Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bạt độ »»
(阿彌陀三十七號, Amidasanjūnanagō): 37 đức hiệu của đức Phật A Di Đà, do Thân Loan (親鸞, Shinran, 1173-1262), tổ khai sáng Tịnh Độ Chơn Tông (淨土眞宗, Jōdōshin-shū) của Nhật Bản lấy từ bài Kệ Tán A Di Đà của Đàm Loan (曇鸞, 476-?) cho vào trong bản Tịnh Độ Hòa Tán (淨土和讚, Jōdōwasan) của ông. Đó là:
(1) Vô Lượng Quang, - (2) Chân Thật Minh,
(3) Vô Biên Quang, - (4) Bình Đẳng Giác,
(5) Vô Ngại Quang - (6) Nan Tư Nghì,
(7) Vô Đối Quang, - (8) Tất Cánh Y,
(9) Quang Viêm Vương, - (10) Đại Ứng Cúng,
(11) Thanh Tịnh Quang, - (12) Hoan Hỷ Quang,
(13) Đại An Úy, - (14) Trí Huệ Quang,
(15) Bất Đoạn Quang, - (16) Nan Tư Quang
(17) Vô Xưng Quang, - (18) Siêu Nhật Nguyệt Quang,
(19) Vô Đẳng Đẳng, - (20) Quảng Đại Hội,
(21) Đại Tâm Hải, - (22) Vô Thượng Tôn,
(23) Bình Đẳng Lực, - (24) Đại Tâm Lực,
(25) Vô Xưng Phật, - (26) Bà Già Bà,
(27) Giảng Đường, - (28) Thanh Tịnh Đại Nhiếp Thọ,
(29) Bất Khả Tư Nghì Tôn, - (30) Đạo Tràng Thọ,
(31) Chơn Vô Lượng, - (32) Thanh Tịnh Lạc,
(33) Bản Nguyện Công Đức Tụ, - (34) Thanh Tịnh Huân,
(35) Công Đức Tạng, - (36) Vô Cực Tôn, và
(37) Nam Mô Bất Khả Tư Nghì Quang.
(s: arhat, p: arahant, j: arakan, 阿羅漢): âm dịch là Ứng Cúng, Phước Điền, Sát Tặc, Vô Học, là người đã đoạn tận hết tất cả phiền não, đã hoàn thành tất cả những việc mình nên làm. Là một vị thánh giả tối cao của đệ tử Phật (Thanh Văn), vị này chứng quả A La Hán thứ 8 của tứ hướng và tứ quả (quả vị được phân loại thành 8 giai đoạn theo cảnh giới mà vị ấy đạt được). Bên cạnh đó đây còn là một trong mười danh hiệu của một đấng Như Lai. Cho nên A La Hán còn được dùng chỉ cho tự thân của đức Phật, trong trường hợp này từ ứng cúng được dùng nhiều hơn. Nguyên gốc của từ này có nghĩa là “người có tư cách”, vì vậy người này xứng đáng để thọ nhận sự cúng dường về y thực, v.v., của hàng tín đồ. Cho nên được gọi là ứng cúng. Hơn nữa, nhờ có sự cúng dường của hàng tín đồ mà có công đức to lớn, người này được ví dụ như là mảnh ruộng ban phước cho tín đồ, nên được gọi là phước điền. Lại nữa, người này đã giết hết loại giặc phiền não nên cũng được gọi là sát tặc. Vị này đã đoạn sạch hết tất cả phiền não không còn gì để học nữa nên được gọi là vô học. Trong quyển I của Kinh Tạp A Hàm (雜阿含經) giải thích người đã chứng quả A La Hán là “Ngã sanh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ tác, tự tri bất thọ hậu hữu (我生巳盡、梵行巳立、所作巳作、自知不受後有, mạng sống của ta đã hết, phạm hạnh đã thành lập, những điều nên làm đã làm, tự biết không còn thọ sanh về sau nữa),” và gọi người ấy là người đã đạt được tận trí, vô sanh trí. Sau này trong A Tỳ Đạt Ma (阿毘達磨), tùy theo trí tuệ và căn cơ của vị A La Hán, người ta phân ra làm sáu loại gồm: Thối Pháp, Tư Pháp, Hộ Pháp, An Trú Pháp, Kham Đạt Pháp và Bất Động Pháp.
(s: Akṣhobhya-buddha, t: Saṅs-rgyas mi-ḥkhrugs-pa, 阿閦佛): gọi tắt là A Súc (阿閦), còn gọi là A Súc Tì Phật (阿閦鞞佛), A Sô Tì Da Phật (阿芻鞞耶佛), Ác Khất Sô Tỳ Dã Phật (噁乞蒭毘也佛); ý dịch là Bất Động Phật (不動佛), Vô Động Phật (無動佛), hay Vô Nộ Phật (無怒佛), Vô Sân Nhuế Phật (無瞋恚佛); là tên gọi của một trong 5 vị Phật ở 5 phương khác nhau; vị này thường ngự ở phương Đông. Theo Phẩm Phát Ý Thọ Tuệ (發意受慧) và Thiện Khoái (善快) của A Súc Phật Quốc Kinh (阿閦佛國經, Taishō Vol. 11, No. 313) quyển Thượng, vào thời quá khứ cách hơn Phật quốc độ về phương Đông có thế giới tên gọi là A Tỷ La Đề (s: Abhirati, 阿比羅提), đức Đại Mục Như Lai (大目如來) xuất hiện trong thế giới ấy, vì các Bồ Tát thuyết về hạnh Lục Độ Vô Cực (六度無極). Khi ấy có một vị Bồ Tát nhân khi nghe pháp bèn phát tâm vô thượng chánh chân; đức Đại Mục Như Lai thấy vậy rất hoan hỷ nên ban cho hiệu là A Súc. Bồ Tát A Súc thành Phật ở thế giới A Tỷ La Đề, cho đến hiện tại vẫn còn đang thuyết pháp tại quốc độ của Ngài. Hơn nữa, lại căn cứ vào Phẩm Hóa Thành Dụ (化城喩品) của Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經, Taishō Vol. 9, No. 262) cho hay rằng khi chưa xuất gia, đức Đại Thông Trí Thắng Phật (大通智勝佛) có 16 vương tử, về sau tất cả đều xuất gia làm Sa Di; trong đó người con thứ nhất tên Trí Tích (智積), tức là A Súc, thành Phật tại nước Hoan Hỷ ở phương Đông. Bi Hoa Kinh (s: Karuṇā-puṇḍarīka-sūtra, 悲華經, Taishō Vol. 3, No. 157) quyển 4 có ghi rằng đức A Di Đà Phật (s: Amitāyus, Amitābha, 阿彌陀佛) trong thời quá khứ khi làm vua Vô Tránh Niệm (無諍念), có cả ngàn người con, trong đó người con thứ 9 tên Mật Tô (蜜蘇), tức là A Súc, thành Phật ở phương Đông, cõi nước tên là Diệu Lạc (妙樂). Mật Giáo xem A Súc Phật này là một trong 5 vị Phật của Kim Cang Giới (金剛界), tượng trưng cho Đại Viên Cảnh Trí (大圓境智), hay Kim Cang Trí (金剛智). Ngài ngự ở trung ương chánh Đông Nguyệt Luân trong Ngũ Giải Thoát Luân (五解脫輪), phía trước là Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), bên phải là Kim Cang Vương Bồ Tát (金剛王菩薩), bên trái là Kim Cang Ái Bồ Tát (金剛愛菩薩), phía sau là Kim Cang Hỷ Bồ Tát (金剛喜菩薩). Hình tượng của Ngài màu vàng kim, tay trái bắt ấn để trên bắp vế, tay phải buông xuống chạm đất, nên được gọi là A Súc Xúc Địa ấn (阿閦觸地印). Mật hiệu của Ngài là Bất Động Kim Cang (不動金剛); chủng tử là hūṃ. Chơn ngôn là “án ác khất sô tỳ dã hồng (唵噁乞蒭毘也吽).” Thân Ngài màu xanh, như trong Phật Mẫu Khổng Tước Tôn Kinh Khoa Thức (佛母孔雀尊經科式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1479) có đoạn rằng: “Phụng thỉnh Đông phương A Súc Phật, kỳ thân thanh sắc phóng quang minh, thủ ấn chấp trì Hàng Ma Chử, chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ (奉請東方阿閦佛、其身青色放光明、手印執持降魔杵、眾等志心歸命禮, cung thỉnh Đông phương A Súc Phật, thân Ngài sắc xanh phóng hào quang, tay ấn cầm giữ Chày Hàng Ma, chúng con chí tâm cung kính lễ).” Trong Diệu Cát Tường Bình Đẳng Bí Mật Tối Thượng Quán Môn Đại Giáo Vương Kinh (妙吉祥平等祕密最上觀門大敎王經, Taishō Vol. 20, No. 1192) quyển 4 lại dạy thêm rằng: “Cầu trường thọ thư A Súc Phật Chủng Trí tự (求長壽書阿閦佛種智字, nếu cầu sống lâu thì viết chữ Chủng Trí của A Súc Phật).” Trong Kim Cang Đảnh Du Già Tam Thập Thất Tôn Lễ (金剛頂瑜伽三十七尊禮, Taishō Vol. 18, No. 879) có đảnh lễ danh hiệu của Ngài: “Nam Mộ Kim Cang Kiên Cố Tự Tánh Thân A Súc Phật (南慕金剛堅固自性身阿閦佛, Kính Lễ Phật A Súc Thân Tự Tánh Kiên Cố Như Kim Cang).”
(北宗五方便門): gọi tắt là Ngũ Phương Tiện (五方便) hay Ngũ Phương Tiện Môn (五方便門), cùng với thuyết Quán Tâm (觀心), là tư tưởng cốt cán của Bắc Tông Thiền vốn do Đại Sư Thần Tú (神秀, 606-706) chủ xướng. Theo Đại Thừa Vô Sanh Phương Tiện Môn (大乘無生方便門, Taishō Vol. 85, No. 2834), Ngũ Phương Tiện gồm có: (1) Tổng Chương Phật Thể (總彰佛體): tức nương vào thuyết của Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論) mà làm sáng tỏ Phật thể, xa lìa các niệm. (2) Khai Trí Tuệ (開智慧): còn gọi là Bất Động Môn (不動門), tức nương vào Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經) để mở bày cửa trí tuệ. (3) Hiển Thị Bất Tư Nghì Pháp (顯示不思議法): tức nương vào thuyết của Duy Ma Kinh (s: Vimalakīrti-nideśa, 維摩經) để làm hiển bày giải thoát không thể nghĩ bàn. (4) Minh Chư Pháp Chánh Tánh (明諸法正性): tức nương vào thuyết của Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (思益梵天所問經) để minh sát tánh đúng đắn của các pháp. (5) Tự Nhiên Vô Ngại Giải Thoát Đạo (自然無礙解脫道): tức nương vào giáo nghĩa của Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經) để chứng đắc giải thoát tự nhiên vô ngại. Như vậy, Ngũ Phương Tiện Môn của Bắc Tông Thiền vốn lập cuớc trên 5 bộ kinh luận chính là Đại Thừa Khởi Tín Luận, Pháp Hoa Kinh, Duy Ma Kinh, Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh và Hoa Nghiêm Kinh; lấy giáo thuyết của các kinh luận này để làm phương tiện chứng đắc giải thoát; nên có tên gọi là Ngũ Phương Tiện Môn, tức 5 cánh cửa phương tiện. Đây là đặc sắc nổi bật của Bắc Tông Thiền.
(s: Amogha-siddhi, t: Don-yod-grub-pa, 不空成就佛): hay Bất Không Thành Tựu Như Lai (不空成就如來), gọi tắt là Bất Không Phật (不空佛); còn có các danh hiệu khác như Thiên Cổ Lôi Âm Phật (天鼓雷音佛), Thiên Cổ Âm Phật (天鼓音佛), Lôi Âm Vương Phật (雷音王佛); là tên gọi của một trong 5 vị Phật thuộc Kim Cang Giới (金剛界) của Mật Giáo, ngự ngay trung tâm của vòng Nguyệt Luân ở hướng chánh Bắc. Ngài tượng trưng cho Thành Sở Tác Trí (成所作智) của Ngũ Trí, là Bộ chủ của Nghiệp Bộ (業部). Trong Hội Thành Thân, thân của Ngài thể hiện sắc màu vàng; tay trái bắt ấn, để trên gót chân, tay phải đưa ngang ngực, ngồi xếp bằng trên tòa sen. Tuy nhiên, trong Phật Mẫu Khổng Tước Tôn Kinh Khoa Thức (佛母孔雀尊經科式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1479) lại giải thích thân Ngài màu đen: “Phụng thỉnh Bắc phương Thành Tựu Phật, kỳ thân hắc sắc phóng quang minh, thủ ấn chấp trì Diệu Hàng Ma, chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ (奉請北方成就佛、其身黑色放光明、手印執持妙降魔、眾等志心歸命禮, cung thỉnh Bắc phương Thành Tựu Phật, thân Ngài sắc đen phóng hào quang, tay ấn cầm giữ Diệu Hàng Ma, chúng con chí tâm cung kính lễ).” Mật hiệu của Ngài là Bất Động Kim Cang (不動金剛), chủng tử là aḥ, hình Tam Muội Da là Chày Yết Ma Chữ Thập. Trong Thai Tạng Giới gọi Ngài là Thiên Cổ Lôi Âm Phật. Tác phẩm Phật Danh Thích Điển Truyện Lược (佛名釋典傳略) cho biết rằng Bất Không Thành Tựu Phật đại biểu cho Thành Sở Tác Trí của Tỳ Lô Giá Na Phật (s: Vairocana, 毘盧遮那佛, tức Đại Nhật Như Lai [大日如來]); phần lớn hóa hiện sắc màu xanh lục, vàng kim; thường hiện hình tượng ngự giá trên Đại Bàng Kim Xí Điểu (大鵬金翅鳥) có thể hàng phục ác long, rắn độc. Ngài còn tượng trưng có thể lấy trí tuệ lớn để thành tựu sự nghiệp của tất cả chư Như Lai cũng như của chúng sanh. Hành giả Phật Giáo nếu gặp phải phiền não, lo âu, nên chí thành cầu xin sự gia trì Phật lực của đức Bất Không Thành Tựu, thì có thể được tự lợi và lợi tha, khiến cho hết thảy chúng sanh xa lìa khổ não. Trong Mật Giáo, Uế Tích Kim Cang Vương (穢跡金剛明王), đấng có đức chuyển hóa từ “bất tịnh” thành “thanh tịnh”, chính là hóa thân của Bất Không Thành Tựu Phật. Về ấn quyết của Ngài, trong Phật Thuyết Du Già Đại Giáo Vương Kinh (佛說瑜伽大敎王經, Taishō Vol. 18, No. 890) có đề cập rằng: “Dĩ hữu thủ tác Vô Úy tướng, thử thị Bất Không Thành Tựu Phật căn bản ấn (以右手作無畏相、此是不空成就佛根本印, dùng tay phải làm hình tướng Vô Úy, đây là ấn căn bản của Bất Không Thành Tựu Phật).” Về chư vị Bồ Tát quyến thuộc của Ngài, Tu Thiết Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修設瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1081) cho biết rằng: “Thành Tựu Phật tứ Bồ Tát giả, nhất Kim Cang Nghiệp Bồ Tát, nhị Kim Cang Ngữ Bồ Tát, tam Kim Cang Dược Xoa Bồ Tát, tứ Kim Cang Quyền Bồ Tát (成就佛四菩薩者、一金剛業菩薩、二金剛語菩薩、三金剛藥叉菩薩、四金剛拳菩薩, bốn vị Bồ Tát của Thành Tựu Phật là, một Kim Cang Nghiệp Bồ Tát, hai Kim Cang Ngữ Bồ Tát, ba Kim Cang Dược Xoa Bồ Tát, bốn Kim Cang Quyền Bồ Tát).” Trong Kim Cang Đảnh Du Già Trung Phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm Luận (金剛頂瑜伽中發阿耨多羅三藐三菩提心論, Taishō Vol. 32, No. 1665) có giải thích rằng: “Bắc phương Bất Không Thành Tựu Phật, do thành Thành Sở Tác Trí, diệc danh Yết Ma Trí dã (北方不空成就佛、由成成所作智、亦名羯磨智也, Bất Không Thành Tựu Phật ở phương Bắc do thành tựu Thành Sở Tác Trí, nên cũng được gọi là Yết Ma Trí).” Phật Thuyết Du Già Đại Giáo Vương Kinh (佛說瑜伽大敎王經, Taishō Vol. 18, No. 890) quyển 5 lại giải thích thêm rằng: “Phục thứ hàng phục pháp, trì tụng giả tiên tưởng Hồng tự, hóa thành Bất Không Thành Tựu Phật, thân tướng lục sắc quảng đại viên mãn (復次降伏法、持誦者先想吽字、化成不空成就佛、身相綠色廣大圓滿, lại nữa về pháp hàng phục, người trì tụng nên trước tưởng tượng chữ Hồng, hóa thành Bất Không Thành Tựu Phật, thân tướng màu xanh lục, to lớn tròn đầy).” Trong Kim Cang Đảnh Du Già Tam Thập Thất Tôn Lễ (金剛頂瑜伽三十七尊禮, Taishō Vol. 18, No. 879) có đảnh lễ danh hiệu của Ngài: “Nam Mộ Tác Biến Hóa Thân Bất Không Thành Tựu Phật (南慕作變化身不空成就佛, Kính Lễ Phật Bất Không Thành Tựu Có Thân Biến Hóa).”
(八風): tám ngọn gió, còn gọi là Bát Pháp (八法), Bát Thế Phong (八世風); là 8 pháp hay ngọn gió được thế gian yêu, ghét, có thể làm động nhân tâm, nên lấy gió làm ví dụ. Tám ngọn gió ấy gồm:
(1) Lợi (利), tức lợi ích; phàm có lợi ích đối với mình, đều gọi là lợi.
(2) Suy (衰), tức suy diệt; phàm có sự suy tổn đối với mình, đều gọi là suy.
(3) Hủy (毀), tức hủy báng, vì nhân ghét người nào đó, dùng lời không tốt để nói xấu họ.
(4) Dự (譽), tức khen ngợi, tán thán, nghĩa là do vì yêu thích người nào đó, cho dù chưa hề gặp mặt, cũng lấy lời lẽ tốt đẹp mà khen ngợi.
(5) Xưng (稱), xưng dương, nêu cao; nghĩa là do vì tôn trọng người nào đó, thường xưng dương họ trước mọi người.
(6) Cơ (譏), tức quở trách, chê bai; nghĩa là do vì ghét người nào đó, dù không có chuyện gì, cũng dối làm cho thành sự thật, chê bai, trình bày trước mọi người.
(7) Khổ (苦), tức có ý nghĩa bức bách; nghĩa là nhân gặp duyên hay cảnh không tốt mà thân tâm phải chịu bức bách, khổ não.
(8) Lạc (樂), ý là vui mừng; nghĩa là nhân gặp duyên hay cảnh tốt mà thân tâm đều vui mừng, hoan hỷ.
Trong Đại Thừa Vô Sanh Phương Tiện Môn (大乘無生方便門, Taishō Vol. 85, No. 2834) có câu: “Thân thể cập thủ túc, tịch nhiên an bất động, Bát Phong xuy bất động (身體及手足、寂然安不動、八風吹不動, thân thể và tay chân, vắng lặng yên chẳng động, Tám Gió thổi chẳng động).” Hay như trong Thiền Môn Chư Tổ Sư Kệ Tụng (禪門諸祖師偈頌, CBETA No. 1298), phần Tô Khê Hòa Thượng Mục Hộ Ca (蘇溪和尚牧護歌) lại có câu: “Sanh dã do như trước sam, tử dã hoàn đồng thoát khố, sanh tử vô hỷ vô ưu, Bát Phong khởi năng kinh bố (生也猶如著衫、死也還同脫袴、生死無喜無憂。八風豈能驚怖, sống cũng giống như mặc áo, chết chẳng khác gì cởi quần, sống chết chẳng vui chẳng buồn, Tám Gió tại sao kinh sợ).” Hoặc như trong Ngô Sơn Tịnh Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (吳山淨端禪師語錄, CBETA No. 1449) có đoạn rằng: “Phổ Hóa Hàn Sơn Thập Đắc chi lưu, chỉ yếu đương nhân thời thời tỉnh bộ, bất tùy Bát Phong sở phiêu, hốt nhiên nhất niệm tương ưng, tức thị đáo gia thời tiết (普化寒山拾得之流、只要當人時時省捕、不隨八風所漂、忽然一念相應、卽是到家時節, dòng Thiền của Phổ Hóa, Hàn Sơn, Thập Đắc, chỉ cần người ấy luôn luôn tỉnh giác nắm bắt, chẳng bị Tám Gió cuốn theo, đột nhiên một niệm tương ưng, tức là đến lúc về nhà).” Tương truyền thi sĩ Tô Đông Pha (蘇東坡, 1036-1101) có làm một bài thơ thể hiện chỗ sở ngộ của ông và trình lên cho Thiền Sư Phật Ấn (佛印) xem, trong đó có hai câu rằng: “Bát Phong xuy bất động, đoan tọa Tử Kim Đài (八風吹不動、端坐紫金台, Tám Gió thổi chẳng động, ngồi yên Vàng Tía Đài).”
(s: aṣṭāṅga-samanvāgatopavāsa, p: aṭṭhaṅga-samannāgata uposatha, aṭṭhaṅgika uposatha, 八關齋戒): các giới điều tạm thời xuất gia được đức Phật chế ra cho hàng Phật tử tại gia. Người thọ trì các giới điều này cần phải một ngày một đêm rời khỏi gia đình, đến trú xứ của chư tăng để học tập về nếp sống sinh hoạt của người xuất gia. Bát Quan Trai Giới còn gọi là Trưởng Dưỡng Luật Nghi (長養律儀), Cận Trú Luật Nghi (近住律儀), Bát Giới (八戒), Bát Chi Tịnh Giới (八支淨戒), Bát Chi Trai Pháp (八支齋法), Bát Chi Trai Giới (八支齋戒), Bát Phần Giới Trai (八分戒齋), Bát Giới Trai (八戒齋), Bát Trai Giới (八齋戒), Bát Cấm (八禁), Bát Sở Ưng Ly (八所應離). Bát (八) ở đây có nghĩa là hành trì 8 loại giới; Quan (關) là cánh cửa đóng chặt 8 điều ác, khiến cho Ba Nghiệp không sanh khởi những điều sai lầm; Trai (齋) ở đây đồng nghĩa với tề (齊), tức là cùng đoạn trừ những điều ác, cọng tu các điều thiện; bên cạnh đó, quá ngọ không ăn được gọi là trai. Giới (戒) có tác dụng ngăn ngừa điều sai trái và chận đứng điều ác. Nói chung, thọ trì 8 loại Trai Giới thì có thể đóng chặt 8 điều ác, không cho sanh khởi sai lầm, ngăn chận những ác nghiệp của thân miệng ý; cũng nhờ từ đây mà tạo cánh cửa mở thông con đường xuất gia và đóng chặt cánh cửa luân hồi sanh tử. Cho nên, Bát Quan Trai Giới là cánh cửa vi diệu hướng đến con đường thiện, là con đường tắt dẫn vào Phật đạo. Thọ trì Bát Quan Trai Giới có thể giúp cho hàng tín đồ Phật tử tại gia huân tập, nuôi lớn căn lành xuất thế, nên mới có tên gọi là Trưởng Dưỡng Luật Nghi. Người thọ trì Bát Quan Trai Giới bắt buộc phải một ngày một đêm xa lìa gia cư, đến sống nơi chốn già lam, gần Tam Bảo, chư vị A La Hán; vì vậy mới có tên gọi là Cận Trú Luật Nghi. Về nội dung, theo Tát Bà Đa Luận (薩婆多論), Bát Quan Trai Giới là 8 loại giới luật, hay nói cho đúng là Bát Giới Nhất Trai (八戒一齋, tám giới và một giới trai), gồm: (1) Bất sát sanh (不殺生, không giết hại sinh mạng), (2) Bất thâu đạo (不偷盜, không trộm cắp), (3) Bất dâm dật (不淫泆, không dâm đãng phóng túng), (4) Bất vọng ngữ (不妄語, không nói dối), (5) Bất ẩm tửu (不飲酒, không uống rượu), (6) Bất trước hoa man cập hương du đồ thân (不著華鬘及香油塗身, không mang tràng hoa và dùng dầu thơm xoa lên mình), (7) Bất ca vũ xướng kỷ cập vãng quan thính (不歌舞倡伎及往觀聽, không đàn ca xướng hát và đến xem nghe), (8) Bất tọa ngọa cao quảng đại sàng (不坐臥高廣大床, không ngồi nằm giường cao rộng lớn), (9) Bất phi thời thực (不非時食, không ăn phi thời). Tuy thực tế là 9 giới, nhưng thường được gọi là Bát Quan Trai Giới, trong Bát Quan Trai Pháp (八關齋法, CBETA Vol. 60, No. 1130) có giải thích lý do rõ rằng: “Phù Bát Trai Pháp, tinh quá trung bất thực, nãi hữu Cửu Pháp, hà dĩ Bát Sự đắc danh; Phật ngôn, trai pháp quá trung bất thực vi thể, bát sự trợ thành trai thể, cọng tương chi trì, danh Bát Chi Trai Pháp; thị cố ngôn Bát Trai, bất vân cửu dã (夫八齋法、并過中不食、乃有九法、何以八事得名、佛言、齋法過中不食爲體、八事助成齋體、共相支持、名八支齋法、是故言八齋、不云九也, phàm Tám Pháp Quan Trai cọng với việc không ăn quá ngọ, thành ra Chín Pháp, tại sao có tên gọi Tám Pháp; đức Phật dạy rằng pháp không ăn quá ngọ là thể, Tám Pháp giúp cho thành tựu thể ấy, cùng nâng đỡ nhau, nên gọi là Tám Chi Trai Pháp; vì vậy gọi là Tám Pháp Trai, chứ không gọi là chín).” Trong 5 giới đầu của Bát Quan Trai Giới có nội dung tương đương với Ngũ Giới, chỉ khác giới “bất tà dâm (不邪淫, không tà dâm)” đổi thành giới “bất dâm (不淫)” hay “bất dâm dật (不淫泆)”. Cho nên, khi thọ trì Bát Quan Trai Giới, hành giả không những đoạn tuyệt quan hệ hợp pháp vợ chồng, mà còn tuyệt đối nghiêm thủ không dâm dục trong một ngày một đêm; vì vậy người thọ trì pháp tu này được gọi là “Tịnh Hạnh Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di”. Đức Phật chế rằng người Phật tử tại gia nên thọ trì Bát Quan Trai Giới vào 6 ngày trai của mỗi tháng. Đại Thiên Nại Lâm Kinh (大天捺林經) của Trung A Hàm (中阿含經) quyển 14, Tăng Nhất A Hàm Kinh (增一阿含經) quyển 16, v.v., cho rằng mỗi tháng vào 6 ngày trai giới là mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (nếu nhằm tháng thiếu Âm Lịch thì có thể thay đổi vào ngày 28 và 29). Người chuyên thọ trì Bát Quan Trai Giới có được những công đức, lợi ích như: (1) Xa lìa nỗi khổ bệnh hoạn; như trong Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh (藥師琉璃光如來本願功德經, Taishō No. 450) có giải thích rằng: “Nhược hữu bệnh nhân, dục thoát bệnh khổ, đương vi kỳ nhân, thất nhật thất dạ, thọ trì Bát Phần Trai Giới (若有病人、欲脫病苦、當爲其人、七日七夜、受持八分齋戒, nếu có người bệnh, muốn thoát khỏi nỗi khổ của bệnh, nên vì người ấy, trong bảy ngày bảy đêm, thọ trì Tám Phần Trai Giới)”. (2) Tiêu trừ tội chướng; phàm những ai muốn sám hối tội chướng, đều phải nên thọ trì tám pháp này; như trong Ưu Bà Tắc Giới Kinh (優婆塞戒經, Taishō No. 1488) quyển 5, phẩm Bát Giới Trai (八戒齋品) thứ 21 có giải thích rằng: “Nhược năng như thị thanh tịnh quy y thọ bát giới giả, trừ Ngũ Nghịch tội, dư nhất thiết tội tất giai tiêu diệt (若能如是清淨歸依受八戒者、除五逆罪、餘一切罪悉皆消滅, nếu người nào có thể quy y thọ tám giới thanh tịnh như vậy, thì trừ được Năm Tội Nghịch, hết thảy các tội khác tất đều tiêu diệt).” Hay như trong Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經, Taishō No. 374) quyển 19 có nêu ra câu chuyện của Quảng Ngạch (廣額): “Ba La Nại quốc hữu đồ nhi, danh viết Quảng Ngạch, ư nhật nhật trung, sát vô lượng dương, kiến Xá Lợi Phất tức thọ Bát Giới Kinh nhất nhật nhất dạ, dĩ thị nhân duyên, mạng chung đắc vi Bắc phương thiên Tỳ Sa Môn tử (波羅捺國有屠兒、名曰廣額、於日日中、殺無量羊、見舍利弗卽受八戒經一日一夜、以是因緣、命終得爲北方天王毘沙門子, tại nước Ba La Nại có người đồ tể tên Quảng Ngạch, trong mỗi ngày giết vô lượng con dê, khi gặp Xá Lợi Phất liền thọ Bát Giới Kinh một ngày một đêm, nhờ nhân duyên ấy mà sau khi qua đời thì được làm con trai của Tỳ Sa Môn ở cõi trời phương Bắc).” (3) Phước báo không cùng, như trong Ưu Ba Di Đọa Xá Ca Kinh (優陂夷墮舍迦經, Taishō No. 88) cho biết rằng: “Lục nhật trai giả, thí như hải thủy bất khả hộc lượng; kỳ hữu trai giới nhất nhật nhất dạ giả, kỳ phước bất khả kế (六日齋者、譬如海水不可斛量、其有齋戒一日一夜者、其福不可計, sáu ngày trai giới, giống như nước biển không thể nào đong đếm được; người nào có trai giới trong một ngày một đêm, phước của người đó không thể nào tính được).” (4) Xa lìa các đường ác, như Thọ Thập Thiện Giới Kinh (受十善戒經, Taishō No. 1486) cho biết rằng: “Trì thử thọ trai công đức, bất đọa Địa Ngục, bất đọa Ngạ Quỷ, bất đọa Súc Sanh, bất đọa A Tu La, thường sanh nhân trung, chánh kiến xuất gia, đắc Niết Bàn đạo (持此受齋功德、不墮地獄、不墮餓鬼、不墮畜生、不墮阿修羅、常生人中、正見出家、得涅槃道, công đức hành trì Tám Trai Giới này, không đọa vào đường Địa Ngục, không đọa vào đường Ngạ Quỷ, không đọa vào đường Súc Sanh, không đọa vào đường A Tu La, thường sanh vào cõi người, có chánh kiến xuất gia, chứng đạo Niết Bàn).” (5) Đạt được niềm vui vô thượng, như trong Ưu Bà Tắc Giới Kinh quyển 5, phẩm Bát Giới Trai thứ 21 dạy rằng: “Phàm thị trai nhật, tất đoạn chư ác phạt lục chi sự; nhược năng như thị thanh tịnh thọ trì Bát Giới Trai giả, thị nhân tắc đắc vô lượng quả báo, chí vô thượng lạc (凡是齋日、悉斷諸惡罰戮之事、若能如是清淨受持八戒齋者、是人則得無量果報、至無上樂, phàm ngày trai này, tất dứt hết những việc ác hình phạt, chém giết; nếu người nào có thể thọ trì Tám Giới Trai thanh tịnh như vậy, người ấy ắt đạt được quả báo vô lượng, cho đến niềm vui vô thượng).” (6) Sanh lên các cõi trời, như trong Tăng Nhất A Hàm Kinh (增壹阿含經, Taishō No. 125) quyển 16, Cao Tràng Phẩm (高幢品) thứ 24 dạy rằng: “Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, trì Bát Quan Trai giả, thân hoại mạng chung, sanh thiện xứ thiên thượng, diệc sanh Hê Thiên, Đâu Thuật Thiên, Tha Tự Tại Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, chung bất hữu hư, sở dĩ nhiên giả, dĩ kỳ trì giới chi nhân sở nguyện giả đắc (若善男子、善女人、持八關齋者、身壞命終、生善處天上、亦生豔天、兜術天、化自在天、他化自在天、終不有虛、所以然者、以其持戒之人所願者得, nếu có người thiện nam, tín nữ nào hành trì Tám Giới Trai, sau khi thân hoại mạng hết, sanh vào nơi tốt lành trên trời, cũng được sanh lên cõi Ma Hê Thủ La Thiên, Đâu Suất Thiên, Tha Tự Tại Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, dứt khoát không hư dối, vì sao đúng như vậy; vì do sở nguyện của người trì giới mà đạt được).” Bên cạnh những điều nêu trên, còn có một số công đức khác như sanh vào đời sau được mọi người tôn quý, trợ duyên cho vãng sanh, khi lâm chung được an lạc, có tướng mạo tốt đẹp, tạo duyên lành để thành Phật đạo, v.v.
(s, p: candana, 栴檀 hay 旃檀): âm dịch là Chiên Đàn Na (栴檀那), Chơn Đàn (眞檀), là tên của một loại cây có hương thơm ở các vùng nhiệt đới như Ấn Độ, v.v. Nó là loại thực vật, cây rất to lớn, cao đến mấy trượng, gỗ của nó có mùi thơm ngào ngạt, thuộc khoa Sơn Trà (山茶). Người ta thường dùng nó để tạc tượng Phật và Bồ Tát, còn rễ của nó thì nghiền thành bột làm hương. Có các loại như Hoàng Đàn (黃檀), Bạch Đàn (白檀), Xích Đàn (赤檀), Tử Đàn (紫檀), v.v., phần lớn được dùng làm thuốc. Như cây Bạch Đàn thì trị bệnh sốt, còn Xích Đàn thì trị phù thủng. Nếu nói về hương thì loại Bạch Đàn là thơm nhất. Trong Ngũ Khổ Chương Cú Kinh (五苦章句經, hay Tịnh Trừ Tội Cái Ngu Lạc Phật Pháp Kinh [淨除罪盍娛樂佛法經], do Trúc Đàm Vô Lan [竺曇無蘭] nhà Đông Tấn dịch) có giải thích về loại thực vật quý hiếm này rằng: “Mạc quá Chiên Đàn, kỳ hương vô lượng, hương giá quý ư Diêm Phù Đề kim; hựu liệu nhân bệnh, nhân hữu trú độc, đầu thống thể nhiệt, ma chiên đàn tiết, dĩ đồ kỳ thượng; nhược dĩ phục chi, bệnh tức trừ dũ, nhất thiết chúng sanh, mạc bất nguyện đắc; hữu nhân đại đắc Chiên Đàn Hương thọ, thúc tân mại chi, vô mãi chi giả; Phật tại thế thời, sở thuyết kinh pháp, linh nhân đắc đạo, vô bất độ giả; bát Nê Hoàn hậu, thập nhị bộ kinh, lưu tại thế gian, động hữu quyển số, vô nhân thị giả, diệc như Chiên Đàn, thúc tân mại chi, vô hữu mãi chi giả dã (莫過栴檀、其香无量。其香無量、香价贵于阎浮提金。香價貴於閻浮提金、又疗人病。又療人病、人有中毒。人有中毒、头痛体热。頭痛體熱、磨栴檀屑。磨栴檀屑、以涂其上。以塗其上、若以服之。若以服之、病即除愈。病卽除愈、一切众生。一切眾生、莫不愿得。莫不願得、有人大得栴檀香树。有人大得栴檀香樹、束薪卖之。束薪賣之、无买之者。無買之者、佛在世时。佛在世時、所说经法。所說經法、令人得道。令人得道、无不度者。無不度者、般泥洹后。般泥洹後、十二部经。十二部經、留在世间。留在世間、动有卷数。動有捲數、无人视者。無人視者、亦如栴檀。亦如栴檀、束薪卖之。束薪賣之、无有买之者也。無有買之者也, chớ có xem thường Chiên Đàn, hương thơm của nó vô lượng, hương giá quý như vàng của cõi Diêm Phù Đề; lại có thể trị được bệnh con người, có người trúng độc, đầu đau thân thể phát nóng, mài bột Chiên Đàn, đem thoa lên chỗ đau nhức; nếu uống nó vào, bệnh tức giảm ngay; hết thảy chúng sanh, nên cầu nguyện để có được; có người may được một cây Chiên Đàn Hương, bó thành củi đem bán, chẳng ai mua nó cả; khi đức Phật còn tại thế, các kinh pháp do ngài thuyết, giúp người đắc đạo, chẳng ai không được độ; sau khi ngài nhập Niết Bàn, mười hai bộ kinh, lưu lại thế gian, có rất nhiều quyển, chẳng ai dòm ngó đến; cũng như Chiên Đàn, bó thành củi đem bán, chẳng ai thèm mua cả vậy).”
(眞盛, Shinzei, Shinsei, 1443-1495): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Thất Đinh, tổ khai sáng Thiên Thai Chơn Thạnh Tông (天台眞盛宗), húy là Châu Năng (周能), Chơn Thạnh (眞盛), tên lúc nhỏ là Bảo Châu Hoàn (寳珠丸), thụy hiệu là Viên Giới Quốc Sư (圓戒國師), Từ Nhiếp Đại Sư (慈攝大師), xuất thân vùng Đại Ngưỡng (大仰), Y Thế (伊勢, Ise, thuộc Mie-ken [三重縣]), con của Tả Cận Úy Đằng Năng (左近尉藤能) ở Tiểu Tuyền (小泉). Năm 7 tuổi, ông đã vào tu ở Quang Minh Tự (光明寺) vùng Y Thế; đến năm 14 tuổi thì xuất gia với Thạnh Nguyên (盛源) ở chùa này và được đặt tên là Chơn Thạnh. Vào năm 1461, ông đến nhập môn tu học với Khánh Tú (慶秀) ở Tây Tháp của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), rồi cấm túc trong núi suốt 20 năm để nghiên cứu về Chỉ Quán. Đến năm 1483, ông ẩn tu ở Thanh Long Tự (青龍寺) vùng Hắc Cốc (黑谷, Kurodani). Ông là người xác lập tông phong Giới Xưng Nhất Trí (戒稱一致) vốn xem trọng giới pháp và pháp môn Xưng Danh Niệm Phật trên cơ sở bộ Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) của Nguyên Tín (源信, Genshin). Vào năm 1486, ông tái hưng Tây Giáo Tự (西敎寺)—cựu tích của Nguyên Tín—ở vùng Phản Bổn (坂本, Sakamoto), Cận Giang (近江, Ōmi). Sau đó, ông khai sáng đa số đạo tràng Niệm Phật Bất Đoạn ở các địa phương Cận Giang, Sơn Thành (山城, Yamashiro), Y Hạ (伊賀, Iga), Y Thế (伊勢, Ise), Việt Tiền (越前, Echizen), v.v. Năm 1492, ông truyền giới cho Hậu Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (後土御門天皇), giảng thuyết về áo nghĩa niệm Phật và tận lực giáo hóa cho những nhà làm chính trị. Trước tác của ông để lại có Tấu Tấn Pháp Ngữ (奏進法語) 1 quyển, Niệm Phật Tam Muội Ngự Pháp Ngữ (念佛三昧御法語) 1 quyển, v.v.
(普庵咒): nguyên danh là Phổ Am Đại Đức Thiền Sư Thích Đàm Chương Thần Chú (普庵大德禪師釋談章神咒), còn gọi là Chú Phổ An (普安咒), hoặc Thích Đàm Chương (釋談章), lần đầu tiên thấy xuất hiện trong bản cầm phổ Tam Giáo Đồng Thanh (三敎同聲, 1592). Căn cứ vào văn ký tải của Dương Luân Bá Nha Tâm Pháp (楊掄伯牙心法) cho biết rằng: “Tư khúc tức Phổ Am Thiền Sư chi chú ngữ, hậu nhân dĩ luật điệu nghĩ chi (斯曲卽普庵禪師之咒語,後人以律調擬之也, khúc này là chú ngữ của Thiền Sư Phổ Am, người đời sau lấy luật điệu mô phỏng theo).” Chú này được xem như là Tổ Sư Chú (祖師咒), rất ít thấy ở Trung Quốc và không rõ nguyên nhân sáng tác thế nào. Trong lúc sinh tiền, Thiền Sư Phổ Am Ấn Túc (普庵印肅, 1115-1169) thường làm những điều linh nghiệm như bẻ cây trị bệnh, chặt cây ma quái, cầu mưa, v.v. Hơn nữa, ông lại rất tinh thông Phạn văn, từng lấy Phạn văn phiên âm thành chú, người đời gọi đó là Phổ Am Chú (普庵咒). Thần chú này có thần lực làm cho an định mười phương và tòng lâm, nên thường được tụng tại các tự viện vào mỗi dịp đầu và giữa tháng. Thậm chí thần chú này còn có công năng xua đuổi các loài muỗi, trùng, rắn rít, v.v. Trong khoảng niên hiệu Vạn Lịch (萬曆, 1573-1620) nhà Minh, Thiền Sư Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏, 1535-1615) mới đưa thần chú này vào bản Chư Kinh Nhật Tụng (諸經日誦). Trong bản Thiền Môn Nhật Tụng (禪門日誦) được khắc ấn đầu tiên vào khoảng niên hiệu Đạo Quang (道光, 1821-1850) của vua Tuyên Tông (宣宗, tại vị 1820-1850) nhà Thanh, cũng có thâu lục thần chú này. Chú Phổ Am có kết cấu rất nghiêm cẩn, dễ đọc tụng và ghi nhớ. Thần chú này có nhiều tổ hợp đơn âm, cấu thành một loại luật tắc tự nhiên, giống như sự giao hòa hỗ tương của ba yếu tố Thiên-Địa-Nhân, khiến cho người nghe tự nhiên thể nhập vào cảnh giới linh không, thanh tịnh, và có tinh thần cảm ứng đạo giao, có cầu có ứng qua hình tượng Thiền Sư Phổ Am. Tương truyền thần chú này có công năng có thể tiêu tai, giải trừ ách nạn, khiến cho các loài côn trùng, chuột, muỗi, kiến, rắn, rít, v.v., phải tránh xa, các hung thần ác sát đều xa lánh. Nội dung của thần chú như sau: “Nam Mô Phật Đà Da. Nam Mô Đạt Ma Da. Nam Mô Tăng Già Da. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát. Nam Mô Phổ Am Tổ Sư Bồ Tát. Nam Mô Bách Vạn Hỏa Thủ Kim Cang Vương Bồ Tát. Án, ca ca kê kê cu cu kê; cu kê cu; kiêm kiều kê; kiều kê kiêm. Ca ca kê kê cu cu kê kiều kiêm, kiêm, kiêm, kiêm kiêm kiêm; nghiệm nghiêu nghê, nghiêu nghê nghiệm; ca ca kê kê cu cu da; dụ dụ, dụ dụ, dụ dụ, dụ dụ dụ. Nghiên, giới. Già già chi chi châu châu chi; châu chi châu; chiêm chiêu chi, chiêu chi chiêm. Già già chi chi châu châu chi chiêu chiêm, chiêm, chiêm, chiêm chiêm chiêm; nghiệm nghiêu nghê; nghiêu nghê nghiệm. Già già chi chi châu châu da; dụ dụ, dụ dụ, dụ, dụ, dụ dụ dụ. Thần, nhạ. Tra tra tri tri đô đô tri; đô tri đô; đảm đa tri; đa tri đảm. Tra tra tri tri đô đô tri đa đảm, đảm, đảm, đảm đảm đảm; nam na ni; na ni nam. Tra tra tri tri đô đô da; nô nô, nô nô, nô, nô, nô nô nô. Đát, na. Đa đa đế đế đa đa đế; đa đế đa, đàm đa đế; đa đế đàm. Đa đa đế đế đa đa đế đa đàm, đàm, đàm, đàm đàm đàm; nam na ni; na ni nam. Đa đa đế đế đa đa da; nô nô, nô nô, nô, nô, nô nô nô. Đàn, na. Ba ba bi bi ba ba bi; ba bi ba; phạn ba bi; ba bi phạn. Ba ba bi bi ba ba bi ba phạn, phạn, phạn, phạn phạn phạn; phạn ma mê; ma mê phạn. Ba ba bi bi ba ba da; Mẫu mẫu, mẫu mẫu, mẫu, mẫu, mẫu mẫu mẫu. Phạn, ma. Án, ba đa tra; già ca da; dạ lan ha; a sắt tra; tát hải tra; lậu lô lậu lô tra; già ca dạ, ta ha. Vô số Thiên Long Bát Bộ, bách vạn Hỏa Thủ Kim Cang, tạc nhật phương ngung, kim nhật Phật địa, Phổ Am đáo thử, bách vô cấm kỵ (南無佛陀耶、南無達摩耶、南無僧伽耶、南無本師釋迦牟尼佛、南無大悲觀世音菩薩、南無普庵祖師菩薩。唵、迦迦雞雞倶倶雞、倶雞倶、兼喬雞、喬雞兼。迦迦雞雞倶倶雞喬兼、兼、兼、兼兼兼、驗堯倪、堯倪驗。迦迦雞雞倶倶耶、喻喻、喻喻、喻、喻、喻喻喻。研、界。遮遮支支朱朱支、朱支朱、占昭支、昭支占。遮遮支支朱朱支昭占、占、占、占占占、驗堯倪、堯倪驗。遮遮支支朱朱耶、喻喻、喻喻、喻、喻、喻喻喻。神、惹。吒吒知知都都知、都知都、擔多知、多知擔。吒吒知知都都知多擔、擔、擔、擔擔擔、喃那呢、那呢喃。吒吒知知都都耶、奴奴、奴奴、奴、奴、奴奴奴。怛、那。多多諦諦多多諦、多諦多、談多諦、多諦談。多多諦諦多多諦多談、談、談、談談談、喃那呢、那呢喃。多多諦諦多多耶、奴奴、奴奴、奴、奴、奴奴奴。檀、那。波波悲悲波波悲、波悲波、梵波悲、波悲梵。波波悲悲波波悲波梵、梵、梵、梵梵梵、梵摩迷、摩迷梵。波波悲悲波波耶、母母、母母、母、母、母母母。梵、摩。唵、波多吒、遮迦耶、夜闌訶、阿瑟吒、薩海吒、漏嚧漏嚧吒、遮迦夜、娑訶。無數天龍八部、百萬火首金剛、昨日方隅、今日佛地、普庵到此、百無禁忌).” Trong Thiền Môn của Việt Nam, thần chú này cũng được dùng để trì tụng đặc biệt trong các lễ nghi quan trọng như tang lễ, khánh thành tân gia, Trai Đàn Chẩn Tế, Giải Oan Bạt Độ, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.230.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập