Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bảo Chử »»
(檀家制度, Danka-seido, Đàn Gia Chế Độ): chế độ thắt chặt mối quan hệ giữa chùa chiền với tín đồ Phật tử theo điều kiện do các tự viện tiến hành một cách độc chiếm việc tang tế cúng dường của nhà Đàn Việt (Phật tử tại gia) kể từ thời Giang Hộ trở đi. Nguyên do thành lập nên chế độ này vốn phát xuất từ chính sách đàn áp Thiên Chúa Giáo của chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ; và tự viện là trợ lực trong việc thi hành chính sách này. Chế độ này sớm được thành lập vào năm 1634 (Khoan Vĩnh [寛永] 11), và 4 năm sau thì được tiến hành rộng rãi trên toàn quốc. Đối với người không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo thì bắt buộc phải có Bản Chứng Minh Chùa Công Nhận vốn do vị trú trì chùa ấy bảo chứng về thân phận người đó. Với khế cơ đó, các tự viện đã thành công trong việc cố định được những người sống gần chùa trở thành tín đồ của chùa. Việc này gọi là Chế Độ Xin Chùa Công Nhận (寺請制度, Terauke-seido). Sau đó, khi chính sách đàn áp Thiên Chúa Giáo của chính quyền Mạc Phủ càng được tăng cường ráo riết, thì quyền hạn của các tự viện cũng từ từ lớn mạnh thêm lên. Trong hai năm 1659 (Vạn Trị [萬治] 2) và 1662 (Khoan Văn [寛文] 2), theo như pháp chế của chính quyền Mạc Phủ thì Bồ Đề Tự (菩提寺, Bodai-ji) có trách nhiệm trong việc làm cho cải đổi tông môn của tín đồ Thiên Chúa Giáo; vì thế quyền hạn của của chùa lại càng vững mạnh hơn thêm. Đến năm 1687 (Trinh Hưởng [貞享] 4), pháp chế của chính quyền nêu rõ rằng nhà tín đồ phải có nghĩa vụ đến tham bái ngôi chùa mình quy y theo, tổ chức lễ kỵ giỗ cho song thân tại chùa, v.v. Nếu ai không chấp nhận quy chế như vậy thì sẽ bị loại trừ ra khỏi danh sách nhà Đàn Việt, bị dán cho nhãn hiệu là tín đồ Thiên Chúa Giáo và bị xử phạt. Hơn nữa, khoảng vào năm 1730 (Hưởng Bảo [享保] 15), phía các tự viện lại chế ra Luật Tông Môn Đàn Na Thỉnh Hợp, để nói rõ về những nghĩa vụ của người tín đồ đối với ngôi chùa của mình thế nào. Đó là những quy định như hằng ngày đến tham bái, tham dự các buổi lễ kỵ giỗ hằng năm, kỵ Tổ sư, ngày Phật Đản, ngày đức Thích Ca Nhập Niết Bàn, Vu Lan, v.v. Ngoài ra, người tín đồ buộc phải đảm đương về mặt kinh tế với nhiều danh mục như tiền xây dựng cũng như tân trang cùa chiền, tiền cống nạp cho ngôi chùa trung tâm bản sơn, v.v. Đương nhiên, việc tách ly khỏi chùa hay chuyển sang chùa khác thì bị nghiêm khắc cấm chỉ, còn người tín đồ thì không có quyền hạn lựa chọn ngôi chùa mình muốn theo. Nói tóm lại, Chế Độ Nhà Đàn Việt của chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ ban ra là chế độ do các tự viện quản lý một cách hoàn toàn các tín đồ tại gia, là tổ chức do tín đồ góp công nuôi sống các tự viện. Từ cuối thời Minh Trị (明治, Meiji, 1868-1911) trở đi, chế độ này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay dưới hình thức môi giới nghi lễ tống táng. Tuy nhiên, do vì hàng tín đồ di chuyển chỗ ở của họ, rồi những công viên mộ tập thể ra đời, nên cũng có nhiều trường hợp thoát ly khỏi ngôi chùa họ quy y theo. Còn ở vùng nông thôn, trong số những ngôi chùa xưa nay nương nhờ vào sự bảo trợ của Chế Độ Nhà Đàn Việt này để tồn tại, thì cũng có không ít chùa đã trở thành hoang phế. Hơn nữa, ngày nay việc lo tống táng phần nhiều đều do các Công Ty Mai Táng đảm trách; nên nếu nói về mặt tín ngưỡng thì người tín đồ có quyền chọn lựa. Thêm vào đó, các nghi lễ tống táng theo kiểu Thần Đạo, Thiên Chúa Giáo, tân tôn giáo hay vô tôn giáo cũng rất thịnh hành; vì thế Chế Độ Nhà Đàn Việt do vị Trú Trì nắm quyền chủ đạo như dưới thời Giang Hộ, thì nay không còn nữa.
(寺請制度, Terauke-seido, Tự Thỉnh Chế Độ): còn gọi là Tự Đàn Chế Độ (寺檀制度); là chế độ được chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ chế định ra vào năm 1664 (Khoan Văn [寛文] 4), để nhằm mục đích cấm chế Thiên Chúa Giáo cũng như Phái Không Nhận Không Cho, và ngăn chận việc cải tông của tín đồ. Cụ thể là xin phía tự viện chứng nhận rằng bản thân mình là tín đồ Phật Giáo, chứ không phải là giáo đồ của Thiên Chúa Giáo. Nhờ chế độ này được thi hành, người dân bắt đầu quyết định chùa nâo là Bồ Đề Tự (菩提寺, Bodai-ji) của mình, và gắn thêm nghĩa vụ cho biết rằng mình là tín đồ của chùa ấy. Tại các hộ dân thì bàn thờ Phật được thiết lập, rồi quy định tập quán cung thỉnh chư Tăng đến làm lễ và đó cũng là hình thức để bảo chứng số lượng tín đồ cũng như thâu nhập nhất định của chùa. Dưới thời Minh Trị Duy Tân, chế độ này quá căng thẳng và cuối cùng tạo nguyên nhân dẫn đến nạn Phế Phật Hủy Thích.
(終天): suốt đời, lâu dài. Trong bài thơ Bệnh Trung Khốc Kim Loan Tử (病中哭金鑾子) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường có câu rằng: “Mạc ngôn tam lí địa, thử biệt thị chung thiên (莫言三里地、此別是終天, chớ bảo xa ba dặm, chia tay này suốt đời).” Hay trong bài Thuật Ai (述哀) của Phương Văn (方文) nhà Thanh cũng có câu: “Thử hận bão chung thiên, ai ngâm hà thời tất (此恨抱終天、哀吟何時畢, hận này ôm suốt đời, buồn ngâm bao giờ nguôi).” Ngoài ra, trong Ai Vĩnh Thệ Văn (哀永逝文) của Phan Nhạc (潘岳) nhà Tấn cũng có đoạn rằng: “Kim nại hà hề nhất cử, mạc chung thiên hề bất phản (今奈何兮一舉、邈終天兮不反, nay làm sao chừ cử động, xa mãi mãi chừ không đáp).” Câu “phụ khí Thung Đình, mạc bão chung thiên chi thống (父棄椿庭、莫抱終天之痛)” có nghĩa là cha lành đã qua đời rồi, làm sao ôm nỗi đau mất mác trọn suốt đời.
(久遠寺, Kuon-ji): ngôi chùa Tổng Bản Sơn trung tâm của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại số 3567 Minobu (身延), Minobu-chō (身延町), Minamikoma-gun (南巨摩郡), Yamanashi-ken (山梨縣); hiệu núi là Thân Diên Sơn (身延山), tên gọi chính thức là Thân Diên Sơn Diệu Pháp Hoa Viện Cửu Viễn Tự (身延山妙法華院久遠寺), tượng thờ chính là Thập Giới Mạn Trà La (十界曼荼羅). Đây là di tích quan trọng đánh dấu Nhật Liên (日蓮, Nichiren) đã từng lưu trú kể từ năm thứ 11 (1274) niên hiệu Văn Vĩnh (文永), và cũng là nơi được biến thành tự viện với ngôi Miếu Đường làm trung tâm sau khi Nhật Liên qua đời vào năm thứ 5 (1282) niên hiệu Hoằng An (弘安). Tên chùa được thấy đầu tiên qua thư tịch ghi năm 1283 là Thân Diên Sơn Cửu Viễn Tự Phiên Trương (身延山久遠寺番帳). Về ngôi Miếu Đường, 6 người cao đệ chân truyền của Nhật Liên cùng với 12 người khác, tổng cọng là 18 người, thay phiên nhau mỗi người 1 tháng canh giữ; nhưng không bao lâu sau thì hủy bỏ quy định này. Vào khoảng năm 1284, 1285, Nhật Hưng (日興) trở thành người thường trú ở đây, và trong khoảng thời gian này có Nhật Hướng (日向) cũng cùng chung sức duy trì và phát triển Thánh địa này. Tuy nhiên, Nhật Hưng lại bất hòa với lãnh chúa Ba Mộc Tỉnh Thật Trường (波木井實長), tín đồ đắc lực từ thời Nhật Liên; cho nên vào năm đầu (1288) niên hiệu Chánh Ứng (正應), ông lui về vùng Phú Sĩ (富士, Fuji), Tuấn Hà (駿河, Suruga). Từ đó trở về sau, Nhật Hướng và môn lưu của ông kế thừa chùa này. Hệ thống của ông được gọi là Dòng Phái Nhật Hướng (日向門流), Dòng Phái Thân Diên (身延門流). Từ đó, Cửu Viễn Tự mở rộng giáo tuyến, và đôi khi chùa mang đậm sắc thái là ngôi tự viện của chính dòng họ Ba Mộc Tỉnh. Trong khoảng thời gian 10 năm từ năm đầu (1466) niên hiệu Văn Chánh (文正) cho đến năm thứ 7 (1475) niên hiệu Văn Minh (文明), Nhật Triêu (日朝), vị Quán Thủ đời thứ 11 của chùa, đã di chuyển ngôi đường vũ cũng như các kiến trúc khác ở Tây Cốc (西谷) đến vị trí hiện tại; đồng thời ông cũng quy định ra những hành sự trong năm, đặt ra cơ quan điều hành các lễ hội hàng tháng và mở rộng giáo hóa. Cửu Viễn Tự thời Trung Đại chủ yếu lấy vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai), Tuấn Hà (駿河, Suruga) làm cứ điểm hoạt động. Tướng Quân Võ Điền Tình Tín (武田晴信, Takeda Harunobu, tức Tín Huyền [信玄, Shingen]) của Giáp Phỉ tiến hành cầu nguyện ở Cửu Viễn Tự cho vận thế của dòng họ Võ Điền (武田, Takeda) được dài lâu; đồng thời bảo chứng cho quyền trú trì của chùa. Bên cạnh đó, trung thần của ông là Huyệt Sơn Tín Quân (穴山信君) cũng dốc toàn lực bảo trợ cho chùa. Sau khi dòng họ Võ Điền qua đời, Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) lên thay thế nắm chính quyền vùng Giáp Phỉ, cũng tiếp tục bảo hộ cho chùa, rồi vào năm thứ 16 niên hiệu (1588) niên hiệu Thiên Chánh (天正), ông quy định miễn trừ các lao dịch cho chùa và bảo chứng quyền trú trì ở đây. Về sau, qua các đời chùa được ban cho như quy định cũ. Đến đầu thời Cận Đại, từ vụ đàn áp Phái Không Nhận Không Cho vốn phát sinh qua cuộc tựu nhiệm trú trì Quán Thủ chùa cho Nhật Càn (日乾), Nhật Viễn (日遠) của Bổn Mãn Tự (本滿寺) ở Tokyo, nơi đây trở thành chủ tọa cho giáo đoàn Nhật Liên trên toàn quốc. Trong bản Pháp Hoa Tông Chư Tự Mục Lục (法華宗諸寺目錄) được hình thành năm thứ 10 (1633) niên hiệu Khoan Vĩnh (寛永), những chùa con trực thuộc Cửu Viễn Tự có 412 cơ sở; và chùa còn gián tiếp quản lý 1.519 ngôi chùa con khác nữa. Mặt khác, theo sự tăng dần số lượng người đến tham bái từ cuối thời Trung Đại trở đi, những ngôi viện con xuất hiện. Trú trì cũng như tăng chúng của các viện con thì phục vụ trực tiếp cho viện chính, cùng nhau tham gia điều hành chùa; cho nên Cửu Viễn Tự là một phức hợp thể của viện chính và các viện con. Vị trú trì đời thứ 31 của chùa là Nhật Thoát (日脫) cũng như trú trì đời thứ 32 là Nhật Tỉnh (日省) đều được cho phép đắp Tử Y. Vào năm thứ 3 (1706) niên hiệu Bảo Vĩnh (寶永), dưới thời vị trú trì thứ 33 là Nhật Hanh (日亨), từ đó về sau lịch đại chư vị trú trì đều được phép mang Tử Y. Cũng vào thời này, nhờ sự cúng dường của các nhà Đại Danh cũng như hàng cung thất của họ, nhiều kiến trúc đường xá của chùa được tạo dựng; nhưng chùa lại bị mấy lần hỏa tai vào những năm thứ 4 (1821), thứ 7 (1824), thứ 12 (1829) niên hiệu Văn Chính (文政). Trãi qua các niên hiệu Thiên Bảo (天保), Gia Vĩnh (嘉永), già lam lại được phục hưng; song đến năm thứ 8 (1875) thời Minh Trị (明治), chùa lần nữa bị hỏa tai và hơn phần nữa già lam bị cháy rụi. Sau mấy lần trùng tu, hiện tại chùa có một quần thể kiến trúc rộng lớn với rất nhiều ngôi đường xá như Tổng Môn (總門), Tam Môn (三門), Bổn Đường (本堂, Chánh Điện) tôn trí bức Mạn Trà La do chính tay Nhật Liên vẽ; Ngũ Trùng Tháp (五重塔, tháp 5 tầng); Thê Thần Các Tổ Sư Đường (棲神閣祖師堂) an trí tượng Nhật Liên; Thích Ca Điện (釋迦殿); Ngự Chơn Cốt Đường (御眞骨堂) an trí hài cốt của Nhật Liên; Khai Cơ Đường (開基堂) tôn thờ Ba Mộc Tỉnh Thật Trường, v.v.
(大瀛, Daiei, 1760-1804): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Đại Doanh (大瀛), Quách Lượng (廓亮); tên lúc nhỏ là Ki Chi Tấn (幾之進), Thị Đại (示大); tự là Tử Dung (子容); thụy hiệu Chơn Thật Viện (眞實院), hiệu là Nhưng Viên (芿園), Thiên Thành (天城), Kim Cang Am (金剛庵), Thoại Hoa (瑞華), Tịch Nhẫn (寂忍), Bảo Chơn (葆眞), Lãng Nhiên (朗然), Viên Hải (圓海), Bảo Lương (寶梁); xuất thân Trung Đồng Hạ (中筒賀, Nagatsutsuga), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima [廣島]); con trai thứ 3 của Lâm Dưỡng Triết (林養哲). Ông theo hầu Tuệ Vân (慧雲) ở Báo Chuyên Phường (報專坊), vùng An Nghệ, tu học giáo thuyết Chơn Tông và kiêm học cả ngoại điển. Sau ông từ bỏ việc thế tục, chuyển đến trú tại Thắng Viên Tự (勝圓寺) ở trong vùng, mở trường Tư Thục ở vùng Quảng Đảo (廣島, Hiroshima) và tận lực giáo dục chúng môn đệ. Vào năm 1797, ông đề xuất thư chất vấn lên trường Học Lâm về việc Năng Hóa Trí Động (能化智洞) chủ trương thuyết Dục Sanh Quy Mạng (欲生歸命), rồi viết cuốn Hoành Siêu Trực Đạo Kim Cang Phê (橫超直道金剛錍), Chơn Tông An Tâm Thập Luận (眞宗安心十論) để làm sáng tỏ Tông nghĩa chánh thống. Năm 1804, vâng mệnh chính quyền Mạc Phủ, ông cùng với nhóm Đạo Ẩn (道隱) xuống Giang Hộ, tiến hành đối luận với Trí Động. Trước tác của ông có Chơn Tông An Tâm Thập Luận (眞宗安心十論) 2 quyển, Hoành Siêu Trực Đạo Kim Cang Phê (橫超直道金剛錍) 3 quyển, Luận Hành Thiên (論衡篇) 2 quyển, Vãng Sanh Luận Chú Nguyên Yếu (徃生論註原要) 6 quyển, v.v.
(閻魔): trong cổ đại Trung Quốc vốn không có quan niệm về Diêm Ma hay Diêm Vương (閻王), nhưng sau khi Phật Giáo du nhập vào đất nước này, Diêm Vương được xem như là vị chủ thần của Địa Ngục và tín ngưỡng này bắt đầu lưu hành. Từ Diêm Ma, nguyên ngữ Sanskrit là Yama, âm dịch là Diêm Ma La Xã (閻魔羅社), Diễm Ma La Xà (琰摩羅闍), Diêm La (閻羅), Viêm Ma (炎摩), Diệm Ma (焰摩), Diễm Ma (琰魔), Diêm Ma La (閻摩羅); ý dịch có nhiều nghĩa khác nhau như trói buộc (trói tội nhân), song thế (nơi thế gian thường chịu hai loại quả báo vui và khổ), vua bình đẳng (trừng phạt tội một cách bình đẳng), dứt trừ tội ác, ngăn chận tranh giành và chấm dứt tội ác. Tất cả những ý nghĩa trên đều nói lên trách nhiệm của vua Diêm Ma dưới Minh Phủ nhằm giám thị tội của chúng sanh và làm cho phải khiếp sợ khi làm điều ác. Theo thần thoại cổ đại Ấn Độ, Yama—vị thần của chánh pháp—cùng với Yamī là thần song sinh, là người chết đầu tiên của nhân loại; vì vậy sau này họ được xem như là tử thần và thống quản âm giới. Sau khi Phật Giáo có mặt tại Ấn Độ, vua Diêm Ma được xem như là chủ của cõi Ngạ Quỷ, vua quản lý thế giới Địa Ngục, thân của ác nghiệp chiêu cảm, hay hóa thân của Địa Tạng Bồ Tát (地藏菩薩), v.v. Trong Mật Giáo, vua Diêm Ma là một trong 12 vị trời của Ngoại Kim Cang Bộ thuộc Kim Cang Giới Mạn Trà La (金剛界曼荼羅), là vị thần của Ngoại Kim Cang Bộ thuộc Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼荼羅). Trong truyền thuyết dân gian Trung Quốc, Bao Chửng (包拯, tức Bao Thanh Thiên [包青天]) là hóa thân của Diêm Vương. Sau khi qua đời, ông hóa thành Diêm La Vương, tiếp tục thẩm lý các vụ án dưới Âm Phủ. Có thuyết cho rằng ban ngày ông xét án trên dương gian, đến tối thì xử tội dưới địa ngục. Con người sau khi chết, linh hồn của họ sẽ được dẫn đến cho Bao Chửng thẩm phán; nếu quả thật người đó bị hảm hại, hàm oan, ông sẽ trả về dương gian cho sống lại. Nếu có tội thật sự thì sẽ bị tống vào địa ngục chịu hình phạt. Tương truyền Tứ Đại Diêm Vương (四大閻王) là Bao Chửng, Hàn Cầm Hổ (韓擒虎), Phạm Trọng Yêm (范仲淹) và Khấu Chuẩn (寇準). Có một vài tục ngữ liên quan đến Diêm Vương như “Diêm Vương bất tại gia, nghiệp quỷ do tha náo (閻王不在家、業鬼由他鬧, Diêm Vương không ở nhà, quỷ con gây náo loạn)”, có nghĩa là khi người chủ vắng mặt thì người cấp dưới lợi dụng cơ hội làm náo loạn; “Diêm Vương hảo kiến, tiểu quỷ nan đương (閻王好見、小鬼難當, Diêm Vương dễ thấy, quỷ con khó gặp)” hay “Diêm Vương phán nhĩ tam canh tử, bất đắc lưu nhân đáo ngũ canh (閻王判你三更死、不得留人到五更, Diêm Vương phán ngươi canh ba chết, chẳng được giữ người đến canh năm)”, v.v.
(一時): nghĩa là một lúc, một thời, một thưở nọ, v.v. Lúc đức Phật tại thế, xã hội Ấn Độ đang còn thời đại hình thức bộ lạc, rất nhiều các nước lớn nhỏ khác nhau; mỗi nước đều có lịch pháp (cách thức tính ngày giờ) khác nhau. Dưới thời đại nhà Thương Chu (商周, 1134-250 trước công nguyên) của Trung Quốc cũng có lịch pháp, nhưng đồng nhất với nhau. Hai chữ “nhất thời” này là thời gian cảm ứng đạo giao giữa chúng sanh và chư Phật; như thời gian trôi qua, có thể xoay trở lại quá khứ. Thiên Thai Đại Sư Trí Khải (智顗, 538-597), người sáng lập ra Thiên Thai Tông Trung Quốc, vị cao tăng nhà Tùy (隋, 581-618), cách thời đức Phật hơn cả ngàn năm. Vậy mà khi Đại Sư đọc đến Phẩm Dược Vương (藥王品) của Pháp Hoa Kinh thì nhập định, thấy đến chỗ Phật đang thuyết giảng Pháp Hoa Kinh tại Linh Thứu Sơn (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 靈鷲山) và lắng nghe thuyết pháp suốt cả hội. Sau khi ra khỏi định, Đại Sư bảo chúng đệ tử hay rằng Hội Linh Sơn vẫn còn đó vẫn chưa bao giờ tan rã. Chữ “nhất (一)” ở đây còn có nghĩa là “nhất tâm (一心)”. Nhất tâm chính là chân tâm, tức không có sự hiện hữu của thời gian quá khứ, hiện tại hay tương lai gì cả. Cho nên, người Nhật vẫn có câu ngạn ngữ xử thế là “Hito wo ugokasu ni wa magokoro wo motte (人を動かすには真心を持って, muốn làm động lòng người thì hãy lấy chân tâm mà sống).”
(法乳): sữa pháp; tức lấy hương vị của chánh pháp để nuôi dưỡng Pháp Thân của đệ tử, cũng giống như sữa mẹ có thể nuôi dưỡng con khôn lớn. Như trong Vận Am Phổ Nham Thiền Sư Ngữ Lục (運菴普巖禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 70, No. 1379) có đoạn: “Cúng dường tiền trú Lâm An Phủ Cảnh Đức Linh Ẩn Thiền Tự Tùng Nguyên Lão Sư Đại Hòa Thượng, dụng thù pháp nhũ chi ân (供養前住臨安府景德靈隱禪寺松源老師大和尚、用酬法乳之恩, cúng dường Đại Hòa Thượng Lão Sư Tùng Nguyên, trước kia trú tại Linh Ẩn Thiền Tự, Cảnh Đức, Phủ Lâm An, để báo đáp thâm ân pháp nhũ).” Hay trong Hoa Nghiêm Thanh Lương Quốc Sư Lễ Tán Văn (華嚴清涼國師禮讚文, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1471) cũng có đoạn: “Liêu tiến tảo tần chi cúng, bạc thù pháp nhũ, vi báo hồng ân (聊薦藻蘋之供、薄酬法乳、微報鴻恩, tạm dâng cỏ rong thức cúng, đáp đền pháp nhũ, báo chút hồng ân).”
(僧叡, Sōei, 1762-1826): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Tăng Duệ (僧叡); tên lúc nhỏ là Tả Kinh (左京); thụy hiệu Thắng Giải Viện (勝解院); hiệu Ưng Thành (鷹城), Thạch Tuyền (石泉); xuất thân vùng Hộ Hà Nội (戸河內, Togouchi), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima-ken [廣島縣]); trưởng nam của Viên Đế (圓諦) ở Chơn Giáo Tự (眞敎寺) vùng An Nghệ. Năm 1773, đến nhập môn làm đệ tử của Tuệ Vân (慧雲) ở Báo Chuyên Phường (報專坊), An Nghệ, học về giáo nghĩa Chơn Tông; nghiên cứu thêm cả Phạn Ngữ, Nhân Minh và thông hiểu luôn Thiên Thai giáo học. Sau ông tuyên xướng thuyết Hoằng Nguyện Trợ Chánh (弘願助正) và trong dịp An Cư năm 1817 ở Học Lâm của Tây Bổn Nguyện Tự, ông lại đưa ra các học thuyết mới, tạo nên luận tranh trong nội bộ Tông môn và bị điều tra. Đến năm 1825, ông được cử làm chức Ty Giáo (司敎). Ông là Tổ của Học Phái Thạch Tuyền (石泉學派). Trước tác của ông có rất nhiều như Trợ Chánh Thích Vấn (助正釋問) 1 quyển, Văn Loại Thuật Văn (文類述聞) 8 quyển, Giáo Hành Tín Chứng Tùy Văn Ký (敎行信証隨聞記) 63 quyển, Sài Môn Huyền Thoại (柴門玄話) 1 quyển, v.v.
(禪子): tên gọi khác của người tin Phật, tăng lữ, hay chỉ cho người hành Thiền. Như trong bài thơ Văn Chung (聞鐘) của tăng Kiểu Nhiên (皎然, ?-?) nhà Đường có câu: “Vĩnh dạ nhất Thiền tử, linh nhiên tâm cảnh trung (永夜一禪子、泠然心境中, suốt đêm một Thiền khách, an nhiên tâm cảnh trong).” Hay trong Ngốc Am Phổ Trang Thiền Sư Ngữ Lục (呆菴普莊禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1418) quyển 1, phần Vân Cư Ngữ Lục (雲居語錄), có đoạn: “Thiền tử lâm xuyên hóa đạo quy, nhập môn nhất tiếu triển song mi, phá vi trần xuất đại kinh quyển, đả cổ chùy chung báo chúng tri (禪子臨川化導歸、入門一笑展雙眉、破微塵出大經卷、打鼓椎鐘報眾知, Thiền giả đến sông hóa đạo về, mỉm cười vào cửa dương hàng mi, phá bụi trần tung bao kinh quyển, đánh trống rung chuông báo chúng hay).” Hoặc trong Liễu Am Thanh Dục Thiền Sư Ngữ Lục (了菴清欲禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1414) quyển 7, bài Thứ Vận Tống Mãn Trấn Thành Khang Tứ Thượng Nhân (次韻送滿鎭成康四上人), lại có đoạn: “Thiền tử tâm như mãn nguyệt minh, định càn khôn cú hợp tướng trình, tam thiên lí ngoại thân huề thủ, cửu khúc Hoàng Hà triệt để thanh (禪子心如滿月明、定乾坤句合相呈、三千里外親攜手、九曲黃河徹底清, Thiền tăng tâm như trăng sáng tinh, định càn khôn câu hợp tướng trình, ba ngàn dặm ngoài cùng tay nắm, chín khúc Hoàng Hà tận đáy trong).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.158.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập