Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Câu Chi »»
(半言): nửa lời, còn gọi là bán kệ (半偈, nửa bài kệ). Theo Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) quyển 14, Phẩm Thánh Hạnh (聖行品), xưa kia khi Như Lai chưa xuất hiện trên đời, lúc bấy giờ đức Phật Thích Ca thị hiện là một người ngoại đạo Bà La Môn, tinh thông hết thảy các học vấn, hành vi rất nhu hòa, tịch tĩnh, tâm thanh tịnh, vô nhiễm. Vị ấy có chí nguyện muốn tìm học kinh điển Đại Thừa; nhưng trãi qua một thời gian lâu mà không có kết quả. Sau ông vào trong núi Tuyết Sơn tu khổ hạnh, hành Thiền định và chờ đợi đấng Như Lai xuất hiện để được nghe giáo pháp Đại Thừa. Thấy vậy, Trời Đế Thích bèn biến hóa thành một con quỷ La Sát rất hung dữ, đáng sợ, bay đến gần chỗ vị tiên nhân, rồi lớn tiếng tuyên thuyết nửa bài kệ tụng do trước kia đã từng nghe từ đức Như Lai rằng: “Chư hành vô thường, hữu sinh hữu diệt (諸行無常、有生有滅, các hành vô thường, có sinh thì có diệt)”, và đến bên tiên nhân đảo mắt hung tợn nhìn khắp bốn phương. Nghe xong nửa bài kệ này, tiên nhân cảm thấy như có được thuốc hay để trị lành căn bệnh lâu ngày, như rơi xuống nước mà được thuyền cứu vớt, như đất hạn hán lâu ngày gặp nước mưa, như thân hình bị giam hãm lâu ngày nay được phóng thích; nên thân tâm rất hoan hỷ. Tiên nhân đứng dậy nhìn quanh, chỉ thấy con quỷ La Sát thân hình hung tợn, nên rất hồ nghi không biết ai đã tuyên thuyết câu kệ vi diệu như vậy; cuối cùng mới biết do con quỷ La Sát thuyết. Vị tiên nhân chí thành cầu xin con quỷ nói tiếp nửa bài kệ sau; sau nhiều lần thử thách, con quỷ vẫn không bằng lòng; cho nên vị tiên nhân phát nguyện hiến cả thân mạng cho con quỷ đói, chỉ với mục đích là nghe được chánh pháp mà thôi. Nhân đó, quỷ La Sát thuyết nửa bài kệ sau: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc (生滅滅已、寂滅爲樂, Sinh diệt diệt hết, vắng lặng an vui)”. Nghe xong, vị Bà La Môn biết câu kệ này rất có lợi ích cho mọi người, liền khắc lên khắp nơi như vách đá, thân cây, v.v., để lưu truyền cho hậu thế. Sau đó, ông leo lên cây cao, buông mình xuống để xả thân cho con quỷ đói ăn, theo như lời phát nguyện. Lúc bấy giờ, trên không trung văng vẳng âm thanh vi diệu, các vua trời cùng Trời Đế Thích hiện nguyên thân hình đón lấy thân thể vị Bà La Môn, cung kính đãnh lễ và cầu xin hóa độ cho họ trong tương lai. Nhờ nhân duyên xả thân mạng để nghe được nửa câu kệ như vậy, sau 12 kiếp tu hành, vị Bà La Môn thành Phật trước cả Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, 彌勒). Hơn nữa, trong Bách Nghiệp Kinh (百業經), có đề cập đến câu chuyện tiền thân của đức Phật là của Tích Phổ Quốc Vương (昔普國王) cũng tương tự như vậy; song nội dung chuyện và văn kệ có phần khác. Đức vua là người có tâm từ bi lớn, chuyên bố thí khắp mọi người, thương yêu thần dân hết mực. Trời Đế Thích thấy vậy muốn thử tâm của nhà vua, bèn biến thành con quỷ La Sát, đến trước vua tuyên thuyết nửa bài kệ rằng: “Chư pháp giai vô thường, nhất thiết sinh diệt tánh (諸法皆無常、一切生滅性, các pháp đều vô thường, tất cả có tánh sinh diệt)”. Nghe xong pháp xong, đức vua sanh tâm hoan hỷ, liền cung kính đãnh lễ La Sát và cầu xin cho nghe nửa bài kệ sau với lời phát nguyện sẽ dâng hiến thịt máu của vua cho con quỷ. Trước lời thỉnh cầu chí thành của nhà vua, quỷ La Sát nói tiếp nửa bài kệ sau là: “Sinh diệt tức diệt tận, bỉ đẳng tịch diệt lạc (生滅卽滅盡、彼等寂滅樂, Sinh diệt đã diệt hết, ấy niềm vui vắng lặng)”. Sau khi nghe được cả bài kệ, đức vua lấy toàn bộ thịt máu của mình dâng cho quỷ La Sát. Lúc bấy giờ, đại địa chấn động, trời người rải hoa cúng dường và tán thán đại nguyện của Tích Phổ Quốc Vương. Sau này, Huyền Trang (玄奘, 602-664) có làm bài “Đề Bán Kệ Xả Thân Sơn (題半偈捨身山)” rằng: “Hốt văn bát tự siêu thi cảnh, bất tích đơn xu xả thử sơn, kệ cú thiên lưu phương thạch thượng, nhạc âm thời tấu bán không gian (忽聞八字超詩境、不惜丹軀捨此山、偈句篇留方石上、樂音時奏半空間, chợt nghe tám chữ siêu thi hứng, chẳng tiếc thân mình bỏ núi non, câu kệ còn lưu trên vách đá, nhạc âm vang vọng nửa không gian)”. Ngoài ra, Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713), tác giả của bài Chứng Đạo Ca (証道歌), cũng có Bán Cú Kệ rằng: “Sanh dã điên đảo, tử dã điên đảo (生也顚倒、死也顚倒, sống cũng điên đảo, chết cũng điên đảo).”
(s: kalaviṅka, p: karavika, 迦陵頻伽): còn gọi là Ca La Tần Già (歌羅頻伽), Ca Lan Già (加蘭伽), Ca Lan Tần Già (迦蘭頻伽), Yết La Tần Già (羯羅頻迦), Ca Lăng Tần Già (迦楞頻伽), Ca Lăng Tỳ Già (迦陵毘伽), Ca Lăng Già (迦陵伽), Yết Lăng Già (羯陵伽), Yết Tỳ Già La (羯毘伽羅), Yết Lăng Già La (羯陵伽羅), Ca Tỳ Già La (迦毘伽羅), Hạt Thất Già La (鶡鵯伽羅), Ca Vĩ La (迦尾羅), v.v.; ý dịch là hảo thanh điểu (好聲鳥, chim có tiếng hót hay), mỹ dung điểu (美容鳥, chim có hình dáng đẹp), diệu thanh điểu (妙聲鳥, chim có âm thanh tuyệt diệu). Đây là tên của một loài chim, thường thấy chủ yếu ở Ấn Độ, xuất xứ từ trên Tuyết Sơn (s, p: Himālaya, 雪山); nó sắc màu đen mượt giống như chim sẻ, bộ lông rất đẹp, ở phần cổ có màu đỏ. Khi còn trong trứng, chim đã có thể cất tiếng hót, âm thanh trong trẻo, hòa nhã, vi diệu, so với tiếng của Trời, người, Khẩn Na La (s: kiṃnara, 緊那羅) cũng như tất cả những loài chim khác đều thua xa. Như trong A Di Đà Kinh Yếu Giải Tiện Mông Sao (阿彌陀經要解便蒙鈔, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 22, No. 430) quyển Trung có giải thích rằng: “Sơn cốc khoáng dã, kỳ trung đa hữu Ca Lăng Tần Già, xuất diệu âm thanh, nhược thiên nhược nhân, Khẩn Na La đẳng, vô năng cập giả (山谷曠野、其中多有迦陵頻伽、出妙音聲、若天若人、緊那羅等、無能及者, nơi hang núi đồng rộng, trong đó có nhiều chim Ca Lăng Tần Già, phát ra tiếng hót vi diệu, dẫu Trời dẫu người, Khẩn Na La vân vân, không thể sánh bằng).” Trong kinh điển Phật Giáo, thường lấy âm thanh của loài chim này để ví cho tiếng vi diệu của chư Phật, Bồ Tát; hoặc xem Ca Lăng Tần Già như là loài chim của thế giới Cực Lạc. Trong đồ hình Mạn Trà La Tịnh Độ, Ca Lăng Tần Già được vẽ dưới hình dạng đầu người thân chim. Trong Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận (大乘集菩薩學論, Taishō Vol. 32, No. 1636) quyển 23 có câu: “Mâu Ni Tam Nghiệp siêu Tam Hữu, thí nhược phù cừ bất trước thủy, Ca Lăng Tần Già tịnh diệu thanh, thị cố ngã kim khể cụ lễ (牟尼三業超三有、譬若芙蕖不著水、迦陵頻伽淨妙聲、是故我今稽具禮, Mâu Ni Ba Nghiệp vượt Ba Cõi, giống như hoa sen chẳng thấm nước, Ca Lăng Tần Già tiếng vi diệu, vì vậy con nay cúi đầu lạy).” Hay trong Phật Thuyết Hộ Quốc Tôn Giả Sở Vấn Đại Thừa Kinh (佛說護國尊者所問大乘經, Taishō Vol. 12, No. 321) quyển 3 có đoạn: “Phước Quang Thái Tử viên uyển chi nội, hữu chủng chủng phi điểu, Anh Vũ, Cù Dục, Uyên Ương, Nga Áp, Khổng Tước Xá Lợi, Câu Chỉ La Điểu, Câu Nỗ La Điểu, Ca Lăng Tần Già, Mạng Mạng Điểu đẳng (福光太子園苑之內、有種種飛鳥、鸚鵡、鴝鵒、鴛鴦、鵝鴨、孔雀舍利、俱枳羅鳥、俱拏羅鳥、迦陵頻伽、命命鳥等, trong vườn của Thái Tử Phước Quang có nhiều loại chim bay, như chim vẹt, sáo, uyên ương, vịt trời, chim sẻ Xá Lợi, chim Câu Chỉ La, chim Câu Nỗ La, chim Ca Lăng Tần Già, chim Mạng Mạng, vân vân).” Trong Tam Thời Hệ Niệm Nghi Quỹ (三時繫念儀範, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1465) lại có đoạn: “Lục thời hành đạo bảo lâm gian, Cửu Phẩm tiêu danh kim chiểu nội, thủy điểu thọ lâm năng thuyết pháp, Ca Lăng Tần Già cọng đàm Thiền, bảo lan bảo can ảnh linh lung, bảo tọa bảo tràng quang xán lạn (六時行道寶林間、九品標名金沼內、水鳥樹林能說法、迦陵頻伽共談禪、寶欄寶網影玲瓏、寶座寶幢光燦爛, sáu thời hành đạo nơi rừng báu, Chín Phẩm đề danh trong hồ vàng, chim nước rừng cây còn thuyết pháp, Ca Lăng Tần Già thảy bàn Thiền, lan can quý báu ảnh lung linh, tòa báu tràng phan sáng rực rỡ).”
(本末制度, Honmatsu-seido, Bản Mạt Chế Độ): chế độ mang tính giai cấp phong kiến phân biệt giữa chùa chính (chùa bản sơn trung tâm) với chùa con trong hệ thống tự viện Phật Giáo. Chế độ này được quy định dưới thời Cận Đại, với tư cách là chế độ có hệ thống hẳn hòi. Mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con dưới thời Trung Đại là chế độ được sản sinh từ tính tất yếu trong nội bộ Tông phái, là chế độ Ngũ Sơn thuộc thể chế quan quyền do chính quyền Mạc Phủ Thất Đinh tác thành. Về chế độ được sản sinh từ tính tất yếu trong nội bộ Tông phái, từ đầu thời đại Thất Đinh trở đi, vị Du Hành Thượng Nhân của Thanh Tịnh Quang Tự (清淨光寺, Shōjōkō-ji) khi đi hành cước các tiểu quốc, ông đã từng cải tông các tự viện của Tông phái khác, thăng cách những am đền lên thành chùa, vè biến chúng thành những ngôi chùa con của ông. Nhật Liên Tông thì cũng giống như trường hợp Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺, Hokkekyō-ji) ở Trung Sơn (中山, Nakayama), đã lấy thư thệ nguyện gọi là Trạng Quy Phục để xác lập mối quan hệ này. Trường hợp Tịnh Độ Tông thì lập ra những trường Đàn Lâm (檀林, danrin) ở miền quê vùng Quan Đông (關東, Kantō) làm đạo tràng học vấn, và xác lập mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con thông qua việc tương thừa giữa thầy với trò. Đối với Tịnh Độ Chơn Tông, Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) hạ lệnh cho những ngôi chùa con phải thờ tượng thờ chính A Di Đà Như Lai bằng gỗ để phân biệt rõ mối quan hệ này. Vào năm 1386 (Chí Đức [至德] 3), chính quyền mạc phủ thất đinh đã ban hành Chế Độ Chùa Chính Chùa Con theo thể chế quan quyền đối với Ngũ Sơn, Thập Sát và chư sơn của Lâm Tế Tông. Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji) ở Kyoto được đặt hàng đầu, tiếp theo dưới đó là Thập Sát ở kinh đô, Thập Sát ở Quan Đông; rồi đặt ra nhưũng ngôi chùa trung tâm ở các tiểu quốc để tạo mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con trùng trùng như vậy. Đến thời Cận Đại, chế độ này cũng được cải biên theo mục đích tổ chức các tự viện trên cơ cấu chính trị. Cho đến tháng 7 năm 1615 (Nguyên Hòa [元和] nguyên niên), Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) đã hạ chiếu chỉ giải thích về pháp luật tự viện đối với những ngôi chùa trung tâm của các Tông phái. Nội dung của pháp luật ấy quy định việc những ngôi chùa trung tâm bản sơn của các Tông phái có đặc quyền về kinh tế cũng như chính trị kể từ thời Trung Đại trở về sau, việc chùa trung tâm bản sơn có quyền bãi miễn chức Trú Trì của chùa con, việc chùa con phải phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của chùa trung tâm, việc chùa trung tâm quy định nơi tu hành cũng như học tập của Tông phái và sau khi học xong thì đương sự phải có nghĩa vụ phục vụ nơi ấy một thời gian nhất định nao đó, việc chùa trung tâm có quyền hạn thăng cách giai cấp Tăng lữ, v.v. Về mặt pháp lịnh, mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con được xác lập theo pháp luật tự viện, nhưng thực tế chế độ hóa vẫn còn hơi chậm. Vào năm 1632 (Khoan Vĩnh [寛永] 9), chính quyền Mạc Phủ ra lệnh cho những ngôi chùa trung tâm bản sơn của các Tông phái phải dâng nộp lên danh sách Chùa Chính Chùa Con của Tông phái mình, và buộc phải thi hành chế độ này. Trong lúc đó, về phía các ngôi chùa trung tâm lại lợi dụng cơ hội này để xác lập vững chắc sự chi phối các chùa con. Theo nguyên tắc, đương thời kèm theo bản danh sách Chùa Chính Chùa Con có các điều kiện xin chùa công nhận và tất nhiên các ngôi tự viện cổ xưa cũng được ban cho đặc quyền khác. Tuy nhiên, mấy năm sau khi Chế Độ Xin Chùa Công Nhận (寺請制度, Terauke-seido) ra đời, chính chùa con cũng thỉnh thoảng xảy ra việc chùa con tranh đoạt tín đồ, rồi chùa chính tranh giành chùa con; vì thế các nhà Nho học đã phê phán kịch liệt Chế Độ Chùa Chính Chùa Con này. Chính vì lẽ đó, thể theo văn bản pháp luật Chư Tông Tự Viện Pháp Độ (諸宗寺院法度), vào tháng 7 năm 1665 (Khoan Văn [寛文] 5), chính quyền Mạc Phủ đã sửa đổi lại chế độ này, nhấn mạnh rằng chùa chính không được xem thường ý hướng của chùa con để cưỡng quyền. Thế nhưng, một khi đã có được quyền hạn tối cao trong tay, những ngôi chùa chính không dễ gì để nó mất đi được; và họ đã đưa ra Luật Chùa Con để tăng cường quyền hạn của mình thêm lên. Từ đó, việc quản lý về thân phận Tăng lữ ở chùa con, quyền bổ nhiệm người trú trì tương lai của chùa, rồi quyền quản lý tài sản của chùa con, v.v., bị nắm chặt hơn trong tay của chùa chính. Thời đại qua đi, những ngôi chùa chính lại tái biên tư cách của chùa con, và càng tăng cường mạnh việc quản lý chặt chẽ các chùa con hơn trước. Cùng với việc tiến hành cho chư tăng ở chùa con đến tham bái chùa chính trong những dịp lễ Húy Kỵ Tổ sư khai sáng Tông phái, lễ hội hằng năm, hay Đại Pháp Hội, các chùa chính đã ra quy định rằng chùa con phải cúng dường đúng lượng vào những dịp này. Từ đó, nảy sinh ra việc cạnh tranh nhau xây dựng, tu sửa già lam của chùa chính. Những ngôi già lam hùng vĩ hiện còn chính là sản phẩm của Chế Độ Chùa Chính Chùa Con này. Và mãi cho đến ngày nay, chế độ này vẫn còn tồn tại.
(s: Cundi, t: bskul-bye-kma, 準提): âm dịch là Chuẩn Đề (准提、准胝), Chuẩn Nê (准泥), ý dịch là thanh tịnh, còn gọi là Chuẩn Đề Quan Âm (准提觀音), Chuẩn Đề Phật Mẫu (准提佛母), Phật Mẫu Chuẩn Đề (佛母准提), Thiên Nhân Trượng Phu Quan Âm (天人丈夫觀音), Thất Câu Chi Chuẩn Đề Đại Phật Mẫu (七俱胝準提大佛母); là vị Bồ Tát thường xuyên hộ trì Phật pháp, hộ mạng và làm cho những người đoản mạng được sống lâu; có sự cảm ứng rất lớn, trí tuệ cũng như phước đức của Ngài thì vô lượng. Bên cạnh đó, Ngài còn được sùng tín để cầu tiêu trừ tai nạn, cầu con, trừ tật bệnh, v.v., tùy duyên hóa hiện để cứu độ chúng sanh, làm cho thế gian và xuất thế gian tròn đầy hết thảy sự cầu nguyện. Trong Thiền Tông của Trung Quốc và Nhật Bản, Ngài được xem như là một trong những đấng chủ tôn của Quan Âm Bộ. Đặc biệt Thai Mật của Nhật Bản lấy Chuẩn Đề nhập vào Phật Mẫu, trở thành một trong những đối tượng tôn thờ của Phật bộ. Còn Đông Mật của Nhật Bản xem Chuẩn Đề là một trong 6 Quan Âm (Thiên Thủ Quan Âm, Thánh Quan Âm, Mã Đầu Quan Âm, Thập Nhất Diện Quan Âm, Chuẩn Đề Quan Âm, Như Ý Luân Quan Âm) của Liên Hoa Bộ. Ngài là thân ứng hóa của Quan Âm, phân nhập vào trong Sáu Đường để cứu độ chúng sanh. Ngài được an trí tại Biến Tri Viện (遍知院) của Hiện Đồ Thai Tạng Giới, hình tượng thường có 3 mắt với 2 tay, 4 tay, 6 tay, 8 tay, hay 18 tay, v.v. Trong Phật Thuyết Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (佛說七俱胝佛母心大准提陀羅尼經) có thuật lại rằng khi ở tại Vườn Cấp Cô Độc (給孤獨園), thuộc nước Xá Vệ (s: Śrāvastī, p: Sāvatthī, 舍衛), đức Phật tư duy quán sát, thương tưởng các chúng sanh trong đời tương lai, nên tuyên thuyết “Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Chuẩn Đề Đà La Ni Pháp (七俱胝佛母心准提陀羅尼法)”, tức là Chuẩn Đề Chú (準提咒) được các tín đồ Phật Giáo thường trì tụng. Bản tiếng Sanskrit của thần chú này là: “Namaḥ saptānāṃ samyaksaṃbuddha-koṭīnāṃ tad yathā. Oṃ cale cule cundi svāhā.”; âm Hán dịch theo bản Thất Câu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (七倶胝佛母所說准提陀羅尼經) của Bất Không (不空) dịch là: “Na mạc tát đa nam tam miệu tam một đà cu chi nam đát nhĩ dã tha, án, giả lễ chủ lễ chuẩn nê ta phạ ha (娜莫颯多南三藐三没駄倶胝南怛儞也他唵者禮主禮准泥娑嚩訶)”; nghĩa là “Con xin quy y theo đức Phật Chánh Đẳng Giác Thất Câu Chi (vạn ức). Tức là, Oṃ (Án). Hỡi đấng chuyển động quanh ! Hỡi đấng trên đảnh đầu ! Hỡi đức Chuẩn Đề ! Svāhā (ta phạ ha) !” Thần chú này được xem như là vua trong các thần chú, vì uy lực gia trì của nó không thể nghĩ bàn, sự cảm ứng của nó thì rất nhanh và mãnh liệt. Người trì tụng thần chú này có thể cầu được thông minh, trí tuệ, biện luận lanh lợi; chồng vợ thương kính nhau, khiến cho người khác sanh tâm kính mến; cầu được con nối dõi, kéo dài mạng sống, trị lành các bệnh tật, diệt trừ tội chướng; cầu được trời mưa, rời xa giam cầm, thoát khỏi nạn ác quỷ, ác tặc, v.v. Chuẩn Đề Phật Mẫu còn có 8 vị Bồ Tát là quyến thuộc, như Quán Tự Tại Bồ Tát (觀自在菩薩), Di Lặc Bồ Tát (彌勒菩薩), Hư Không Tạng Bồ Tát (虛空藏菩薩), Phổ Hiền Bồ Tát (普賢菩薩), Kim Cang Thủ Bồ Tát (金剛手菩薩), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (文殊師利菩薩), Trừ Cái Chướng Bồ Tát (除蓋障菩薩) và Địa Tạng Bồ Tát (地藏菩薩).
(九幽): chín tầng địa ngục tối tăm. Theo Thượng Thanh Linh Bảo Tế Độ Đại Thành Kim Thư (上清靈寶濟度大成金書) có giải thích rằng: “Cửu U giả, nãi Bắc Đẩu chi sở hóa dã; đông viết U Minh, nam viết U Âm, tây viết U Dạ, bắc viết U Phong, đông bắc viết U Đô, đông nam viết U Trị, tây nam viết U Quan, tây bắc viết U Phủ, trung ương viết U Ngục (九幽者、乃北斗之所化也、東曰幽冥、南曰幽陰、西曰幽夜、北曰幽酆、東北曰幽都、東南曰幽治、西南曰幽關、西北曰幽府、中央曰幽獄, Cửu U là do Bắc Đẩu hóa thành; phương đông có U Minh, phương nam có U Âm, phương tây có U Dạ, phương bắc là U Phong, phương đông là U Đô, phương đông bắc là U Đô, phương đông nam là U Trị, phương tây nam là U Quan, phương tây bắc là U Phủ, ở trung ương là U Ngục).” Cho nên, trong nghi thức phá địa ngục của Đạo Giáo có “Cửu U Đăng Nghi (九幽燈儀).” Như trong bài kệ nguyện chuông buổi sáng được dùng trong các tự viện Phật Giáo có câu: “Hồng chung sơ khấu, bảo kệ cao ngâm, thượng triệt Thiên Đường, hạ thông Địa Phủ, thượng chúc chư Phật Bồ Tát quang chiếu càn khôn, hạ tư pháp giới chúng sanh đồng nhập Nhất Thừa, Tam Giới Tứ Sanh chi nội, các miễn luân hồi, Cửu U Thập Loại chi trung, tất ly khổ hải, ngũ phong thập vũ, miễn tao cơ cẩn chi niên, nam mạch đông giao, Câu Chiêm Nghiêu Thuấn chi nhật, can qua vĩnh tức, giáp mã hưu chinh, trận bại thương vong, câu sanh Tịnh Độ, phi cầm tẩu thú, la võng bất phùng, lãng tử cô thương, tảo hoàn hương tỉnh, vô biên thế giới, địa cửu thiên trường, viễn cận đàn na, tăng diên phước thọ (洪鐘初叩、寶偈高吟、上徹天堂、下通地府、上祝諸佛菩薩光照乾坤、下資法界眾生同入一乘、三界四生之內、各免輪回、九幽十類之中、悉離苦海、五風十雨、免遭飢饉之年、南陌東郊、俱瞻堯舜之日、干戈永息、甲馬休征、陣敗傷亡、俱生淨土、飛禽走獸、羅網不逢、浪子孤商、早還鄉井、無邊世界、地久天長、遠近檀那、增延福壽, chuông vừa mới đánh, kệ báu ngâm cao, trên thấu Thiên Đường, dưới thông Địa Phủ, trên chúc chư Phật Bồ Tát chiếu sáng càn khôn, dưới ban pháp giới chúng sanh cùng vào Nhất Thừa, trong chốn Ba Cõi Bốn Loài, đều miễn luân hồi; Mười Loại Cửu U Địa Ngục, tất rời biển khổ, năm gió mười mưa, miễn gặp nghèo đói hằng năm, bờ nam cõi đông, đều hưởng trọn ngày Nghiêu Thuấn, can qua mãi dứt, ngựa chiến dừng chân, bại trận chết thương, thảy sanh Tịnh Độ, chim bay thú chạy, lưới bẫy thôi sa, lãng tử buôn xa, sớm về quê cũ, vô biên thế giới, trời đất lâu dài, đàn na xa gần, tăng trưởng phước thọ).”
(s: lakṣa, p: lakkha, 洛刹、洛叉): âm dịch là Lạc Xoa (洛叉), Lạc Sa (洛沙), La Sa (羅沙). Theo đơn vị số lượng của Ấn Độ thì 1 Lạc Xoa bằng 1/100 Câu Chi (s, p: koṭi, 倶胝).
(浮圖, 浮屠): còn gọi là Phật Đồ (佛圖), ý dịch của chữ stūpa (s.) và thūpa (p.), nghĩa là tháp. Trong Ngụy Thư (魏書), quyển 114, phần Thích Lão Chí (釋老志) có đoạn: “Tự lạc trung cấu Bạch Mã Tự, thạnh sức Phật Đồ, họa tích thậm diệu, vi tứ phương thức; phàm cung tháp chế độ, do y thiên trúc cựu trạng nhi trùng cấu chi, tùng nhất cấp chí tam, ngũ, thất, cửu, thế nhân tương thừa, vị chi Phù Đồ (自洛中構白馬寺、盛飾佛圖、畫跡甚妙、爲四方式、凡宮塔制度、猶依天竺舊狀而重構之、從一級至三、五、七、九、世人相承、謂之浮圖, trong kinh đô xây dựng Bạch Mã Tự, trang trí tháp Phật, nét vẽ tuyệt diệu, theo bốn phương thức; phàm chế độ cung tháp, đều nương theo hình trạng cũ của Thiên Trúc [Ấn Độ] mà kiến lập, từ một tầng cho đến ba, năm, bảy, chín tầng; người đời kế thừa, gọi đó là Phù Đồ).” Như trong bài Khương Cư Quốc Hội Tôn Giả Tượng Tán (康居國會尊者像贊) của Tử Bá Tôn Giả Toàn Tập (紫柏尊者全集, CBETA No. 1452) quyển 18 có câu: “Thường văn Tôn Quyền sơ kiến Hội công, nghi kỳ hình phục, cập cầu Xá Lợi hữu nghiệm, toại kiến Phù Đồ (嘗聞孫權初見會公、疑其形服、及求舍利有驗、遂建浮圖, thường nghe rằng ban đầu khi Tôn Quyền mới gặp Khương Tăng Hội thì nghi ngờ hình tướng vị này, bèn cầu xin Xá Lợi và có linh nghiệm, cuối cùng kiến lập tháp thờ).” Hay như trong Tát Đàm Phân Đà Lợi Kinh (薩曇分陀利經, Taishō No. 265) cũng có đoạn: “Thị thời, thất bảo Phù Đồ, dũng tùng địa xuất thượng chí Phạm Thiên, Phù Đồ trung ương, hữu thất bảo đại Giảng Đường, huyền tràng phan hoa cái, danh hương thanh khiết (是時、七寶浮圖、涌從地出上至梵天、浮圖中央、有七寶大講堂、懸幢幡華蓋、名香清潔, lúc bấy giờ, tháp bằng bảy báu, từ đất vọt ra lên đến Phạm Thiên, giữa trung tâm tháp, có Giảng Đường bằng bảy báu, treo tràng phan, lọng báu, hương thơm tinh khiết).” Trong Tăng Quảng Hiền Văn (增廣賢文) có câu: “Cứu nhân nhất mạng, thắng tạo thất cấp Phù Đồ (救人一命、勝造七級浮屠, cứu người một mạng, hơn tạo bảy cấp tháp thờ).” Và tục ngữ dân gian Việt Nam cũng có câu tương tự như vậy: “Dẫu xây chín bậc Phù Đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.”
(天龍, Tenryū, ?-?): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Ông kế thừa dòng pháp của Đại Mai Pháp Thường (大梅法常), môn hạ của Mã Tổ. Khi có ai hỏi điều gì ông thường hay đưa một ngón tay lên. Chính ông là người đã đả thông cho Câu Chi (倶胝) ở Kim Hoa Sơn (金華山). Phong cách Thiền gọi là một ngón tay (Nhất Chỉ Thiền, 一指禪) của ông rất nổi tiếng, nhưng truyền ký về những lần ông thăng đường thuyết pháp cũng như ngôn ngữ vấn đáp thì quá ít.
(禪流): những người tu tập Thiền Tông, hay nói chung là tu sĩ Phật Giáo. Nam Thạch Văn Tú Thiền Sư Ngữ Lục (南石文琇禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1422) quyển 4, bài Tặng Hổ Kheo Hỷ Tạng Chủ (贈虎丘喜藏主), có đoạn: “Tỳ Lô các hạ quỷ tiên thi, tứ hải Thiền lưu thiết yếu tri, khán tận nguyên lai duy nhất cú, nhược ngôn nhất cú tảo thành nghi (毗盧閣下鬼仙詩、四海禪流切要知、看盡元來惟一句、若言一句早成疑, Tỳ Lô dưới điện linh quỷ thơ, bốn biển Thiền tăng rõ biết cho, xét kỹ xưa nay một câu chỉ, một câu nếu bảo thành nghi ngờ).” Hay trong bài Thích Ca Văn Phật Tán (釋迦文佛贊) của Sở Thạch Phạn Kỳ Thiền Sư Ngữ Lục (楚石梵琦禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1420) quyển 13 có đoạn rằng: “Tam thế Như Lai cọng nhất tâm, nhất tâm bất cách khứ lai câm, Nhiên Đăng thọ ký duyên vô đắc, Bát Nhã đàm không thán thậm thâm, cùng tử nhiếp quy An Dưỡng sĩ, đạo tràng xướng xuất Niết Bàn âm, Vân Môn tối thị tri ân giả, giải hướng Thiền lưu thống xứ châm (三世如來共一心、一心不隔去來今、然燈授記緣無得、般若譚空嘆甚深、窮子攝歸安養士、道場唱出涅槃音、雲門最是知恩者、解向禪流痛處針, ba đời Như Lai cũng một tâm, một tâm chẳng cách xưa nay cùng, Nhiên Đăng thọ ký duyên chẳng có, luận bàn Bát Nhã thật thâm huyền, con khổ thảy về An Dưỡng kẻ, đạo tràng vang xướng Niết Bàn âm, Vân Môn quả đúng tri ân bạn, xoa dịu tu Thiền nhói kim đâm).” Hoặc như trong Kiềm Nam Hội Đăng Lục (黔南會燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1591) quyển 2 có câu: “Trân trọng Thiền lưu thân thiết cú, hưu đắc vô thằng tự thảo phược (珍重禪流親切句、休得無繩自討縛, trân trọng tu hành lời thân thiết, chớ để không dây trói buộc mình).”
(禪流): những người tu tập Thiền Tông, hay nói chung là tu sĩ Phật Giáo. Nam Thạch Văn Tú Thiền Sư Ngữ Lục (南石文琇禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1422) quyển 4, bài Tặng Hổ Kheo Hỷ Tạng Chủ (贈虎丘喜藏主), có đoạn: “Tỳ Lô các hạ quỷ tiên thi, tứ hải Thiền lưu thiết yếu tri, khán tận nguyên lai duy nhất cú, nhược ngôn nhất cú tảo thành nghi (毗盧閣下鬼仙詩、四海禪流切要知、看盡元來惟一句、若言一句早成疑, Tỳ Lô dưới điện linh quỷ thơ, bốn biển Thiền tăng rõ biết cho, xét kỹ xưa nay một câu chỉ, một câu nếu bảo thành nghi ngờ).” Hay trong bài Thích Ca Văn Phật Tán (釋迦文佛贊) của Sở Thạch Phạn Kỳ Thiền Sư Ngữ Lục (楚石梵琦禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1420) quyển 13 có đoạn rằng: “Tam thế Như Lai cọng nhất tâm, nhất tâm bất cách khứ lai câm, Nhiên Đăng thọ ký duyên vô đắc, Bát Nhã đàm không thán thậm thâm, cùng tử nhiếp quy An Dưỡng sĩ, đạo tràng xướng xuất Niết Bàn âm, Vân Môn tối thị tri ân giả, giải hướng Thiền lưu thống xứ châm (三世如來共一心、一心不隔去來今、然燈授記緣無得、般若譚空嘆甚深、窮子攝歸安養士、道場唱出涅槃音、雲門最是知恩者、解向禪流痛處針, ba đời Như Lai cũng một tâm, một tâm chẳng cách xưa nay cùng, Nhiên Đăng thọ ký duyên chẳng có, luận bàn Bát Nhã thật thâm huyền, con khổ thảy về An Dưỡng kẻ, đạo tràng vang xướng Niết Bàn âm, Vân Môn quả đúng tri ân bạn, xoa dịu tu Thiền nhói kim đâm).” Hoặc như trong Kiềm Nam Hội Đăng Lục (黔南會燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1591) quyển 2 có câu: “Trân trọng Thiền lưu thân thiết cú, hưu đắc vô thằng tự thảo phược (珍重禪流親切句、休得無繩自討縛, trân trọng tu hành lời thân thiết, chớ để không dây trói buộc mình).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.67.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập