Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bát Nạn »»
(拔度、拔渡): siêu độ, cứu vớt. Bạt (拔) nghĩa là nhổ, rút; độ (渡) là sang, qua, vượt qua; bạt độ nghĩa là nhổ sạch, hóa giải những nghiệp lực, oan khiên để giúp vượt qua bờ bên kia giải thoát. Như trong tập tiểu thuyết Di Kiên Đinh Chí (夷堅丁志), phần Chiêm Tiểu Ca (詹小哥), của Hồng Mại (洪邁, 1123-1202) nhà Tống, có đoạn: “Mẫu huynh thất thanh khốc, cức hô tăng tụng kinh bạt độ, vô phục vọng kỳ quy (母兄失聲哭、亟呼僧誦經拔度、無復望其歸, anh của mẹ thất thanh khóc, gấp rút gọi chư tăng tụng kinh cầu siêu độ, không trông mong người ấy sống lại).” Hay trong Biện Chánh Luận (辯正論, Taishō Vol. 52, No. 2110) quyển 2, Thiên Tam Giáo Trị Đạo (三敎治道篇) thứ 2, cũng có đoạn: “Tam viết Hoàng Lục, bạt độ Cửu Huyền Thất Tổ, siêu xuất Ngũ Khổ Bát Nạn, cứu u dạ cầu thán chi hồn, tế Địa Ngục trường bi chi tội (三曰黃籙、拔度九玄七祖、超出五苦八難、救幽夜求歎之魂、濟地獄長悲之罪, thứ ba là đàn Hoàng Lục, chuyên cứu vớt Cửu Huyền Thất Tổ, thoát ra khỏi Năm Khổ Tám Nạn, cứu đêm tối than khóc vong hồn, thoát Địa Ngục đau buồn bao tội).”
(革凡成聖): hay cách phàm đăng Thánh (革凡登聖), nghĩa là thay đổi, chuyển hóa phàm tâm để trở thành thánh nhân. Như trong bản Sắc Xá Đạo Sự Phật (敕舍道事佛) của vua Lương Võ Đế (梁武帝, tại vị 502-549) thời Nam Triều có đoạn: “Lão Tử, Chu Công, Khổng Tử đẳng tuy thị Như Lai đệ tử, nhi vi hóa ký tà, chỉ thị thế gian chi thiện, bất năng cách phàm thành Thánh (老子、周公、孔子等雖是如來弟子、而爲化旣邪、止是世間之善、不能革凡成聖, Lão Tử, Chu Công, Khổng Tử tuy vậy cũng là đệ tử của Như Lai, mà vì mọi người giáo hóa các sai lầm trước, làm dừng lại điều thiện của thế gian, không thể chuyển phàm thành Thánh được).” Hay trong A Di Đà Kinh Nghĩa Ký (阿彌陀經義記) của Đại Sư Trí Khải (智顗, 538-397) có câu: “Hữu cảm tư ứng, cơ ngộ chi thần, tức ư hội cách phàm thành Thánh (有感斯應、機悟之辰、卽於會革凡成聖, có cảm với ứng ấy, gặp khi cơ ngộ, tức nơi ấy mà hiểu được chuyển phàm thành Thánh).” Hoặc trong bức Đáp Thích Trí Khải Di Chỉ Thư (答釋智顗遺旨書) của Tùy Dương Đế (隋煬帝, tại vị 604-618) cũng có câu: “Thế thế sanh sanh, sư tư bất khuyết, cách phàm đăng Thánh, cấp thị vô khuy (世世生生、師資不闕、革凡登聖、給侍無虧, đời đời kiếp kiếp, thầy trò chẳng dứt, chuyển phàm chứng Thánh, hầu hạ không sót).”
(甘旨): có nhiều nghĩa khác nhau:
(1) ngon ngọt; như trong Luận Quý Túc Sớ (論貴粟疏) của Triều Thác (晁錯, 200-154 trước CN) nhà Hán có câu: “Phù hàn chi ư y, bất đãi khinh noãn, cơ chi ư thực, bất đãi cam chỉ (夫寒之於衣、不待輕煖、飢之於食、不待甘旨, hễ lạnh thì nhờ vào áo mặc, chẳng kể thứ nhẹ ấm; hễ đói thì nhờ vào thức ăn, chẳng đợi đồ ngon ngọt).”
(2) Loại thực vật ngon ngọt. Như trong Kim Lâu Tử (金樓子), Lập Ngôn (立言) của Lương Nguyên Đế (梁元帝, tại vị 552-554) thời Nam Triều có câu: “Cam chỉ bách phẩm, nguyệt tế nhật tự (甘旨百品、月祭日祀, trăm thứ ngon ngọt, tháng cúng ngày thờ).” Hay như trong Liêu Trai Chí Dị (聊齋誌異), chương Cửu Sơn Vương (九山王) của Bồ Tùng Linh (蒲松齡, 1640-1715) nhà Thanh cũng có đoạn rằng: “Nga nhi hành tửu tiến soạn, bị cực cam chỉ (俄而行酒薦饌、僃極甘旨, trong chốt lát thì tiến hành dâng cúng rượu, mâm cỗ, chuẩn bị loại ngon ngọt nhất).”
(3) Chỉ loại thức ăn dùng để nuôi dưỡng song thân. Trong tờ Tấu Trần Tình Trạng (奏陳情狀) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường có đoạn: “Thần mẫu đa bệnh, thần gia tố bần, cam chỉ hoặc khuy, vô dĩ vi dưỡng, dược bính hoặc khuyết, không trí kỳ ưu (臣母多病、臣家素貧、甘旨或虧、無以爲養、藥餌或闕、空致其憂, mẹ thần nhiều bệnh, nhà thần nghèo cùng, thức ăn ngon ngọt có khi thiếu thốn, chẳng lấy gì nuôi dưỡng song thân, thuốc men khuyết hụt, không có gì làm cho người yên lòng).”
Từ đó, có cụm từ “cúng cam chỉ (供甘旨)” nghĩa là cung phụng cha mẹ hết mực để báo hiếu. Như Trong Nhị Thập Tứ Hiếu (二十四孝), câu chuyện Phụ Mễ Dưỡng Thân (負米養親, vác gạo nuôi song thân) của Tử Lộ (子路) có đoạn thơ rằng: “Phụ mễ cúng cam chỉ, ninh từ bách lí diêu, thân vinh thân dĩ một, do niệm cựu cù lao (負米供甘旨、寧辭百里遙、身榮親已沒、猶念舊劬勞, vác gạo nuôi cha mẹ, chẳng từ trăm dặm xa, giàu sang người đã mất, còn nhớ công ơn xưa).” Hay trong Đại Huệ Phổ Giác Thiền Sư Pháp Ngữ (大慧普覺禪師法語) quyển 20 có đoạn: “Phụ mẫu bất cúng cam chỉ, Lục Thân cố dĩ khí ly, thân cư thanh tịnh già lam, mục đỗ cam dung thánh tướng (父母不供甘旨、六親固以棄離、身居清淨伽藍、目睹紺容聖相, cha mẹ chẳng tròn hiếu đạo, Lục Thân lại phải xa rời, thân sống già lam thanh tịnh, mắt trông thánh tướng dung hiền).” Hoặc trong Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách (潙山大圓禪師警策) của Quy Sơn Linh Hựu (潙山靈祐) cũng có câu tương tự như vậy: “Phụ mẫu bất cung cam chỉ, Lục Thân cố dĩ khí ly, bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự (父母不供甘旨、六親固以棄離、不能安國治邦、家業頓捐繼嗣, cha mẹ chẳng tròn hiếu đạo, Lục Thân lại phải xa rời, chẳng thể an nhà trị nước, gia nghiệp dứt bỏ kế thừa).”
(九有): chỉ cho 9 xứ sở cư trú của chúng hữu tình, hay 9 loại sinh tồn của thế giới hữu tình, còn gọi là Cửu Cư (九居), Cửu Chúng Sanh Cư (九眾生居), Cửu Hữu Tình Cư (九有情居), Cửu Môn (九門), Cửu Địa (九地); có thể chia thành Dục Giới (欲界), Sắc Giới (色界) và Vô Sắc Giới (無色界). Tùy theo tam muội Thiền định sâu hay cạn mà Sắc Giới và Vô Sắc Giới lại chia thành Tứ Thiền Thiên (四禪天, bốn cõi Thiền) và Tứ Vô Sắc Thiên (四無色天, bốn cõi trời vô sắc); như vậy cọng với Dục Giới thành 9 cõi gồm:
(1) Dục Giới Ngũ Thú Địa (欲界五趣地, cõi dục có 5 đường): nơi sinh sống lẫn lộn của các hiện hữu Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, người và trời (kể cả cõi trời Sáu Dục), nên được gọi là Ngũ Thú Tạp Cư Địa (五趣雜居地, nơi 5 loài sống hỗn tạp lẫn nhau).
(2) Ly Sanh Hỷ Lạc Địa (離生喜樂地): cảnh địa sanh khởi niềm vui sướng nhờ xa lìa đường ác của Dục Giới; cõi Sơ Thiền của Sắc Giới thuộc về cảnh địa này.
(3) Định Sanh Hỷ Lạc Địa (定生喜樂地): cảnh địa sanh khởi niềm hỷ lạc nhờ có định; cõi Thiền thứ 2 của Sắc Giới thuộc cảnh địa này.
(4) Ly Hỷ Diệu Lạc Địa (離喜妙樂地): cảnh địa có sự an lạc thù thắng nhờ xa lìa niềm vui của cảnh địa trước; cõi Thiền thứ 3 của Sắc Giới thuộc cảnh địa này.
(5) Xả Niệm Thanh Tịnh Địa (捨念清淨地): cảnh địa có được nhờ xả ly tất cả hỷ lạc của các cảnh địa trước, cho nên tâm đạt được sự an tĩnh, bình đẳng, tự giác và thanh tịnh; cõi Thiền thứ 4 của Sắc Giới thuộc cảnh địa này.
(6) Không Vô Biên Xứ Địa (空無邊處地): cảnh địa có được nhờ xa lìa tánh vật chất của Sắc Giới và chứng đắc tánh tự tại của hư không không cùng tận; cõi trời thứ nhất của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này.
(7) Thức Vô Biên Xứ Địa (識無邊處地): cảnh địa đạt được thức là vô hạn, rộng rãi vô cùng; cõi trời thứ 2 của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này.
(8) Vô Sở Hữu Xứ Địa (無所有處地): cảnh địa xa lìa tính động của 2 địa trước, nhập vào tưởng vắng lặng gọi là “không có một vật”; cõi trời thứ 3 của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này.
(9) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Địa (非想非非想處地): cảnh địa xa lìa cả có tưởng cũng như không có tưởng, không thiên về có và không, đạt đến trạng thái an tĩnh, bình đẳng; cõi trời thứ 4 của Vô Sắc Giới thuộc về cảnh địa này.
Trong Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經) có câu: “Tứ Sanh Cửu Hữu, đồng đăng Hoa Tạng huyền môn, Bát Nạn Tam Đồ, cọng nhập Tỳ Lô tánh hải (四生九有、同登華藏玄門、八難三途、共入毘盧性海, Bốn Loài Chín Cõi, cùng lên Hoa Tạng cửa huyền; Tám Nạn Ba Đường, đều vào Tỳ Lô biển tánh).” Hay như trong Tự Sa Môn Huyền Trang Thượng Biểu Ký (寺沙門玄奘上表記), phần Thỉnh Đắc Thiện Lạc Pháp Sư Đẳng Trùng Xuất Gia Biểu (請得善洛法師等重出家表) lại có đoạn: “Phục duy: Hoàng Đế Hoàng Hậu Bệ Hạ, uẩn linh diệu giác, ứng tích thiện quyền, cố năng giám cực chơn như, chuyển Pháp Luân ư Cửu Hữu, bi hoài thứ loại, chửng trầm nạn ư Tam Đồ (伏惟、皇帝皇后陛下、蘊靈妙覺、應跡善權、故能鑒極眞如、轉法輪於九有、悲懷庶類、拯沉難於三塗, Cúi mong: Hoàng Đế, Hoàng Hậu, Bệ Hạ, linh thiêng biết tỏ, ứng tích hiển bày, nên có thể chứng giám chơn như, chuyển Xe Pháp nơi Chín Cõi, xót thương muôn dân, cứu khổ nạn nơi Ba Đường).” Hoặc như trong A Tỳ Đạt Ma Tàng Hiển Tông Luận (阿毘達磨藏顯宗論, Taishō No. 1563) quyển 12 có câu: “Như thị giải thích Thất Thức Trú dĩ, nhân tư phục biện Cửu Hữu Tình Cư (如是解釋七識住已、因茲復辯九有情居, như vậy đã giải thích xong Bảy Thức Trú, nhân đây lại bàn rõ Chín Cõi Cư Trú Của Chúng Hữu Tình).”
(頂相): trên đỉnh đầu của đức Phật có nhục kế (s: uṣṇīṣa, 肉髻, khối u bằng thịt như búi tóc), hết thảy trời người đều không thể thấy được, nên có tên là vô kiến đảnh tướng (無見頂相); một trong 32 tướng tốt. Như trong Đại Pháp Cự Đà La Ni Kinh (大法炬陀羅尼經, Taishō Vol. 21, No. 1340) quyển 4, Phẩm Tướng Hảo (相好品), giải thích rằng: “Như Lai đảnh tướng, nhục kế viên mãn, nhất thiết nhân thiên sở bất năng kiến (如來頂相、肉髻圓滿、一切人天所不能見, đảnh tướng của Như Lai, nhục kế tròn đầy, tất cả trời người không thể thấy được).” Trong Thủy Kinh Chú (水經注), phần Hà Thủy (河水) 2, có đoạn: “Tháp tích, Phật nha, Ca Sa, đảnh tướng Xá Lợi, tất tại Phất Lâu Sa quốc (塔跡、佛牙、袈裟、頂相舍利、悉在弗樓沙國, di tích tháp, răng Phật, y Ca Sa, Xá Lợi của đảnh tướng, đều ở tại nước Phất Lâu Sa [Purusapura, hiện tại ở phái Tây Bắc Peshawar]).” Hay trong Pháp Hoa Kinh Thông Nghĩa (法華經通義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 31, No. 611) lại có đoạn rằng: “Phật hữu cửu thập thất chủng đại nhân tướng, nhục kế đảnh tướng vi đệ nhất, thị vi vô kiến đảnh tướng, tùng thử phóng quang (佛有九十七種大人相、肉髻頂相爲第一、是爲無見頂相、從此放光, đức Phật có 97 loại tướng của đại nhân, đảnh tướng nhục kế là số một, đó là vô kiến đảnh tướng, từ đây phóng ra ánh sáng).” Ngoài ra, các Thiền gia gọi tiêu tượng bán thân, hay tượng toàn thân của Tổ sư ngồi trên ghế dựa Khúc Lục (曲彔), là đảnh tướng, tôn kính như vô kiến đảnh tướng của đức Như Lai. Sự lưu hành hình vẽ đảnh tướng khởi đầu từ Trung Quốc, nhưng thịnh hành nhất dưới hai thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) và Thất Đinh (室町, Muromachi) của Nhật Bản. Vẽ mặt nhân vật phần nhiều là bút pháp tả thật, ở giữa có bài từ tự nhân vật được vẽ làm ra. Đây được xem như là tín vật phú pháp, truyền cho đệ tử đắc pháp. Như trong Gia Thái Phổ Đăng Lục (嘉泰普燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 79, No. 1559) quyển 29 có bài Đề Vĩnh Minh Trí Giác Thọ Thiền Sư Đảnh Tướng (題永明智覺壽禪師頂相) của Trường Lô Tổ Chiếu Hòa Thiền Sư (長蘆祖照和禪師), rằng: “Tuệ nhật phong cao thu sắc lãnh, Tiền Đường giang tĩnh nguyệt hoa minh, hàn quang nhất thước châu sa giới, bút hạ khan lai vị thập thành (慧日峰高秋色冷、錢塘江靜月華明、寒光一爍周沙界、筆下看來未十成, trời tuệ đỉnh cao thu sắc lạnh, Tiền Đường sông lặng trăng sáng trong, hào quang tỏ rực khắp muôn cõi, dưới bút xem ra chữa vẹn toàn).”
(s: naraka, niraya, p: niraya, 地獄): âm dịch là Nại Lạc Ca (捺落迦), Na Lạc Ca (那落迦), Nại Lạc (奈落), Nê Lê Da (泥犁耶), Nê Lê (泥犁); ý dịch là Bất Lạc (不樂), Khả Yếm (可厭), Khổ Cụ (苦具), Khổ Khí (苦器), Vô Hữu (無有); là một trong Ngũ Thú (五趣), Lục Thú (六趣), Ngũ Đạo (五道), Lục Đạo (六道), Thất Hữu (七有), Thập Giới (十界); cho nên có tên gọi là Địa Ngục Đạo (地獄道), Địa Ngục Thú (地獄趣), Địa Ngục Hữu (地獄有), Địa Ngục Giới (地獄界). Địa Ngục hay Âm Gian (陰間) được con người xem như là địa phương nơi linh hồn người chết sẽ trở về sau khi từ giã cõi đời này. Quan niệm về Địa Ngục phân bố thế giới rộng hay hẹp tùy theo quan niệm tín ngưỡng của mỗi tôn giác khác nhau. Theo Phật Giáo, Địa Ngục được chia thành như sau: (1) Tám Địa Ngục Lớn, còn gọi là Tám Địa Ngục Nóng (八熱地獄, Bát Nhiệt Địa Ngục), gồm: Đẳng Hoạt (s: sañjīva, 等活), Hắc Thằng (s: kālasūtra, 黒繩), Chúng Hợp (s: saṅghāta, 眾合), Khiếu Hoán (s: raurava, 叫喚, hay Hiệu Khiếu [號叫]), Địa Khiếu Hoán (s: mahāraurava, 大叫喚, hay Đại Khiếu [大叫]), Tiêu Nhiệt (s: tapana, 焦熱, hay Viêm Nhiệt [炎熱]), Đại Tiêu Nhiệt (s: pratapana, 大焦熱), A Tỳ (s: avīci, 阿鼻, hay Vô Gián [無間], A Tỳ Chỉ [阿鼻旨], Bát Vạn [八萬]). (2) Tám Địa Ngục Lạnh (八寒地獄, Bát Hàn Địa Ngục), gồm: Át Bộ Đà (s: arbuda, 頞部陀), Ni Lạt Bộ Đà (s: nirarbuda, 尼剌部陀), Át Chiết Tra (s: aṭaṭa, 頞哳吒, hay A Tra Tra [阿吒吒]), Hoắc Hoắc Bà (s: hahava, 臛臛婆, hay A Ba Ba [阿波波]), Hổ Hổ Bà (s: huhuva, 虎虎婆), Miệt Bát La (s: utpala, 嗢鉢羅), Bát Đặc Ma (s: padma, 鉢特摩), Ma Ha Bát Đặc Ma (s: mahāpadma, 摩訶鉢特摩). Ngoài ra, trong Tám Địa Ngục Lớn ấy, mỗi Địa Ngục đều có 16 Địa Ngục quyến thuộc (tức 16 Địa Ngục nhỏ), hợp cả Địa Ngục lớn và nhỏ lại, tổng cọng có 136 Địa Ngục. Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyển 5 có nêu rõ 18 loại Địa Ngục nhỏ như 18 Địa Ngục Lạnh (十八寒地獄, Thập Bát Hàn Địa Ngục), 18 Địa Ngục Tối Tăm (十八黑闇地獄, Thập Bát Hắc Ám Địa Ngục), 18 Địa Ngục Nóng Ít (十八小熱地獄, Thập Bát Tiểu Nhiệt Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Đao (十八刀輪地獄, Thập Bát Đao Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Kiếm (十八劍輪地獄, Thập Bát Kiếm Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Xe Lửa (十八火車地獄, Thập Bát Hỏa Xa Địa Ngục), 18 Địa Ngục Phân Sôi (十八沸屎地獄, Thập Bát Phí Thỉ Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vạc Nước Sôi (十八鑊湯地獄, Thập Bát Hoạch Thang Địa Ngục), 18 Địa Ngục Sông Tro (十八灰河地獄, Thập Bát Hôi Hà Địa Ngục), 18 Địa Ngục Đá Nhọn (十八尖石地獄, Thập Bát Tiêm Thạch Địa Ngục), 18 Địa Ngục Hang Thép (十八鐵窟地獄, Thập Bát Thiết Quật Địa Ngục), 18 Địa Ngục Uống Nước Đồng (十八飲銅地獄, Thập Bát Ẩm Đồng Địa Ngục), v.v. Có 5 ý nghĩa về từ Vô Gián: (1) Thú Quả Vô Gián (趣果無間, chiêu thọ nghiệp quả không qua đời khác, tức báo ứng ngay đời này); (2) Thọ Khổ Vô Gián (受苦無間, chịu khổ không gián đoạn); (3) Thời Vô Gián (時無間, trong một kiếp, chịu khổ báo không gián đoạn); (4) Mạng Vô Gián (命無間, thọ mạng chịu khổ liên tục, không gián đoạn); (5) Hình Vô Gián (形無間, thân hình của chúng sanh và sự lớn nhỏ của Địa Ngục tương đồng mà không có kẻ hở). Do chúng sanh tạo các loại nghiệp nhân bất đồng, mỗi loại Địa Ngục chiêu cảm quả báo bất đồng. Về vị trí của Địa Ngục, có 3 thuyết khác nhau: (1) Theo Trường A Hàm Kinh (長阿含經) quyển 19, Đại Lâu Thán Kinh (大樓炭經) quyển 2, Phẩm Nê Lê (泥犁品), Địa Ngục nằm chung quanh biển lớn, trong khoảng giữa của Đại Kim Cang Sơn và Đại Kim Cang Sơn thứ hai. (2) Theo Lập Thế A Tỳ Đàm Luận (立世阿毘曇論) quyển 1, Địa Động Phẩm (地動品), Địa Ngục nằm ngoài Thiết Vi Sơn (s: Cakravāḍa-parvata, p: Cakkavāḷa-pabbata, 鐵圍山), chỗ hẹp nhất là 80.000 do tuần; chỗ rộng nhất là 160.000 do tuần. (3) Theo Đại Tỳ Bà Sa Luận (大毘婆沙論) quyển 172, Câu Xá Luận (具舍論) quyển 11, v.v., Vô Gián Địa Ngục nằm cách khoảng 20.000 do tuần dưới Nam Thiệm Bộ Châu (s: Jampudīpa, 南贍部洲); các Địa Ngục khác nằm chồng chất lên nhau theo thứ tự, hay nằm một bên. Hơn nữa, còn có Cô Địa Ngục (孤地獄), Biên Địa Ngục (邊地獄), không lệ thuộc vào các Địa Ngục lớn nhỏ bên trên, hoặc nằm trong Tứ Châu (s: catvāro dvīpāḥ, p: cattāro dīpā, 四洲), bên sông núi, hay dưới lòng đất, trên không, v.v. Trong Di Sơn Nhiên Thiền Sư Phát Nguyện Văn (怡山然禪師發願文) của Truy Môn Cảnh Huấn (緇門警訓, Taishō No. 2023) quyển 6 có đoạn rằng: “Nê Lê khổ thú, Ngạ Quỷ đạo trung; hoặc phóng đại quang minh, hoặc kiến chư thần biến, kỳ hữu kiến ngã tướng, nãi chí văn ngã danh, giai phát Bồ Đề tâm, vĩnh xuất luân hồi khổ (泥犁苦趣餓鬼道中、或放大光明、或見諸神變、其有見我相、乃至聞我名、皆發菩提心、永出輪迴苦, Địa Ngục nẻo khổ, Quỷ Đói đường trong; hoặc phóng ánh quang minh, hoặc thấy các thần biến, nếu có thấy tướng ta, cho đến nghe tên ta, đều phát Bồ Đề tâm, mãi ra luân hồi khổ).” Hay trong Thiện Huệ Đại Sĩ Lục (善慧大士錄, CBETA No. 1335) quyển 3, phần Đệ Tứ Chương Minh Tướng Hư Dung (第四章明無相虛融) lại có câu: “Như Lai Pháp Thân vô biệt xứ, phổ thông Tam Giới khổ Nê Lê, Tam Giới Nê Lê bổn phi hữu, vi diệu thùy phục đắc tri hề (如來法身無別處。普通三界苦泥犁。三界泥犁本非有。微玅誰復得知蹊, Như Lai Pháp Thân đâu chốn khác, thông cùng Ba Cõi khổ Nê Lê, Ba Cõi Nê Lê vốn không có, vi diệu ai lại biết nẻo về).” Hoặc như trong Vĩnh Bình Điển Tòa Giáo Huấn (永平典座敎訓) có đoạn: “Ngã nhược sanh Địa Ngục Ngạ Quỷ Súc Sanh Tu La đẳng chi thú, hựu sanh tự dư chi Bát Nạn thú, tuy hữu cầu tăng lực chi phú thân, thủ tự bất khả tác cúng dường Tam Bảo chi tịnh thực (我若生地獄餓鬼畜生修羅等之趣、又生自餘之八難趣、雖有求僧力之覆身、手自不可作供養三寶之淨食, ta nếu sanh vào các đường Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Tu La, hay sanh vào các đường Tám Nạn khác, tuy có cầu năng lực chư tăng che chở thân, nhưng tay không thể tự mình lấy thức ăn thanh tịnh cúng dường Tam Bảo).”
(s: nirmāṇa-kāya, j: keshin, 化身): nghĩa là thân biến hóa, là một trong 3 thân (Pháp Thân, Ứng Thân Và Hóa Thân) và 4 thân (Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân và Hóa Thân) của Phật. Nó còn được gọi là Ứng Phật, Ứng Thân Phật, Ứng Hóa Thân. Để cứu độ và giáo hóa chúng sanh, chư Phật và Bồ Tát đã hóa hiện ra 33 loại thân cũng như trăm ngàn ức loại thân khác nhau; cho nên có tên gọi “Thiên Bách Ức Hóa Thân (千百億化身).” Như trong Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh (六祖法寶壇經), Phẩm Sám Hối (懺悔品) thứ 6, có đoạn: “Hà danh Thiên Bách Ức Hóa Thân ? Nhược bất tư vạn pháp, tánh bổn như không, nhất niệm tư lường, danh vi biến hóa; tư lường ác sự, hóa vi Địa Ngục, tư lường thiện sự, hóa vi Thiên Đường, độc hại, hóa vi long xà, từ bi, hóa vi Bồ Tát, trí tuệ, hóa vi thượng giới, ngu si, hóa vi hạ phương, tự tánh biến hóa thậm đa, mê nhân bất năng tỉnh giác, niệm niệm khởi ác, thường hành ác đạo, hồi nhất niệm thiện, trí tuệ tức sanh, thử danh Tự Tánh Hóa Thân Phật (何名千百億化身、若不思萬法、性本如空、一念思量、名爲變化、思量惡事、化爲地獄、思量善事、化爲天堂、毒害、化爲龍蛇、慈悲、化爲菩薩、智慧、化爲上界、愚癡、化爲下方、自性變化甚多、迷人不能省覺、念念起惡、常行惡道、迴一念善、智慧卽生、此名自性化身佛, thế nào là Trăm Ngàn Ức Hóa Thân ? Nếu không tư duy vạn pháp, tánh vốn là không, một niệm tư lường, gọi là biến hóa; suy nghĩ việc ác, hóa thành Địa Ngục; suy nghĩ việc thiện, hóa thành Thiên Đường; độc hại thì hóa làm rồng rắn; từ bi thì hóa làm Bồ Tát; trí tuệ thì hóa thành cõi trên, ngu si thì hóa thành cõi dưới; tự tánh biến hóa rất nhiều, người mê chẳng thể tỉnh thức, mỗi niệm khởi ác, thường hành đường ác, trở về niệm lành, trí tuệ liền sanh; đây gọi là Tự Tánh Hóa Thân Phật).”
(s: sīmā-bandha, bandhaya-sīman, 結界): âm dịch là Bạn Đà Dã Tử Mạn (畔陀也死曼), tức nương vào tác pháp mà quy hoạch một khu vực nhất định nào đó; hay y cứ vào pháp gọi là Bạch Nhị Yết Ma (白二羯磨), tùy nơi chỗ mà hoạch định giới vức để giúp cho tăng chúng không vi phạm lỗi biệt chúng (別眾, tách khỏi chúng), ly túc (離宿, lìa xa 3 y và nghĩ lại qua đêm ở một nơi nào đó), túc chử (宿煮, ở lại qua đêm và nấu ăn), v.v. Về phạm vi kết giới, các bộ Luật đều thuyết khác nhau; nay theo Tứ Phần Luật (四分律) thì đại thể có 3 loại: Nhiếp Tăng Giới (攝僧界), Nhiếp Y Giới (攝衣界) và Nhiếp Thực Giới (攝食界). (1) Nhiếp Tăng Giới nghĩa là chư Tỳ Kheo tập trung tại một nơi để tiến hành Bố Tát (s: poṣadha, upavasatha, upoṣadha, upavāsa; p: uposatha, posatha, 布薩), v.v.; được phân thành Tự Nhiên Giới (自然界) và Tác Pháp Giới (作法界). Tự Nhiên Giới, còn gọi là Bất Tác Pháp Giới (不作法界), là khu vực không cần phải quy định đặc biệt nào, mà chỉ căn cứ vào địa hình để hoạch định. Trong Tự Nhiên Giới lại được chia thành 4 loại là: (a) Tụ Lạc Giới (聚落界, khu vực làng xóm, tụ lạc), tụ lạc (làng xóm) ở đây có hai loại là tụ lạc có thể phân biệt và tụ lạc không thể phân biệt. Theo thuyết của Thập Tụng Luật (十誦律), trường hợp tụ lạc có thể phân biệt thì lấy một tụ lạc làm giới vức. Trong khi đó, theo thuyết của Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律), trường hợp tụ lạc không thể phân biệt thì lấy 63 bộ (một bộ là 6 thước) làm giới vức. (b) Lan Nhã Giới (蘭若界). Nếu không có người mắng pháp phản đối, thì đây là giới vức của nơi nhàn tĩnh, yên lắng; cách cự ly với tụ lạc là một Câu Lô Xá (s: krośa, p: kosa, 拘盧舍, có thuyết cho là tương đương với 600 bộ; Tạp Bảo Tạng Kinh [雜寶藏經] cho là 5 dặm). Trường hợp nếu có người mắng pháp phản đối, thì giới hạn trong vòng 58 bộ (Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa [善見律毘婆沙] cho là tương đương với 7 Bàn Đà [槃陀, đơn vị đo lường của Ấn Độ, một Bàn Đà tương đương 28 khuỷu tay]). Những người phản đối thì tự tác pháp Yết Ma ngoài phạm vi này. (c) Đạo Hành Giới (道行界), khi vị tỳ kheo đi du hành, có thể tùy theo nơi mình ở mà lấy ngang dọc một Câu Lô Xá làm giới vức. Trong phạm vi này thì không được ăn riêng, Bố Tát riêng. (d) Thủy Giới (水界), tức là kết giới trên tàu thuyền khi rời khỏi đất liền. Tác Pháp Giới thì được phân thành 3 loại: (a) Đại Giới (大界), có các trường hợp người và pháp cùng nhau, pháp và thức ăn cùng nhau, pháp giống mà thức ăn khác. Trong đó, trường hợp người và pháp cùng nhau làm chủ, còn hai loại kia tùy duyên mà khai mở riêng. Người cùng nhau nghĩa là cùng chung một trú xứ, cùng chung một khu vực thuyết giới. Pháp cùng nhau nghĩa là mỗi nữa tháng cùng nhau tập trung tại một trú xứ để tiến hành pháp Bố Tát, thuyết giới. Phạm vi của Đại Giới lấy ngoại giới của một ngôi già lam nào đó làm giới hạn nhỏ nhất, rộng đến 10 dặm cho đến 100 dặm. Kết Đại Giới này với mục đích vào lúc chư tăng thuyết giới, v.v., khiến cho tăng chúng trong một khu vực rộng lớn tập trung lại, không ai trái phạm. Phàm Đại Giới nên lấy những sự vật có thể thấy rõ ở địa phương đó như núi, sông, cây cối, v.v., làm ranh giới; đó gọi là giới tướng (界相). Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (善見律毘婆沙, Taishō Vol. 24, No. 1462) quyển 17 có nêu ra 8 loại giới tướng là sơn tướng (山相, hình dạng núi), thạch tướng (石相, hình dạng tảng đá), lâm tướng (林相, hình dạng khu rừng), thọ tướng (樹相, hình dạng cây), lộ tướng (路相, hình dạng con đường), giang tướng (江相, hình dạng dòng sông), nghị phong tướng (蟻封相, hình dạng ranh giới đàn kiến), thủy tướng (水相, hình dạng dòng nước). Về hình trạng của Đại Giới, các bộ Luật thuyết bất đồng. Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa quyển 17 lấy 5 loại hình vuông, hình tròn, hình trống, hình bán nguyệt và hình tam giác làm 5 tướng kết giới. Ngoài ra, khi kết Đại Giới, sau khi chúng tăng tập trung trong phạm vi giới tướng, vị tăng sống lâu tại đó nên tuyên xướng giới tướng của bốn phương mà tuyên bố rằng: “Đồng nhất trú xứ, đồng nhất thuyết giới để làm kết giới.” Nghi thức này được gọi là xướng giới tướng. (b) Giới Trường (戒塲), trường hợp trong tăng chúng có người phạm giới, tiến hành pháp sám hối, hay thọ giới, v.v., cần phải hợp đủ chúng 4 người cho đến 20 người; để tránh làm cho tăng mệt mỏi, đặc biệt kết Giới Trường hình 4 phương, gọi là tứ phương giới tướng (四方界相, giới tướng bốn phương). Giới Trường này có thể chứa tối thiểu 20 người. Theo Giới Trường của Ấn Độ, nguyên là nơi vùng đất trống; trong phạm vi ấy không được lập phòng tăng, nhưng có thể dựng điện Phật cũng như cây Bồ Đề. Hơn nữa, vì Giới Trường là nơi truyền trao giới pháp, nên chủ yếu cần phải thô sơ, đơn giản. Ban đầu, Giới Trường được kết ở ngoài Đại Giới, về sau, do vì nạn cướp bóc, nên được phép kết trong phạm vi Đại Giới. Về thứ tự kết giới, trước kết Giới Trường, sau kết Đại Giới. Nếu như đã kết Đại Giới rồi, thì phải giải bỏ Đại Giới, kết lại Giới Trường, rồi mới kết Đại Giới. Nếu Đại Giới và Giới Trường cùng kết, khi giải giới thì phải trước giải Đại Giới rồi kế đến Giới Trường; không được đảo lộn thứ tự. (c) Tiểu Giới (小界), sợ các Tỳ Kheo ác ở trong gây trở ngại mà rút lui, phế bỏ pháp sự, nên đặc biệt giới hạn trong thời gian nào đó, kết một giới vức tạm thời. Loại này được chia thành 3 tùy theo trường hợp thọ giới, thuyết giới, Tự Tứ. Bên cạnh đó, Tiểu Giới còn được kết tạm thời khi gặp già nạn, không có giới hạn về phạm vi, hình trạng, v.v. Cho nên, không giống như tác pháp lâu dài của Đại Giới và Giới Trường, mà khi việc hoàn thành thì tiến hành giải giới ngay. Nói chung, trong phần Tự Nhiên Giới của Nhiếp Tăng Giới, tùy theo xứ sở mà nói, có 4 loại bất đồng; tùy theo phạm vi lớn nhỏ mà nói, có 6 loại khác nhau. Đại Giới, Tiểu Giới trong Tác Pháp Giới đều có 3 loại, lại cọng thêm Giới Trường, thành 7 giới. (2) Nhiếp Y Giới, còn gọi là Bất Thất Y Giới (不失衣界), Bất Ly Y Túc Giới (不離衣宿界); tức là hoạch định một phạm vi nào đó để tránh cho các Tỳ Kheo vi phạm sai lầm về việc ly túc (離宿). Ly túc ở đây có nghĩa là chỉ việc Tỳ Kheo xa lìa 3 y của mình mà trú qua đêm ở nơi khác. Nếu đã hoạch định một phạm vi nào đó, trong phạm vi ấy vị Tỳ Kheo có thể khôn cần phải mang theo 3 y thường xuyên. Điều thứ 2 trong 30 pháp Xả Đọa (s: naiḥsargika-prāyaścittika,p: nissaggiya pācittiya, 捨墮, âm dịch là Ni Tát Kì Ba Dạ Đề [尼薩耆波夜提]) của Ba La Đề Mộc Xoa (s: prātimokṣa, pratimokṣa,p: pātimokkha, pāṭimokkha, 波羅提木叉, ý dịch là Tùy Thuận Giải Thoát [隨順解脫], Xứ Xứ Giải Thoát [處處解脫], v.v.) có quy định về việc ly túc này. Loại Nhiếp Y Giới này cũng được phần thành 2 loại là Tự Nhiên Giới và Tác Pháp Giới. (3) Nhiếp Thực Giới, tức quy định kết giới nơi cất chứa thức ăn, là giới vức có thể nấu nướng thức ăn, giúp cho vị Tỳ Kheo không phạm phải lỗi gọi là túc chử. Vùng đất được quy định được gọi là tịnh địa (淨地), hay tịnh trù (淨廚). Nếu trong phạm vi này mà nấu nướng thì không phạm tội này. Thực tế tác pháp của Nhiếp Thực Giới được chia thành hai loại là Thông Kết (通結, kết giới chung) và Biệt Kết (別結, kết giới riêng). Như muốn giải trừ kết giới nói trên, thì khi kết giới, cũng phải nên trãi qua tác pháp gọi là Bạch Nhị Yết Ma (s: jñaptidvitiyā-karmavacanā, 白二羯磨, tức một lần thưa bạch và một lần Yết Ma) rồi mới có thể giải trừ. Tứ Phần Luật Hành Sự Sao Tư Trì Ký (四分律行事鈔資持記, Taishō Vol. 40, No. 1805) quyển Thượng giải thích rằng: “Y Giới giả, nhiếp y dĩ thuộc nhân, linh vô ly túc tội; Thực Giới giả, nhiếp thực dĩ chướng tăng, linh vô túc chử tội; Tăng Giới giả, nhiếp nhân dĩ đồng xứ, linh vô biệt chúng tội (衣界者、攝衣以屬人、令無離宿罪、食界者、攝食以障僧、令無宿煮罪、僧界者、攝人以同處、令無別眾罪, Nhiếp Y Giới là giữ gìn y luôn đi theo bên người, khiến cho không phạm tội ly túc; Nhiếp Thực Giới là giữ gìn thức ăn để ngăn chận chư tăng [khỏi sai phạm], khiến cho không phạm tội túc chử; Nhiếp Tăng Giới là giữ gìn mọi người cùng một trú xứ, khiến cho không phạm tội biệt chúng).” Trong Luật Học Phát Nhận (律學發軔, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1125) quyển Trung, phần Kết Giới (結界), có đoạn: “Tỳ Kheo trú xứ, tiên đương kết giới, cái Yết Ma, thuyết giới, thọ giới, trị tội đẳng sự, tất y giới lập; nhược vô giới, tắc chư pháp giai bất năng thành tựu dã (比丘住處、先當結界、蓋羯磨、說戒、授戒、治罪等事、悉依界立、若無界、則諸法皆不能成就也, trú xứ của Tỳ Kheo, trước phải kết giới, phàm các việc như Yết Ma, thuyết giới, truyền trao giới, trị tội, v.v., đều nương vào giới vức mà lập; nếu không giới vức, thì các pháp đều không thể thành tựu vậy).” Bên cạnh đó, kết giới còn có nghĩa là nữ nhân kết giới (女人結界), tức cấm chỉ người nữ ra vào khu vực quy định. Kết giới cũng chỉ cho phạm vi nội trận (內陣, bộ phận chính giữa an trí tượng Phật) và ngoại trận (外陣, chỉ chu vi của nội trận, hay phần bên ngoài khu vực tham bái) trong Chánh Điện thờ Phật. Ngoài ra, đây cũng chỉ cho pháp kết giới của Mật Giáo. Đối với Mật Giáo, khi tu pháp, để phòng ngừa ma chướng xâm nhập, một địa khu được hoạch định để bảo vệ cho đạo tràng và hành giả; đó gọi là kết giới hay kết hộ (結護, ý là kết giới hộ thân). Pháp kết giới của Mật Giáo có nhiều loại khác nhau. Theo Bất Không Quyên Sách Thần Biến Chơn Ngôn Kinh (不空罥索神變眞言經, Taishō Vol. 20, No. 1092) quyển 2, Đà La Ni Tập Kinh (陀羅尼集經, Taishō Vol. 18, No. 901) quyển 1, v.v., có thể lấy hạt cải trắng, rãi bốn phương trên dưới để kết giới. Tô Tất Địa Yết La Kinh (蘇悉地羯羅經, Taishō Vol. 18, No. 893b) quyển Hạ, Phẩm Cúng Dường (供養品), thì lấy giới vức địa phương, hư không, tường Kim Cang, thành Kim Cang, v.v., mà kết giới chơn ngôn. Thông thường, kết giới thường dùng của pháp tu Mật Giáo phần lớn y cứ chuẩn vào thuyết của Đà La Ni Tập Kinh (陀羅尼集經, Taishō Vol. 18, No. 901) quyển 3, Cam Lộ Quân Trà Lợi Bồ Tát Cúng Dường Niệm Tụng Thành Tựu Nghi Quỹ (甘露軍荼利菩薩供養念誦成就儀軌, Taishō Vol. 21, No. 1211), v.v., được phân thành 5 loại như sau: (1) Địa Kết (地結), còn gọi là Kim Cang Quyết (金剛橛), tức là dựng một cây cọc nơi đại địa, gốc cọc đó hoặc bảo là đến tận cùng Kim Luân (s: kāñcana-maṇḍala, 金輪), hay đến tận cùng Thủy Luân (s: jala-maṇḍala, 水輪), v.v., là pháp thứ 6 trong 18 đạo Khế Ấn (契印). (2) Tứ Phương Kết (四方結), còn gọi là Kim Cang Tường (金剛牆), tức lấy bốn phương làm giới vức để kết giới, là pháp thứ 7 trong 18 đạo Khế Ấn. (3) Hư Thất Võng (虛室網), còn gọi là Kim Cang Võng (金剛網); tức lấy lưới Kim Cang giăng ra giữa hư không, mép lưới rũ lên đàn Kim Cang, là pháp thứ 14 trong 18 đạo Khế Ấn. (4) Hỏa Viện (火院), còn gọi là Kim Cang Viêm (金剛炎), lấy lửa cháy rực xoay nhiễu quanh bốn góc hư không, có thể giúp đuổi lui chướng nạn của ma Ba Tuần (s: Māra-pāpman, 波旬), là pháp thứ 15 trong 18 đạo Khế Ấn. (5) Đại Tam Muội Da (大三昧耶), là tổng kết giới ngoại trừ Hỏa Viện vừa nêu trên.
(苦海): biển khổ, có mấy nghĩa khác nhau. (1) Phật Giáo chỉ cho phiền não và khổ nạn giữa cuộc đời. Như trong bài Tịnh Nghiệp Phú (凈業賦) của vua Võ Đế (武帝, tại vị 502-549) nhà Lương thời Nam Triều có đoạn: “Luân hồi hỏa trạch, trầm nịch khổ hải, trường dạ chấp cố, chung bất năng cải (輪迴火宅、沉溺苦海、長夜執固、終不能改, luân hồi nhà lửa, chìm đắm biển khổ, đêm dài chấp chặt, rốt cuộc chẳng đổi).” (2) Tỷ dụ cho cảnh khổ vô cùng tận. Như trong bài thơ Túc Thạch Ung Tự (宿石瓮寺) của Lô Luân (盧綸, 739-799) nhà Đường có câu: “Hồi chiêm tướng hảo nhân thùy lệ, khổ hải ba đào hà nhật bình (迴瞻相好因垂淚、苦海波濤何日平, ngoảnh nhìn tướng tốt mà rơi lệ, biển khổ sóng cồn ngày nào yên ?).” Hay có bài tán đức Bồ Tát Quán Thế Âm rằng: “Quan Âm Bồ Tát diệu nan thù, thanh tịnh trang nghiêm lũy kiếp tu, thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng, khổ hải thướng tác độ nhân chu (觀音菩薩妙難酬、清凈莊嚴累劫修、千處有求千處應、苦海常作度人舟, Quan Âm Bồ Tát thật nhiệm mầu, thanh tịnh trang nghiêm bao kiếp tu, ngàn cõi có cầu ngàn cõi ứng, biển khổ làm thuyền cứu người qua).” Trong bài cảnh tỉnh khuyên tu niệm Phật tương truyền của Đại Sư Ấn Quang (印光, 1861-1940) cũng có câu: “Khổ hải thao thao nghiệp tự chiêu, mê nhân bất thức bán phân hào, kim sanh bất bả Di Đà niệm, uổng tại nhân gian tẩu nhất tao (苦海滔滔業自招、迷人不識半分毫、今生不把彌陀念、枉在人間走一遭, biển khổ mênh mông nghiệp tự chiêu, người mê chẳng biết một chút nào, đời nay không trú Di Đà niệm, uổng tại nhân gian một kiếp mau).”
(金蓮): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Hoa sen bằng vàng. Như trong bài thơ Nam Triều (南朝) của Lý Thương Ẩn (李商隱, khoảng 813-858) nhà Đường có câu: “Thùy ngôn quỳnh thọ triêu triêu kiến, bất cập kim liên bộ bộ lai (誰言瓊樹朝朝見、不及金蓮步步來, ai bảo cây quỳnh sáng sáng thấy, chẳng bằng sen vàng bước bước đi).” (2) Chỉ cho bàn chân bó nhỏ lại của người nữ theo tục lệ ngày xưa. Như trong bài Hòa Hàn Trí Quang Thị Lang Vô Đề (和韓致光侍郎無題) 2 của Ngô Dung (吳融, ?-?) nhà Đường có câu: “Ngọc trứ hòa trang ấp, kim liên trục bộ tân (玉箸和妝裛、金蓮逐步新, đũa ngọc cùng áo kép, gót vàng theo bước xinh).” (3) Chỉ cho tòa sen, tòa ngồi của Phật hình hoa sen. Như trong bài Thất Ngôn (七言) thứ 9 của Lữ Nham (呂岩, 798-?) nhà Đường có câu: “Thủy trung bạch tuyết vi vi kết, hỏa lí kim liên tạm tạm sanh (水中白雪微微結、火裏金蓮漸漸生, trong nước tuyết trắng nho nhỏ kết, lửa rực đài sen dần dần sinh).” (4) Chỉ hoa đăng. Như trong tác phẩm Tuyên Hòa Di Sự (宣和遺事) có câu: “Kim liên vạn trản, tản hướng thiên cù (金蓮萬盞、撒向天街, hoa đăng muôn ngọn, tung khắp không gian).” Trong Chỉ Nguyệt Lục (指月錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 83, No. 1578) quyển 31 có đoạn: “Kim liên tùng địa dũng, bảo cái tự thiên thùy, vi thị thần thông diệu dụng, vi thị pháp nhĩ như nhiên (金蓮從地湧、寶蓋自天垂、爲是神通妙用、爲是法爾如然, sen vàng từ đất vọt, lọng báu tự trời buông, đó là thần thông diệu dụng, đó là pháp vốn tự nhiên).” Hay trong Ảnh Hưởng Tập (影響集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1209), bài Tịnh Độ Thi (淨土詩), có đoạn: “Nhất cú Di Đà tận lực xưng, Tam Đồ Bát Nạn tổng siêu thăng, trì danh diệt tội kim liên hiện, bi nguyện toàn bằng Phật lực tăng (一句彌陀盡力稱、三塗八難總超升、持名滅罪金蓮現、悲願全憑佛力增, một câu Di Đà tận lực xưng, Ba Đường Tám Nạn thảy siêu thăng, trì danh diệt tội sen vàng hiện, bi nguyện toàn nhờ Phật lực tăng).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.72.250 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập