Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bất Không »»
(阿彌陀三尊, Amidasanzon): hay còn gọi là Tây Phương Tam Thánh, tức A Di Đà Phật và 2 người hầu hai bên; ở giữa là đức Phật A Di Đà, bên trái là Bồ Tát Quan Thế Âm (s: Avalokiteśvara, 觀世音) và bên phải Bồ Tát Đại Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 大勢至). Dạng thức của Di Đà Tam Tôn này vốn phát xuất từ Ấn Độ, là di phẩm được bảo tồn trên bích họa trong động thứ 9 của thạch động A Chiên Đa (s: Ajantā, p: Ajanta, 阿栴多). Ở Trung Hoa, tượng Di Đà Tam Tôn có sớm nhất được khắc vào năm 538 (Nguyên Tượng [元象] nguyên niên) nhà Đông Ngụy. Tại Nhật Bản, có bức bích họa trong Kim Đường của Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji) và bức Niệm Trì Phật của Quật Phu Nhân là nổi tiếng nhất. Nhìn chung, nghi tướng của chư tôn đều y cứ vào quyển 8 của Kinh Vô Lượng Thọ (無量壽經) mà tạo nên. Kinh dạy rằng quán tưởng đức hai bên đức Phật Di Đà có hai tòa sen, Bồ Tát Quan Thế Âm ngồi trên tòa sen bên tay trái, Bồ Tát Đại Thế Chí ngồi trên tòa sen bên tay phải. Hơn nữa, trong quyển 5 của Bất Không Quyên Sách Thần Biến Chơn Ngôn Kinh (不空羂索神變眞言經) có dạy rằng tâm thương xót (bi) của Bồ Tát Quan Âm thể hiện cho ý nghĩa dưới hóa độ chúng sanh, nên vị này được đặt bên trái; trí tuệ (trí) của Bồ Tát Thế Chí có ý nghĩa là trên cầu bồ đề, nên vị này được đặt bên phải. Ngoài ra, Quan Thế Âm Bồ Tát Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương Kinh (觀世音菩薩三世最勝心明王經) lại cho rằng bên trái của Phật Di Đà là Quán Tự Tại (觀自在), còn bên phải là Kim Cang Thủ (金剛手).
(s: Ratna-saṃbhava, t: Rin-chen ḥbyun-ba, 寶生佛): âm dịch là La Đát Nẵng Tam Bà Phược (羅怛曩三婆縛); còn gọi là Bảo Sanh Như Lai (寶生如來), Bảo Tướng Như Lai (寶相如來); là tên gọi của một trong 5 vị Phật thuộc Kim Cang Giới (金剛界) của Mật Giáo; ngự ở ngay ở giữa của vòng Nguyệt Luân ở hướng chánh Nam. Vị Phật này lấy phước đức báu Ma Ni để tích tụ công đức, có thể làm cho hết thảy nguyện ước của chúng sanh được thành tựu viên mãn; cũng như có thể giúp cho hành giả lên đến ngôi vị Pháp Vương được dự Quán Đảnh. Ngài là chủ của Bảo Bộ (寶部) trong Ngũ Bộ, tượng trưng cho Bình Đẳng Tánh Trí (平等性智) của Ngũ Trí. Mật hiệu của vị Phật này là Bình Đẳng Kim Cang (平等金剛); chủng tử là trāḥ, hoặc ja; hình Tam Muội Da là bảo châu. Hình tượng của Ngài có khác nhau trong các hội của Kim Cang Giới, như trong Thành Thân Hội (成身會) thì toàn thân Ngài hiện sắc màu vàng kim, tay trái nắm lại đặt lên dưới bắp vế, tay phải hướng ra bên ngoài, bắt Ấn Thí Nguyện (施願印), ngồi xếp bằng trên tòa sen. Xưa nay vị Phật này thường được xem là tương đồng với Bảo Tràng Như Lai (寶幢如來) ở phương Đông của Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼茶羅). Trong Kim Quang Minh Kinh (金光明經) quyển 1, Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyển 9, Đà La Ni Tập Kinh (陀羅尼集經) quyển 10, v.v., Bảo Sanh Phật tương đương với Bảo Tướng Phật (寶相佛) ở phương Nam; hoặc tương đương với Bảo Tràng Phật (寶幢佛) ở phương Nam như trong Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (金光明經最勝王經) quyển 8 có đề cập. Về chư vị Bồ Tát quyến thuộc của Ngài, Tu Thiết Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修設瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1081) cho biết rằng: “Bảo Sanh Phật tứ Bồ Tát giả, nhất Kim Cang Bảo Bồ Tát, nhị Kim Cang Uy Quang Bồ Tát, tam Kim Cang Tràng Bồ Tát, tứ Kim Cang Quyến Bồ Tát (寶生佛四菩薩者、一金剛寶菩薩、二金剛威光菩薩、三金剛幢菩薩、四金剛眷菩薩, bốn vị Bồ Tát của Bảo Sanh Phật là, một Kim Cang Bảo Bồ Tát, hai Kim Cang Uy Quang Bồ Tát, ba Kim Cang Tràng Bồ Tát, bốn Kim Cang Quyến Bồ Tát).” Trong Phật Mẫu Khổng Tước Tôn Kinh Khoa Thức (佛母孔雀尊經科式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1479) có đoạn rằng: “Phụng thỉnh Nam phương Bảo Sanh Phật, kỳ thân xích sắc phóng quang minh, thủ ấn chấp trì Ma Ni Bảo, chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ (奉請南方寶生佛、其身赤色放光明、手印執持摩尼寶、眾等志心歸命禮, cung thỉnh Nam phương A Súc Phật, thân Ngài sắc đỏ phóng hào quang, tay ấn cầm giữ Báu Ma Ni, chúng con chí tâm cung kính lễ).” Diệu Cát Tường Bình Đẳng Bí Mật Tối Thượng Quán Môn Đại Giáo Vương Kinh (妙吉祥平等祕密最上觀門大敎王經, Taishō Vol. 20, No. 1192) quyển 4 lại dạy rằng: “Cầu phú quý thư Bảo Sanh Phật Chủng Trí tự (求富貴書寶生佛種智字, nếu cầu giàu sang thì viết chữ Chủng Trí của Bảo Sanh Phật).” Hay trong Đại Nhạo Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích (大樂金剛不空眞實三昧耶經般若波羅蜜多理趣釋, Taishō Vol. 19, No. 1003) có giải thích thêm rằng: “Nhất thiết Tam Giới chủ Như Lai giả, Bảo Sanh Phật giả, Bảo Sanh chi biến hóa, tắc Hư Không Tạng Bồ Tát thị dã (一切三界主如來者、寶生佛也、寶生之變化、則虛空藏菩薩是也, đức Như Lai làm chủ của hết thảy Ba Cõi là Bảo Sanh Phật; khi Bảo Sanh biến hóa tức chính là Hư Không Tạng Bồ Tát vậy).” Trong Kim Cang Đảnh Du Già Tam Thập Thất Tôn Lễ (金剛頂瑜伽三十七尊禮, Taishō Vol. 18, No. 879) có đảnh lễ danh hiệu của Ngài: “Nam Mộ Công Đức Trang Nghiêm Tụ Thân Bảo Sanh Phật (南慕功德莊嚴聚身寶生佛, Kính Lễ Phật Bảo Sanh Thân Tập Trung Công Đức Trang Nghiêm).”
(八部): tức Tám Bộ Chúng trời rồng bảo vệ Phật pháp, còn gọi là Thiên Long Bát Bộ (天龍八部), gồm Trời (s: deva, 天), Rồng (s: nāga, 龍), Dạ Xoa (s: yakṣa, 夜叉), Càn Thác Bà (s: gandharva, 乾闥婆, Hương Thần [香神] hay Nhạc Thần [樂神]), A Tu La (s: asura, 阿修羅), Ca Lâu La (s: garuḍa, 迦樓羅, Kim Xí Điểu [金翅鳥]), Khẩn Na La (s: kiṃnara, 緊那羅, phi nhân, ca nhân), Ma Hầu La Già (s: mahoraga, 摩睺羅伽, Đại Mãng Thần [大蟒神]). Vì trong Tám Bộ Chúng này, Trời và Rồng đứng đầu, nên có tên là Thiên Long Bát Bộ. Tuy khác nhau về chủng loại, nhưng họ đều quy phục uy đức của Phật và trở thành quyến thuộc của Ngài để hộ trì Phật pháp. Từ xa xưa, tại Trung Quốc cũng như Nhật Bản đã có tạo lập tranh tượng của Tám Bộ Chúng này rồi. Trong bài thơ Tống Thâm Pháp Sư Du Nam Nhạc (送深法師游南岳) của Lưu Vũ Tích (劉禹錫, 772-842) nhà Đường có câu: “Thập phương truyền cú kệ, Bát Bộ hội đàn tràng (十方傳句偈、八部會壇塲, mười phương truyền câu kệ, Tám Bộ gặp đàn tràng).” Hay trong Bất Không Quyên Sách Thần Biến Chơn Ngôn Kinh (不空罥索神變眞言經, Taishō Vol. 20, No. 1092) quyển 7, Phẩm Hộ Ma Tăng Ích (護摩增益品) thứ 7, lại có đoạn: “Nhược hữu hữu tình như pháp tu học, thường sử Tứ Thiên Vương, nhất thiết Thiên Long Bát Bộ quỷ thần, giai đương hộ hựu (若有有情如法修學、常使四天王天、一切天龍八部鬼神、皆當護祐, nếu có hữu tình như pháp tu học, thường khiến cho Tứ Thiên Vương, hết thảy Tám Bộ Trời Rồng quỷ thần, đều sẽ giúp đỡ).”
(七祖, Shichiso): tùy theo mỗi tông phái mà tên gọi các vị Tổ khác nhau.
(1) Bảy vị Tổ của Liên Xã thuộc Tịnh Độ Giáo Trung Quốc là Huệ Viễn (慧遠) ở Lô Sơn (盧山), Thiện Đạo (善導), Thừa Viễn (承遠), Pháp Chiếu (法照), Thiếu Khang (少康), Diên Thọ (延壽) và Tỉnh Thường (省常).
(2) Bảy vị Tổ Hoa Nghiêm là Mã Minh (馬明), Long Thọ (龍樹), Đỗ Thuận (杜順), Trí Nghiễm (智儼), Pháp Tạng (法藏), Trừng Quán (澄觀), và Tông Mật (宗密).
(3) Bảy vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông là Đại Nhật Như Lai (大日如來), Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不空) và Huệ Quả (惠果). Nếu thêm Không Hải (空海, Kūkai) vào trong bảy vị này thì thành tám vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông.
(4) Bảy vị Tổ tương thừa của Chơn Ngôn Tông theo Thân Loan là Long Thọ (龍樹), Thế Thân (世親), Đàm Loan (曇鸞), Đạo Xước (道綽), Thiện Đạo (善導), Nguyên Tín (源信) và Pháp Nhiên (法然). Tại các Tự Viện của Chơn Tông, một bên thờ hình Thánh Đức Thái Tử, còn bên kia thờ bảy vị cao tăng này.
(眞言宗, Shingon-shū): tông phái của Nhật Bản, do Không Hải Đại Sư (空海大師, Kūkai Daishi) sáng lập nên với tư cách là vị khai tổ. Đối tượng lễ bái của tông này là Đại Nhật Như Lai (s: Vairocana, 大日如來), do vì pháp thân của đức Đại Nhật Như Lai biến mãn khắp hết thảy pháp giới, nên vớiý nghĩa đó thì đối tượng lễ bái của tông này trở thành hết thảy tồn tại. Chơn Ngôn Tông hay còn gọi là Chơn Ngôn Mật Giáo, là đối với Hiển Giáo, tức đối ứng với vị giáo chủ của Hiển Giáo là Ứng Hóa Thân (應化身), và thay vào đó giáo chủ của Mật Giáo là Pháp Thân (法身), vì thế giáo thuyết của tông này là tự nội chứng của Pháp Thân để đối xứng với giáo thuyết của Hiển Giáo là tùy cơ. Đối ứng với Hiển Giáo cho rằng thời gian thành Phật là rất lâu dài, Mật Giáo chủ trương rằng trong hiện đời này có thể thành Phật. Đây chính là Tức Thân Thành Phật. Phương pháp đó là quán niệm chư tôn Mạn Đà La, xướng tụng chơn ngôn của chư tôn bằng miệng, và tay thì kết ấn của chư tôn. Đây được gọi là Tam Mật Du Già Hành (三密瑜伽行). Đối với Mật Tông thì vị giáo chủ là Đại Nhật Như Lai, rồi kế đến là Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不 空), Huệ Quả (惠果), và Không Hải (空海). Theo tổng kết của Bộ Văn Hóa (bản năm 1997), hiện tại trên toàn quốc Chơn Ngôn Tông có rất nhiều chùa và nhiều phân phái khác nhau như sau: (1) Cao Dã Sơn Chơn Ngôn Tông (高野山眞言宗) có 3615 ngôi, (2) Chơn Ngôn Tông Đề Hồ Phái (眞言宗醍醐派) có 1094 ngôi, (3) Chơn Ngôn Tông Đông Tự Phái (眞言宗東寺派) có 85 ngôi, (4) Chơn Ngôn Tông Tuyền Dũng Tự Phái (眞言宗泉涌寺派) có 63 ngôi, (5) Chơn Ngôn Tông Sơn Giai Phái (眞言宗山階派) có 134 ngôi, (6) Chơn Ngôn Tông Ngự Thất Phái (眞言宗御室派) có 798 ngôi, (7) Chơn Ngôn Tông Đại Giác Tự Phái (眞言宗大覺寺派) có 353 ngôi, (8) Chơn Ngôn Tông Thiện Thông Tự Phái (眞言宗善通寺派) có 262 ngôi, (9) Chơn Ngôn Tông Trí Sơn Phái (眞言宗智山派) có 2893 ngôi, (10) Chơn Ngôn Tông Phong Sơn Phái (眞言宗豐山派) có 2656 ngôi, (11) Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông (新義眞言宗) có 208 ngôi, (12) Chơn Ngôn Tông Thất Sanh Tự Phái (眞言宗室生寺派) có 54 ngôi, (13) Tín Quý Sơn Chơn Ngôn Tông (信貴山眞言宗) có 191 ngôi. Một số ngôi chùa trung tâm nổi tiếng của tông phái này là Kim Cang Phong Tự (金剛峯寺, Kongōbu-ji, Wakayama-ken) Tổng Bản Sơn của Cao Dã Sơn Chơn Ngôn Tông (高野山眞言宗); Đông Tự (東寺, Tō-ji, tức Giáo Vương Hộ Quốc Tự [敎王護國寺], Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Đông Tự Chơn Ngôn Tông (東寺眞言宗); Thiện Thông Tự (善通寺, Zentsū-ji, Kagawa-ken), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Thiện Thông Tự Phái (眞言宗善通寺派); Tùy Tâm Viện (隨心院, Zuishin-in, Kyōto-shi), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Thiện Thông Tự Phái; Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Đề Hồ Phái (眞言宗醍醐派); Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Ngự Thất Phái (真言宗御室派); Đại Giác Tự (大覺寺, Daikaku-ji, Kyōto-shi), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Đại Giác Tự Phái (眞言宗大覺寺派); Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Sennyū-ji, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Tuyền Dũng Tự Phái (眞言宗泉涌寺派); Khuyến Tu Tự (勸修寺, Kanjū-ji, Kyōto-shi), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Sơn Giai Phái (眞言宗山階派); Triều Hộ Tôn Tử Tự (朝護孫子寺, Chōgosonshi-ji, Nara-ken), Tổng Bản Sơn của Tín Quý Sơn Chơn Ngôn Tông (信貴山眞言宗); Trung Sơn Tự (中山寺, Nakayama-dera, Hyōgo-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Trung Sơn Tự Phái (眞言宗中山寺派); Thanh Trừng Tự (清澄寺, Seichō-ji, Hyōgo-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tam Bảo Tông (眞言三寶宗); Tu Ma Tự (須磨寺, Suma-dera, Hyōgo-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Tu Ma Tự Phái (眞言宗須磨寺派); Trí Tích Viện (智積院, Chishaku-in, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Trí Sơn Phái (眞言宗智山派); Trường Cốc Tự (長谷寺, Hase-dera, Nara-ken), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Phong Sơn Phái (眞言宗豐山派); Căn Lai Tự (根來寺, Negoro-ji, Wakayama-ken), Tổng Bản Sơn của Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông (新義眞言宗); Tây Đại Tự (西大寺, Saidai-ji, Nara-ken), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Luật Tông (眞言律宗); Bảo Sơn Tự (寶山寺, Hōzan-ji, Nara-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Luật Tông, v.v.
(s: Cundi, t: bskul-bye-kma, 準提): âm dịch là Chuẩn Đề (准提、准胝), Chuẩn Nê (准泥), ý dịch là thanh tịnh, còn gọi là Chuẩn Đề Quan Âm (准提觀音), Chuẩn Đề Phật Mẫu (准提佛母), Phật Mẫu Chuẩn Đề (佛母准提), Thiên Nhân Trượng Phu Quan Âm (天人丈夫觀音), Thất Câu Chi Chuẩn Đề Đại Phật Mẫu (七俱胝準提大佛母); là vị Bồ Tát thường xuyên hộ trì Phật pháp, hộ mạng và làm cho những người đoản mạng được sống lâu; có sự cảm ứng rất lớn, trí tuệ cũng như phước đức của Ngài thì vô lượng. Bên cạnh đó, Ngài còn được sùng tín để cầu tiêu trừ tai nạn, cầu con, trừ tật bệnh, v.v., tùy duyên hóa hiện để cứu độ chúng sanh, làm cho thế gian và xuất thế gian tròn đầy hết thảy sự cầu nguyện. Trong Thiền Tông của Trung Quốc và Nhật Bản, Ngài được xem như là một trong những đấng chủ tôn của Quan Âm Bộ. Đặc biệt Thai Mật của Nhật Bản lấy Chuẩn Đề nhập vào Phật Mẫu, trở thành một trong những đối tượng tôn thờ của Phật bộ. Còn Đông Mật của Nhật Bản xem Chuẩn Đề là một trong 6 Quan Âm (Thiên Thủ Quan Âm, Thánh Quan Âm, Mã Đầu Quan Âm, Thập Nhất Diện Quan Âm, Chuẩn Đề Quan Âm, Như Ý Luân Quan Âm) của Liên Hoa Bộ. Ngài là thân ứng hóa của Quan Âm, phân nhập vào trong Sáu Đường để cứu độ chúng sanh. Ngài được an trí tại Biến Tri Viện (遍知院) của Hiện Đồ Thai Tạng Giới, hình tượng thường có 3 mắt với 2 tay, 4 tay, 6 tay, 8 tay, hay 18 tay, v.v. Trong Phật Thuyết Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (佛說七俱胝佛母心大准提陀羅尼經) có thuật lại rằng khi ở tại Vườn Cấp Cô Độc (給孤獨園), thuộc nước Xá Vệ (s: Śrāvastī, p: Sāvatthī, 舍衛), đức Phật tư duy quán sát, thương tưởng các chúng sanh trong đời tương lai, nên tuyên thuyết “Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Chuẩn Đề Đà La Ni Pháp (七俱胝佛母心准提陀羅尼法)”, tức là Chuẩn Đề Chú (準提咒) được các tín đồ Phật Giáo thường trì tụng. Bản tiếng Sanskrit của thần chú này là: “Namaḥ saptānāṃ samyaksaṃbuddha-koṭīnāṃ tad yathā. Oṃ cale cule cundi svāhā.”; âm Hán dịch theo bản Thất Câu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (七倶胝佛母所說准提陀羅尼經) của Bất Không (不空) dịch là: “Na mạc tát đa nam tam miệu tam một đà cu chi nam đát nhĩ dã tha, án, giả lễ chủ lễ chuẩn nê ta phạ ha (娜莫颯多南三藐三没駄倶胝南怛儞也他唵者禮主禮准泥娑嚩訶)”; nghĩa là “Con xin quy y theo đức Phật Chánh Đẳng Giác Thất Câu Chi (vạn ức). Tức là, Oṃ (Án). Hỡi đấng chuyển động quanh ! Hỡi đấng trên đảnh đầu ! Hỡi đức Chuẩn Đề ! Svāhā (ta phạ ha) !” Thần chú này được xem như là vua trong các thần chú, vì uy lực gia trì của nó không thể nghĩ bàn, sự cảm ứng của nó thì rất nhanh và mãnh liệt. Người trì tụng thần chú này có thể cầu được thông minh, trí tuệ, biện luận lanh lợi; chồng vợ thương kính nhau, khiến cho người khác sanh tâm kính mến; cầu được con nối dõi, kéo dài mạng sống, trị lành các bệnh tật, diệt trừ tội chướng; cầu được trời mưa, rời xa giam cầm, thoát khỏi nạn ác quỷ, ác tặc, v.v. Chuẩn Đề Phật Mẫu còn có 8 vị Bồ Tát là quyến thuộc, như Quán Tự Tại Bồ Tát (觀自在菩薩), Di Lặc Bồ Tát (彌勒菩薩), Hư Không Tạng Bồ Tát (虛空藏菩薩), Phổ Hiền Bồ Tát (普賢菩薩), Kim Cang Thủ Bồ Tát (金剛手菩薩), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (文殊師利菩薩), Trừ Cái Chướng Bồ Tát (除蓋障菩薩) và Địa Tạng Bồ Tát (地藏菩薩).
(s: Navagrahā, 九曜): 9 loại thiên thể chiếu sáng rất quan trọng trong hiện tượng thiên văn, còn gọi là Cửu Chấp (九執), tùy theo ngày giờ mà không xa rời nhau, có nghĩa nắm chặt nhau (chấp trì). Nghi quỹ trọng yếu của Cửu Diệu được thuyết trong Túc Diệu Kinh (宿曜經, 2 quyển, Bất Không [不空] dịch, Taishō 21, 1299), Thất Diệu Nhương Tai Quyết (七曜攘災決, Đường Kim Câu Tra [唐倶金吒] soạn, Taishō 21, 1308), Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp (七曜星辰別行法, Nhất Hành [一行] soạn, Taishō 21, 1309), Phạm Thiên Hỏa La Cửu Diệu (梵天火羅九曜, Nhất Hành [一行] soạn, Taishō 21, 1311). Về đồ hình của Cửu Diệu có Cửu Diệu Tôn Tượng (九曜尊像), Cửu Diệu Bí Lịch (九曜秘曆), v.v., phần lớn có các yếu tố thiên văn của Trung Quốc. Căn cứ vào lịch Ấn Độ bằng tiếng Phạn, Cửu Diệu được phân thành:
(1) Nhật Diệu (s: Āditya, 日曜): còn gọi là Thái Dương (太陽), Nhật Tinh (日精、日星), Nhật Đại Diệu (日大曜); hình tượng bàn tay phải xòe ra cầm nhật luân (bánh xe mặt trời), tai trái kê lên đầu gối, mang thiên y và cỡi trên mình 3 con bạch mã (hay 5 con ngựa, trong Phạm Thiên Hỏa La Cửu Diệu có thể nhầm sao này với Nguyệt Diệu);
(2) Nguyệt Diệu (s: Soma, 月曜): còn gọi là Nguyệt Thiên Diệu (月天曜), Nguyệt Tinh (月精、月星), Mộ Thái Âm (暮太陰), Thái Âm (太陰); hình tượng bàn tai phải xòe ra cầm hình mặt trăng có con thỏ nằm trên, tay trái đưa lên ngang ngực và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; hoặc hình tượng trên đỉnh đầu có con chim bồ câu, mang y Yết Ma, hai tay bỏ trong tay áo và cầm nguyệt luân (vòng tròn mặt trăng), cỡi lên trên 5 cánh chim bồ câu;
(3) Hỏa Diệu (s: Aṅgāraka, 火曜): còn gọi là Huỳnh Hoặc Tinh (熒惑星, Sao Hỏa), Hỏa Tinh (火精、火星), Hỏa Đại Diệu (火大曜), Phạt Tinh (罰星); hình tượng tay phải đặt trên bắp đùi, tay trái cầm cái giáo dài mũi nhọn, chân phải hơi nhếch lên một chút, ngồi với tư thế hai bàn chân giao nhau; tuy nhiên trong đồ hình Bắc Đẩu Mạn Trà La (北斗曼茶羅) thân hình vị này có màu đỏ, tóc rực lửa dựng ngược, mang áo và mũ trời, chung quanh lửa cháy, thân đứng với 4 tay;
(4) Thủy Diệu (s: Budha, 水曜): còn gọi là Thần Tinh (辰星), Thủy Tinh (水精、水星), Thần Tinh (辰星), Trích Tinh (滴星), Thủy Đại Diệu (水大曜); hình tượng chấp tay, ngồi xếp bằng hai bàn chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng tay phải cầm bình, tay trái cầm xâu chuổi và ngồi bán già trên tòa hoa sen;
(5) Mộc Diệu (s: Bṛhaspati, 木曜): còn gọi là Tuế Tinh (歳星), Nhiếp Đề (攝提), Đại Chủ (大主), Mộc Đại Diệu (木大曜), Mộc Tinh (木精); hình tượng ngón tay áp út và ngón giữa của bàn tay phải cong lên, ngón tay cái ấn xuống trên hai ngón kia, tai trái để lên bắp đùi và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng tay trái cầm cây gậy trên có hình bán nguyệt, hay hình ông lão đứng, đội mũ đầu heo, tay trái cầm cây gậy;
(6) Kim Diệu (s: Śukra, 金曜): còn gọi là Thái Bạch Tinh (太白星), Trường Canh (長庚), Na Hiệt (那頡), Kim Tinh (金星、金精), Kim Đại Diệu (金大曜); hình tượng mang thiên y, tay phải để ngang ngực, tay trái đưa lên với 4 ngón tay bẻ gập lại và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng hai tay cầm bình và xâu chuỗi; hay hình người nữ đội con gà trên đầu và gãy đàn Tỳ Bà (琵琶);
(7) Thổ Diệu (s: Śanaiścara, 土曜): còn gọi là Trấn Tinh (鎭星), Thổ Tinh (土星、土精), Thổ Đại Diệu (土大曜); hình tượng ông lão khỏa thân đứng, mang quần da nai, tay phải cầm cây gậy tiên; hay hình Bồ Tát tay cầm bình; hoặc hình ông lão cỡi trâu, tay trái cầm tích trượng, có 2 đồng tử cầm giáo đứng hầu hai bên;
(8) La Hầu (s: Rāhu, 羅睺): còn gọi là Hoàng Phan Tinh (黃旛星), Thực Thần (蝕神), Thái Dương Thủ (太陽首); hình tượng ẩn trong mây với 2 bàn tay hai bên khuôn mặt giận dữ; bên cạnh đó còn có hình tượng giận dự với 3 mặt và tóc rực lửa, trên mỗi đỉnh đầu có đầu rắn và từ ngực trở xuống ẩn trong mây;
(9) Kế Đô (s: Ketu, 計都): còn gọi là Tuệ Tinh (彗星), Báo Vĩ Tinh (豹尾星), Kỳ Tinh (旗星), Thực Thần Vĩ (蝕神尾), Thái Âm Thủ (太陰首), Nguyệt Bộc Lực (月勃力); hình tượng nữa thân phải lộ ra khỏi mây, tay phải để ngang ngực, tay trái đưa lên cao; hay hình có khuôn mặt giận dữ, khỏa thể một nữa ẩn trong đám mây đen; hoặc hình tướng giận dữ có 3 mặt, trên mỗi mặt có 3 con rắn, từ ngực trở xuống ẩn trong mây. Trong đồ hình Bắc Đẩu Mạn Trà La thân hình vị này có màu đỏ, 3 mặt và 4 tay, tóc dựng ngược, mang áo và mũ trời, chân trái duỗi ra và cỡi lên con rồng. Ngoài ra còn có hình tượng tay phải ẩn trong đầu rồng, cầm lỗ tai con thỏ, tay trái cầm cương rồng và tóc người).
Trong Tân Đường Thư Lịch Chí (新唐書曆志) quyển 18 có ghi rằng vào năm thứ 6 (718) niên hiệu Khai Nguyên (開元) đời vua Huyền Tông, Thái Sử Giám Cù Đàm Tất Đạt (太史監瞿曇悉達) vâng chiếu phiên dịch Lịch Cửu Diệu; nó cũng tương tự với loại lịch Thái Dương bằng tiếng Phạn. Nếu phối hợp phương vị, Nhật Diệu thuộc về phương Sửu Dần, Nguyệt Diệu thuộc phương Tuất Hợi, Hỏa Diệu thuộc phương Nam, Thủy Diệu là phương Bắc, Mộc Diệu ở phương Đông, Kim Diệu ở phương Tây, Thổ Diệu ở trung ương, La Hầu ở phương Thìn Tỵ (Đông Bắc), Kế Đô thuộc phương Mùi Thân (Tây Nam). Hơn nữa, theo Thuyết Bản Địa của Nhật Bản, Nhật Diệu là Quan Âm (觀音, hay Hư Không Tạng [虛空藏]), Nguyệt Diệu là Thế Chí (勢至, hay Thiên Thủ Quan Âm [千手觀音]), Hỏa Diệu là Bảo Sanh Phật (寳生佛, hay A Rô Ca Quan Âm [阿嚕迦觀音]), Thủy Diệu là Vi Diệu Trang Nghiêm Thân Phật (微妙莊嚴身佛, hay Thủy Diện Quan Âm [水面觀音]), Mộc Diệu là Dược Sư Phật (藥師佛, hay Mã Đầu Quan Âm [馬頭觀音]), Kim Diệu là A Di Đà Phật (阿彌陀佛, hay Bất Không Quyên Sách [不空羂索]), Thổ Diệu là Tỳ Lô Giá Na Phật (毘盧遮那佛, hay Thập Nhất Diện Quan Âm [十一面觀音]), La Hầu là Tỳ Bà Thi Phật (毘婆尸佛), Kế Đô là Bất Không Quyên Sách (不空羂索). Người xưa thường phối hợp Cửu Diệu này với tuổi tác của con người để phán đoán tốt xấu.
(s: Mahāvairocana, Vairocana, 大日如來): âm dịch là Ma Ha Tỳ Lô Giá Na (摩訶毘盧遮那), dịch là Đại Biến Chiếu Như Lai (大遍照如來), Biến Chiếu Như Lai (遍[徧]照如來). Về danh nghĩa, ma ha (摩訶) có nghĩa là to lớn, nhiều, hơn cả. Tỳ (毘) là phổ biến, quảng bác, rộng rãi, cao hiển. Lô giá na (盧遮那) là quang minh, sáng tỏa, mỹ lệ. Cho nên Ma Ha Tỳ Lô Giá Na còn có các tên gọi khác nhau như Tối Cao Hiển Quảng Minh Nhãn Tạng Như Lai (最高顯廣明眼藏如來, Kim Cang Đảnh Nghĩa Quyết [金剛頂義決], Bất Không [s: Amoghavajra, 不空] soạn, Taishō No. 39), Vô Lượng Vô Biên Cứu Cánh Như Lai (無量無邊究竟如來, Lý Thú Kinh [理趣經], Kim Cang Trí [s: Vajrabodhi, 金剛智] dịch, Taishō No. 8), Quảng Bác Thân Như Lai (廣博身如來, Thí Chư Ngạ Quỷ Pháp [施諸餓鬼法], Bất Không dịch, Taishō No. 21), Nhất Thiết Pháp Tự Tại Mâu Ni (一切法自在牟尼, Đại Nhật Kinh Sớ [大日經疏] 18, Nhất Hành [一行, 683-727] ghi, 20 quyển, Taishō No. 39), v.v. Đây là đấng giáo chủ bổn tôn trung tâm tuyệt đối của Mật Giáo, được xem như thể hiện toàn bộ chân lý của vũ trụ. Trong Đại Nhật Kinh Sớ giải thích rằng ánh sáng trí tuệ của Ngài trừ tối tăm, tỏa sáng khắp tất cả, là ánh sáng lớn không thể nào so sánh với thần mặt trời có phân biệt ngày đêm, phương hướng, tỏa chiếu khắp hết thảy mọi nơi, hoạt động từ bi của Ngài liên tục, vĩnh viễn bất diệt; vì vậy mới thêm vào chữ “đại (s: mahā, 大)” để thể hiện sự hơn hẳn, vượt trội lên tất cả. Đấng Đại Nhật Như Lai như vậy lấy thật tướng của vũ trụ làm Pháp Thân, hết thảy chư Phật, Bồ Tát đều xuất sanh từ đức Phật này, và tất cả mọi chuyển động đều là hiển hiện cái đức của đấng Như Lai này. Đại Nhật Kinh (s: Mahāvairocanābhisaṃbodhi-vikurvitādhiṣṭhāna-vaipulya-sūtrendra-rāja nāma dharmaparyāya, 大日經) cũng như Kim Cang Đảnh Kinh (s: Sarvatathāgatatattvasaṃgrahanāmamahāyāna-sūtra, 金剛頂經) là những kinh điển thuyết về cách thức hiển hiện các đức ấy trong mối quan hệ với rất nhiều đấng bổn tôn khác; đồ hình thể hiện Ngài là hai bộ Mạn Trà La của Thai Tạng Giới (胎藏界) và Kim Cang Giới (金剛界). Mật hiệu của Ngài là Biến Chiếu Như Lai. Về hình tượng, với tính cách là đấng Như Lai nhưng hình là Bồ Tát. (1) Kim Cang Giới Đại Nhật (金剛界大日): hình tháp, chủng tử là vaṃ, āḥ, oṃ; là đấng trung tôn của 8 hội, ngoài Lý Thú Hội (理趣會) vốn lấy Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵) làm đấng chủ tôn trong 9 hội, thuyết về kinh điển của hệ Kim Cang Đảnh Kinh. Trong quyển 3 của Kim Cang Đảnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh (金剛頂瑜伽中略出念誦經, 4 quyển, Kim Cang Trí dịch, Taishō No. 18) có dạy rằng nên nghĩ tưởng đức Tỳ Lô Giá Na Phật, Ngài ngồi ngay trung ương của đàn, ngồi kiết già với oai đức lớn, sắc trắng như con thiên nga, hình như mặt trăng trong lành, hết thảy tướng hảo đều tròn đầy; trên đầu Ngài đội mũ báu, tóc rũ xuống, áo trời bằng tơ mỏng nhẹ buông trên vai. Trong quyển Trung của Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thật Kinh (諸佛境界攝眞實經, 3 quyển, Bát Nhã [般若] dịch, Taishō No. 18) cũng có giải thích rằng trên đảnh đầu Ngài có mũ 5 thứ báu, trong mũ báu có 5 vị Hóa Phật ngồi kiết già; quán như vậy xong rồi, hãy bắt Kiên Lao Kim Cang Quyền Ấn (堅牢金剛拳印), Bồ Đề Dẫn Đạo Đệ Nhất Trí Ấn (菩提引導第一智印); nhờ gia trì ấn này mà có thể thọ ký quyết định chắc chắn chứng đắc vô thượng Bồ Đề. (2) Thai Tạng Giới Đại Nhật (胎藏界大日): hình Ngũ Luân Tháp (五輪塔) không có trang sức, chủng tử āḥ, a, khaṃ, ma; là đấng chủ tôn trung tâm của Trung Đài Bát Diệp Viện (中台八葉院), được thuyết trong hệ Đại Nhật Kinh; trong quyển 1 của Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh (大毘盧遮那成佛神變加持經, 7 quyển, gọi tắt là Đại Nhật Kinh, Taishō No. 18, Thiện Vô Úy [善無畏, 637-765] và Nhất Hành [一行, 683-727] cọng dịch) có đoạn rằng đấng Đại Nhật Thắng Tôn xuất hiện, sắc vàng ròng rực rỡ, trên đầu đội mũ búi tóc; có ánh sáng cứu thế viên mãn, xa lìa nhiệt não, trú trong Tam Muội. Trong Đại Nhật Kinh Sớ quyển 4 cũng giải thích thêm rằng Ngài lấy chữ A để chuyển thành thân của Đại Nhật Như Lai, giống như sắc màu vàng kim của Diêm Phù Đàn Tử Ma (閻浮檀紫摩), như tượng Bồ Tát, khắp thân phóng đủ loại hào quang. Ấn tướng của Ngài là Pháp Giới Định Ấn (法界定印) nhằm thuyết về sự xa lìa nhiệt não và trú trong Tam Muội. (3) Tứ Diện Đại Nhật (四面大日): trong Lược Xuất Niệm Tụng Kinh (中略出念誦經) quyển 1 có giải thích rằng từ ý nghĩa hiển đắc Tứ Trí của Như Lai nội chứng, đức Phật này thể hiện không y cứ vào phương diện nào cả. Đấng bổn tôn chính của Tháp Du Kỳ (瑜祇塔) trên Cao Dã Sơn cũng dựa trên cơ sở của đấng Tứ Diện Đại Nhật. Tại Nhật Bản, hiện tồn rất nhiều tôn tượng bằng tranh cũng như gỗ khắc của đức Đại Nhật Như Lai này.
(s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 大方廣佛華嚴經): gọi tắt là Hoa Nghiêm Kinh (c: Hua-yen-ching, j: Kegonkyō, 華嚴經), Tạp Hoa Kinh (雜華經). Đây là một trong những bộ kinh quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Hoa Nghiêm Tông (華嚴宗, Kegonshū) của Trung Hoa và Nhật Bản đều ý cứ vào bộ kinh này, lập ra diệu nghĩa gọi là pháp giới duyên khởi (法界緣起), sự sự vô ngại (事事無礙), v.v., để làm tông chỉ. Theo tựa đề mà luận, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh lấy pháp dụ cho nhân quả, nêu lên danh xưng gọi là “lý trí nhân pháp (理智人法, lý trí người và pháp)”; cho nên yếu chỉ của kinh đều ở trong đây. Từ đại (大) ở đây có nghĩa là bao hàm; phương (方) là quỹ phạm; quảng (廣) là cùng khắp; tức nói chung thể dụng của pháp giới nhất tâm, rộng lớn không cùng, nên mới gọi là đại phương quảng. Phật là đấng chứng nhập vào pháp giới vô tận to lớn không cùng; hoa (華) là thí dụ nhân hạnh thành tựu vạn đức tròn đầy; cho nên để khai diễn muôn hạnh nhân vị, lấy thâm nghĩa của hoa để trang sức cho quả vị Phật, nên có tên là Phật Hoa Nghiêm (佛華嚴). Vào ngày thứ 14 sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ Đề, kinh này được đức Như Lai thuyết cho các Bồ Tát thượng vị như Văn Thù (s: Mañjuśrī, 文殊), Phổ Hiền (s: Samantabhadra, 普賢), v.v., về pháp môn tự nội chứng. Giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm là bánh xe pháp căn bản trong các giáo pháp, vì vậy có tên là Xưng Tánh Bản Giáo (稱性本敎); hơn nữa, giáo pháp này thuộc về pháp môn Đốn Giáo (頓敎), nên được gọi là Sơ Đốn Hoa Nghiêm (初頓華嚴). Mặc dầu kinh này xuất phát từ Ấn Độ, nhưng vẫn chưa phát huy toàn bộ huyền chỉ tối cao của kinh; cho đến khi Trung Hoa thành lập Hoa Nghiêm Tông, áo nghĩa đó mới đạt đến tột đỉnh chân nghĩa. Về Phạn bản của kinh này, từ xưa đến nay vẫn có nhiều thuyết khác nhau. Theo bản Hoa Nghiêm Kinh Truyền Ký (華嚴經傳記, Taishō Vol. 51, No. 2073) quyển 1 của Sa Môn Pháp Tạng (法藏, 643-712) của Sùng Phước Tự (崇福寺) ở Kinh Triệu (京兆) cho biết rằng Bồ Tát Long Thọ (s: Nāgājruna, 龍樹) thấy kinh này dưới Long Cung, có 3 bản Thượng Trung Hạ. Trong bản Thượng và Trung, số phẩm tụng rất nhiều, với sức phàm tình thì không thể nào thọ trì được; nên ẩn tàng không truyền ra. Và bản được truyền đến nay là bản Hạ, có đến mười vạn (100.000) câu kệ và 48 phẩm (hay 38 phẩm). Về sau, Bồ Tát Thế Thân (s: Vasubandhu, 世親) viết ra Thập Địa Kinh Luận (十地經論, Taishō Vol. 26, No. 1522, 12 quyển) để giải thích Phẩm Thập Địa (十地品) của kinh này. Các luận sư khác như Kim Cang Quân (金剛軍), Kiên Huệ (堅慧), v.v., cũng có các luận chú về Phẩm Thập Địa. Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (華嚴經探玄記, Taishō Vol. 35, No. 1733) quyển 1 lại chia kinh này thành 6 bản là Hằng Bản (恆本), Đại Bản (大本), Thượng Bản (上本), Trung Bản (中本), Hạ Bản (下本) và Lược Bản (略本). Ngoài ra, Hoa Nghiêm Kinh Chỉ Quy (華嚴經旨歸, Taishō Vol. 45, No. 1871), Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Sớ (大方廣佛華嚴經疏, Taishō Vol. 35, No. 1735) quyển 3 lại nêu ra 10 tên khác của kinh như Dị Thuyết Kinh (異說經), Đồng Thuyết Kinh (同說經), Phổ Nhãn Kinh (普眼經), Thượng Bản Kinh (上本經), Trung Bản Kinh (中本經), Hạ Bản Kinh (下本經), Lược Bản Kinh (略本經), Chủ Bạn Kinh (主伴經), Quyến Thuộc Kinh (眷屬經), Viên Mãn Kinh (圓滿經). Lại theo Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 100, Phạn bản của Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh (不可思議解脫經, tức Tứ Thập Hoa Nghiêm Kinh [四十華嚴經]) có tất cả mười vạn câu kệ. Tuy nhiên, Nhiếp Đại Thừa Luận Thích (攝大乘論釋, Taishō Vol. 31, No. 1595) quyển 15, bản dịch của Thiên Trúc Tam Tạng Chơn Đế (s: Paramārtha, 眞諦, 499-569) nhà Lương, lại cho rằng Hoa Nghiêm Kinh có trăm ngàn kệ, nên có tên là Bách Thiên Kinh (百千經). Bản hiện tồn có ba loại: (1) Lục Thập Hoa Nghiêm (六十華嚴, Taishō Vol. 9, No. 278), 60 quyển, do Phật Đà Bạt Đà La (s: Buddhabhadra, 佛駄跋陀羅, 359-429) dịch từ năm 418-420 hay 421 (niên hiệu Nghĩa Hy [義熙] thứ 14 đến niên hiệu Nguyên Hy [元熙] thứ 2 hoặc Nguyên Sơ [元初] thứ 2) thời Đông Tấn; còn gọi là Cựu Hoa Nghiêm (舊華嚴), Cựu Dịch Hoa Nghiêm Kinh (舊譯華嚴經), Cựu Kinh (舊經), Tấn Kinh (晉經); tổng thành 7 nơi, 8 hội, 34 phẩm. Hoa Nghiêm Tông lấy 8 hội phân thành phần trước và phần sau; 7 hội của phần trước được thuyết trong thời gian 21 ngày sau khi đức Phật thành đạo; 1 hội của phần sau được thuyết vào thời kỳ sau. Trong khi đó, Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支, 562-727) lại cho rằng 5 hội trước được thuyết vào 7 ngày đầu sau khi đức Phật thành đạo; còn 2 hội sau được thuyết vào tuần thứ hai. Trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Sớ quyển 4, Trừng Quán (澄觀, 738-839) cho rằng trong 9 hội của Tân Hoa Nghiêm (新華嚴, tức Bát Thập Hoa Nghiêm, theo thuyết 7 chỗ, 9 hội), 5 hội đầu được thuyết vào tuần đầu tiên; hội thứ 6, 8 và 8 thuộc vào tuần thứ 2; và hội thứ 9 có Phẩm Nhập Pháp Giới (入法界品) thì thuộc về sau này. Về việc phiên dịch kinh này, theo Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集, Taishō Vol. 55, No. 2145) quyển 9, Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký quyển 1, v.v., Phạn bản của Hoa Nghiêm Kinh nguyên lai có mười vạn (100.000) câu kệ, do Chi Pháp Lãnh (支法領) nhà Đông Tấn mang từ nước Vu Điền (s: Ku-stana, 于闐) vào ba vạn sáu ngàn (360.000) câu kệ, từ tháng 3 năm 418 (Nghĩa Hy [義熙] thứ 14) đời vua An Đế (安帝, tại vị 397-419); rồi được Phật Đà Bạt Đà La dịch thành 60 quyển; nên có tên gọi là Lục Thập Hoa Nghiêm. Đây là bản dịch thứ nhất. Tuy nhiên, trong dịch bản này, Phẩm Nhập Pháp Giới vẫn còn khuyết văn, và mãi cho đến năm 680 (Vĩnh Long [永隆] nguyên niên) đời vua Huyền Tông (玄宗, 712-756) nhà Đường mới được bổ dịch. Bản Chú Sớ của kinh này thì rất nhiều, như Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏, 7 quyển) của Huệ Viễn (慧遠, 334-416); Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Phân Tề Thông Trí Phương Quỹ (華嚴經搜玄分齊通智方軌, 5 quyển) của Trí Nghiễm (智儼, 620-668); Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (華嚴經探玄記, 20 quyển) của Pháp Tạng (法藏, 643-712), v.v. (2) Bát Thập Hoa Nghiêm (八十華嚴, Taishō Vol. 10, No. 279), 80 quyển, do Thật Xoa Nan Đà (s: Śikṣānanda, 實叉難陀, 652-710) nhà Đường dịch; còn gọi là Tân Hoa Nghiêm (新華嚴), Đường Kinh (唐經); tổng thành 7 chỗ, 9 hội, 39 phẩm, là bản dị dịch của Lục Thập Hoa Nghiêm. Một vài điểm dị đồng giữa hai bản Lục Thập Hoa Nghiêm và Bát Thập Hoa Nghiêm có thể nêu ra như sau: Phạn bản của Bát Thập Hoa Nghiêm được Thật Xoa Nan Đà mang từ nước Vu Điền vào Trung Quốc thể theo lời thỉnh cầu của Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705); bắt đầu dịch từ tháng 3 năm 695 (Chứng Thánh [證聖] nguyên niên) tại Biến Không Tự (遍空寺), đến tháng 10 năm 699 (Thánh Lịch [聖曆] thứ 2) thì hoàn tất. Tương truyền trong khoảng thời gian này, đích thân Võ Hậu đến dịch trường, tự tay đề tên phẩm kinh. Đây được xem như là bản dịch thứ hai. So với bản Cựu Dịch Lục Thập Hoa Nghiêm, bản Tân Dịch này có văn từ lưu loát, nghĩa lý tròn đầy, cho nên được lưu thông thịnh hành. Kinh điển chính của Hoa Nghiêm Tông chính là bản Bát Thập Hoa Nghiêm này. Ngoài ra, dịch bản tiếng Tây Tạng có 45 phẩm; trong đó 44 phẩm đầu tương đương với 38 phẩm trước của kinh này, phẩm thứ 45 thì tương đương với Phẩm Nhập Pháp Giới thứ 39. Về các bản Chú Sớ của Bát Thập Hoa Nghiêm, có Lược Sớ San Định Ký (略疏刊定記, 15 quyển) của Huệ Uyển (慧苑, 673-?); Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏, 30 quyển) của Thần Tú (神秀, 605-706); Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏, 60 quyển) của Trừng Quán (澄觀, 738-839); Hoa Nghiêm Kinh Luân Quán (華嚴經綸貫, 1 quyển) của Phục Am (復菴); Hoa Nghiêm Kinh Cương Yếu (華嚴經綱要, 80 quyển) của Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清, 1546-1623), v.v. (3) Tứ Thập Hoa Nghiêm (四十華嚴), 40 quyển, do Bát Nhã (s: Prajñā, 般若, 734-?) nhà Đường dịch; gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm (大方廣佛華嚴經入不思議解脫境界普賢行願品, Taishō Vol. 10, No. 293); gọi tắt là Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm (普賢行願品), còn có tên là Trinh Nguyên Kinh (貞元經). Bản này được truyền vào nước Ni Ba La (尼波羅, tức Ni Bạc Nhĩ [尼泊爾], Nepal), là cùng với bản Hoa Nghiêm Kinh trong 9 bộ kinh Đại Thừa. Nội dung bộ kinh thuật lại việc Thiện Tài Đồng Tử (s: Sudhana-śreṣṭhi-dāraka, 善財童子) từng đi tham vấn qua 55 (hoặc 53) vị thiện tri thức và thành tựu hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Đặc biệt, trong bản Tứ Thập Hoa Nghiêm này có nêu lên 10 hạnh nguyện của Phổ Hiền. Về vấn đề phiên dịch bản kinh này, vào tháng 11 năm 795 (Trinh Nguyên [貞元] thứ 11) đời vua Đức Tông (德宗, tại vị 779-805) nhà Đường, do Sư Tử Vương (師子王) của nước Ô Đồ (s: Oḍra, 烏荼), Thiên Trúc (天竺), phái sứ giả tiến cống Phạn bản Hoa Nghiêm Kinh vốn do tự tay nhà vua viết. Đến tháng 6 năm sau, bản này được Bát Nhã Tam Tạng (般若三藏) người Kế Tân (罽賓, tức Ca Tất Thí [s: Kāpiśa, 迦畢試]) dịch tại Sùng Phước Tự (崇福寺), Trường An (長安). Hai cao tăng Trừng Quán và Viên Chiếu (圓照) giám định dịch bản tại Giám Hư Tự (鑑虛等); và đến tháng 2 năm 798 (Trinh Quán thứ 14) thì hoàn tất công tác phiên dịch. Phạn bản của kinh này hiện bảo tồn tại thư viện của các nước như Anh, Pháp, Ấn Độ, v.v. Bản biệt dịch của kinh này có La Ma Già Kinh (羅摩伽經, 3 quyển) của Thánh Kiên (聖堅, ?-?) nhà Đông Tấn; Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm (大方廣佛華嚴經入法界品, 1 quyển) của Địa Bà Ha La (地婆訶羅, 613-687) nhà Đường; Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm Tứ Thập Nhị Tự Quán Môn (大方廣佛華嚴經入法界品四十二字觀門, 1 quyển) của Bất Không (s: Amoghavajra, 不空, 705-774) nhà Đường, v.v. Về bản Chú Sớ của kinh có Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ (華嚴經行願品疏, 10 quyển) của Trừng Quán; Hoa Nghiêm Kinh Biệt Hành Sớ (華嚴經別行疏, 2 quyển) của Trọng Hy (仲希, ?-?); Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện Tu Chứng Nghi (華嚴經普賢行願修證儀, 1 quyển) của Tịnh Nguyên (淨源, 1011-1088), v.v. Ngoài ra, còn có một số bản tán vịnh Thiện Tài Đồng Tử đi tham vấn chư thiện trí thức như Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Nhập Pháp Giới Phẩm Tán (大方廣華嚴入法界品讚) của Dương Kiệt (楊傑, hậu bán thế kỷ 11); Văn Thù Chỉ Nam Đồ Tán (文殊指南圖讚) của Phật Quốc Duy Bạch (佛國惟白, ?-?), v.v.
(行狀): là một thể loại văn chương ghi lại sơ lược tất cả những việc làm, sinh hoạt, quê quán, ngày tháng năm sinh và năm mất của một người nào đó; còn gọi là Hành Trạng Ký (行狀記), Hành Thuật (行述), Hành Thật (行實), Hành Nghiệp (行業), Hành Nghiệp Ký (行業記). Dưới thời nhà Hán thì gọi là Trạng, và từ thời nhà Nguyên trở về sau thì gọi là Hành Trạng. Nguồn gốc của Hành Trạng khởi đầu vào thời Đông Hán (東漢, 25-220), đến thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (魏晉南北朝, 220-589) thì bắt đầu thịnh hành; được tìm thấy trong phần trích dẫn về hành trạng của chư vị hiền đi trước của Truyện Viên Thiệu (袁紹), Ngụy Chí (魏志) 6 thuộc Tam Quốc Chí (三國志); hay trong Truyện Vương Ẩn (王隱) của Tấn Thư (晉書) quyển 82, cho biết rằng Vương Ẩn lúc nhỏ rất thích học, có chí viết ký thuật, thường ghi chép lại những sự việc nhà Tấn cũng như hành trạng của chư vị công thần. Có một số ký thuật hành trạng nổi tiếng qua các triều đại của Trung Quốc. Tỷ dụ như dưới thời nhà Đường (唐, 618-907) có Đại Đường Cố Tam Tạng Huyền Trang Pháp Sư Hành Trạng (大唐故三藏玄奘法師行狀), 1 quyển, không rõ tác giả; Đổng Tấn Hành Trạng (董晉行狀) của Hàn Dũ (韓愈, 768-824); Hàn Lại Bộ Hành Trạng (韓吏部行狀) của Lý Cao (李翱, 774-836), v.v. Thời nhà Tống (宋, 960-1279) có Tư Mã Ôn Công Hành Trạng (司馬溫公行狀) của Tô Thức (蘇軾, 1037-1101); Phó Anh Châu Khất Đan Hành Trạng (赴英州乞舟行狀) cũng của Tô Thức; Minh Đạo Tiên Sinh Hành Trạng (明道先生行狀) của Trình Di (程頤, 1033-1107); Hoàng Khảo Lại Bộ Chu Công Hành Trạng (皇考吏部朱公行狀) của Chu Hy (朱熹, 1130-1200); Trương Ngụy Công Hành Trạng (張魏公行狀) của Chu Hy; Triều Phụng Đại Phu Văn Hoa Các Đãi Chế Tặng Bảo Mô Các Trực Học Sĩ Thông Nghị Đại Phu Thụy Văn Chu Tiên Sinh Hành Trạng (朝奉大夫文華閣待制贈寶謨閣直學士通議大夫諡文朱先生行狀) của Hoàng Càn (黃乾, 1152-1221), v.v. Thời nhà Nguyên (元, 1206-1368) có Cao Phong Thiền Sư Hành Trạng (高峰禪師行狀) của Triệu Mạnh Phủ (趙孟頫, 1254-1322). Dưới thời nhà Minh (明, 1368-1662) thì có Thành Ý Lưu Công Cơ Hành Trạng (誠意伯劉公基行狀) của Hoàng Bá Sanh (黃伯生, ?-?); Tự Tự Tiên Thế Hành Trạng (自敘先世行狀) của Hoàng Tá (黃佐, 1490-1566); Viên Trung Lang Hành Trạng (袁中郎行狀) của Viên Trung Đạo (袁中道, 1570-1623), v.v. Thời nhà Thanh (清, 1616-1911) có Ngô Đồng Sơ Hành Trạng (吳同初行狀) của Cố Viêm Võ (顧炎武, 1613-1682). Về hành trạng của Phật Giáo, trong Nghệ Văn Chí (藝文志) của Tân Đường Thư (新唐書) quyển 59 có Tăng Già Hành Trạng (僧伽行狀) do Tân Sùng (辛崇) soạn, 1 quyển; trong Thiên Tăng Hành (僧行篇) của Quảng Hoằng Minh Tập (廣弘明集) quyển 23 có phần Chư Tăng Luy Hành Trạng (諸僧誄行狀). Trong Đại Tạng Kinh của Phật Giáo có Đại Đường Cố Tam Tạng Huyền Trang Pháp Sư Hành Trạng (大唐故三藏玄奘法師行狀, Taishō Vol. 50, No. 2052), 1 quyển; Huyền Tông Triều Phiên Kinh Tam Tạng Thiện Vô Úy Tặng Hồng Lô Khanh Hành Trạng (玄宗朝翻經三藏善無畏贈鴻臚卿行狀, Taishō Vol. 50, No. 2055), do Lý Hoa (李華) soạn, 1 quyển; Đại Đường Cố Đại Đức Tặng Tư Không Đại Biện Chánh Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Hành Trạng (大唐故大德贈司空大辨正廣智不空三藏行狀, Taishō Vol. 50, No. 2056) do Triệu Thiên (趙遷) soạn, 1 quyển; Đại Đường Thanh Long Tự Tam Triều Cúng Phụng Đại Đức Hành Trạng (大唐青龍寺三朝供奉大德行狀, Taishō Vol. 50, No. 2057, không rõ tác giả), 1 quyển, v.v. Trong Kim Thạch Tụy Biên (金石萃編) quyển 134 có Truyền Ứng Pháp Sư Hành Trạng (傳應法師行狀); Tục Kim Thạch Tụy Biên (續金石萃編) quyển 17 có Chiêu Hóa Tự Chính Thiền Sư Hành Trạng (昭化寺政禪師行狀), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.6.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập