nó mất đi ý nghĩa lịch sử và về sau thì tán thất luôn. Bản hiện lưu hành là bản kết hợp của hai bản: bản sở thâu trong Đại Tạng Kinh mới được phát hiện gần đây (quyển 1~5) và Thanh Liên Viện Tàng Bản (quyển 6). Tác phẩm này nói về hệ phổ truyền pháp từ 28 vị tổ của Tây Thiên, qua 6 vị tổ ở Đông Độ cho đến Mã Tổ Đạo Nhất, Thạch Đầu Hy Thiên, và ghi lại đầy đủ lời nói cũng như việc làm của mỗi vị tổ sư. Đương nhiên, phần nhiều ký thuật ấy đều là hoang đường hư cấu, không phải là một sáng tác hoàn toàn, nhưng vì nó dựa trên cơ sở của các Đăng Sử đời sau như Thánh Trụ Tập (聖胄集), Tổ Đường Tập (祖堂集), Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄), Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記), v.v., cho nên các định thuyết về lịch sử Thiền Tông thì chiếm phần nhiều. Đặc biệt, Kệ Truyền Pháp để làm chứng phú pháp vốn bắt đầu trong Lục Tổ Đàn Kinh (六祖壇經), và điểm đáng chú ý nơi đây là tác phẩm này đã phóng lớn Kệ Truyền Pháp cho tất cả các tổ sư. Ảnh hưởng phản tác đối với thư tịch này rất lớn, và thông qua tác phẩm Tục Bảo Lâm Truyện (續寳林傳, đầu thế kỷ thứ 10), bản tục biên của Nam Nhạc Duy Kính (南嶽惟勁, ?-?), đệ tử của Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), chúng ta có thể biết được điều đó.
(東極青華大帝): còn gọi là Thanh Huyền Cửu Dương Thượng Đế (青玄九陽上帝), là hóa thân của Đông Hoa Đế Quân (東華帝君), tức Mộc Công (木公) hay Đoàn Hoa Mộc Công, ngự tại Đông Cực (東極). Hậu thế thường cho là Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế và Đông Hoa Đế Quân có cùng nguyên khí hóa hợp; nhưng thực thế thì Đông Hoa Đế Quân có liên quan đến Đông Vương Công (東王公). Vương Công tức là Mộc Công, hay Đông Hoàng Thái Ất (東皇太乙), cùng với Tây Vương Mẫu (西王母) quản lý hai khí, phân thành âm dương, định ra càn khôn; về sau hóa thành Đông Hoa Đại Đế (東華大帝) và Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn (太乙救苦天尊). Khí của Thanh Hoa Đại Đế hóa thành Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, thệ nguyện cứu độ chúng sanh, nên được tôn xưng là “Vạn Vị Đế Chúa Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế (萬彙帝主東極青華大帝)”, thuộc vào một trong Tứ Ngự của Đạo Giáo. Ngài Cứu Khổ Thiên Tôn cùng với Chu Lăng Thiên Tôn (朱陵天尊) và Độ Mạng Thiên Tôn (度命天尊) được gọi là Thái Ất Tam Cứu Khổ, là vị thần chủ tể tối cao cứu độ vạn loại. Sau khi biến hóa thành Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế lại ứng hóa khắp mười phương, nên có hiệu là “Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn (十方救苦天尊).” Chư vị Thiên Tôn trong 10 phương có hiệu là: Đông Phương Bảo Hoàng Thượng Thiên Tôn (東方寶皇上天尊), Nam Phương Huyền Chơn Vạn Phước Thiên Tôn (南方玄眞萬福天尊), Tây Phương Thái Diệu Chí Cực Thiên Tôn (西方太妙至極天尊), Bắc Phương Huyền Thượng Ngọc Thần Thiên Tôn (北方玄上玉宸天尊), Đông Nam Phương Hiếu Sanh Độ Thiên Tôn (東南方好生度天尊), Đông Bắc Phương Độ Tiên Thượng Thánh Thiên Tôn (東北方度仙上聖天尊), Tây Nam Phương Thái Linh Hư Hoàng Thiên Tôn (西南方太靈虛皇天尊), Tây Bắc Phương Vô Lượng Thái Hoa Thiên Tôn (西北方無量太華天尊), Thượng Phương Ngọc Hư Minh Hoàng Thiên Tôn (上方玉虛明皇天尊) và Hạ Phương Chơn Hoàng Động Thần Thiên Tôn (下方眞皇洞神天尊); được gọi chung là Linh Bảo Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn (靈寶十方救苦天尊). Vị Thiên Tôn này còn quản lý luôn cả việc thần quỷ dưới Minh Phủ, hóa thành Thập Điện Minh Vương (十殿冥王) như: Đông Phương Thiên Tôn hóa thành Tần Quảng Vương (秦廣王) của điện thứ nhất, cư trú ở Huyền Minh Cung (玄冥宮); Nam Phương Thiên Tôn hóa thành Sở Giang Vương (楚江王) của điện thứ hai, cư tại Phổ Minh Cung (普明宮); Tây Phương Thiên Tôn hóa thành Tống Đế Vương (宋帝王) của điện thứ ba, cư tại Củ Tuyệt Cung (糾絕宮); Bắc Phương Thiên Tôn hóa thành Ngũ Quan Vương (五官王) của điện thứ tư, cư tại Thái Hòa Cung (太和宮); Đông Bắc Phương Thiên Tôn hóa thành Diêm La Vương (閻羅王) của điện thứ năm, cư tại Củ Luân Cung (糾倫宮); Đông Nam Phương Thiên Tôn hóa thành Biện Thành Vương (卞城王) của điện thứ sáu, cư tại Minh Thần Cung (明晨宮); Tây Nam Phương Thiên Tôn hóa thành Thái Sơn Vương (泰山王) của điện thứ bảy, cư tại Thần Hoa Cung (神華宮); Tây Bắc Phương Thiên Tôn hóa thành Bình Đẳng Vương (平等王) của điện thứ tám, cư tại Thất Phi Cung (七非宮); Thượng Phương Thiên Tôn hóa thành Đô Thị Vương (都市王) của điện thứ chín, cư tại Bích Chơn Cung (碧眞宮); và Hạ Phương Thiên Tôn hóa thành Chuyển Luân Vương (轉輪王) của điện thứ mười, cư tại Túc Anh Cung (肅英宮). Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn có đầy đủ thần lực tự tại, sức trí tuệ lớn vô lượng, thường giải ách nạn, phá tà, hàng ma, cũng như giải trừ hết thảy bệnh tật cho con người; cho nên cũng có tên là Thái Ất Y Vương (太乙醫王). Ngài có đủ sức thần thông nên có thể ngao du khắp nơi như lên trời, xuống cõi người, Địa Phủ, v.v. Vì vậy, trên Trời Ngài có tên là Thái Nhất Phước Thần (太一福神), trên đời gọi là Đại Từ Nhân Giả (大慈仁者), dưới lòng đất là Nhật Diệu Địa Quân (日耀地君), nơi chỗ ngoại đạo là Sư Tử Minh Vương (獅子明王), dưới Thủy Phủ là Động Uyên Đế Quân (洞淵帝君). Ngài thường hóa hiện các thân hình, theo âm thanh để cứu độ chúng sanh, nên cũng được gọi là Thái Ất Tầm Thanh Cứu Khổ Thiên Tôn (太乙尋聲救苦天尊). Trong Tống Sử (宋史), phần Phương Kỷ Truyện Hạ (方技傳下), Lâm Linh Tố (林靈素) có câu: “Thần Tiêu Ngọc Thanh Vương giả, Thượng Đế chi trưởng tử, kỳ đệ hiệu Thanh Hoa Đế Quân giả, chủ Đông phương (神霄玉清王者、上帝之長子、其弟號青華帝君者、主東方, Thần Tiêu Ngọc Thanh Vương là trưởng tử của Thượng Đế, em trai ông hiệu Thanh Hoa Đế Quân, chủ quản phương Đông).” Hay như trong bài thơ Bộ Hư (步虛) của Lục Du (陸游, 1125-1210) nhà Tống có câu: “Bán túy kỵ nhất hạc, khứ yết Thanh Hoa Quân (半醉騎一鶴、去謁青華君, nữa say cỡi con hạc, đến yết Thanh Hoa Quân).” Trong Thái Thượng Vô Cực Đại Đạo Tam Thập Lục Bộ Tôn Kinh (太上無極大道三十六部尊經) có câu kính lễ rằng: “Chí tâm quy mạng lễ, Thanh Hoa Trường Lạc Giới, Đông Cực Diệu Nghiêm Cung, Thất Bảo phương khiên lâm, Cửu Sắc Liên Hoa tòa, vạn chơn hoàn củng nội, bách ức thoại quang trung, Ngọc Thanh Linh Bảo Tôn, Ứng Hóa Huyền Nguyên Thỉ, hiệu Kiếp Thùy Từ Tế, Đại Thiên Cam Lồ Môn, Diệu Đạo Chơn Thân, Tử Kim Thoại Tướng, Tùy Cơ Phó Cảm, Thệ Nguyện Vô Biên, Đại Thánh Đại Từ, Đại Bi Đại Nguyện, Thập Phương Hóa Hiệu, Phổ Độ Chúng Sanh, Ức Ức Kiếp Trung, Độ Nhân Vô Lượng, Tầm Thanh Phó Cảm, Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, Thanh Huyền Cửu Dương Thượng Đế (志心皈命禮、青華長樂界、東極妙嚴宮、七寶芳騫林、九色蓮花座、萬真環拱內、百億瑞光中、玉清靈寶尊、應化玄元始、號劫垂慈濟、大千甘露門、妙道眞身、紫金瑞相、隨機赴感、誓願無邊、大聖大慈、大悲大願、十方化號、普度眾生、億億劫中、度人無量、尋聲赴感、太乙救苦天尊、青玄九陽上帝, Một lòng quy mạng lễ, Thanh Hoa Trường Lạc Giới, Đông Cực Diệu Nghiêm Cung, rừng hương thơm Bảy Báu, tòa Hoa Sen Chín Sắc, vạn loài đều củng phục, trong trăm ức hào quang, Đấng Ngọc Thanh Linh Bảo, Ứng Hóa Huyền Nguyên Thỉ, hiệu Kiếp Thùy Từ Tế, Đại Thiên Cam Lồ Môn, Diệu Đạo Chơn Thân, Tử Kim Thoại Tướng, Tùy Cơ Phó Cảm, Thệ Nguyện Vô Biên, Đại Thánh Đại Từ, Đại Bi Đại Nguyện, Mười Phương Hóa Hiệu, Phổ Độ Chúng Sanh, Trong Muôn Ức Kiếp, Độ Người Vô Lượng, Tầm Thanh Phó Cảm, Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, Thanh Huyền Cửu Dương Thượng Đế).” Ngày thánh đản của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn là 11 tháng 11 Âm Lịch.
(楊傑, Yōketsu, hậu bán thế kỷ 11): xuất thân vùng Vô Vi (無爲, Tỉnh An Huy), sống dưới thời Bắc Tống, tự là Thứ Công (次公), hiệu Vô Vi Tử (無爲子). Ông có tài hùng biện, tuổi trẻ đậu cao, nhưng rất thích về Thiền, đã từng đến tham vấn chư vị tôn túc các nơi, rồi theo học pháp với Thiên Y Nghĩa Hoài (天衣義懷). Mỗi lần Nghĩa Hoài dẫn dụ Thiền ngữ của Bàng Cư Sĩ (廊居士) ông đều chăm chú lắng nghe. Có hôm nọ nhân khi thấy mặt trời như tuôn vọt ra, ông đại ngộ, đem trình kệ lên cho thầy và được ấn khả. Sau đó, ông lại gặp Phù Dung Đạo Giai (芙蓉道楷), cả hai rất tâm đắc với nhau. Vào năm cuối niên hiệu Hy Ninh (熙寧, 1068-1077) đời vua Thần Tông nhà Tống, ông trở về quê nuôi dưỡng mẹ, chuyên tâm đọc kinh tạng và quay về với Tịnh Độ. Do vì ông đã từng nhậm chức trông coi ngục hình nên có tên gọi là Dương Đề Hình (楊提刑). Lúc bấy giờ ông viếng thăm Bạch Liên Tự (白蓮寺) trên Thiên Thai Sơn (天台山), theo hầu Chơn Hàm (眞咸), đảnh lễ tháp của Trí Giả Đại Sư. Đến cuối đời ông chỉ chuyên tâm tu pháp môn Tịnh Độ, từng vẽ bức tranh A Di Đà Phật. Khi lâm chung, ông cảm đắc Phật đến đón rước, ngồi ngay ngắn mà ra đi, hưởng thọ 70 tuổi. Trước tác của ông có Thích Thị Biệt Tập (釋氏別集), Phụ Đạo Tập (輔道集), v.v.
(坦腹): để lộ bụng ra thấy rốn, nằm phơi bụng. Trong Thế Thuyết Tân Ngữ (世說新語), phần Nhã Lượng (雅量) của Lưu Nghĩa Khánh (劉義慶, 403-444) nhà Tống thời Nam Triều có đoạn: “Khích Thái Phó tại kinh khẩu, khiển môn sinh dữ Vương Thừa Tướng thư, cầu nữ tế. Thừa Tướng ngữ Khích Tín: 'Quân vãng đông sương, nhậm ý tuyển chi.' Môn sinh quy bạch Khích viết: 'Vương gia chư lang giai khả hỷ.' Văn lai mích tế, hàm tự căng trì, duy hữu nhất lang tại đông sàng thượng thản phục ngọa, như bất văn. Khích công vân: 'Chánh thử hảo.' Phỏng chi, nãi thị dật thiểu, nhân giá nữ dữ yên (郄太傅在京口、遣門生與王丞相書、求女壻。丞相語郄信:君徃東廂、任意選之。門生歸白郄曰:王家諸郎亦皆可嘉。聞來覓壻、咸自矜持、唯有一郎在東牀上坦腹臥、如不聞。郄公雲:正此好、訪之、乃是逸少、因嫁女與焉, khi Khích Thái Phó đang ở kinh đô, sai môn sinh đem thư đến cho Vương Thừa Tướng cầu kén rễ. Thừa Tướng bảo Khích Tín rằng: 'Ngươi cứ qua bên nhà đông, tùy ý chọn lựa.' Môn sinh trở về thưa lại với Khích Thái Phó rằng: 'Các chàng trai của vương gia đều có thể vui mừng thuận theo.' Nghe vậy, ông bèn đến xem mặt chàng rễ, ai ai cũng háo hức chờ đợi, duy chỉ có một chàng nằm phơi bụng thản nhiên trên giường phía đông, như thể chẳng nghe thấy gì cả. Khích Thái Phó bảo: 'Quả đúng người này rồi !' Hỏi ra mới biết chàng ta là người sống ít ham muốn, do đó ông gả con gái cho anh ta).” Từ đó, xuất hiện từ “đông sàng thản phục (東牀坦腹)” hay “thản phục đông sàng (坦腹東牀)”, được dùng dể chỉ cho người chồng của con gái mình, tức chú rễ. Như trong Tùy Đường Diễn Nghĩa (隋唐演義) hồi thứ 6 của Trử Nhân Hoạch (褚人獲, ?-?) nhà Thanh, có đoạn rằng: “Ngã thị Lý phủ trung tiểu thư đích bảo mẫu, nhân lão da, phu nhân yếu sính công tử đông sàng thản phục, đản ngã gia tiểu thư … thệ nguyện giá nhất cá thiện võ năng văn, túc trí đa mưu đích kỳ nam tử (我是李府中小姐的保母、因老爺、夫人要聘公子東牀坦腹、但我家小姐…誓願嫁一個善武能文、足智多謀的奇男子, tôi là bảo mẫu của tiểu thư trong phủ họ Lý; nhân lão gia và phu nhân cần kén chàng rễ công tử, nhưng tiểu thư nhà tôi … lại thề nguyện lấy một chàng trai đặc biệt khéo võ nghệ, giỏi văn chương, túc trí đa mưu).”
(狀): là bản văn giải bày sự thật trình lên chư vị Thần, Thánh; theo tục lệ của Đạo Giáo Trung hoa, chỉ dùng để đốt đi, không dùng tuyên đọc. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, các bức Trạng vẫn được dùng để tuyên đọc rồi mới đem đốt. Bản văn dùng để trần tình những oan khuất của người mất lên Thiên Đình hay Địa Phủ được gọi là Cáo Âm Trạng (告陰狀). Như trong Hà Điển (何典), hồi thứ 2 có câu: “Thôi Mạng Quỷ cản đáo đương phương Thổ Địa na lí, cáo liễu Âm Trạng (催命鬼趕到當方土地那里、告了陰狀, Thôi Mạng Quỷ đuổi theo đến Thổ Địa phương này vài dặm, đọc xong bản Âm Trạng).” Trong Đạo Giáo, tùy theo đẳng cấp của chư vị thần linh cao thấp mà phân thành 3 loại Trạng: Tấu Trạng (奏狀), Thân Trạng (申狀) và Điệp Trạng (牒狀). (1) Tấu Trạng được dùng cho chư Thần như Tam Thanh (三清), Ngọc Hoàng (玉皇), Câu Trần Tinh Quân (勾陳星官), Tử Vi Đại Đế (紫微大帝), Đông Cực Thái Ất (東極太乙), Nam Cực Trường Sanh Đại Đế (南極長生大帝), Hậu Thổ Hoàng Địa Kỳ (后土皇地祇), Cửu U Bạt Tội Thiên Tôn (九幽拔罪天尊), Chu Lăng Độ Mạng Thiên Tôn (朱陵度命天尊), Thập Phương Linh Bảo Thiên Tôn (十方靈寶天尊), Động Uyên Tam Muội Tam Động Thiên Tôn (洞淵三昧三洞天尊), Cửu Thiên Thái Phỏng Quân (九天採訪君), Linh Bảo Tự Nhiên Cửu Thiên Sanh Thần Thượng Đế (靈寶自然九天生神上帝), Tam Thập Nhị Thiên Đế Quân (三十二天帝君), Ngũ Linh Ngũ Lão Ngũ Đế Thiên Quân (五靈五老五帝天君), Mộc Công Tôn Thần (木公尊神), Kim Mẫu Nguyên Quân (金母元君), v.v. (2) Thân Trạng được dùng cho chư vị đẳng cấp thấp hơn như Linh Bảo Tam Sư (靈寶三師), Tam Quan (三官), Nhật Cung Thái Dương Đế Quân (日宮太陽帝君), Nguyệt Cung Thái Âm Đế Quân (月宮太陰帝君), Ngũ Tinh Tứ Diệu Ngũ Đẩu (五星四曜五斗), Nam Đẩu Lục Ty Tinh Quân (南斗六司星君), Bắc Đẩu Cửu Thiên Tinh Hoàng Quân (北斗九天星皇君), Hoàng Lục Viện Tri Viện Chơn Quân (黃籙院知院眞君), Chánh Nhất Tam Sư (正一三師), Tứ Tướng (四相), Tứ Thánh (四聖), Linh Bảo Giám Trai Đại Pháp Sư Chơn Quân (靈寶監齋大法師眞君), Cửu Thiên (九天), Thiên Tào Thái Hoàng Vạn Phuớc Chơn Quân (天曹太皇萬福眞君), Tam Động Kinh Lục Phù Mạng Thượng Thánh Cao Chơn Tiên Linh Tướng Lại (三洞經籙符命上聖高眞仙靈將吏), Tam Thanh Thượng Cảnh Chơn Quân Hoàng Nhân (三清上境眞君皇人), Tam Nguyên Chơn Quân (三元眞君), Thập Chơn Nhân (十眞人), Ngũ Phủ Chơn Tể (五府眞宰), Nam Xương Thượng Cung Thọ Luyện Ty Phủ Chơn Tể (南昌上宮受煉司府眞宰), Ngọc Phủ Ngọc Xu Ngũ Lôi Viện Sứ Chơn Quân (玉府玉樞五雷院使眞君), Thập Phương Vô Cực Phi Thiên Chơn Vương (十方無極飛天眞王), Bắc Âm Huyền Thiên Phong Đô Đại Đế (北陰玄天酆都大帝), Thập Cung Đông Hà Phù Tang Đơn Lâm Đại Đế (十宮東霞扶桑丹林大帝), Tam Nguyên Thủy Phủ Chơn Tể (三元水府眞宰), Bồng Lai Đô Thủy Giám Chơn Nhân (蓬萊都水監眞人), Ngũ Nhạc Thượng Chơn Ty Mạng Tá Mạng Trữ Phó Chơn Quân (五嶽上眞司命佐命儲副眞君), Thanh Hư Động Thiên Tiên Quan (清虛洞天仙官), Địa Phủ Cửu Lũy Thổ Hoàng Quân (地府九壘土皇君), Long Hổ Quân Công Tào Kim Đồng Ngọc Nữ Hương Quan Sứ Giả (龍虎君功曹金童玉女香官使者), Thái Tuế Tôn Thần (太歲尊神), v.v. (3) Điệp Trạng được dùng cho chư vị Thần cấp dưới hơn nữa như Châu Thành Hoàng (州城隍), Huyện Thành Hoàng (縣城隍), Cửu Châu Xã Lịnh (九州社令), các ngục chúa, Thập Phương Đạo Đô Đại Chủ Giả (十方道都大主者), Minh Quan U Lộ Chủ Giả (冥關幽路主者), Ngũ Nhạc Hao Lí Tướng Công (五嶽蒿里相公), Thổ Địa Lí Thành Chơn Quan (土地里域眞官), Phong Đô Lục Đạo Đô Án (酆都六道都案), Tam Giới Chơn Phù Thần Hổ Sứ Giả (三界眞符神虎使者), v.v. Một số Trạng được dùng trong Công Văn Đàn Tràng của Phật Giáo Việt Nam là Trạng Cúng Đảo Bệnh, Trạng Cúng Phù Sứ, Trạng Lục Cung Cúng Khẩm Tháng, Trạng Cúng Quan Sát, Trạng Tống Mộc, Trạng Cúng Tạ Thổ, v.v.
(長水子璿, Chōsui Shisen, ?-1038): vị tăng của Hoa Nghiêm Tông Trung Quốc, sống dưới thời Bắc Tống, xuất thân Tiền Đường (錢塘) Hàng Châu (杭州, có thuyết cho là Gia Hưng, Tú Châu), họ Trịnh (鄭), hiệu Đông Bình (東平) hay Trường Thủy Đại Sư (長水大師). Năm lên 9 tuổi, ông theo hầu hạ Khế Tông (契宗) ở Phổ Tuệ Tự (普慧寺), chuyên tụng Kinh Lăng Nghiêm. Năm 13 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới, ban đầu theo Hồng Mẫn (洪敏) ở Tú Châu (秀州) học về giáo lý Hoa Nghiêm, sau tham vấn Lang Da Huệ Giác (瑯琊慧覺) và có chỗ sở ngộ. Huệ Giác bèn khuyên ông nên trở về quê cũ, truyền bá Hoa Nghiêm Tông, vì vậy ông đến sống ở Trường Thủy Tự (長水寺), thiết lập đạo tràng chuyên lấy giáo học Hoa Nghiêm và Lăng Nghiêm để dạy cho học đồ của mình với số lượng lên đến cả ngàn người. Ông có công lao rất lớn trong việc chấn hưng Hoa Nghiêm Tông dưới thời nhà Tống. Vào năm thứ 6 (1013) niên hiệu Tường Phù (祥符), Hàn Lâm Học Sĩ Tiền Công Dị (錢公易) tâu xin nhà vua ban cho ông Tử Y và hiệu là Trường Thủy Sớ Chủ Lăng Nghiêm Đại Sư (長水疏主楞嚴大師). Trước tác của ông có Thủ Lăng Nghiêm Nghĩa Sớ Chú Kinh (首楞嚴義疏注經) 20 quyển, Thủ Lăng Nghiêm Kinh Khoa (首楞嚴經科) 2 quyển, Kim Cang Bát Nhã Kinh Toản Yếu Khoa (金剛般若經纂要科) 1 quyển, Đại Thừa Khởi Tín Luận Bút Tước Ký (大乘起信論筆削記) 20 quyển, v.v. Vào năm đầu niên hiệu Bảo Nguyên (寳元), ông thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.6.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập