Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Chánh quả »»
(行狀): là một thể loại văn chương ghi lại sơ lược tất cả những việc làm, sinh hoạt, quê quán, ngày tháng năm sinh và năm mất của một người nào đó; còn gọi là Hành Trạng Ký (行狀記), Hành Thuật (行述), Hành Thật (行實), Hành Nghiệp (行業), Hành Nghiệp Ký (行業記). Dưới thời nhà Hán thì gọi là Trạng, và từ thời nhà Nguyên trở về sau thì gọi là Hành Trạng. Nguồn gốc của Hành Trạng khởi đầu vào thời Đông Hán (東漢, 25-220), đến thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (魏晉南北朝, 220-589) thì bắt đầu thịnh hành; được tìm thấy trong phần trích dẫn về hành trạng của chư vị hiền đi trước của Truyện Viên Thiệu (袁紹), Ngụy Chí (魏志) 6 thuộc Tam Quốc Chí (三國志); hay trong Truyện Vương Ẩn (王隱) của Tấn Thư (晉書) quyển 82, cho biết rằng Vương Ẩn lúc nhỏ rất thích học, có chí viết ký thuật, thường ghi chép lại những sự việc nhà Tấn cũng như hành trạng của chư vị công thần. Có một số ký thuật hành trạng nổi tiếng qua các triều đại của Trung Quốc. Tỷ dụ như dưới thời nhà Đường (唐, 618-907) có Đại Đường Cố Tam Tạng Huyền Trang Pháp Sư Hành Trạng (大唐故三藏玄奘法師行狀), 1 quyển, không rõ tác giả; Đổng Tấn Hành Trạng (董晉行狀) của Hàn Dũ (韓愈, 768-824); Hàn Lại Bộ Hành Trạng (韓吏部行狀) của Lý Cao (李翱, 774-836), v.v. Thời nhà Tống (宋, 960-1279) có Tư Mã Ôn Công Hành Trạng (司馬溫公行狀) của Tô Thức (蘇軾, 1037-1101); Phó Anh Châu Khất Đan Hành Trạng (赴英州乞舟行狀) cũng của Tô Thức; Minh Đạo Tiên Sinh Hành Trạng (明道先生行狀) của Trình Di (程頤, 1033-1107); Hoàng Khảo Lại Bộ Chu Công Hành Trạng (皇考吏部朱公行狀) của Chu Hy (朱熹, 1130-1200); Trương Ngụy Công Hành Trạng (張魏公行狀) của Chu Hy; Triều Phụng Đại Phu Văn Hoa Các Đãi Chế Tặng Bảo Mô Các Trực Học Sĩ Thông Nghị Đại Phu Thụy Văn Chu Tiên Sinh Hành Trạng (朝奉大夫文華閣待制贈寶謨閣直學士通議大夫諡文朱先生行狀) của Hoàng Càn (黃乾, 1152-1221), v.v. Thời nhà Nguyên (元, 1206-1368) có Cao Phong Thiền Sư Hành Trạng (高峰禪師行狀) của Triệu Mạnh Phủ (趙孟頫, 1254-1322). Dưới thời nhà Minh (明, 1368-1662) thì có Thành Ý Lưu Công Cơ Hành Trạng (誠意伯劉公基行狀) của Hoàng Bá Sanh (黃伯生, ?-?); Tự Tự Tiên Thế Hành Trạng (自敘先世行狀) của Hoàng Tá (黃佐, 1490-1566); Viên Trung Lang Hành Trạng (袁中郎行狀) của Viên Trung Đạo (袁中道, 1570-1623), v.v. Thời nhà Thanh (清, 1616-1911) có Ngô Đồng Sơ Hành Trạng (吳同初行狀) của Cố Viêm Võ (顧炎武, 1613-1682). Về hành trạng của Phật Giáo, trong Nghệ Văn Chí (藝文志) của Tân Đường Thư (新唐書) quyển 59 có Tăng Già Hành Trạng (僧伽行狀) do Tân Sùng (辛崇) soạn, 1 quyển; trong Thiên Tăng Hành (僧行篇) của Quảng Hoằng Minh Tập (廣弘明集) quyển 23 có phần Chư Tăng Luy Hành Trạng (諸僧誄行狀). Trong Đại Tạng Kinh của Phật Giáo có Đại Đường Cố Tam Tạng Huyền Trang Pháp Sư Hành Trạng (大唐故三藏玄奘法師行狀, Taishō Vol. 50, No. 2052), 1 quyển; Huyền Tông Triều Phiên Kinh Tam Tạng Thiện Vô Úy Tặng Hồng Lô Khanh Hành Trạng (玄宗朝翻經三藏善無畏贈鴻臚卿行狀, Taishō Vol. 50, No. 2055), do Lý Hoa (李華) soạn, 1 quyển; Đại Đường Cố Đại Đức Tặng Tư Không Đại Biện Chánh quảng Trí Bất Không Tam Tạng Hành Trạng (大唐故大德贈司空大辨正廣智不空三藏行狀, Taishō Vol. 50, No. 2056) do Triệu Thiên (趙遷) soạn, 1 quyển; Đại Đường Thanh Long Tự Tam Triều Cúng Phụng Đại Đức Hành Trạng (大唐青龍寺三朝供奉大德行狀, Taishō Vol. 50, No. 2057, không rõ tác giả), 1 quyển, v.v. Trong Kim Thạch Tụy Biên (金石萃編) quyển 134 có Truyền Ứng Pháp Sư Hành Trạng (傳應法師行狀); Tục Kim Thạch Tụy Biên (續金石萃編) quyển 17 có Chiêu Hóa Tự Chính Thiền Sư Hành Trạng (昭化寺政禪師行狀), v.v.
(慧可, Eka, 487-593): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Tùy, xuất thân vùng Võ Lao (武牢), Lạc Dương (洛陽, thuộc Tỉnh Hà Nam), họ là Cơ (姫), tên hồi nhỏ là Thần Quang (神光), là vị tổ thứ 2 của Thiền Tông Trung Hoa, còn được gọi là Tăng Khả (僧可). Hồi còn trẻ, ông học Lão Trang và Phật điển, sau đó ông đến vùng Hương Sơn (香山) thuộc Long Môn (龍門), Lạc Dương, xuất gia với Bảo Tĩnh (寳靜) và thọ giới tại Vĩnh Mục Tự (永穆寺). Về sau, ông đi tham học khắp các nơi, đến năm 23 tuổi thì trở về lại Lạc Dương, và nỗ lực tu hành trong 8 năm trường. Vào năm đầu (520) niên hiệu Chánh Quang (正光) nhà Bắc Ngụy, lúc 40 tuổi, ông đến tham vấn Bồ Đề Đạt Ma (菩提達磨) ở Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (嵩山少林寺), làm đệ tử của vị này và tu hành trong vòng 6 năm. Tương truyền, ban đầu khi đến gặp Đạt Ma, ông đã đứng bên ngoài thất chờ cho đến khi tuyết phủ lên đến hông mình, vậy mà vẫn không được Đạt Ma chấp nhận cho làm đệ tử. Khi ấy, Huệ Khả tự chặt lấy cánh tay mình để thể hiện tâm cầu đạo. Sau một thời gian khắc khổ tu hành, ông đến trình chỗ sở ngộ cho thầy biết, Đạt Ma hứa khả và trao truyền đại pháp cho. Sau đó, ông thuyết pháp suốt 34 năm tại kinh đô Nghiệp (thuộc Tỉnh Hà Nam) và cử xướng tông phong của mình rất mạnh mẽ. Vào năm thứ 3 (550) niên hiệu Thiên Bảo (天保) nhà Bắc Tề, ông trao truyền pháp cho đệ tử Tăng Xán (僧燦). Rồi nhân gặp nạn phá Phật (574-578) nhà Bắc Chu, ông đến ẩn cư tại Hoàn Công Sơn (皖公山), đến khi qua nạn này rồi, ông mới trở về kinh đô Nghiệp. Ông thị tịch vào ngày 16 tháng 3 năm Quý Sửu (593), năm thứ 13 niên hiệu Khai Hoàng (開皇), và được ban cho thụy hiệu là Chánh Tông Phổ Giác Đại Sư (正宗普覺大師), Đại Tổ Thiền Sư (大祖師禪).
(右符): phần nữa bên phải của thẻ ấn phù, thường được dùng để điều động quân đội hay bổ nhiệm hoặc bãi miễn chức vụ Trưởng Quan của châu quận thời xưa. Tả Phù (左符) và Hữu Phù hợp lại được gọi là bằng tín (憑信). Loại này thường được làm bằng tre, gỗ, đồng, v.v. Loại Hữu Phù có hình con cá có tên là Hữu Ngư (右魚). Như trong Đại Tông Triều Tặng Tư Không Đại Biện Chánh quảng Trí Tam Tạng Hòa Thượng Biểu Chế Tập (代宗朝贈司空大辨正廣智三藏和上表制集, Taishō Vol. 52, No. 2120) quyển 4 có câu: “Sa Môn Đại Quảng Trí Bất Không phụng sắc như Hữu Phù đáo phụng hành (沙門大廣智不空奉敕如右符到奉行, Sa Môn Đại Quảng Trí Bất Không [705-774] vâng sắc chỉ như Hữu Phù đến vâng làm).”
(右符): phần nữa bên phải của thẻ ấn phù, thường được dùng để điều động quân đội hay bổ nhiệm hoặc bãi miễn chức vụ Trưởng Quan của châu quận thời xưa. Tả Phù (左符) và Hữu Phù hợp lại được gọi là bằng tín (憑信). Loại này thường được làm bằng tre, gỗ, đồng, v.v. Loại Hữu Phù có hình con cá có tên là Hữu Ngư (右魚). Như trong Đại Tông Triều Tặng Tư Không Đại Biện Chánh quảng Trí Tam Tạng Hòa Thượng Biểu Chế Tập (代宗朝贈司空大辨正廣智三藏和上表制集, Taishō Vol. 52, No. 2120) quyển 4 có câu: “Sa Môn Đại Quảng Trí Bất Không phụng sắc như Hữu Phù đáo phụng hành (沙門大廣智不空奉敕如右符到奉行, Sa Môn Đại Quảng Trí Bất Không [705-774] vâng sắc chỉ như Hữu Phù đến vâng làm).”
(南浦紹明, Nampo Shōmyō, 1235-1308): vị tăng của Phái Dương Kì và Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tự là Nam Phố (南浦), họ là Đằng Nguyên (藤原), xuất thân vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuộc Shizuoka-ken). Ban đầu ông theo học với Tịnh Biện (淨辨) ở Kiến Tuệ Tự (建穗寺), sau đó theo hầu Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) ở Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Vào năm 1259 (năm đầu niên hiệu Chánh Nguyên [正元]), ông nhập Tống cầu pháp, đi tham bái khắp chốn tùng lâm, cuối cùng nhờ gặp được Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚) mà triệt để đại ngộ và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào năm 1267 (năm thứ 4 niên hiệu Văn Vĩnh [文永]), ông trở về nước, làm Tạng Chủ (藏主) dưới trướng của Đạo Long. Ông đã từng sống và di chuyển trong vòng 33 năm giữa hai chùa Hưng Đức Tự (興德寺, Kōtoku-ji) và Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji) ở Thái Tể Phủ (太宰府) thuộc vùng Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]). Đến năm 1305 (năm thứ 3 niên hiệu Gia Nguyên [嘉元]), nhận chiếu chỉ của nhà vua, ông lên kinh đô Kyoto, trú tại Vạn Thọ Tự (萬壽寺, Manju-ji). Bên cạnh đó, ông còn trùng hưng Gia Nguyên Tự (嘉元寺, Kagen-ji) ở vùng Đông Sơn (東山) và trở thành tổ khai sơn chùa này. Vào năm 1307 (năm thứ 2 niên hiệu Đức Trị [德治]), ông xuống vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), dừng chân nghỉ tại Chánh Quán Tự (正觀寺, Shōkan-ji). Sau đó, nhận lời thỉnh cầu của Tướng Quân Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時, Hōjō Sadatoki), ông đến trú trì Kiến Trường Tự. Vào năm 1308 (năm đầu niên hiệu Diên Khánh [延慶]), ông thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi đời và 60 hạ lạp. Đến năm sau ông được Hậu Vũ Đa Pháp Hoàng (後宇多法皇, Gouta Jōō, 1247-1287) ban cho thụy hiệu là Viên Thông Đại Ứng Quốc Sư (圓通大應國師). Môn hạ của ông có những nhân vật nổi tiếng như Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超), Thông Ông Kính Viên (通翁鏡圓), Nguyệt Đường Tông Quy (月堂宗規), Diệu Tông Tông Hưng (妙宗宗興), v.v. Lớp dưới của phái này thì được gọi là Đại Ứng Môn Phái (大應門派). Hiện tại các phái của Lâm Tế Tông Nhật Bản đều thuộc hệ thống này.
(玉燭): có 3 nghĩa chính. (1) Chỉ cho bốn mùa khí tiết điều hòa, thông suốt; hình dung cuộc sống thái bình, thịnh vượng. Như trong Nhĩ Nhã (爾雅), chương Thích Thiên (釋天) có câu: “Tứ khí hòa, chánh quang chiếu, thử chi vị ngọc chúc (四氣和、正光照、此之謂玉燭, bốn mùa điều hòa, ánh sáng chiếu tỏ, đây gọi là ngọc chúc).” Học giả trứ danh Quách Phác (郭璞, 276-324) nhà Tây Tấn chú thích là: “Đạo quang chiếu (道光照, bảo là ánh sáng chiếu tỏ).” Hình Bỉnh (邢昺, 932-1010) nhà Bắc Tống lại giải thích rõ thêm rằng: “Đạo quang chiếu giả, đạo, ngôn dã; ngôn tứ thời hòa khí, ôn nhuận minh chiếu, cố viết ngọc chúc (道光照者、道、言也、言四時和氣、溫潤明照、故曰玉燭, đạo quang chiếu, đạo có nghĩa là nói, nói rõ bốn mùa khí tiết điều hòa, ấm áp, ẩm ướt, chiếu sáng, nên gọi là ngọc chúc).” Trong bài Thượng Chấp Chính Tứ Thập Vận (上執政四十韻) của Nhã Hổ (雅琥, ?-?) nhà Nguyên có câu: “Ngọc chúc điều nguyên khí, kim xu vận đại quân (玉燭調元氣、金樞運大鈞, nến ngọc điều khí tiết, đức vua vận muôn dân).” (2) Từ mỹ xưng của cây nến. Như trong bài thơ Kim Tỏa (金鎖) của cung nhân thời vua Hy Tông (僖宗, tại thế 862-888) nhà Đường có câu: “Ngọc chúc chế bào dạ, kim đao ha thủ tài (玉燭製袍夜、金刀呵手裁, đèn ngọc suốt đêm chế áo bào, đao vàng tay cắt than buốt đau).” (3) Tỷ dụ cho ánh sáng con mắt. Như trong bài thơ Bệnh Mã (病馬) của Tào Đường (曹唐, ?-?) nhà Đường có câu: “Tứ đề bất tạc kim châm liệt, song nhãn dong khai ngọc chúc tà (四蹄不鑿金砧裂、雙眼慵開玉燭斜, bốn móng chẳng đục chày vàng nẻ, hai mắt lững lờ ánh sáng mờ).” Trong Liễu Đường Duy Nhất Thiền Sư Ngữ Lục (了堂惟一禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1417) quyển 1 có đoạn: “Cung nguyện, kim luân thống ngự, thọ đẳng càn khôn, ngọc chúc quân điều, minh du nhật nguyệt (恭願、金輪統御、壽等乾坤、玉燭均調、明踰日月, kính mong đức vua ngự mãi, thọ bằng càn khôn, đèn ngọc thường soi, sáng hơn nhật nguyệt).” Hay trong Lễ Phật Nghi Thức (禮佛儀式, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1492) cũng có đoạn: “Duy nguyện hoàng đồ củng cố, đế đạo hà xương, văn võ lộc tăng, hưng long Tam Bảo, ngọc chúc thường điều, sĩ dân lạc nghiệp, đàn na diễn khánh, bất phùng Tam Tai Bát Nạn, chí thành vô thượng bồ đề (惟願皇圖鞏固、帝道遐昌、文武祿增、興隆三寶、玉燭常調、士民樂業、檀那衍慶、不逢三災八難、至成無上菩提, cúi mong cơ đồ củng cố, đạo vua sáng ngời, văn võ lộc thêm, hưng thịnh Tam Bảo, đèn ngọc thường soi, muôn dân lạc nghiệp, thí chủ vui mừng, chẳng gặp Ba Tai Tám Nạn, chứng quả vô thượng bồ đề).”
(s: pañca-bhikṣavah, p: pañcavaggiyā-bhikkhū, 五比丘): hay còn gọi là Ngũ Quần Tỳ Kheo (五群比丘, nhóm năm vị Tỳ Kheo), tên của 5 vị Tỳ Kheo mà trước khi chưa thành Chánh quả, đức Thế Tôn đã từng chung sống tu khổ trong vòng 6 năm trường. Sau khi biết được việc tu khổ hạnh, ép xác không phải là pháp môn để đạt đến giải thoát, nên ngài xuống tắm dưới sông Ni Liên Thuyền (s: Nairañjanā,p: Nerañjarā, 尼連禪河), nhận bát cháo sữa của cô gái chăn dê cúng dường và trở lại ăn uống bình thường. Thấy vậy, 5 vị này khinh thường và bỏ ngài đi. Sau khi thành đạo, đức Thế Tôn nhớ đến 5 người này, bèn đến Vườn Lộc Uyển (s: Mṛgadāva, p: Migadāya, 鹿苑) tuyên thuyết bài pháp đầu tiên hóa độ cho họ. Đây là những người đệ tử đầu tiên nhất của đức Phật và được gọi là 5 vị Tỳ Kheo, gồm:
(1) A Nhã Kiều Trần Như (p: Ājñātakauṇḍinya, p: Aññā-Koṇḍañña, 阿若憍陳如), còn gọi là A Nhã Cư Lân (阿若居隣), A Nhã Câu Lân (阿若拘隣), A Nhã Đa Kiều Trần Na (阿若多憍陳那), Kiều Trần Như (憍陳如),
(2) A Thấp Bà Thị (s: Aśvajit, Aśvaka; p: Assaji, 阿濕婆恃), hay còn gọi là A Thuyết Thị (阿說示), A Thuyết Chỉ (阿說旨), A Thấp Ti (阿濕卑), Mã Thắng (馬勝),
(3) Bạt Đề (s: Bhadrika, p:Bhaddiya, 跋提、拔提), còn gọi là Bà Đề (婆提), Bạt Đề Lê Ca (跋提黎迦), Bà Đế Lợi Ca (婆帝利迦),
(4) Ma Ha Nam (s, p: Mahānāma, 摩訶男), còn gọi là Ma Ha Na Ma (摩訶那摩), và
(5) Thập Lực Ca Diếp (s: Daśabala-kāśyapa, p: Das abala-kassapa, 十力迦葉).
Trường hợp Thập Lực Ca Diếp đôi khi được thay bằng Bà Sa Ba (s: Bāṣpa, p: Vappa, 婆沙波), như trong Trung Bổn Khởi Kinh (中本起經), Phật Sở Hành Tán (佛所行讚), v.v.
(法名): tên gọi do người Phật tử thọ trì sau khi quy y Phật Giáo, còn gọi là Pháp Hiệu (法號), Pháp Húy (法諱), Giới Danh (戒名). Đối với tăng lữ, đây là tên gọi do vị thầy ban cho sau khi cử hành lễ xuất gia. Đối với người Phật tử tại gia, đây là tên gọi được ban cho sau khi quy y, thọ giới, hay khi tiến hành tang lễ. Pháp Danh còn là biểu tượng thiêng liêng đánh dấu bước thay đổi cuộc sống tâm linh của người Phật tử khi thật sự bước chân vào Đạo. Đối với thế tục, khi con người mới sinh ra được cha mẹ đặt cho cái tên, đó là Tục Danh (俗名); khi vị ấy chuyển hóa tâm thức, quyết định quy y theo Phật Giáo, có nghĩa là được sanh ra lần thứ hai; tên gọi lúc này là Pháp Danh. Nó thể hiện việc xuất gia hay quy y trở thành đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni, p: Sakyamuni,釋迦牟尼); cho nên đối với người xuất gia, thường có chữ “Thích (釋)” đi theo với Pháp Danh như Thích Từ Thiện (釋慈善), v.v. Về phía Phật tử tại gia, do có khác nhau về giới tính, tuổi tác; vì vậy sau Pháp Danh thường có thêm các danh hiệu khác như Cư Sĩ (居士), Tín Sĩ (信士), Đại Tỷ (大姉), Tín Nữ (信女), Đồng Tử (童子), Đồng Nữ (童女), v.v.; như Thanh Liên Cư Sĩ (青蓮居士), Chân Tâm Tín Nữ (眞心信女), v.v. Đối với truyền thống đang hiện hành của Việt Nam, Pháp Danh có 2 chữ; chư Tăng xuất gia thường có chữ “Thích” trước Pháp Danh, như Thích Huệ Học (釋惠學), v.v.; chư Ni xuất gia thường có chữ “Thích Nữ (釋女)” trước Pháp Danh, như Thích Nữ Huệ Học (釋女惠學), v.v. Cách đặt Pháp Danh được tuân theo thứ tự của các chữ trong các bài kệ do chư vị tổ đức thuộc dòng phái đặt ra. Như Môn Phái Thập Tháp Di Đà ở Bình Định dùng bài kệ của Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy: “Tổ đạo giới định tông, phương quảng chứng viên thông, hành siêu minh thật tế, liễu đạt ngộ chơn không, như nhật quang thường chiếu, phổ châu lợi nhân thiên, tín hương sanh phước tuệ, tương kế chấn từ phong (祖道戒定宗、方廣證圓通、行超明寔際、了達悟眞空、如日光常照、普周利人天、信香生福慧、相繼振慈風).” Trong khi đó, Môn Phái Liễu Quán tại Huế thì đặt Pháp Danh theo bài kệ của Tổ Sư Thật Diệu Liễu Quán (實妙了觀, 1670-1742): “Thật tế đại đạo, tánh hải thanh trừng, tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phong, giới định phước tuệ, thể dụng viên thông, vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công, truyền trì diệu lý, diễn sướng chánh tông, hành giải tương ưng, đạt ngộ chơn không (實際大道、性海清澄、心源廣潤、德本慈風、戒定福慧、體用圓通、永超智果、密契成功、傳持妙里、演暢正宗、行解相應、達悟眞空).” Môn Phái Quốc Ân có bài kệ của Tổ Đạo Mân rằng: “Đạo bổn nguyên thành Phật tổ tiên, minh như hồng nhật lệ trung thiên, linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ, chiếu thế chơn đăng vạn cổ huyền (道本原成佛祖先、明如紅日麗中天、靈源廣潤慈風溥、照世眞燈萬古懸).” Tại Quảng Nam, Dòng Chúc Thánh thì dùng bài kệ truyền thừa pháp phái của Tổ Minh Hải Pháp Bảo: “Minh thật pháp toàn chương, ấn chơn như thị đồng, chúc thánh thọ thiên cữu, kỳ quốc tộ địa trường, đắc chánh luật vi tuyên, tổ đạo hành giải thông, giác hoa Bồ Ðề thọ, sung mãn nhân thiên trung (明寔法全章、印眞如是同、祝聖壽天久、祈國祚地長、得正律爲宣、祖道行解通、覺花菩提樹、充滿人天中).” Ngoài ra, còn một số bài kệ khác như bài của ngài Minh Hành Tại Toại ở miền Bắc: “Minh chân như bảo hải, kim tường phổ chiếu thông, chí đạo thành Chánh quả, giác ngộ chứng chơn không (明眞如寶海、金祥普照通、至道成正果、覺悟證眞空).” Hay bài kệ của ngài Tri Giáo Nhất Cú: “Tịnh trí viên thông tông từ tánh, khoan giác đạo sanh thị chánh tâm, mật hạnh nhân đức xưng lương tuệ, đăng phổ chiếu hoằng pháp vĩnh trường (淨智圓通宗慈性、寬覺道生是正心、密行仁德稱良慧、燈普照宏法永長)”, v.v. Đặc biệt, việc đặt Pháp Danh ở Nhật Bản có nét đặc trưng hoàn toàn khác với các nước Phật Giáo Đại Thừa. Tùy theo tông phái khác nhau mà Pháp Danh cũng được đặt dưới nhiều hình thức khác nhau, dưới tên gọi là Giới Danh (戒名, kaimyō). Nhìn chung, Giới Danh của Nhật Bản được kết cấu bởi ít nhất 3 yếu tố: Viện Hiệu (院號, ingō) hay Viện Điện Hiệu (院殿號, indonogō), Đạo Hiệu (道號, dōgō) và Vị Hiệu (位號, igō). Viện Hiệu được dùng cho những người trong lúc sanh tiền có cống hiến to lớn đối với tự viện, Phật Giáo, xã hội. Tỷ dụ như lịch đại chư vị Tướng Quân dưới thời đại Thất Đinh (室町, Muromachi, 1392~1573) và Giang Hộ (江戸, Edo, 1600~1867) đều được đặt cho Viện Hiệu hay Viện Điện Hiệu; như trường hợp Tướng Quân Chức Điền Tín Tú (織田信秀, Oda Nobuhide, 1510-1551) có Giới Danh là Vạn Tùng Tự Đào Nham Đạo Kiến (萬松寺桃巖道見); Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Tình (足利義晴, Ashikaga Yoshiharu, 1511-1550) là Vạn Tùng Viện Hoa Sơn Đạo Chiếu (萬松院曄山道照), hay Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga, 1534-1582) có Giới Danh đặc biệt là Tổng Kiến Viện Điện Tặng Đại Tướng Quốc Nhất Phẩm Thái Nham Tôn Nghi (總見院殿贈大相國一品泰巖尊儀), v.v. Vốn phát xuất từ Trung Quốc, được chư vị Thiền tăng truyền vào Nhật, Đạo Hiệu là một tên khác được đặt trước Pháp Danh; như Nhất Hưu Tông Thuần (一休宗純, Ikkyū Sōjun, 1394-1481) có Đạo Hiệu là Nhất Hưu. Trừ Luật Tông, Tịnh Độ Chơn Tông ra, các tông phái như Chơn Ngôn Tông, Thiên Thai Tông, Tịnh Độ Tông, Lâm Tế Tông, Tào Động Tông, Nhật Liên Tông đều dùng đến Đạo Hiệu này. Vị Hiệu là tên gọi được đặt sau cùng của Giới Danh để phân biệt về giới tính, tuổi tác, v.v. Đối với trường hợp thành nhân (người lớn), một số Vị Hiệu được dùng như Tín Sĩ (信士), Tín Nữ (信女), Thanh Tín Sĩ (清信士), Thanh Tín Nữ (清信女), Cư Sĩ (居士), Đại Tỷ (大姉), Đại Cư Sĩ (大居士), Thanh Đại Tỷ (清大姉), Thiền Định Môn (禪定門, dành cho chư Tăng), Thiền Định Ni (禪定尼, dành cho chư Ni). Đối với trường hợp các em nhỏ thì có Thủy Tử (水子, dùng cho các thai nhi bị lưu sản, sút sảo tảo sa); Anh Nhi (嬰兒) Anh Tử (嬰子), Anh Nữ (嬰女) dùng cho các trẻ nhỏ đang còn bú mẹ; Hài Tử (孩子), Hài Nữ (孩女) dùng cho các em nhỏ khoảng 2-3 tuổi; Đồng Tử (童子), Đồng Nữ (童女) dùng cho các em từ 4-14 tuổi, v.v.
(心香): chỉ cho hương thơm ngát trong tâm, hương lòng. Hành giả Phật Giáo cần phải bày tỏ lòng chí thành chí kinh, vậy mới có thể cảm ứng lên chư Phật; việc dâng hương cúng Phật cũng giống như vậy, nên được gọi là tâm hương. Từ đó, có từ “nhất biện tâm hương (一瓣心香, một nén hương lòng).” Như trong bài Tướng Cung Tự Bi Minh (相宮寺碑銘) của Giản Văn Đế (簡文帝, tại vị 549-551) nhà Lương thời Nam Triều có câu: “Song thư ý nhụy, thất độ tâm hương (窗舒意蕊、室度心香, cửa bày ý nhụy, thất ngát hương lòng).” Trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1456) quyển 40, bài Ngũ Đài Sơn Tạo Trầm Hương Văn Thù Bồ Tát Tượng Sớ (五臺山造沉香文殊菩薩像疏), có đoạn: “Xả tâm hương nhất thốn nhi giá trọng tam thiên, nghiêm Pháp Thân nhất mao nhi phước diên vạn kiếp (捨心香一寸而價重三千、嚴法身一毛而福延萬劫, bỏ hương lòng một tấc mà giá nặng ba ngàn, nghiêm Pháp Thân mảy lông mà phước dài muôn kiếp).” Hay trong Pháp Giới Thánh Phàm Thủy Lục Đại Trai Phổ Lợi Đạo Tràng Tánh Tướng Thông Luận (法界聖凡水陸大齋普利道塲性相通論, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1498) quyển 4 cũng có đoạn: “Sơ trừng tánh thủy, sạ nhiệt tâm hương, nhiên quang minh trí tuệ chi đăng, phụng Thiền duyệt Tô Đà chi vị, diệu hoa tề phóng, chơn quả thường viên, tu pháp cúng dĩ biểu thuần thành, vọng tôn thần chi thùy hâm hưởng (初澄性水、乍爇心香、然光明智慧之燈、奉禪悅酥酡之味、妙華齊放、眞果常圓、修法供以表肫誠、望尊神之垂歆饗, vừa trong nước tánh, mới ngút hương lòng, đốt tỏa sáng trí tuệ ngọn đèn, dâng Thiền duyệt Tô Đà hương vị, hoa mầu cùng thả, Chánh quả thường tròn, bày pháp cúng thể hiện tâm thành, ngưỡng tôn thần xót thương hưởng thọ).”
(三論宗, Sanron-shū): tên gọi một trong 13 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, học phái nghiên cứu dựa trên 3 bộ luận chính là Trung Luận (s: Mādhyamakakārikā, 中論) 4 quyển, Thập Nhị Môn Luận (s: Dvādaśa-dvāra-śāstra, 十二門論) 1 quyển của Long Thọ (s: Nāgārjuna, 龍樹, khoảng 150-250), vị khaitổ của Phật Giáo Trung Quán, và Bách Luận (百論) củaThánh Đề Bàhay Thánh Thiên (s: Āryadeva, 聖提婆 hay 聖天, khoảng 170-270), đệ tử của Long Thọ. Cả 3 bộ luận này đều do Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch. Đây là học phái không những dựa trên kinh điển mà còn y cứ vào các luận thư, trong đó lấy cả Bát Nhã Kinh (般若經) làm gốc căn bản cho tư tưởng Không, vì thế nó còn được gọi là Trung Quán Tông (中觀宗), Không Tông (空宗), Vô Tướng Tông (無相宗), Vô Tướng Đại Thừa Tông (無相大乘宗), Vô Đắc Chánh Quán Tông (無得正觀宗). Ở Nhật Bản, tông này được Huệ Quán (慧觀) của vương triều Cao Lệ (高麗) Triều Tiên, đệ tử của Cát Tạng (吉藏), truyền vào năm 625, và được xem như là đệ nhất truyền của dòng Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji). Ngoài ra, sau này Trí Tạng (智藏) thuộc pháp hệ này có sang nhà Đường cầu pháp, sau khi trở về nước ông đã nỗ lực hoằng dương tông phong ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), và vị này được xem như là đệ nhị truyền. Về sau, đệ tử của Trí Tạng là Đạo Từ (道慈) cũng sang nhà Đường cầu pháp trong vòng 18 năm, và truyền thừa nên dòng Đại An Tự (大安寺, Daian-ji). Cứ như vậy tông này đã nghiễm nhiên trở thành 1 trong 6 tông lớn vùng Nam Đô và tiến hành giảng dạy nghiên cứu rất thịnh hành, nhưng sau đó thì lại suy vong.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.249.58 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập