Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bất Nhị »»
(s: amṛta, p: amata, 甘露): âm dịch là A Mật Rị Đa (阿密哩多), A Mật Lật Đa (阿蜜㗚哆), ý dịch là Bất Tử (不死, không chết), Bất Tử Dịch (不死液, chất dịch bất tử), Thiên Tửu (天酒, rượu trời), là loại thuốc thần diệu bất tử, rượu linh trên trời. Trong kinh Phệ Đà (Veda) có nói rằng Rượu Tô Ma là loại mà các vị thần thường hay uống, khi uống nó vào có thể không già, không chết, vị của nó ngọt như mật, cho nên gọi là Cam Lồ. Người ta còn lấy Cam Lồ để ví cho pháp vị nhiệm mầu của Phật pháp, có thể trưởng dưỡng thân tâm của chúng sanh. Trong Mật Giáo gọi nước quán đảnh của hai bộ Bất Nhị Chơn Ngôn là Bất Tử Cam Lồ (不死甘露). Trong Chú Duy Ma Kinh (注維摩經, Taishō 38, 395) quyển 7 có đoạn rằng: “Chư Thiên dĩ chủng chủng danh dược trữ hải trung, dĩ bảo sơn ma chi, linh thành cam lồ, thực chi đắc tiên, danh bất tử dược (諸天以種種名藥著海中、以寳山摩之、令成甘露、食之得仙、名不死藥, Các vị trời dùng nhiều loại thuốc hay đỗ vào trung biển, lấy núi báu mài với thuốc ấy, khiến thành Cam Lồ, ăn nó vào thành tiên, gọi là thuốc bất tử)”, hay “Thiên thực vi Cam Lồ vị dã, thực chi trường thọ, toại hiệu vi bất tử thực dã (天食爲甘露味也、食之長壽、遂號爲不死食也, Thức ăn của trời có vị Cam Lồ, ăn vào thì sống lâu, ấy mới gọi là thức ăn bất tử)”. Hơn nữa, trong Vô Lượng Thọ Kinh (, Taishō 12, 271) quyển thượng cũng có cho biết rằng: “Bát công đức thủy, trạm nhiên doanh mãn, thanh tịnh hương khiết, vị như Cam Lồ (八功德水、湛然盈滿、清淨香潔、味如甘露, Nước có tám thứ công đức vốn vắng lặng, đầy đủ, trong sạch, thơm tinh khiết, mùi vị của nó như Cam Lồ).” Tại Giang Thiên Thiền Tự (江天禪寺) ở Trấn Giang (鎭江), Giang Tô (江蘇), Trung Quốc có 2 câu đối tương truyền do Hoàng Đế Càn Long (乾隆, tại vị 1735-1795) ban tặng là: “Cam Lồ thường lưu công đức hải, hương vân diêu ánh Phổ Đà Sơn (甘露常流功德海、香雲遙映普陀山, Cam Lồ thường chảy công đức biển, mây hương xa sáng Phổ Đà Sơn).” Trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (毘尼日用切要, Taishō No. 1115) quyển 1 có bài kệ Tẩy Bát (洗鉢, Rửa Chén) có liên quan đến Cam Lồ như: “Dĩ thử tẩy bát thủy, như thiên Cam Lồ vị, thí dữ chư quỷ thần, tất giai hoạch bão mãn. Án, ma hưu ra tất tá ha (以此洗鉢水、如天甘露味、施與諸鬼神、悉皆獲飽滿、唵、摩休囉悉莎訶, lấy nước rửa bát này, như vị Cam Lồ trời, ban cho các quỷ thần, tất đều được no đủ. Án, ma hưu ra tất tá ha).”
(孤山智圓, Kosan Chien, 976-1022): vị tăng sống dưới thời nhà Tống, thuộc Phái Sơn Ngoại (山外派) của Thiên Thai Tông Trung Quốc, xuất thân Tiền Đường (錢塘, Hàng Châu), họ Từ (徐), tự Vô Ngoại (無外), hiệu Tiềm Thiên (潛天), Trung Dung Tử (中庸子). Năm lên 8 tuổi, ông xuất gia ở Long Hưng Tự (龍興寺), Tiền Đường. Ban đầu ông học về Nho Giáo, có khiếu về thi văn, sau nương theo Nguyên Thanh (源清) ở Phụng Tiên Tự (奉先寺) học về giáo quán Thiên Thai. Sau khi Nguyên Thanh qua đời, ông sống một mình chuyên tâm nghiên cứu kinh luận, cùng với các bạn đồng môn như Khánh Chiêu (慶昭), Ngộ Ân (晤恩) nỗ lực xiển dương giáo học của Phái Sơn Ngoại. Chính ông đã từng luận tranh với nhân vật đại biểu của Phái Sơn Gia (山家派) là Tứ Minh Tri Lễ (四明知禮). Về sau, ông lui về ẩn cư nơi Tây Hồ Cô Sơn (西湖孤山); số người theo học rất đông. Từ đó về sau, ông chuyên tâm trước tác, soạn ra bộ Nhàn Cư Biên (閒居編) 60 quyển (hiện tồn 51 quyển), Kim Quang Minh Kinh Huyền Nghĩa Biểu Chưng Ký (金光明經玄義表徴記) 1 quyển, v.v. Ông còn tinh thông các sách của Khổng Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử, Dương Hùng, Vương Thông, v.v., thường cho rằng lấy Nho để tu thân, lấy Thích để trị tâm và có ý muốn hòa hợp Tam Giáo. Vào tháng 2 năm đầu (1022) niên hiệu Càn Hưng (乾興), ông làm thơ tế văn rồi an nhiên mà thoát hóa, hưởng thọ 47 tuổi. Ông có viết khoảng 10 loại chú sớ như Văn Thù Bát Nhã Kinh Sớ (文殊般若經疏), Di Giáo Kinh Sớ (遺敎經疏), Bát Nhã Tâm Kinh Sớ (般若心經疏), Thoại Ứng Kinh Sớ (瑞應經疏), Tứ Thập Nhị Chương Kinh Chú (四十二章經注), Bất Tư Nghì Pháp Môn Kinh Sớ (不思議法門經疏), Vô Lượng Nghĩa Kinh Sớ (無量義經疏), Quán Phổ Hiền Hành Pháp Kinh Sớ (觀普賢行法經疏), A Di Đà Kinh Sớ (阿彌陀經疏), Thủ Lăng Nghiêm Kinh Sớ (首楞嚴經疏), v.v. Vì ông ẩn cư nơi Cô Sơn nên người đời thường gọi ông là Cô Sơn Trí Viên. Vào năm thứ 3 (1104) niên hiệu Sùng Đức (崇德) đời vua Huy Tông, ông được ban cho thụy là Pháp Huệ Đại Sư (法慧大師). Trừ các tác phẩm nêu trên, ông còn soạn các tập khác như Niết Bàn Kinh Sớ Tam Đức Chỉ Quy (涅槃經疏三德指歸) 20 quyển, Duy Ma Kinh Lược Sớ Thùy Dụ Ký (維摩經畧疏垂裕記) 10 quyển, Thủ Lăng Nghiêm Kinh Sớ Cốc Hưởng Sao (首楞嚴經疏谷響鈔) 5 quyển, Kim Quang Minh Kinh Văn Cú Sách Ẩn Ký (金光明經文句索隱記) 1 quyển, Niết Bàn Huyền Nghĩa Phát Nguyên Cơ Yếu (涅槃玄義發源機要) 1 quyển, Thập Bất Nhị Môn Chánh Nghĩa (十不二門正義) 1 quyển, v.v., tất cả hơn 170 quyển.
(s: maṇḍa, sarpir-maṇḍa, p: maṇḍa, sappi-maṇḍa, 醍醐):
(1) chỉ loại dầu tinh chất được chế thành từ ván sữa; màu vàng trắng, đem làm bánh, rất ngọt và béo;
(2) chỉ cho một loại rượu ngon;
(3) là một trong 5 vị, tức sữa, cạo sữa, ván sữa sống, ván sữa chín và đề hồ; nên có tên gọi là Đề Hồ Vị (醍醐味);
(4) vì Đề Hồ là vị ngon nhất trong các loại sữa, nên Phật Giáo dùng để chỉ Niết Bàn, Phật tánh, giáo lý chân thật. Trong kinh điển Hán dịch của Phật Giáo Trung Quốc thời kỳ đầu, Đề Hồ có nghĩa là “bản chất, tinh túy.”
Ngoài ra, Đề Hồ còn được dùng như là một phương thuốc chữa bệnh; như trong chương Tây Vức (西域) của Ngụy Thư (魏書) có đoạn: “Tục tiễn phát tề mi, dĩ Đề Hồ đồ chi, dục dục nhiên quang trạch, nhật tam tháo thấu, nhiên hậu ẩm thực (俗剪髮齊眉、以醍醐塗之、昱昱然光澤、日三澡漱、然後飲食, có tục lệ cắt tóc xén lông mày, lấy đề hồ thoa lên, hong nắng ánh sáng, một ngày tắm giặt ba lần, sau đó mới ăn uống).” Quyển 596 của Toàn Đường Văn (全唐文), bài Tống Thái Chiểu Hiếu Liêm Cập Đệ Hậu Quy Mân Cận Tỉnh Tự (送蔡沼孝廉及第後歸閩覲省序) của Âu Dương Chiêm (歐陽詹, 756-798) lại có đoạn rằng: “Phanh nhũ vi đề hồ, đoán kim vi càn tương, dự kỳ phanh đoán dĩ biến hóa (烹乳爲醍醐、鍛金爲乾將、予期烹鍛以變化, nấu sữa thành Đề Hồ, nung vàng làm kiếm tốt, chờ đợi lúc nấu và rèn biến hóa).” Đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật Đa Kinh (大乘理趣六波羅蜜多經) quyển 1 có giải thích rằng: “Khế Kinh như nhũ, điều phục như lạc, Đối Pháp Giáo giả như bỉ sanh tô, Đại Thừa Bát Nhã do như thục tô, Tổng Trì Môn giả thí như Đề Hồ. Đề Hồ chi vị, nhũ, lạc, tô trung vi diệu đệ nhất, năng trừ chư bệnh, linh chư hữu tình thân tâm an lạc. Tổng Trì Môn giả, Khế Kinh đẳng trung tối vi đệ nhất, năng trừ trọng tội, linh chư chúng sanh giải thoát sanh tử, tốc chứng Niết Bàn an lạc pháp thân (契經如乳、調伏如酪、對法敎者如彼生酥、大乘般若猶如熟酥、總持門者譬如醍醐。醍醐之味、乳、酪、酥中微妙第一、能除諸病、令諸有情身心安樂。總持門者、契經等中最爲第一、能除重罪、令諸眾生解脫生死、速證涅槃安樂法身, Khế Kinh như sữa, điều phục như cạo sữa, giáo lý Đối Pháp giống như ván sữa sống, Bát Nhã Đại Thừa như ván sữa chín, Tổng Trì Môn ví như Đề Hồ. Vị của Đề Hồ vi diệu số một trong các loại sữa, cạo sữa, ván sữa; có thể trừ các bệnh, khiến cho thân tâm chúng hữu tình được an lạc. Tổng Trì Môn là số một trong Khế Kinh, v.v., có thể trừ các tội nặng, khiến các chúng sanh giải thoát sanh tử, mau chứng Niết Bàn, pháp thân an lạc).” Do vì Đề Hồ được xem như là giáo lý tối thượng, Phật tánh, v.v.; cho nên xuất hiện thuật ngữ “Đề Hồ Quán Đảnh (醍醐灌頂)” để ví dụ cho việc lấy giáo pháp tối thượng giúp người hành trì để chuyển hóa vô minh, phiền não và đạt được mát mẻ, an lạc. Như trong bài thơ Hành Lộ Nan (行路難) của Cố Huống (顧況, 725-814) có câu: “Khởi tri quán đảnh hữu Đề Hồ, năng sử thanh lương đầu bất nhiệt (豈知灌頂有醍醐、能使清涼頭不熱, sao biết quán đảnh có Đề Hồ, thể khiến mát trong không nóng).” Hay trong bài Ta Lạc Phát (嗟落髮) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) cũng có câu: “Hữu như Đề Hồ quán, tọa thọ thanh lương lạc (有如醍醐灌、坐受清涼樂, lại như rưới Đề Hồ, ngồi thọ vui mát mẻ).” Lại như trong bài Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán Kinh Tự (大乘本生心地觀經序) của vua Hiến Tông (憲宗, tại vị 805-820) nhà Đường có đoạn: “Tỉ phi duyệt chi giả Cam Lồ sái ư tâm điền, hiểu ngộ chi giả Đề Hồ lưu ư tánh cảnh (俾披閱之者甘露灑於心田、曉悟之者醍醐流於性境, người đọc kỹ nó như Cam Lồ rưới nơi ruộng tâm, người hiểu ngộ được nó như Đề Hồ chảy vào cảnh giới tánh).” Bên cạnh đó, trong bài Thật Tế Tự Cố Tự Chủ Hoài Uẩn Phụng Sắc Tặng Long Xiển Đại Pháp Sư Bi Minh (實際寺故寺主懷惲奉敕贈隆闡大法師碑銘) của Đổng Hạo (董浩) nhà Thanh cũng có đoạn: “Tri dữ bất tri, ngưỡng Đề Hồ ư cú kệ, thức dữ bất thức, tuân pháp nhũ ư ba lan (知與不知、仰醍醐於句偈、識與不識、詢法乳於波瀾, biết và không biết, kính Đề Hồ từng câu kệ, hiểu và không hiểu, tin sữa pháp nơi sóng cả).” Ngay như trong Tây Du Ký (西遊記), hồi thứ 31 có câu: “Na Sa Tăng nhất văn Tôn Ngộ Không tam cá tự, tiện hảo tợ Đề Hồ quán đảnh, Cam Lồ tư tâm (那沙僧一聞孫悟空三個字、便好似醒醐灌頂、甘露滋心, Sa Tăng một khi nghe được ba chữ Tôn Ngộ Không, tức thì giống như nước Đề Hồ rưới đầu, Cam Lồ rửa tâm).” Trong bài tán Kinh Pháp Hoa cũng có đề cập đến Đề Hồ như: “Hầu trung Cam Lồ quyên quyên nhuận, khẩu nội đề hồ đích đích lương (喉中甘露涓涓潤、口內醍醐滴滴涼, dưới cổ Cam Lồ rả rích nhỏ, trong miệng Đề Hồ giọt giọt tươi).”
(s: naraka, niraya, p: niraya, 地獄): âm dịch là Nại Lạc Ca (捺落迦), Na Lạc Ca (那落迦), Nại Lạc (奈落), Nê Lê Da (泥犁耶), Nê Lê (泥犁); ý dịch là Bất Lạc (不樂), Khả Yếm (可厭), Khổ Cụ (苦具), Khổ Khí (苦器), Vô Hữu (無有); là một trong Ngũ Thú (五趣), Lục Thú (六趣), Ngũ Đạo (五道), Lục Đạo (六道), Thất Hữu (七有), Thập Giới (十界); cho nên có tên gọi là Địa Ngục Đạo (地獄道), Địa Ngục Thú (地獄趣), Địa Ngục Hữu (地獄有), Địa Ngục Giới (地獄界). Địa Ngục hay Âm Gian (陰間) được con người xem như là địa phương nơi linh hồn người chết sẽ trở về sau khi từ giã cõi đời này. Quan niệm về Địa Ngục phân bố thế giới rộng hay hẹp tùy theo quan niệm tín ngưỡng của mỗi tôn giác khác nhau. Theo Phật Giáo, Địa Ngục được chia thành như sau: (1) Tám Địa Ngục Lớn, còn gọi là Tám Địa Ngục Nóng (八熱地獄, Bát Nhiệt Địa Ngục), gồm: Đẳng Hoạt (s: sañjīva, 等活), Hắc Thằng (s: kālasūtra, 黒繩), Chúng Hợp (s: saṅghāta, 眾合), Khiếu Hoán (s: raurava, 叫喚, hay Hiệu Khiếu [號叫]), Địa Khiếu Hoán (s: mahāraurava, 大叫喚, hay Đại Khiếu [大叫]), Tiêu Nhiệt (s: tapana, 焦熱, hay Viêm Nhiệt [炎熱]), Đại Tiêu Nhiệt (s: pratapana, 大焦熱), A Tỳ (s: avīci, 阿鼻, hay Vô Gián [無間], A Tỳ Chỉ [阿鼻旨], Bát Vạn [八萬]). (2) Tám Địa Ngục Lạnh (八寒地獄, Bát Hàn Địa Ngục), gồm: Át Bộ Đà (s: arbuda, 頞部陀), Ni Lạt Bộ Đà (s: nirarbuda, 尼剌部陀), Át Chiết Tra (s: aṭaṭa, 頞哳吒, hay A Tra Tra [阿吒吒]), Hoắc Hoắc Bà (s: hahava, 臛臛婆, hay A Ba Ba [阿波波]), Hổ Hổ Bà (s: huhuva, 虎虎婆), Miệt Bát La (s: utpala, 嗢鉢羅), Bát Đặc Ma (s: padma, 鉢特摩), Ma Ha Bát Đặc Ma (s: mahāpadma, 摩訶鉢特摩). Ngoài ra, trong Tám Địa Ngục Lớn ấy, mỗi Địa Ngục đều có 16 Địa Ngục quyến thuộc (tức 16 Địa Ngục nhỏ), hợp cả Địa Ngục lớn và nhỏ lại, tổng cọng có 136 Địa Ngục. Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyển 5 có nêu rõ 18 loại Địa Ngục nhỏ như 18 Địa Ngục Lạnh (十八寒地獄, Thập Bát Hàn Địa Ngục), 18 Địa Ngục Tối Tăm (十八黑闇地獄, Thập Bát Hắc Ám Địa Ngục), 18 Địa Ngục Nóng Ít (十八小熱地獄, Thập Bát Tiểu Nhiệt Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Đao (十八刀輪地獄, Thập Bát Đao Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Kiếm (十八劍輪地獄, Thập Bát Kiếm Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Xe Lửa (十八火車地獄, Thập Bát Hỏa Xa Địa Ngục), 18 Địa Ngục Phân Sôi (十八沸屎地獄, Thập Bát Phí Thỉ Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vạc Nước Sôi (十八鑊湯地獄, Thập Bát Hoạch Thang Địa Ngục), 18 Địa Ngục Sông Tro (十八灰河地獄, Thập Bát Hôi Hà Địa Ngục), 18 Địa Ngục Đá Nhọn (十八尖石地獄, Thập Bát Tiêm Thạch Địa Ngục), 18 Địa Ngục Hang Thép (十八鐵窟地獄, Thập Bát Thiết Quật Địa Ngục), 18 Địa Ngục Uống Nước Đồng (十八飲銅地獄, Thập Bát Ẩm Đồng Địa Ngục), v.v. Có 5 ý nghĩa về từ Vô Gián: (1) Thú Quả Vô Gián (趣果無間, chiêu thọ nghiệp quả không qua đời khác, tức báo ứng ngay đời này); (2) Thọ Khổ Vô Gián (受苦無間, chịu khổ không gián đoạn); (3) Thời Vô Gián (時無間, trong một kiếp, chịu khổ báo không gián đoạn); (4) Mạng Vô Gián (命無間, thọ mạng chịu khổ liên tục, không gián đoạn); (5) Hình Vô Gián (形無間, thân hình của chúng sanh và sự lớn nhỏ của Địa Ngục tương đồng mà không có kẻ hở). Do chúng sanh tạo các loại nghiệp nhân bất đồng, mỗi loại Địa Ngục chiêu cảm quả báo bất đồng. Về vị trí của Địa Ngục, có 3 thuyết khác nhau: (1) Theo Trường A Hàm Kinh (長阿含經) quyển 19, Đại Lâu Thán Kinh (大樓炭經) quyển 2, Phẩm Nê Lê (泥犁品), Địa Ngục nằm chung quanh biển lớn, trong khoảng giữa của Đại Kim Cang Sơn và Đại Kim Cang Sơn thứ hai. (2) Theo Lập Thế A Tỳ Đàm Luận (立世阿毘曇論) quyển 1, Địa Động Phẩm (地動品), Địa Ngục nằm ngoài Thiết Vi Sơn (s: Cakravāḍa-parvata, p: Cakkavāḷa-pabbata, 鐵圍山), chỗ hẹp nhất là 80.000 do tuần; chỗ rộng nhất là 160.000 do tuần. (3) Theo Đại Tỳ Bà Sa Luận (大毘婆沙論) quyển 172, Câu Xá Luận (具舍論) quyển 11, v.v., Vô Gián Địa Ngục nằm cách khoảng 20.000 do tuần dưới Nam Thiệm Bộ Châu (s: Jampudīpa, 南贍部洲); các Địa Ngục khác nằm chồng chất lên nhau theo thứ tự, hay nằm một bên. Hơn nữa, còn có Cô Địa Ngục (孤地獄), Biên Địa Ngục (邊地獄), không lệ thuộc vào các Địa Ngục lớn nhỏ bên trên, hoặc nằm trong Tứ Châu (s: catvāro dvīpāḥ, p: cattāro dīpā, 四洲), bên sông núi, hay dưới lòng đất, trên không, v.v. Trong Di Sơn Nhiên Thiền Sư Phát Nguyện Văn (怡山然禪師發願文) của Truy Môn Cảnh Huấn (緇門警訓, Taishō No. 2023) quyển 6 có đoạn rằng: “Nê Lê khổ thú, Ngạ Quỷ đạo trung; hoặc phóng đại quang minh, hoặc kiến chư thần biến, kỳ hữu kiến ngã tướng, nãi chí văn ngã danh, giai phát Bồ Đề tâm, vĩnh xuất luân hồi khổ (泥犁苦趣餓鬼道中、或放大光明、或見諸神變、其有見我相、乃至聞我名、皆發菩提心、永出輪迴苦, Địa Ngục nẻo khổ, Quỷ Đói đường trong; hoặc phóng ánh quang minh, hoặc thấy các thần biến, nếu có thấy tướng ta, cho đến nghe tên ta, đều phát Bồ Đề tâm, mãi ra luân hồi khổ).” Hay trong Thiện Huệ Đại Sĩ Lục (善慧大士錄, CBETA No. 1335) quyển 3, phần Đệ Tứ Chương Minh Tướng Hư Dung (第四章明無相虛融) lại có câu: “Như Lai Pháp Thân vô biệt xứ, phổ thông Tam Giới khổ Nê Lê, Tam Giới Nê Lê bổn phi hữu, vi diệu thùy phục đắc tri hề (如來法身無別處。普通三界苦泥犁。三界泥犁本非有。微玅誰復得知蹊, Như Lai Pháp Thân đâu chốn khác, thông cùng Ba Cõi khổ Nê Lê, Ba Cõi Nê Lê vốn không có, vi diệu ai lại biết nẻo về).” Hoặc như trong Vĩnh Bình Điển Tòa Giáo Huấn (永平典座敎訓) có đoạn: “Ngã nhược sanh Địa Ngục Ngạ Quỷ Súc Sanh Tu La đẳng chi thú, hựu sanh tự dư chi Bát Nạn thú, tuy hữu cầu tăng lực chi phú thân, thủ tự bất khả tác cúng dường Tam Bảo chi tịnh thực (我若生地獄餓鬼畜生修羅等之趣、又生自餘之八難趣、雖有求僧力之覆身、手自不可作供養三寶之淨食, ta nếu sanh vào các đường Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Tu La, hay sanh vào các đường Tám Nạn khác, tuy có cầu năng lực chư tăng che chở thân, nhưng tay không thể tự mình lấy thức ăn thanh tịnh cúng dường Tam Bảo).”
(覺華、覺花): hay Giác Ba, có mấy nghĩa khác nhau.
(1) Là danh xưng của một vị Phật. Theo Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 40, vào thời kiếp Hoa Tích (華積), các đức Phật đều có hiệu là Giác Hoa. Trong Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh (摩訶般若波羅蜜經, Taishō Vol. 8, No. 223) quyển 2 cũng có giải thích rằng: “Ư chư pháp trung đắc Vô Sanh Nhẫn, thị chư nhân ư vị lai thế, quá lục thập bát ức kiếp đương tác Phật, kiếp danh Hoa Tích, Phật giai hiệu Giác Hoa (於諸法中得無生忍、是諸人於未來世、過六十八億劫當作佛、劫名花積、佛皆號覺花, đối với trong các pháp chứng Vô Sanh Nhẫn, những người này vào đời tương lai, qua sáu mươi tám kiếp sẽ thành Phật, kiếp ấy tên là Hoa Tích, chư Phật đều có hiệu là Giác Hoa).”
(2) Hoa giác ngộ. Như trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1277) quyển 10, bài Sư Ni (師尼) có câu: “Sắc thân kiên cố, giới hạnh đoan nghiêm, trưởng phước quả ư thiện căn, khai giác hoa ư tâm địa (色身堅固、戒行端嚴、長福果於善根、開覺花於心地, sắc thân vững chắc, giới hạnh đoan nghiêm, nuôi phước quả nơi thiện căn, bày hoa giác nơi đất tâm).” Hay trong Phật Thuyết Pháp Thân Kinh (佛說法身經, Taishō Vol. 17, No. 766) cũng có câu: “Ly ư Ngũ Dục siêu Ngũ Thú khổ, cụ Lục Phần Pháp viên mãn Lục Ba La Mật, khai Thất Giác Hoa diễn Bát Chánh Đạo (離於五慾超五趣苦。具六分法圓滿六波羅蜜。開七覺花演八正道, lìa xa Năm Dục vượt khổ Năm Cõi, đủ Sáu Phần Pháp tròn đầy Sáu Ba La Mật, bày Bảy Hoa Giác diễn Tám Chánh Đạo).”
(3) Thể hiện cho tướng hảo của Bồ Tát Quán Tự Tại (觀自在). Như trong Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi (瑜伽集要焰口施食儀, Taishō Vol. 21, No. 1320) giải thích rõ rằng: “Thứ nhập Quan Âm định, tức nhập Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Ma Địa, bế mục trừng tâm quán tưởng tự thân, viên mãn khiết bạch do như tịnh nguyệt, tại tâm tịnh nguyệt thượng tưởng hrīḥ tự phóng đại quang minh; kỳ tự biến thành bát diệp Liên Hoa, ư hoa đài thượng hữu Quán Tự Tại Bồ Tát, tướng hảo phân minh; tả thủ trì Liên Hoa, hữu thủ tác khai phu diệp thế. Thị Bồ Tát tác thị tư duy: 'Nhất thiết hữu tình thân trung, các cụ hữu thử giác ngộ chi hoa, thanh tịnh pháp giới bất nhiễm phiền não.' Ư Liên Hoa bát diệp thượng, các hữu Như Lai nhập định già phu nhi tọa, diện hướng Quán Tự Tại Bồ Tát, hạng bội viên quang thân như kim sắc quang minh hoảng diệu. Tưởng thử bát diệp Liên Hoa, tiệm thư tiệm đại lượng đẳng hư không, tức tác như thị tư duy, dĩ thử giác hoa chiếu xúc Như Lai hải hội, nguyện thành quảng đại cúng dường. Nhược tâm bất di thử định, tắc ư vô biên hữu tình thâm khởi bi mẫn. Dĩ thử giác hoa mông chiếu xúc giả, ư chư khổ não tất đắc giải thoát đẳng đồng Quán Tự Tại Bồ Tát tướng hảo, tức tưởng Liên Hoa tiệm tiệm thu liễm lượng đẳng kỷ thân, tắc kết Quán Tự Tại Bồ Tát ấn gia trì tứ xứ (次入觀音定、卽入觀自在菩薩三摩地、閉目澄心觀想自身、圓滿潔白猶如淨月、在心淨月上想hrīḥ字放大光明、其字變成八葉蓮華、於華臺上有觀自在菩薩、相好分明、左手持蓮華、右手作開敷葉勢、是菩薩作是思惟、一切有情身中、各具有此覺悟之華、清淨法界不染煩惱、於蓮華八葉上、各有如來入定跏趺而坐、面向觀自在菩薩、項佩圓光身如金色光明晃耀、想此八葉蓮華、漸舒漸大量等虛空、卽作如是思惟、以此覺華照觸如來海會、願成廣大供養、若心不移此定、則於無邊有情深起悲愍、以此覺華蒙照觸者、於諸苦惱悉得解脫、等同觀自在菩薩相好、卽想蓮華漸漸收斂量等己身、則結觀自在菩薩印加持四處, kế đến nhập vào định Quan Âm, tức nhập vào định của Bồ Tát Quán Tự Tại, nhắm mắt lắng tâm quán tưởng tự thân, tròn đầy trong trắng giống như trăng thanh, ngay tại trung tâm phía trên mặt trăng thanh ấy quán tưởng chữ hrīḥ phóng ra ánh sáng lớn, chữ ấy biến thành hoa sen tám cánh; trên đài hoa ấy có Bồ Tát Quán Tự Tại, tướng tốt rõ ràng, tay trái cầm hoa sen, tay phải làm theo tư thế cánh hoa nở ra. Vị Bồ Tát ấy suy nghĩ như vậy: 'Trong thân của hết thảy chúng hữu tình, đều có đủ hoa giác ngộ này, trong sạch pháp giới, không nhiễm phiền não.' Trên hoa sen có tám cánh ấy, mỗi cánh có một đức Như Lai ngồi xếp bằng nhập định, mặt hướng về Bồ Tát Quán Tự Tại, nơi cổ trang sức tỏa sáng, thân như sắc vàng sáng tỏa chói lọi, quán tưởng hoa sen tám cánh này, dần dần mở ra, dần dần to lớn như hư không; rồi lại suy nghĩ rằng, lấy hoa giác ngộ này chiếu rọi chạm đến hải hội của chư Như Lai, nguyện hoa sen thành to lớn để cúng dường. Nếu như tâm không dời khỏi định này, thì sẽ khởi lòng thương xót đối với vô biên chúng hữu tình. Nhờ lấy hoa giác ngộ này chiếu chạm đến, các khổ não đều được giải thoát, ngang đồng với tướng tốt của Bồ Tát Quán Tự Tại. Rồi lại quán tưởng hoa sen dần dần thâu nhỏ lại bằng với thân mình, liền bắt ấn Bồ Tát Quán Tự Tại để gia trì bốn nơi).” Như vậy, bàn thờ Giác Hoa, còn gọi là Giác Ba, thường được thiết bày trong đàn tràng Chẩn Tế, có thể là bàn thờ đức Bồ Tát Quan Thế Âm (hay Quán Tự Tại).
(4) Cũng có thuyết cho rằng Giác Ba ở đây tức là đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai (覺華定自在王如來) như trong Phẩm Đao Lợi Thiên Cung Thần Thông (忉利天宮神通品) thứ nhất của Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh (地藏菩薩本願經, Taishō Vol. 13, No. 412) có đề cập đến. Vì theo như lời nói của Quỷ Vương Vô Độc thưa với Thánh nữ Bà La Môn (tức tiền thân của Địa Tạng Bồ Tát) rằng: “Duyệt Đế Lợi tội nữ, sanh Thiên dĩ lai, kinh kim tam nhật, vân thừa hiếu thuận chi nữ, vị mẫu thiết cúng, tu phước, bố thí Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai tháp tự, phi duy Bồ Tát chi mẫu đắc thoát Địa Ngục, ưng thị Vô Gián tội nhân, thử nhật tất đắc thọ lạc (悅帝利罪女、生天以來、經今三日、云承孝順之子、爲母設供、修福、布施覺華定自在王如來塔寺、非唯菩薩之母得脫地獄、應是無間罪人、此日悉得受樂, nữ tội nhân Duyệt Đế Lợi sanh lên Trời đến nay, đã dược ba ngày, nương nhờ con gái hiếu thuận, vì mẹ thiết lễ dâng cúng, tu phước, bố thí chùa tháp của đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai; không phải chỉ có mẹ của Bồ Tát được giải thoát, mà các tội nhân trong Địa Ngục Vô Gián, ngày ấy thảy được hưởng vui sướng)”; thiết lễ, cúng dường đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, nhờ công đức đó mà chư tội nhân trong các Địa Ngục, chư vị âm linh cô hồn được siêu thoát khỏi cảnh khổ của ba đường ác. Cho nên, cũng có thể bàn thờ Giác Ba trong đàn tràng Chẩn Tế là bàn thờ Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai.
(慧眼): có ba nghĩa khác nhau. (1) Là thuật ngữ Phật Giáo, chỉ cho một trong Ngũ Nhãn (s: pañca cakṣūṃṣi, p: pañca cakkhūni, 五眼), tức là con mắt trí tuệ của Nhị Thừa; cũng chỉ chung cho trí tuệ có thể chiếu thấy rõ thật tướng của các pháp. Như trong Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh (維摩詰所說經, Taishō Vol. 14, No. 475), quyển Trung, Phẩm Nhập Bất Nhị Pháp Môn (入不二法門品) có giải thích về Huệ Nhãn rằng: “Thật kiến giả thượng bất kiến thật, hà huống phi thật, sở dĩ giả hà ? Phi nhục nhãn sở kiến, Huệ Nhãn nãi năng kiến, nhi thử Huệ Nhãn, vô kiến vô bất kiến, thị vi nhập Bất Nhị pháp môn (實見者尚不見實、何況非實、所以者何、非肉眼所見、慧眼乃能見、而此慧眼、無見無不見、是爲入不二法門, cái thấy thật còn không thấy thật thay, huống gì chẳng phải thật, vì cớ sao vậy ? Chẳng phải mắt thịt thấy được, mà Huệ Nhãn [con mắt trí tuệ] mới có thể thấy, mà Huệ Nhãn này, không thấy và không phải không thấy, đó là đi vào pháp môn Không Hai).” Hay trong bài thơ Tặng Am Trung Lão Tăng (贈庵中老僧) của Đường Thuận Chi (唐順之, 1507-1560) nhà Minh có câu: “Nghiệp tịnh Lục Căn thành Huệ Nhãn, thân vô nhất vật ký mao am (業淨六根成慧眼、身無一物寄茅庵, nghiệp sạch Sáu Căn thành Huệ Nhãn, thân không một vật gởi am tranh).” Trong Viên Giác Kinh Giáp Tụng Tập Giải Giảng Nghĩa (圓覺經夾頌集解講義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 10, No. 253) còn cho biết rằng: “Thâm ngộ luân hồi tức Huệ Nhãn, phân biệt tà chánh tức Pháp Nhãn; nhiên Huệ Nhãn chứng chơn, Pháp Nhãn đạt sự; hựu Huệ Nhãn tức Căn Bản Trí, Pháp Nhãn tức Hậu Đắc Trí (深悟輪迴卽慧眼、分別邪正卽法眼、然慧眼證眞、法眼達事、又慧眼卽根本智、法眼卽後得智, biết sâu luân hồi tức là Huệ Nhãn, phân biệt đúng sai tức là Pháp Nhãn; tuy nhiên Huệ Nhãn thì chứng chơn, Pháp Nhãn thì đạt về sự; lại nữa, Huệ Nhãn tức là Căn Bản Trí, Pháp Nhãn tức là Hậu Đắc Trí).” (2) Nhãn lực nhạy bén, tinh anh. Như trong tập Âu Bắc Thi Thoại (甌北詩話), bài Ngô Mai Thôn Thi (吳梅村詩) của Triệu Dực (趙翼, 1727-1814) nhà Thanh có câu: “Thử thi nhân huệ nhãn, thiện ư thủ đề xứ (此詩人慧眼、善於取題處, con mắt nhạy bén của nhà thơ này, khéo ở chỗ nắm bắt đề tài).” Hay trong tập Dạ Thu Vũ Đăng Lục (夜雨秋燈錄), Truyện A Hàn (阿韓傳) của tiểu thuyết gia Tuyên Đỉnh (宣鼎, 1832-1880) nhà Thanh lại có câu: “Nhi Hàn năng ư phong trần trung độc cụ tuệ nhãn, nữ hiệp dã (而韓能於風塵中獨具慧眼、女俠也, mà trong phong trần, riêng một mình A Hàn có thể có đủ con mắt tinh anh, đúng là nữ hiệp vậy).” (3) Chỉ cho tròng mắt đẹp. Như trong tập đề vịnh Hồng Vi Cảm Cựu Ký (紅薇感舊記) do Phó Truân Cấn (傅屯艮, 1883-1930, tự Văn Lương [文渠]) sáng tác, có câu: “Năng tương huệ nhãn khán tài tử, khảng khái bi ca úy tịch liêu (能將慧眼看才子、慷慨悲歌慰寂寥, thường lấy mắt đẹp nhìn tài tử, hăng hái buồn ca sợ tịch liêu).”
(熊羆): đồng nghĩa với hùng hổ (熊虎), nghĩa là gấu và cọp, tỷ dụ một người dũng mãnh, dũng sĩ thiện chiến. Vì vậy thường có từ “hùng bi chi sĩ (熊羆之士, người có sức mạnh oai dũng như con gấu, cọp).” Như trong Thư Kinh (書經), Khang Vương Chi Cáo (康王之誥) có câu: “Tắc diệc hữu hùng bi chi sĩ, Bất Nhị tâm chi thần, bảo nghệ vương gia (則亦有熊羆之士、不二心之臣、保乂王家, ắt sẽ có dũng sĩ hùng mạnh, trung thần một lòng tận lực, bảo vệ vương gia).” Trong Thi Kinh (詩經), phần Tiểu Nhã (小雅), Tư Can (斯干) có câu: “Đại nhân chiêm chi, duy hùng duy bi, nam tử chi tường, duy hủy duy xà, nữ tử chi tường (大人占之、維熊維羆、男子之祥、維虺維蛇、女子之祥, người lớn đoán rằng, là gấu là cọp, điềm lành con trai; là hổ mang là rắn, điềm lành con gái).” Cho nên nằm mơ thấy con gấu hay cọp, những con vật tượng trưng cho sức mạnh hùng dũng, đó là điềm lành báo mộng sanh con trai. Như trong Tam Quốc Chí (三國志) quyển 24 có câu: “Bệ Hạ thông đạt, cùng lý tận tánh, nhi khoảnh Hoàng Tử liên đa yểu thệ, hùng bi chi tường vị cảm ứng (陛下聰達、窮理盡性、而頃皇子連多夭折、熊羆之祥又未感應, Bệ Hạ thông đạt, xét cùng lý lẽ, nhưng trong chốc lát mà mấy Hoàng Tử liên tục chết yểu, điềm lành gấu cọp vẫn chưa cảm ứng).” Hay trong Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng quyển 2, phần Bảo Thai, có câu: “Hùng bi ứng mộng thả cư do dự chi trung, xà hủy trình tường diệc tại cô nghi chi vức, duy kí bảo an chi nhị tự, cảm vong trí kính vu Tam Tôn (熊羆應夢且居猶豫之中、蛇虺呈祥亦在狐疑之域、惟冀保安之二字、敢忘致敬于三尊, gấu cọp ứng mộng sao còn do dự làm chi, rắn mang điềm tốt liệu mang nghi ngờ lưỡng lự, chỉ mong bình an trong hai chữ, dám quên kính ngưỡng đấng Tam Tôn).” Hoặc trong bài Diệm Khẩu Triệu Thỉnh Văn (焰口召請文) tương truyền do Tô Thức (蘇軾, 1037-1101) nhà Tống trước tác cũng có câu nói về giấc mộng hùng bi: “Hoài thai thập nguyệt, tọa thảo tam triêu, sơ hân loan phụng hòa minh, thứ vọng hùng bi hiệp mộng (懷胎十月、坐草三朝、初欣鸞鳳和鳴、次望熊羆叶夢, mang thai mười tháng, nằm cỏ ba hôm, mới mừng loan phụng cùng vui, kế trông gấu beo báo mộng).”
(荆溪湛然, Keikei Tannen, 711-782): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, tổ thứ 9 của Thiên Thai Tông Trung Quốc, người vùng Kinh Khê (荆溪), Thường Châu (常州, tức Nghi Hưng, Giang Tô), họ Thích (戚), cả nhà đều theo Nho Giáo, chỉ mình ông thích Phật pháp. Năm 17 tuổi, ông học Thiên Thai Chỉ Quán (天台止觀) với Kim Hoa Phương Nham (金華芳巖), đến năm 20 tuổi theo làm môn hạ của Tả Khê Huyền Lãng (左溪玄朗), dốc chí học tập giáo quán Tông Thiên Thai. Năm 38 tuổi, ông xuất gia ở Tịnh Lạc Tự (淨樂寺) vùng Nghi Hưng (宜興), rồi đến Việt Châu (越州) học luật với Đàm Nhất (曇一) và sau đó giảng Chỉ Quán ở Khai Nguyên Tự (開元寺), Quận Ngô (呉郡). Sau khi thầy mình qua đời, ông kế thừa pháp tịch, tự nhận trách nhiệm trùng hưng Thiên Thai Tông, đưa ra thuyết “vô tình hữu tánh (無情有性)”, chủ trương các loài cỏ cây, sỏi đá đều có Phật tánh. Ông đã từng sống qua các chùa Lan Lăng (蘭陵), Thanh Lương (清涼), và khi ông đến nơi đâu thì chúng theo học rất đông, tiếng tăm vang khắp. Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Bảo (天寳) và Đại Lịch (大曆), các vua Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông đều ưu ái thỉnh vào cung, tuy nhiên ông cáo bệnh không đi. Đến cuối đời, ông đến trú tại Thiên Thai Quốc Thanh Tự (天台國清寺). Vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến Trung (建中), ông thị tịch tại đạo tràng Phật Lũng (佛隴), thọ 72 tuổi đời và 43 hạ lạp. Đệ tử Lương Túc (梁肅) soạn văn bia. Ông là vị tổ trung hưng của Thiên Thai Tông, được người đời gọi là Kinh Khê Tôn Giả (荆溪尊者), Diệu Lạc Đại Sư (妙樂大師) hay Ký Chủ Pháp Sư (記主法師). Đệ tử của ông có 39 người như Đạo Thúy (道邃), Phổ Môn (普門), Nguyên Hạo (元皓), Trí Độ (智度), Hành Mãn (行滿), v.v. Bình sinh ông soạn thuật rất nhiều như Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Thích Thiêm (法華經玄義釋籤) 10 quyển, Pháp Hoa Văn Cú Ký (法華文句記) 10 quyển, Chỉ Quán Phổ Hành Truyền Hoằng Quyết (止觀普行傳弘決) 10 quyển, Chỉ Quán Sưu Yếu Ký (止觀捜要記) 10 quyển, Chỉ Quán Đại Ý (止觀大意) 1 quyển, Kim Cang Phê Luận (金剛錍論) 1 quyển, Pháp Hoa Tam Muội Bổ Trợ Nghi (法華三昧補助儀) 1 quyển, Thủy Chung Tâm Yếu (始終心要) 1 quyển, Thập Bất Nhị Môn (十不二門) 1 quyển, v.v.
(臨濟宗, Rinzai-shū): tông phái tôn Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄, Rinzai Gigen) làm tổ, một trong Ngũ Gia Thất Tông (五家七宗) của Trung Quốc. Trải qua 11 đời từ vị sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma (s: Bodhidharma, 菩提達磨[摩]) cho đến Nghĩa Huyền, từ đó trải qua 7 đời truyền thừa và xuất hiện Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓). Môn hạ của Thạch Sương có Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) và Dương Kì Phương Hội (楊岐方會), từ đó phát sanh ra hai phái Hoàng Long (黃龍), Dương Kì (楊岐). Đối với Thiền Tông Trung Quốc, nếu thêm 2 phái này vào trong 5 tông phái Vân Môn (雲門), Pháp Nhãn (法眼), Tào Động (曹洞), Lâm Tế (臨濟), Quy Ngưỡng (溈仰) thì gọi là Ngũ Gia Thất Tông. Trừ Phái Hoàng Long của Minh Am Vinh Tây (明庵榮西) ra, Lâm Tế Tông đuợc truyền vào Nhật tất cả đều thuộc về hệ thống của Phái Dương Kì. Hàng cháu đời thứ 4 của Dương Kì Phương Hội có xuất hiện Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤); thế rồi từ môn hạ của Viên Ngộ có Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) và Hổ Kheo Thiệu Long (虎丘紹隆), từ đó ra đời hai phái Đại Huệ (大慧) và Hổ Kheo (虎丘). Hơn nữa, từ môn hạ của Mật Am Hàm Kiệt (密庵咸傑)—pháp hệ của Hổ Kheo—phát sinh dòng phái môn lưu của Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳), Phá Am Tổ Tiên (破庵祖先) và Tào Nguyên Đạo Sanh (曹源道生). Trước hết, người truyền thừa Thiền nhà Tống sang Nhật Bản đầu tiên là Duệ Sơn Giác A (叡山覺阿), vị tăng đã từng tham vấn Hạt Đường Huệ Viễn (瞎堂慧遠)—pháp từ của Viên Ngộ Khắc Cần. Tiếp theo đó là Minh Am Vinh Tây (明庵榮西), người đã sang nhà Tống lần thứ hai và kế thừa dòng pháp của Hư Am Hoài Sưởng (虛庵懷敞). Dòng pháp của Giác A bị dứt tuyệt; riêng Phái Hoàng Long (黃龍派) của Minh Am Vinh Tây vẫn kéo dài cho đến hiện tại thong qua hai chùa Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji) và Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji). Người đồng thời đại với Vinh Tây là Đại Nhật Năng Nhẫn (大日能忍) thì trú tại Tam Bảo Tự (三寶寺, Sampō-ji), Nhiếp Tân (攝津, Settsu), nhân đọc các thư tịch Thiền mà độc ngộ, tự xưng là Đạt Ma Tông (達磨宗) và mở rộng giáo hóa khắp nơi, nhưng ông lại bị phê phán là “không thầy ngộ một mình”. Từ đó, ông giao phó cho đệ tử đem chỗ sở ngộ của ông sang nhà Tống trình lên cho Chuyết Am Đức Quang (拙庵德光)—đệ tử của Đại Huệ Tông Cảo—để nhận ấn khả. Sau đó, môn lưu của ông được giáo đoàn của Vĩnh Bình Đạo Nguyên (永平道元, Eihei Dōgen) hấp thu rồi đi đến đoạn tuyệt. Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順), v.v., sang nhà Tống cầu pháp, trải qua 13 năm trường, rồi được ấn khả của Kính Tẩu Cư Giản (敬叟居簡)—đệ tử của Chuyết Am Đức Quang, đến trú trì Thắng Lâm Tự (勝林寺) vùng Thảo Hà (草河), nhưng môn lưu của ông chẳng phát triển được chút nào. Viên Nhĩ (圓爾)—người theo học môn lưu của Vinh Tây, sang nhà Tống cầu pháp và đến tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) thuộc Phái Phá Am—cũng trở về nước vào năm thứ 2 (1241) niên hiệu Nhân Trị (仁治), khai sáng Thừa Thiên Tự (承天寺, Shōten-ji) và Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji) ở vùng Bác Đa (博多, Hakata), rồi kiến lập Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) ở kinh đô Kyōto, được hàng công võ quy y theo và nỗ lực xây dựng cơ sở để phát triển một môn phái lớn. Đạo Hựu (道祐) ở Diệu Kiến Đường (妙見堂) vùng Lạc Bắc (洛北, Rakuhoku), Tánh Tài Pháp Thân (性才法身)—vị tổ khai sơn Viên Phước Tự (圓福寺) ở Tùng Đảo (松島, Matsushima), v.v., cũng là những người đồng môn của Viên Nhĩ. Kế đến, Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心)—vị tổ khai sơn Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji) ở Do Lương (由良), Kỷ Y (紀伊, Kii)—cũng đã từng được Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇), Đạo Nguyên (道元), Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順) động viên và sang nhà Tống cầu đạo, thọ pháp với Vô Môn Huệ Khai (無門慧開)—người thuộc dòng phái của Đạo Giả Đạo Ninh (道者道寧), nhân vật huynh đệ với Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤), và trở về nước. Một loạt những người như vậy đều xuất thân từ hai tông Hiển Mật, đã truyền vào Nhật tôn giáo mới của nhà Tống để bổ sung thêm cho Phật Giáo cũ, nhưng lại mai danh ẩn tích ở các địa phương chứ không xuất hiện nơi chốn đô hội, và ý thức khai sáng giáo đoàn mới cũng rất mong manh. Tiếp theo, xuất hiện những vị tăng do vì tránh tình hình bất an dưới thời nhà Tống đã vượt biển sang Nhật Bản để tìm lẽ sống. Tỷ dụ như trường hợp của Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) sang Nhật vào năm thứ 4 (1246) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元). Sau khi sống qua Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) ở vùng Bác Đa và Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Senyū-ji) ở kinh đô Kyōto, Lan Khê xuống vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), được Tướng Quân Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori) quy y theo và làm tổ khai sơn Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji). Đó là cuộc truyền thừa Thiền thuần túy, thoát xác khỏi các tông Hiển Mật. Thêm vào đó, thông qua môi giới của Viên Nhĩ, có đồng môn Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧) sang Nhật, nhờ sự hộ trì của Thời Lại; nhờ vậy Thiền lâm Nhật Bản dần dần được chỉnh đốn, sản sinh ra nhiều môn đệ và các vị tăng Nhật Bản sang nhà Tống cầu pháp tăng thêm nhiều. Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明) và Cự Sơn Chí Nguyên (巨山志源)—những người truyền thừa dòng pháp của Phái Tùng Nguyên (松源派) cùng trở về nước, rồi Đại Hưu Chánh Niệm (大休正念)—đồng hàng huynh đệ với Vô Tượng Tĩnh Chiếu (無象靜照) cũng thuộc Phái Tùng Nguyên—quy quốc, được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) và anh em Tông Chính (宗政) quy y theo. Hơn nữa, đáp lời thỉnh cầu của Thời Tông, Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇) cũng đáp thuyền sang Nhật; nhưng sau khi Lan Khê Đạo Long viên tịch, ông lại trở về nước. Sau đó, có Vô Học Tổ Nguyên (無學祖元) và Kính Đường Giác Viên (鏡堂覺圓) sang Nhật. Được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông tín nhiệm và quy y theo, Vô Học trở thành tổ khai sơn của Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Giống như Vô Học và Kính Đường, có Tiều Cốc Duy Tiên (樵谷惟僊)—người thuộc Phái Tùng Nguyên—trở về nước và truyền trao dòng pháp mới. Trong khi đó, có vị tăng sang Nhật là Linh Sơn Đạo Ẩn (靈山道隱). Đến thời nhà Nguyên, có hai nhân vật làm sứ tiết hòa bình của hai triều Văn Vĩnh (文永), Hoằng An (弘安) và làm Thông Sự hướng dẫn cho Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇), là Nhất Sơn Nhất Ninh (一山一寧) và Đông Lí Đức Hội (東里德會) của Phái Tào Nguyên (曹源派) cũng sang Nhật. Tiếp theo đó, có mấy người thuộc Phái Tào Nguyên lên thuyền sang Nhật như Thanh Chuyết Chánh Trừng (清拙正澄) theo lời thỉnh cầu của tướng quân Bắc Điều Cao Thời (北條高時, Hōjō Takatoki); Minh Cực Sở Tuấn (明極楚俊), Trúc Tiên Phạn Tiên (竺仙梵僊), v.v., theo lời mời của dòng họ Đại Hữu (大友) ở vùng Phong Hậu (豐後). Đồng môn với Trúc Tiên có Nguyệt Lâm Đạo Kiểu (月林道皎), Thạch Thất Thiện Cửu (石室善玖) thì sang nhà Tống cầu pháp và trở về nước. Trong hệ thống Thiền nhà Nguyên, tông phong của các vị tăng theo Thiền Niệm Phật rất thịnh hành; vì mến mộ tông phong của Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) trên Thiên Mục Sơn (天目山), nên nhiều tăng sĩ Nhật Bản đã đến đây cầu pháp và trở về nước. Tỷ dụ như Viễn Khê Tổ Hùng (遠溪祖雄), Cổ Tiên Ấn Nguyên (古先印元), Phục Am Tông Kỷ (復庵宗己), Nghiệp Hải Bổn Tịnh (業海本淨), Minh Tẩu Tề Triết (明叟齊哲), Vô Ẩn Nguyên Hối (無隱元晦), Quan Tây Nghĩa Nam (關西義南), v.v. Bên cạnh đó, còn có mấy người kế thừa dòng pháp của Thiên Nham Nguyên Trường (千岩元長)—đệ tử của Trung Phong—như Đại Chuyết Tổ Năng (大拙祖能), Bích Nham Vi Xán (碧巖囗璨). Những người cùng dòng pháp của Vạn Phong Thời Úy (萬峰時蔚)—người đồng môn với Đại Chuyết và Bích Nham—có Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦) thuộc Phái Hoàng Bá (黃檗派). Tông phong mang tính ẩn dật chính là đặc trưng dưới thời đại này. Giống như những người kế thừa Thiền Niệm Phật, môn hạ của Phái Phá Am (破庵派) có Vô Văn Nguyên Tuyển (無文元選)—nhân vật kế thừa dòng pháp của Cổ Mai Chánh Hữu (古梅正友), hay Tịch Thất Nguyên Quang (寂室元光)—pháp tôn của Lan Khê Đạo Long. Họ thọ nhận tông phong phái này, trở về nước và truyền bá khắp các địa phương. Về Phái Đại Huệ, Trung Nham Viên Nguyệt (中巖圓月), Đông Truyền Chánh Tổ (東傳正祖), Vô Sơ Đức Thỉ (無初德始), v.v., truyền bá dòng pháp mới; riêng Ngu Trung Châu Cập (愚中周及) thì truyền thừa dòng pháp của Tức Hưu Khế Liễu (卽休契了) và hình thành nên một phái mới. Xưa nay, những người cầu pháp ở ngoại quốc có 24 dòng, 46 dòng hay 59 dòng; trong đó trừ 4 dòng của Tào Động Tông (曹洞宗, Sōtō-shū) ra, còn lại 55 dòng thuộc về Lâm Tế Tông. Trong số những nhà truyền pháp thuộc các dòng này, trừ những người bảo trì Thiền Niệm Phật mang tính ẩn dật ra, đại bộ phận các môn lưu đều được hàng công võ quy y theo, thường sống tại 5 ngôi danh sát lớn ở kinh đô Kyōto, Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) và hình thành nên Phái Ngũ Sơn (五山派) với giáo đoàn phức hợp, đa dạng. Đó là hai chùa Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) cũng như Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji) của Vinh Tây; Tịnh Diệu Tự (淨妙寺, Jōmyō-ji) của Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇); Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) của Viên Nhĩ; Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) của Lan Khê Đạo Long; Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) của Vô Học Tổ Nguyên; Tịnh Trí Tự (淨智寺, Jōchi-ji) của Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧) và Nam Châu Hoằng Hải (南洲宏海); Vạn Thọ Tự (萬壽寺, Manju-ji) của Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照); Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji) của Vô Quan Huyền Ngộ (無關玄悟); Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji) và Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji) của Mộng Song Sơ Thạch (夢窻疎石), v.v. Ngoài Phái Ngũ Sơn chịu dưới sự quản chế của chính quyền Mạc Phủ, có xuất hiện Bạt Đội Đắc Thắng (拔隊得勝) và Từ Vân Diệu Ý (慈雲妙意)—pháp tôn của Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心), người đi về bố giáo ở các địa phương ngay từ ban đầu. Bạt Đội sáng lập Hướng Nhạc Tự (向嶽寺, Kōgaku-ji) ở vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai); còn Từ Vân thì khai sáng Quốc Thái Tự (國泰寺, Kokutai-ji) ở Việt Trung (越中, Ecchū) và hình thành nên một dòng phái riêng. Ngoài ra, Vô Văn Nguyên Tuyển kiến lập Phương Quảng Tự (方廣寺, Hōkō-ji) ở Áo Sơn (奥山, Okuyama), Viễn Giang (遠江). Tịch Thất Nguyên Quang là hàng pháp tôn của Lan Khê Đạo Long, không có mối quan hệ gì với Phái Ngũ Sơn, chuyên tâm giáo hóa ở các địa phương và xây dựng Vĩnh Quang Tự (永光寺, Eikō-ji) ở vùng Cận Giang (近江). Những Thiền tăng tại các địa phương có Ngu Trung Châu Cập thoát ly khỏi Phái Mộng Song của Ngũ Sơn; ông khai sáng Phật Thông Tự (佛通寺, Buttsū-ji) ở An Nghệ (安芸), được sự ủng hộ đắc lực của dòng họ Tiểu Tảo Xuyên (小早川) và hình thành giáo đoàn nhỏ. Tại trưng ương kinh đô, trong số những người không chịu sự thống chế của chính quyền Mạc Phủ có Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超)—môn hạ của Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), vị tăng truyền dòng pháp của mình dưới thời đại Liêm Thương. Bên cạnh đó, còn xuất hiện đệ tử của Tông Phong là Quan Sơn Huệ Huyền (關山慧玄). Tông Phong thì khai sáng Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji) ở vùng Tử Dã (紫野, Murasakino); Quan Sơn thì kiến lập Diệu Tâm Tự (妙心寺, Myōshin-ji) ở Hoa Viên (花園, Hanazono) và trở thành sơ tổ của chùa này.Cả hai thầy trò đều được Hoa Viên Pháp Hoàng (花園法皇, Hanazono Hōkō) thâm tín quy y theo. Đối với Thiền lâm Ngũ Sơn, những ngôi chùa Hướng nhạc, Quốc Thái, Phương Quảng, Vĩnh Nguyên, Phật Thông, Đại Đức, Diệu Tâm được gọi là Lâm Hạ Thiền Lâm (林下禪林), vẫn duy trì tông phong từ ngàn xưa, khắc kỷ, đạm bạc mà không hề nhận sự ủng hộ của chính quyền Mạc Phủ. Chính nhân tài của Ngũ Sơn cũng lưu nhập vào hệ thống này, làm cho hưng thạnh; cuối cùng nhờ những nhà Đại Danh thời Chiến Quốc (戰國, Sengoku) quy y theo, hơn nữa những ngôi chùa con ở các địa phương thuộc Phái Ngũ Sơn đã quy hướng về Phái Diệu Tâm Tự (妙心寺派) của Quan Sơn. Cuộc biến động cải cách vào cuối thời nhà Minh và đầu nhà Thanh đã đưa đẩy Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦), Đạo Giả Siêu Nguyên (道者超元), v.v., sang Nhật, đem lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với Thiền lâm trong nước. Từ các phái nhỏ xuất hiện Cổ Nguyệt Thiền Tài (古月禪才), Tuyệt Đồng Bất Nhị (絕同不二), v.v., những nhân vật thuộc Phái Linh Vân (靈雲派) trong Diệu Tâm Tây Phái (妙心西派); cho nên các Tăng Đường ở địa phương được phục hưng và làm cho hồi phục quy cũ tu hành của tập đoàn. Thêm vào đó, từ Phái Thánh Trạch (聖澤派) trong Diệu Tâm Tây Phái lại xuất hiện Bạch Ẩn Huệ Hạc (白隱慧鶴)—người kế thừa dòng pháp của Đạo Kính Huệ Đoan (道鏡慧端); nhờ vậy đã quét sạch những tệ hại lâu năm và vãn hồi được tông phong. Vào năm thứ 7 (1874) niên hiệu Minh Trị (明治, Meiji), qua bản cáo bố của Bộ Tuyên Giáo, hai tông Lâm Tế và Tào Động được độc lập. Đến năm thứ 9 cùng niên hiệu trên, từ Lâm Tế Tông, môn hạ của Ẩn Nguyên Long Kỷ cũng được độc lập với tên gọi là Hoàng Bá Tông (黃檗宗, Ōbaku-shū), trở thành thế chân vạc ba phái Thiền Tông. Trong những Bản Sơn (本山, Honzan, ngôi chùa tổ) các phái của Lâm Tế Tông có 14 phái với các chùa như Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji), Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji), Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji), Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji), Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji), Diệu Tâm Tự (妙心寺, Myōshin-ji), Hướng Nhạc Tự (向嶽寺, Kōgaku-ji), Quốc Thái Tự (國泰寺, Kokutai-ji), Phương Quảng Tự (方廣寺, Hōkō-ji), Vĩnh Nguyên Tự (永源寺, Eigen-ji) và Phật Thông Tự (佛通寺, Buttsū-ji). Vị Quản Trưởng (管長, Kanchō) thống lãnh trong phái, đặt đạo tràng chuyên môn để đào tạo đàn hậu tấn.
(靈空, Reikū, 1652-1739): vị Tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào đầu và giữa thời đại Giang Hộ, Tổ của Dòng An Lạc Viện (安樂院流); húy là Quang Khiêm (光謙), tự Linh Không (靈空), hiệu Huyễn Huyễn Am (幻幻庵), xuất thân vùng Phước Cương (福岡, Fukuoka), Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]), họ Cương Thôn (岡村, Okamura). Vào năm 1665, ông xuất gia tại Tùng Nguyên Am (松源庵) ở vùng Trúc Tiền, đến năm 1668 thì lên tu học trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan). Năm 1678, ông thọ 10 điều cấm giới trong Phạm Võng Kinh (梵綱經), rồi năm sau thì thọ tiếp 48 giới khinh từ Diệu Lập (妙立, Myōryū). Đến năm 1689, ông viết cuốn Tịch Tà Biên (闢邪編) để bài xích pháp môn truyền khẩu gọi là Huyền Chỉ Quy Mạng Đàn (玄指歸命壇). Vào năm 1693, ông nhận lệnh của Công Biện (公辯) đến trú trì An Lạc Viện (安樂院), rồi chỉnh bị chỉnh bị nơi đây thành đạo tràng truyền bá Luật Tông, biến thành cứ địa của Phái An Lạc Luật (安樂律派), chuyên kiêm học cả Phạn Cương Đại Giới (梵綱大戒) và Tứ Phần Luật (四分律). Ông chuyển Tịnh Danh Viện (淨名院) ở Khoan Vĩnh Tự (寬永寺) vùng Giang Hộ (江戸, Edo) thành Luật Viện, kiến lập Hưng Vân Viện (興雲院) ở vùng Nhật Quang (日光, Nikkō), v.v., và tận lực phục hưng Thiên Thai Giáo Quán. Trước tác của ông có Tịch Tà Biên 1 quyển, Pháp Hoa Hoằng Truyền (法華弘傳) 2 quyển, Thập Bất Nhị Môn Chỉ Yếu Sao Tường Giải Ngạn Thuyên (十不二門指要抄詳解諺詮) 3 quyển, Tức Tâm Niệm Phật An Tâm Quyết Định Đàm Nghĩa Bổn (卽心念佛安心決定談義本) 1 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.115.25 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập