Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bắc Điều Trinh Thời »»
(東明慧日, Tōmei Enichi, 1272-1340): vị tăng của Phái Hoằng Trí (宏智派) thuộc Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân Huyện Hải Định (海定縣), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), họ Trầm (沉), hiệu là Đông Minh (東明), sinh vào năm thứ 8 niên hiệu Hàm Thuần (咸淳). Năm 9 tuổi, ông xuất gia ở Đại Đồng Tự (大同寺) vùng Phụng Hóa (奉化, Tỉnh Triết Giang). đến năm 13 tuổi thì xuống tóc và 17 tuổi thọ giới Cụ Túc. Tiếp theo, ông đến tham vấn Trực Ông Đức Cử (直翁德擧) ở Thiên Ninh Tự (天寧寺), Minh Châu và được khế ngộ. Sau đó, ông đi chiêm bái và tham học ở một số chùa như Thiên Đồng (天童), Linh Ẩn (靈隱), Vạn Thọ (萬壽), Tương Sơn (蔣山), Thừa Thiên (承天), v.v., và khai đường thuyết pháp ở Bạch Vân Sơn Bảo Khánh Tự (白雲山寳慶寺) vùng Minh Đường (明堂). Sống tại các nơi đó được 6 năm, vào năm thứ 2 (1309) niên hiệu Diên Khánh (延慶), thể theo lời thỉnh cầu của Tướng Quân Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時), ông sang Nhật Bản, trú tại Thiền Hưng Tự (禪興寺) vùng Tương Mô (相模, Sagami). Sau đó, ông lại được mời đến trú trì Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji), nhưng chẳng bao lâu sau ông dựng một ngôi Bạch Vân Am (白雲庵) trong khuôn viên chùa này và lui về ẩn cư. Từ đó trở về sau, ông đã từng sống qua một số chùa khác như Vạn Thọ (萬壽), Thọ Phước (壽福), Đông Thắng (東勝), Kiến Trường (建長), v.v. Vào tháng 6 năm thứ 3 (1340) niên hiệu Lịch Ứng (曆應), ông lại trở về đó ẩn cư ở Bạch Vân Am và đến ngày mồng 4 tháng 10 thì thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi đời và 53 hạ lạp. Trước tác của ông có Bạch Vân Đông Minh Hòa Thượng Ngữ Lục (白雲東明和尚語錄) 3 quyển.
(南浦紹明, Nampo Shōmyō, 1235-1308): vị tăng của Phái Dương Kì và Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tự là Nam Phố (南浦), họ là Đằng Nguyên (藤原), xuất thân vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuộc Shizuoka-ken). Ban đầu ông theo học với Tịnh Biện (淨辨) ở Kiến Tuệ Tự (建穗寺), sau đó theo hầu Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) ở Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Vào năm 1259 (năm đầu niên hiệu Chánh Nguyên [正元]), ông nhập Tống cầu pháp, đi tham bái khắp chốn tùng lâm, cuối cùng nhờ gặp được Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚) mà triệt để đại ngộ và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào năm 1267 (năm thứ 4 niên hiệu Văn Vĩnh [文永]), ông trở về nước, làm Tạng Chủ (藏主) dưới trướng của Đạo Long. Ông đã từng sống và di chuyển trong vòng 33 năm giữa hai chùa Hưng Đức Tự (興德寺, Kōtoku-ji) và Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji) ở Thái Tể Phủ (太宰府) thuộc vùng Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]). Đến năm 1305 (năm thứ 3 niên hiệu Gia Nguyên [嘉元]), nhận chiếu chỉ của nhà vua, ông lên kinh đô Kyoto, trú tại Vạn Thọ Tự (萬壽寺, Manju-ji). Bên cạnh đó, ông còn trùng hưng Gia Nguyên Tự (嘉元寺, Kagen-ji) ở vùng Đông Sơn (東山) và trở thành tổ khai sơn chùa này. Vào năm 1307 (năm thứ 2 niên hiệu Đức Trị [德治]), ông xuống vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), dừng chân nghỉ tại Chánh Quán Tự (正觀寺, Shōkan-ji). Sau đó, nhận lời thỉnh cầu của Tướng Quân Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時, Hōjō Sadatoki), ông đến trú trì Kiến Trường Tự. Vào năm 1308 (năm đầu niên hiệu Diên Khánh [延慶]), ông thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi đời và 60 hạ lạp. Đến năm sau ông được Hậu Vũ Đa Pháp Hoàng (後宇多法皇, Gouta Jōō, 1247-1287) ban cho thụy hiệu là Viên Thông Đại Ứng Quốc Sư (圓通大應國師). Môn hạ của ông có những nhân vật nổi tiếng như Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超), Thông Ông Kính Viên (通翁鏡圓), Nguyệt Đường Tông Quy (月堂宗規), Diệu Tông Tông Hưng (妙宗宗興), v.v. Lớp dưới của phái này thì được gọi là Đại Ứng Môn Phái (大應門派). Hiện tại các phái của Lâm Tế Tông Nhật Bản đều thuộc hệ thống này.
(一山一寧, Issan Ichinei, 1247-1317): vị tổ của Phái Nhất Sơn (一山派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, người vùng Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), họ là Hồ (胡), hiệu là Nhất Sơn (一山). Lúc còn nhỏ, ông theo làm đệ tử của Vô Đẳng Dung (無等融) ở Hồng Phước Tự (鴻福寺) thuộc vùng Phù Sơn (浮山), Đài Châu, rồi sau đó thọ giới với Xử Khiêm (處謙) ở Phổ Quang Tự (普光寺). Kế đến ông theo học Luật ở Ứng Chơn Tự (應眞寺), học Thiên Thai ở Diên Khánh Tự (延慶寺), sau ông quay trở về với Thiền Tông. Ông lên Thiên Đồng Sơn (天童山) tham vấn khắp chư vị tôn túc như Giản Ông Cư Kính (簡翁居敬), Tạng Tẩu Thiện Trân (藏叟善珍), ở Dục Vương Sơn (育王山), Đông Tẩu Khải (東叟愷), Tịch Song Hữu Chiếu (寂窻有照), Ngoan Cực Hành Di (頑極行彌) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺), và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Hành Di. Sau đó, ông đến trú tại Tổ Ấn Tự (祖印寺) thuộc vùng Tứ Minh (四明), rồi Phổ Đà Sơn (普陀山). Vào năm thứ 3 (1299) niên hiệu Đại Đức (大德), ông được vua nhà Nguyên là Thành Tông ban cho hiệu là Diệu Từ Hoằng Tế Đại Sư (妙慈弘濟大師), rồi được bổ nhiệm là cai quản toàn bộ tôn giáo ở vùng Triết Giang. Vào tháng 8 cùng năm này, theo lời mời của Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇) và Thạch Lương Nhân Cung (石梁仁恭), ông đến Thái Tể Phủ Nhật Bản. Lúc bấy giờ, người chấp quyền là Tướng Quân Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時, Hōjō Sadatoki) mới nghi ngờ ông là mật thám của nhà Nguyên, nên bắt ông giam ở Tu Thiền Tự (修禪寺) vùng Y Đậu (伊豆, Izu). Sau đó, biết được ông là một vị danh tăng nên Trinh Thời thỉnh ông đến trú trì Kiến Trường Tự (建長寺), nhưng rồi ông lại chuyển đến Viên Giác Tự (圓覺寺) cũng như Tịnh Trí Tự (淨智寺). Vào năm thứ 2 (1313) niên hiệu Chánh Hòa (正和), theo sắc chỉ của Hậu Vũ Đa Thượng Hoàng (後宇多上皇), ông được thỉnh đến làm vị tổ thứ 3 của chùa này. Chúng đạo tục lúc bấy giờ mới tập trung đến mà tham học với ông; vì không chịu nỗi tình trạng tiếp khách đông đảo như vậy, nên ông đã xin Thượng Hoàng cho lui về ẩn cư, nhưng không được phép. Đến tháng 9 năm đầu (1317) niên hiệu Văn Bảo (文保), ông ngọa bệnh ở chùa này, được Thượng Hoàng đích thân đến vấn an thăm hỏi, và đến ngày 24 tháng 10 cùng năm thì viên tịch, hưởng thọ 71 tuổi. Bài kệ để lại của ông là “Hoành hành nhất thế, Phật tổ thôn khí, tiễn dĩ ly huyền, hư không trụy địa (横行一世、佛祖呑氣、箭巳離弦、虛空墜地, tung hoành một đời, Phật Tổ nuốt khí, tên đã rời dây, hư không xuống đất).” Thượng Hoàng ban cho ông thụy hiệu là Nhất Sơn Quốc Sư (一山國師). Đệ tử nối dòng pháp của ông có Thạch Lương Nhân Cung (石梁仁恭), Vô Trước Lương Duyên (無著良緣), Vô Cảm Lương Khâm (無感良欽), Vô Tướng Lương Chơn (無相良眞), Tuyết Thôn Hữu Mai (雪村友梅), Văn Khê Lương Thông (文溪良聰), Đông Lâm Hữu Kheo (東林友丘), v.v. Trước tác của ông có Nhất Sơn Quốc Sư Ngữ Lục (一山國師語錄).
(西礀子曇, Seikan Shidon, 1249-1306): vị Thiền tăng của Phái Dương Kì (楊岐) và Tùng Nguyên (松源) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, trú trì đời thứ 6 của Viên Giác Tự (圓覺寺皎, Enkaku-ji), Tổ của Phái Tây Giản (西礀派, tức Phái Đại Thông [大通派]); húy là Tử Đàm (子曇), đạo hiệu Tây Giản (西礀), thụy hiệu Đại Thông Thiền Sư (大通禪師); xuất thân vùng Tiên Cư (仙居), Đài Châu (台州, thuộc Tỉnh Triết Giang) Trung Quốc, họ Hoàng (黃). Vào năm đầu (1265) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳), lúc 17 tuổi, ông xuất gia và thọ giới tại Quảng Độ Tự (廣度寺). Sau đó, ông đến tham vấn Thạch Lâu Minh (石樓明) ở Thừa Thiên Tự (承天寺), rồi đến tháng 8 cùng năm này thì theo học pháp với Thạch Phàm Duy Diễn (石帆惟衍) và thọ nhận tông chỉ của vị này. Vào tháng 2 năm thứ 6 (1270) niên hiệu Hàm Thuần, ông theo Thạch Phàm đến trú tại Thiên Đồng (天童). Đến tháng 7 năm sau, đáp lời cung thỉnh của Tướng Quân Thời Tông (時宗, Tokimune), ông sang Nhật Bản. Tại đây, ông từng theo hầu Viên Nhĩ Biện Viên (圓爾辨圓) ở Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) cũng như Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) ở Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura); nhưng rồi đến năm đầu (1278) niên hiệu Hoằng An (弘安) thì trở về nuớc. Từ đó, ông lên núi Thiên Đồng, tham yết Hoàn Khê Duy Nhất (環溪惟一), làm chức Tạng Chủ (藏主) ở đây; rồi giã từ nơi này, đến trú tại Tử Nham (紫岩) thuộc Đài Châu, và chuyên tâm trao truyền pháp nhũ của Thạch Phàm. Bên cạnh đó, ông còn đến tham bái Vân Phong Diệu Cao (雲峰妙高) ở Kính Sơn (徑山). Vào năm thứ 27 (1290) niên hiệu Chí Nguyên (至元) nhà Nguyên, ông đến sống tại Thiên Trụ (天柱), rồi đến năm đầu (1299) niên hiệu Chánh An (正安) của Nhật Bản, vâng mệnh vua Thế Tổ (世祖, tại vị 1260~1294), ông tháp tùng Nhất Sơn Nhất Ninh (一山一寧) sang Nhật lần thứ hai. Vị Tướng Quân chấp quyền đương thời là Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時, Hōjō Sadatoki) lấy lễ tôn ông làm thầy. Ông được cử đến trú trì Viên Giác Tự ở vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]), rồi chuyển sang Kiến Trường Tự. Đặc biệt, ông được Hậu Vũ Đa Thượng Hoàng (後宇多上皇) thỉnh đến để hỏi pháp, học đạo. Vào tháng 10 năm đầu (1306) niên hiệu Đức Trị (德治), ông lui về ẩn cư ở Chánh Quán Tự (正觀寺), và đến ngày 28 thì thị tịch, hưởng thọ 58 tuổi. Tháp của ông được kiến lập tại Truyền Đăng Am (傳燈庵) của Kiến Trường Tự. Ông được ban cho thụy hiệu là Đại Thông Thiền Sư.
(智海, Chikai, ?-1306): vị Tăng chuyên học cả Luật và Chơn Ngôn Tông, sống vào khoảng cuối thời Liêm Thương, húy là Trí Hải (智海), tự Tâm Tuệ (心慧), hiệu là Đạo Chiếu Phòng (道照房). Ông học Mật Giáo của hai dòng Dã Trạch (野澤) từ Hựu Tường (宥祥), Viên Hựu (圓祐) và Nguyên Du (元瑜). Rồi sau đó ông lại học thêm cả Giới Luật với Nhẫn Tánh (忍性) cũng như Hiến Tĩnh (憲靜) ở Cực Lạc Tự (極樂寺) vùng Liêm Thương. Vào năm 1269, vị Tướng Quân chấp quyền đương thời là Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時, Hōjō Sadatoki), nhân để cầu nguyện cho quân nhà Nguyên bại trận rút lui, đã cải đổi Dược Sư Đường thành Giác Viên Tự (覺園寺), và thỉnh mời ông đến làm vị Tổ khai sơn chùa này. Kể từ khi đến sống tại chùa này, ông chuyên tâm giảng nghĩa về Giới Luật, nên các bậc anh tài của Hiển lẫn Mật Giáo đều vân tập về đây. Trước tác của ông có Lưỡng Bộ Đại Kinh Giáo Chủ Sự (兩部大經敎主事) 1 quyển.
(圓覺寺, Engaku-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Viên Giác Tự (圓覺寺派) thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, hiệu núi là Thoại Lộc Sơn (瑞鹿山), hiện tọa lạc tại số 409 Yamanouchi (山ノ內), Kamakura-shi (鎌倉市), Kanagawa-ken (神奈川縣), được xếp hàng thứ hai trong năm ngôi chùa nổi tiếng ở vùng Liêm Thương. Tượng thờ chính của chùa Bảo Quan Thích Ca Như Lai (寶冠釋迦如來). Tên chính thức của chùa là Thoại Lộc Sơn Viên Giác Hưng Thánh Thiền Tự (瑞鹿山圓覺興聖禪寺). Vào năm thứ 5 (1282) niên hiệu Hoằng An (弘安), để truy điệu cầu nguyện cho những người đã tử trận trong cuộc chiến chống quân nhà Nguyên, Tướng Quân trấn thủ vùng Tương Mô (相模, Sagami) là Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) sáng lập nên chùa này, rồi cung thỉnh Vô Học Tổ Nguyên (無學祖元) làm vị Tổ khai sơn. Tương truyền rằng vào ngày lạc thành chùa thì có bầy nai trắng tập trung đến nghe pháp, nên từ đó ngọn núi này được đặt tên là Thoại Lộc Sơn (瑞鹿山, ngọn núi có điềm lành bầy nai trắng). Vào năm thứ 7 (1400) niên hiệu Ứng Vĩnh (應永), chùa gặp phải trận hỏa tai lớn, rồi sau đó cũng thỉnh thoảng gặp những lần hỏa hoạn như vậy; nhưng đến năm thứ 2 (1625) niên hiệu Khoan Vĩnh thì chùa được tái kiến lại như cũ cho đến ngày nay. Trước thời Duy Tân, chùa có 32 ngọn tháp, 2 tòa viện lớn; nhưng hiện tại chỉ còn có 12 ngọn tháp và 1 tòa viện mà thôi. Quần thể kiến trúc của chùa gồm Tổng Môn (總門), Tam Môn (三門), Phật Điện (佛殿), Tuyển Phật Trường (選佛塲), Phương Trượng (方丈), Xá Lợi Điện (舍利殿), Diệu Hương Trì (妙香池), Lầu Chuông. Bên cạnh đó, còn có khá nhiều ngôi viện tháp khác như Tế Ấm Am (濟蔭庵), Chánh Tục Viện (正續院), Tùng Lãnh Viện (松嶺院), Phật Nhật Am (佛日庵), Hoàng Mai Viện (黃梅院), Quy Nguyên Viện (歸源院), Quế Xương Am (桂昌庵), Long Ẩn Am (龍隱庵), Thọ Đức Am (壽德庵), Chánh Truyền Am (正傳庵), Tục Đăng Am (續燈庵), Như Ý Am (如意庵), Ngọa Long Am (臥龍庵), Bạch Vân Am (白雲庵), Vân Đảnh Am (雲頂庵), v.v. Chùa hiện lưu giữ một số bảo vật thuộc dạng quốc bảo như Xá Lợi Điện (an trí Xá Lợi của đức Phật, tương truyền thỉnh từ nhà Nam Tống sang), Phạn Chung (梵鐘, Hồng Chung, do Tướng Quân Bắc Điều Trinh Thời hiến cúng, được đúc vào năm 1301); và nhiều bảo vật thuộc loại tài sản văn hóa quan trọng.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.64.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập