Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bà sa »»
(s: poṣadha, upavasatha, upoṣadha, upavāsa, p: uposatha, posatha, 布薩): âm dịch là Ưu Ba Bà Tố Đà (優波婆素陀), Ưu Bà Ta (優婆娑), Bố Tát Đà Bà (布薩陀婆), Bố Sái Tha (布灑他), Bố Sa Tha (布沙他), Ổ Ba Bà sa (鄔波婆沙), Bô Sa Đà (逋沙陀), Bao Sái Đà (褒灑陀), Ổ Bô Sa Tha (鄔逋沙他); ý dịch là Trưởng Tịnh (長淨), Trưởng Dưỡng (長養), Tăng Trưởng (增長), Thiện Túc (善宿), Tịnh Trú (淨住), Trường Trú (長住), Cận Trú (近住), Cọng Trú (共住), Đoạn (斷), Xả (捨), Trai (齋), Đoạn Tăng Trưởng (斷增長), hay Thuyết Giới (說戒). Nghĩa là vào mỗi nữa tháng, chư vị Tỳ Kheo cùng sống chung tập trung tại một trú xứ nhất định, hoặc tại Bố Tát Đường (s: uposathāgāra, 布薩堂, còn gọi là Nhà Thuyết Giới), cung thỉnh vị Tỳ Kheo hành trì giới luật tinh chuyên thuyết giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa (s: prātimokṣa, p: pātimokkha, 波羅提木叉), để phản tỉnh, xem xét lại trong nữa tháng vừa qua bản thân có tuân thủ đúng với giới bổn hay không. Nếu có người phạm giới, thì sẽ sám hối ngay trước đại chúng, giúp cho chúng tăng có thể an trụ lâu trong tịnh giới, làm tăng trưởng thiện pháp và công đức. Nếu như hàng Phật tử tại gia, vào trong 6 ngày trai mà thọ trì Bát Quan Trai Giới (s: aṣṭāṅga-samanvāgatopavāsa, p: aṭṭhaṅga-samannāgata uposatha, aṭṭhaṅgika uposatha, 八關齋戒), cũng được gọi là Bố Tát, nghĩa là có thể làm cho tăng trưởng thiện pháp. Hình thức Bố Tát vốn phát xuất từ nguồn gốc tế lễ từ thời Phệ Đà (s: Veda, 吠陀) của Ấn Độ; tức là ngày trước lễ Tế Đầu Tháng (s: darśā-māsa, 新月祭) và Tế Giữa Tháng (s: paurṇa-māsa, 滿月祭), người ta cử hành một lễ cúng tế dự bị, được gọi là Bố Tát. Chủ yếu vào ngày cúng tế này, mọi người không ăn, an trú trong giới pháp thanh tịnh, khiến cho cả thân lẫn tâm đều được trong sạch. Về sau, truyền thống này được truyền thừa đến thời đức Phật, nhóm ngoại đạo Ni Kiền Tử (s: Nirgrantha-putra, Nirgrantha-jñātaputra, p: Nigaṇtha-putta, 尼乾子) cũng thường tập trung tại một trú xứ nào đó, tác pháp hành trì 4 giới như không ăn, v.v. Đức Thế Tôn cũng cho phép Tăng chúng tiến hành pháp sự này; cho nên hình thức Bố Tát của Phật Giáo vốn căn cứ vào tập quán nói trên. Theo như sự chế định của Phật, vào dịp này chúng tăng nên tụng toàn bộ giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa; và nếu gặp các duyên nạn thì có thể tụng một phần của giới bổn cũng được. Tứ Phần Luật (四分律) quyển 58 phân Bố Tát thành 4 loại là: (1) Tam Ngữ Bố Tát (三語布薩); (2) Thanh Tịnh Bố Tát (清淨布薩), (3) Thuyết Ba La Đề Mộc Xoa Bố Tát (說波羅提木叉布薩) và (4) Tự Tứ Bố Tát (自恣布薩). Trong khi đó, Ngũ Phần Luật (五分律) quyển 18 lại phân làm 5 loại khác là: (1) Tâm Niệm Khẩu Ngôn Bố Tát (心念口言布薩), (2) Hướng Tha Thuyết Tịnh Bố Tát (向他說淨布薩), (3) Quảng Lược Thuyết Giới Bố Tát (廣略說戒布薩), (4) Tự Tứ Bố Tát (自恣布薩) và (5) Hòa Hợp Bố Tát (和合布薩). Thiện Kiến Luật Tỳ Bà sa (善見律毘婆沙) quyển 16 thì liệt kê 9 loại là: (1) Thập Tứ Nhật Bố Tát (十四日布薩), (2) Thập Ngũ Nhật Bố Tát (十五日布薩), (3) Hòa Hợp Bố Tát (和合布薩), (4) Tăng Bố Tát (僧布薩), (5) Chúng Bố Tát (眾布薩), (6) Nhất Nhân Bố Tát (一人布薩), (7) Thuyết Ba La Đề Mộc Xoa Bố Tát (說波羅提木叉布薩), (8) Tịnh Bố Tát (淨布薩) và (9) Sắc Bố Tát (敕布薩). Ngay như ngày Bố Tát, các kinh điển cũng nêu lên khác nhau. Như Đại Thiên Nại Lâm Kinh (大天捺林經) của Trung A Hàm (中阿含經) quyển 14, Tăng Nhất A Hàm Kinh (增一阿含經) quyển 16, v.v., cho rằng mỗi tháng vào 6 ngày trai giới là mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30 thì tiến hành Bố Tát. Tứ Phần Luật quyển 58 thì cho rằng mồng 1, 14, 15 là những ngày Bố Tát. Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 13 thì giải thích ngày mồng 1, mồng 8, 14, 16, 23, 29. Nhìn chung, mỗi tháng 3 lần Bố Tát, dần dần sinh ra quy định mỗi nữa tháng một lần. Hơn nữa, từ xưa phong trào Bố Tát và ăn chay vốn đã rất thịnh hành tại Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Việt Nam. Trong Đại Tỳ Kheo Tam Thiên Uy Nghi (大比丘三千威儀, Taishō No. 1470) quyển Thượng có đoạn rằng: “Bố Tát giả, Tần ngôn tịnh trú, nghĩa ngôn trưởng dưỡng Tỳ Kheo hòa hợp; nhược tác bách nhất Yết Ma, nhi bất tri hòa hợp, thị danh bất tri Bố Tát (布薩者、秦言淨住、義言長養比丘和合、若作百一羯磨、而不知和合、是名不知布薩, Bố Tát, Tàu dịch là tịnh trú [an trú trong thanh tịnh], nghĩa là nuôi lớn sự hòa hợp của chúng Tỳ Kheo; nếu thực hành trăm lẽ một pháp Yết Ma mà không biết hòa hợp, có nghĩa là không biết Bố Tát).” Hay như trong Thọ Thập Thiện Giới Kinh (受十善戒經, Taishō No. 1486 ) giải thích rằng: “Kim ư tam thế chư Phật, A La Hán tiền, Hòa Thượng tăng tiền, chí thành phát lộ, Ngũ Thể đầu địa, sám hối chư tội, thị danh hành Bố Tát pháp (今於三世諸佛、阿羅漢前、和上僧前,至誠發露,五體投地,懺悔諸罪,是名行布薩法, nay đối trước ba đời chư Phật, trước A La Hán, trước Hòa Thượng tăng, chí thành bộc bạch, năm vóc gieo đất, sám hối các tội, ấy gọi là hành pháp Bố Tát).” Trong Nhập Bố Tát Đường Thuyết Kệ Văn Đẳng (入布薩堂說偈文等, Taishō No. 2852) có bài Thanh Tịnh Diệu Kệ Văn (清淨妙偈文) rằng: “Thanh tịnh như mãn nguyệt, thanh tịnh ưng Bố Tát, thân khẩu nghiệp thanh tịnh, nhĩ nãi đồng Bố Tát (清淨如滿月、清淨應布薩、身口業清淨、爾乃同布薩, trong sạch như trăng rằm, trong sạch nên Bố Tát, nghiệp thân miệng trong sạch, ngươi hãy cùng Bố Tát).”
(倶舍宗, Gusha-shū): tên gọi của một tông phái lớn trong 8 tông phái ở Trung Quốc và trong 6 tông lớn của Phật Giáo vùng Nam Đô, Nhật Bản. Tại Ấn Độ, người ta chia thành 18 bộ phái của Phật Giáo Thượng Tọa Bộ (xưa gọi là Tiểu Thừa). Lần đầu tiên sau khi đức Phật diệt độ được 400 năm, thể theo lời thỉnh cầu của vua Ca Nị Sắc Ca (s: Kaniṣka, p: Kanisika, 迦膩色迦王) của vương quốc Kiện Đà La (s, p: Gandhāra, 健駄羅), 500 vị A La Hán đã tiến hành kết tập bộ Đại Tỳ Bà sa Luận (s: Abhidharma-mahāvibhāṣa-śāstra, 大毘婆沙論), 200 quyển; cho nên trong số 18 bộ phái ấy, tông nghĩa của Tát Bà Đa Bộ (薩婆多部, tức Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ [s: Sarvāstivādin, p: Sabbatthivādin, 說一切有部]) được thành lập. Bộ luận này theo nghĩa của Lục Túc Luận (s: Śaḍpadaśāstra, 六足論) để giải thích về Phát Trí Luận (s: Abhidharma-jñāna-prasthāna, 發智論), vì vậy giáo nghĩa của Tát Bà Đa Bộ đều tập trung vào bộ luận này. Trải qua 500 năm sau, Bồ Tát Thế Thân (s, p: Vasubandhu, 世親) xuất hiện, đầu tiên xuất gia tu tập theo Tát Bà Đa Bộ (薩婆多部), học tông nghĩa của bộ phái này, rồi sau đó học giáo lý của Kinh Lượng Bộ (s: Sautrāntika, 經量部), nhưng có điều không hài lòng về tông này, nên ông đã y cứ vào bộ Đại Tỳ Bà sa Luận mà trước tác ra bộ Câu Xá Luận (s: Abhidharmakośa-bhāṣya, 倶舍論). Trong mỗi phần ông đều lấy ý của Kinh Lượng Bộ để đả phá giáo thuyết của Tát Bà Đa Bộ. Vì vậy, từ đó ông đã tách riêng ra khỏi 18 bộ phái trên. Tại Ấn Độ, bộ luận này được gọi là Thông Minh Luận (聰明論), tất cả mọi người trong và ngoài tông phái đều học cả. Kể từ khi Chơn Đế (s: Paramārtha, 眞諦, 499-569) nhà Tùy bên Trung Quốc dịch bộ này sang Hán ngữ vào năm thứ 4 (563) niên hiệu Thiên Gia (天嘉), người ta bắt đầu nghiên cứu về nó. Kế đến, Huyền Trang (玄奘, 602-664) nhà Đường lại dịch Câu Xá Luận lần thứ hai vào năm thứ 5 (654) niên hiệu Vĩnh Huy, rồi các môn nhân của ông như Thần Thái (神泰), Phổ Quang (普光), Pháp Bảo (法寳) đã chú sớ cho bộ này. Từ đó Câu Xá Tông bắt đầu hưng thạnh ở Trung Quốc. Tại Nhật Bản, tông này được Đạo Chiêu (道昭, Dōshō, 629-700) truyền vào cùng với Pháp Tướng Tông. Vị này sang nhà Đường cầu pháp vào năm thứ 4 (653) niên hiệu Bạch Trỉ (白雉), theo hầu Huyền Trang và trở về nước vào năm thứ 7 (661) đời Tề Minh Thiên Hoàng (齊明天皇, Saimei Tennō, tại vị 655-661). Ông được xem như là người đầu tiên truyền bá Câu Xá Tông vào Nhật. Tiếp theo, có Trí Thông (智通, Chitsū, ?-?), Trí Đạt (智達, Chitatsu, ?-?), hai người sang nhà Đường vào năm thứ 4 (658) đời Tề Minh Thiên Hoàng, cũng như Huyền Phưởng (玄昉, Gembō, ?-746), vị tăng sang cầu pháp vào năm đầu (717) niên hiệu Dưỡng Lão (養老), đều có truyền tông này vào Nhật. Trong bản Tả Kinh Sở Khải (冩經所啓) ghi ngày mồng 8 tháng 7 năm thứ 12 (740) niên hiệu Thiên Bình (天平) còn lưu lại trong Chánh Thương Viện Văn Khố (正倉院文庫), ta thấy có ghi “Câu Xá Tông 30 quyển”; như vậy sách mà Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch ra đã được bắt đầu nghiên cứu từ khoảng thời gian này. Tên gọi Câu Xá Tông cũng được tìm thấy lần đầu tiên trong bản Tăng Trí Cảnh Chương Sớ Phụng Thỉnh Khải (僧智憬章疏奉請啓). Vì Câu Xá Tông được xem giống như Tát Bà Đa Tông vốn được tìm thấy trong bản Lục Tông Trù Tử Trương (六宗厨子張) ghi ngày 18 tháng 3 nhuận năm thứ 3 niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo (天平勝寳), có thể sự thành lập của học phái này là trong khoảng thời gian năm thứ 3 hay 4 của niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo. Kế đến, trong phần quy định về số người được xuất gia và tu học mỗi năm của các tông phái như trong bức công văn của quan Thái Chính ghi ngày 26 tháng giêng năm thứ 25 (806) niên hiệu Diên Lịch (延曆), ta thấy có quy định Pháp Tướng Tông là 3 người, 2 người đọc Duy Thức Luận (s: Vijñānamātrasiddhi-śāstra, 唯識論) và 1 người đọc về Câu Xá Luận (s: Abhidharmakośa-bhāṣya, 倶舍論); như vậy ta biết được rằng lúc bấy giờ Câu Xá Tông vẫn là tông phái phụ thuộc vào Pháp Tướng Tông. Giáo nghĩa của tông này phân tích các pháp thành 5 vị và 75 pháp, công nhận tính thực tại của các pháp ấy, chủ trương rằng thế giới được thành lập dựa trên các pháp đó và con người tồn tại trong vòng luân hồi đau khổ, vì vậy cần phải đoạn diệt phiền não căn bản và chứng đạt Vô Dư Y Niết Bàn. Cũng giống như Pháp Tướng Tông, tông này cũng chia thành 2 phái là Bắc Tự Truyền (北寺傳) và Nam Tự Truyền (南寺傳). Phái Nam Tự Truyền thì chủ trương thuyết Dụng Diệt (用滅), nghĩa là các pháp hoại diệt nhưng thật thể của chúng vẫn tồn tại và cái tiêu diệt chính là tác dụng. Phái Bắc Tự Truyền đứng trên lập trường của thuyết Thể Diệt (体滅), tức là các pháp sanh khởi nhờ duyên và thật thể của chúng tiêu diệt theo từng Sát Na.
(呪): ngôn ngữ bí mật có năng lực linh ứng đặc biệt, không thể lấy ngôn ngữ bình thường để giải thích được, là câu văn bí mật dùng xướng tụng trong khi cầu nguyện, còn gọi là thần chú (神呪), mật chú (密呪), chơn ngôn (眞言). Nguyên lai từ chú (呪) là chúc (祝), là mật ngữ dùng tụng niệm hướng về chư vị thần linh cầu đảo, tuyên cáo khiến cho kẻ oán địch bị tai họa, hay mong muốn tiêu trừ ách nạn, cầu mong được lợi ích. Trong kinh Phệ Đà (吠陀) xưa của Ấn Độ đã có chú thuật rồi. Theo quyển 14 Tạp A Hàm Kinh (雜阿含經) cho biết rằng đức Thích Tôn đã từng bài bác vấn đề chú thuật; tuy nhiên, quyển 9 của kinh này có đề cập việc đức Phật thuyết Chú Hộ Thân (s: parītta, p: paritta, parittā, còn gọi là Hộ Chú [護呪], Hộ Kinh [護經], Chú Văn [呪文]) trị rắn độc, cho nên chúng ta biết rõ rằng chú thuật đã được phổ biến ở Ấn Độ từ xa xưa và sau này Phật Giáo cũng có dùng đến. Các kinh điển thuộc giáo phái Đại Thừa Hiển Giáo như Bát Nhã (般若), Pháp Hoa (法華), Bảo Tích (寶積), Đại Tập (大集), Kim Quang Minh (金光明), Lăng Già (楞伽), v.v., đều có Phẩm Đà La Ni (陀羅尼品) nêu rõ những câu thần chú. Đặc biệt Mật Giáo rất chú trọng đến mật chú, cho rằng chú là biểu thị cho “pháp nhĩ thường nhiên (法爾常然, pháp vốn thường như vậy)”; cho nên nếu tụng đọc, quán tưởng mật chú, hành giả có thể được lợi ích thành Phật. Thần chú được thuyết trong các kinh điển thì nhiều vô cùng, tỷ dụ như Thủy Hỏa Chú (水火呪), An Trạch Phù Chú (安宅符呪), Sát Lợi Chú (刹利呪), v.v., trong A Ma Trú Kinh (阿摩晝經) thuộc quyển 13 hay Phạm Động Kinh (梵動經) trong quyển 14 của Trường A Hàm (長阿含). Trong Tứ Phần Luật (四分律) quyển 27, Thập Tụng Luật (十誦律) quyển 46, v.v., có các chú trị bệnh trùng trong ruột, chú hàng phục ngoại đạo, v.v. Hay một số chú khác như Bà La Môn Chú (婆羅門呪), Thủ Đà La Thần Chú (首陀羅神呪), Đại Phạm Thiên Vương Bà Tỳ La Chú (大梵天王婆毘羅呪), v.v., trong phẩm Chúng Tướng Vấn (眾相問) của Ma Đăng Già Kinh (摩登伽經) quyển thượng, v.v. Ngoài ra, trong quyển 4 của Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) có Quán Đảnh Thất Vạn Nhị Thiên Thần Vương Hộ Tỳ Kheo Chú Kinh (觀頂七萬二天神王護比丘呪經), Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Thần Chú (摩訶般若波羅蜜神呪), Thập Bát Long Vương Thần Chú Kinh (十八龍王神呪), Chú Củ Xỉ (呪齲齒), Thập Nhị Nhân Duyên Kết Lũ Thần Chú (十二因緣結縷神呪), Uy Đức Đà La Thần Chú (威德陀羅神呪), v.v., mỗi thứ 1 quyển. Thần chú có 2 loại lành và dữ. Loại thần chú lành thường được dùng để chữa bệnh hay hộ thân; thần chú dữ dùng để bùa yểm người khác, khiến cho họ bị tai họa. Trong Phẩm Phổ Môn thuộc quyển 7 của Pháp Hoa Kinh (法華經), quyển 57 của Cựu Hoa Nghiêm Kinh (舊華嚴經), quyển 4 của Thập Địa Kinh (十地經), v.v., có đề cập đến loại thần chú dữ này. Đức Thế Tôn cấm chỉ hàng đệ tử tu tập chú thuật, sử dụng nó để mưu sinh, mà chỉ cho phép dùng chú để trị bệnh hay hộ thân mà thôi. Thông thường từ mantra được dịch là chú (呪). Hiện tồn bản tiếng Sanskrit của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), Đà La Ni Nhập Lăng Già Kinh (陀羅尼入楞伽經) có xuất hiện từ mantra này. Thế nhưng, Thiện Kiến Luật Tỳ Bà sa (善見律毘婆沙) quyển 11 lại dịch từ Pāli vijjāmayā là chú. Trong Phẩm Đà La Ni thuộc quyển 7 của Pháp Hoa Kinh dịch từ Sanskrit dhārāṇī là chú. Từ đó, chúng ta thấy rằng từ Hán dịch chú có nhiều nguyên ngữ khác nhau. Bên cạnh đó, dhārāṇī còn có nghĩa là tổng trì (總持), vidya (p: vijjā) là minh (明), thuật (術), mantra là chơn ngôn. Nghĩa các từ tuy có khác nhau nhưng đã được dùng lẫn lộn nhau. Có khá nhiều vị tăng ngoại quốc truyền Phật Giáo đầu tiên đến Trung Quốc rất sở trường về chú thuật, như trường hợp Đàm Vô Sấm (曇無讖) được xem như là Đại Chú Sư. Đạo Giáo Trung Quốc từ đó cũng bắt đầu lưu hành chú thuật. Trong Đăng Thiệp Thiên (登涉篇) thuộc quyển 4 của Bảo Bốc Tử Nội Thiên (抱朴子) có phần Lục Giáp Bí Chú (六甲祕呪), có khả năng khiến cho người trong chiến trận không bị tử thương. Hay trong Thái Thượng Tử Vi Trung Thiên Thất Nguyên Chân Kinh (太上紫微中天七元眞經, Đạo Giáo quyển 1055) có Bắc Đẩu Thất Tinh Chú (北斗七星呪), Cơ Tinh Chân Nhân Chân Quân Bảo Mạng Chú (機星眞人眞君保命呪), v.v. Hơn nữa, trong Thái Thượng Nguyên Thỉ Thiên Tôn Thuyết Bảo Nguyệt Quang Hoàng Hậu Thánh Mẫu Khổng Tước Minh Vương Kinh (太上元始天尊說寶月光皇后聖母孔雀明王經, Đạo Giáo quyển 1058) có Bí Mật Khu Tà Phân Quỷ Nhân Đạo Chú (祕密驅邪分鬼人道呪), v.v., tất cả đều có pha lẫn Phạn ngữ. Cũng giống như vậy, các kinh điển Phật Giáo như Quán Đảnh Kinh (灌頂經), Thích Ma Ha Diên Luận (釋摩訶衍論) quyển 9 có nêu rõ các loại thần chú, Uế Tích Kim Cang Cấm Bách Biến Pháp Kinh (穢跡金剛禁百變法經) thì đề cập đến những loại phù chú, ấn pháp. Tất cả đều có ảnh hưởng đến kinh điển Đạo Giáo. Ngoài ra, Mật Giáo của Nhật Bản cũng sử dụng rất nhiều mật chú.
(s: Kumārajīva, j: Kumarajū, 鳩摩羅什, 344-413, có thuyết cho là 350-409): âm dịch tiếng Phạn là Cứu Ma La Thập (究摩羅什), Cưu Ma La Thập Bà (鳩摩羅什婆), Cưu Ma La Đổ Bà (鳩摩羅耆婆), Cưu Ma La Thời Bà (鳩摩羅時婆), Câu Ma La Đổ Bà (拘摩羅耆婆), gọi tắt là La Thập (羅什), ý dịch là Đồng Thọ (童壽), còn gọi là La Thập Tam Tạng (羅什三藏). Ông người gốc nước Quy Tư (龜兹, thuộc vùng Sớ Lặc [疏勒], Tân Cương [新疆]), một trong 4 nhà dịch kinh vĩ đại của Trung Quốc. Cả cha mẹ ông đều tin thờ Phật. Cha là Cưu Ma La Viêm (鳩摩羅炎), gốc người Ấn Độ, từ bỏ ngôi vị Tể Tướng và xuất gia. Sau đó, ông đi du hóa khắp nơi, đến nước Quy Tư thuộc trung ương Châu Á, được quốc vương nước này kính mộ, rồi kết hôn với em gái nhà vua là Đổ Bà (耆婆) và sanh ra được một người con. Tên của Cưu Ma La Thập được hợp thành bởi tên cha (Cưu Ma La Viêm) và mẹ (Đổ Bà). Lúc nhỏ La Thập đã thông mẫn, năm lên 7 tuổi theo cha nhập đạo tu tập, rồi đi du học khắp xứ Thiên Trúc (天竺), tham cứu khắp các bậc tôn túc nổi tiếng đương thời, nghe rộng và ghi nhớ kỹ, nên tiếng tăm vang khắp. Sau đó ông trở về cố quốc, nhà vua trong nước tôn kính ông làm thầy. Vua Phù Kiên (符堅) nhà Tiền Tần (前秦) nghe đức độ của ông, bèn sai tướng Lữ Quang (呂光) đem binh đến rước ông. Lữ Quang chinh phạt miền Tây giành thắng lợi, rồi đến nghênh đón La Thập về kinh, nhưng giữa đường nghe Phù Kiên qua đời, bèn tự xưng vương ở Hà Tây (河西), do đó La Thập phải lưu lại Lương Châu (涼州) 16, 17 năm. Mãi cho đến khi Diêu Hưng (姚興) nhà Hậu Tần tấn công dẹp tan nhà họ Lữ, La Thập mới có thể đến Trường An (長安) được, tức là sau khi Đạo An (道安) qua đời 16 năm. Lúc bấy giờ là năm thứ 5 (401) niên hiệu Long An (隆安) nhà Đông Tấn. Diêu Hưng bái ông làm Quốc Sư, thỉnh ông đến trú tại Tiêu Dao Viên (逍遙園), cùng với Tăng Triệu (僧肇), Tăng Nghiêm (僧嚴) tiến hành công tác dịch kinh. Từ đó về sau, vào tháng 4 năm thứ 5 (403) niên hiệu Hoằng Thỉ (弘始) nhà Hậu Tần (後秦), La Thập bắt đầu dịch Trung Luận (中論), Bách Luận (百論), Thập Nhị Môn Luận (十二門論), Bát Nhã (般若), Pháp Hoa (法華), Đại Trí Độ Luận (大智度論), A Di Đà Kinh (阿彌陀經), Duy Ma Kinh (維摩經), Thập Tụng Luật (十頌律), v.v. Có nhiều thuyết khác nhau về số lượng kinh luận do ông phiên dịch. Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) cho là 35 bộ, 294 quyển. Khai Nguyên Thích Giáo Lục (開元釋敎錄) là 74 bộ, 384 quyển. Từ khi Phật Giáo được truyền vào Trung Hoa, số lượng kinh điển Hán dịch ngày càng tăng nhiều, tuy nhiên lối dịch phần nhiều không thông suốt, văn chương khó hiểu, chẳng nhất trí với nguyên bản. Riêng La Thập thì vốn thông hiểu nhiều ngôn ngữ ngoại quốc, cho nên nội dung phiên dịch của ông hoàn toàn khác xa với các dịch bản trước đây, văn thể tuy giản dị nhưng súc tích, rõ ràng. Suốt đời La Thập đã đem tất cả năng lực của mình để phiên dịch các kinh điển Đại Thừa thuộc hệ Bát Nhã, cùng với những luận thư của học phái Trung Quán thuộc hệ Long Thọ (龍樹), Đề Bà (提婆). Những kinh điển Hán dịch của ông có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự phát triển Phật Giáo ở Trung Hoa. Sau này Đạo Sanh (道生) truyền Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận về phương Nam, kinh qua Tăng Lãng (僧朗), Tăng Thuyên (僧詮), Pháp Lãng (法朗), cho đến Cát Tạng (吉藏) nhà Tùy thì hình thành hệ thống Tam Luận Tông, và thêm vào Đại Trí Độ Luận (大智度論) để thành lập học phái Tứ Luận. Ngoài ra, Kinh Pháp Hoa (法華經) do ông phiên dịch đã tạo nhân duyên cho Thiên Thai Tông ra đời; Thành Thật Luận (成實論) là điển tịch trọng yếu của Thành Thật Tông; A Di Đà Kinh (阿彌陀經) cũng như Thập Trụ Tỳ Bà sa Luận (十住毘婆沙論) là kinh luận sở y của Tịnh Độ Tông. Bên cạnh đó, Di Lặc Thành Phật Kinh (彌勒成佛經) giúp cho tín ngưỡng Di Lặc phát triển cao độ; Phạm Võng Kinh (梵綱經) ra đời làm cho toàn Trung Quốc được truyền Đại Thừa giới; Thập Tụng Luật (十頌律) trở thành tư liệu nghiên cứu quan trọng về Luật học. Môn hạ của La Thập có hơn 3.000 người, trong số đó những nhân vật kiệt xuất có Đạo Dung (道融), Tăng Duệ (僧叡), Tăng Triệu (僧肇), Đạo Sanh (道生), Đàm Ảnh (曇影), Huệ Quán (慧觀), Đạo Hằng (道恒), Đàm Tế (曇濟), Tăng Đạo (僧導), v.v. Ông được kính ngưỡng như là vị tổ của Tam Luận Tông. Vào năm thứ 9 (413, có thuyết cho là năm thứ 5 [409]) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙), ông thị tịch, hưởng thọ 70 tuổi.
(投地): gieo mình xuống đất, ném vật gì xuống đất, gieo toàn thân năm vóc xuống đất để lễ bái, bày tỏ sự cung kính tối thượng. Trong Ngoại Thích Truyện (外戚傳) của Hán Thư (漢書) có đoạn rằng: “Dĩ thủ tự đảo, dĩ đầu kích bích hộ trụ, tùng sàng thượng tự đầu địa, đề khấp bất khẳng thực (以手自擣、以頭擊壁戶柱、從牀上自投地,啼泣不肯食, lấy tay tự đâm, lấy đầu đập vào tường, trụ nhà, từ trên giường tự gieo mình xuống đất, khóc la chẳng chịu ăn).” Trong Phật Thuyết Phụ Mẫu Ân Trọng Nan Báo Kinh (佛說父母恩重難報經) có đoạn rằng: “Nhĩ thời, Như Lai hướng bỉ khô cốt, ngũ thể đầu địa, cung kính lễ bái (爾時、如來向彼枯骨、五體投地、恭敬禮拜, lúc bấy giờ, đức Như Lai hướng về đống xương khô kia, năm vóc gieo xuống đất, cung kính lễ bái).” Cho nên, Ngũ Thể Đầu Địa (五體投地) được xem như là hình thức lễ bái cung kính nhất trong Phật Giáo, xuất hiện trong một số kinh điển như trong Phật Bát Nê Hoàn Kinh (佛般泥洹經) quyển hạ có câu: “Thái Tử ngũ thể đầu địa, khể thủ Phật túc (太子五體投地、稽首佛足, Thái Tử năm vóc gieo xuống đất, cúi lạy chân Phật)”; hay trong Phẩm Nhập Tự (入寺品) của Thập Trụ Tỳ Bà sa Luận (十住毘婆沙論) có đoạn: “Thị tại gia Bồ Tát nhược nhập Phật tự, sơ dục nhập thời, ư tự môn ngoại ngũ thể đầu địa (是在家菩薩若入佛寺、初欲入時、於寺門外五體投地, vị Bồ Tát tại gia ấy nếu muốn vào chùa Phật, đầu tiên khi muốn vào thì phải năm vóc gieo xuống đất ở ngoài cửa chùa)”; hoặc như trong Thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát Tiêu Phục Độc Hại Đà La Ni Kinh (請觀世音菩薩消伏毒害陀羅尼經) cũng có đề cập rằng: “Như thị tam xưng Tam Bảo, tam xưng Quán Thế Âm Bồ Tát danh, ngũ thể đầu địa, hướng ư Tây phương (如是三稱三寶、三稱觀世音菩薩名、五體投地、向於西方, xưng danh hiệu Tam Bảo ba lần như vậy, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần, năm vóc gieo xuống đất, hướng về phương Tây).” Câu “Phật cư liên tọa, cảm vong đầu địa chi cung (佛居蓮座、敢忘投地之恭)” có nghĩa là đức Phật ngự trên tòa sen, đâu dám quên cung kính gieo mình xuống đất đảnh lễ.
(s, p: Devadatta, 提婆達多): gọi tắt là Đề Bà (提婆), âm dịch là Đề Bà Đạt Đâu (提婆達兜), Địa Bà Đạt Đa (地婆達多), Đề Bà Đạt (提婆達), Điều Đạt (調達); dịch là Thiên Thọ (天壽), Thiên Nhiệt (天熱), Thiên Dữ (天與). Ông là người em họ của đức Thế Tôn, anh của A Nan (s, p: Ānanda, 阿難), con của trưởng giả Thiện Giác (善覺) và là em của công chúa Da Du Đà La (s: Yaśodharā, p: Yasodharā, 耶輸陀羅). Khi đức Thế Tôn về thăm cố hương của mình, ông đã cùng với những người thanh niên của dòng họ Thích Ca như A Nan, A Na Luật (s: Aniruddha, p: Anuruddha, 阿那律), Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離), v.v., đã xuất gia và theo làm đệ tử của đức Phật. Trong suốt 12 năm trường, ông thường có thiện tâm và nỗ lực tu tập, nhưng không chứng được thánh quả nên dần dần tâm ấy thối chuyển và sanh ra ác niệm. Ông càng ganh tỵ với thanh danh của Thế Tôn khi ấy càng lúc càng lên cao, nên đã kết hợp với Thái Tử A Xà Thế (s: Ajātaśatru, p: Ajātasattu, 阿闍世) nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀), tìm cách chiếm đoạt ngôi vị quốc vương và pháp vương. Riêng A Xà Thế thì đã chiếm được ngôi vị quốc vương thay cho vua cha Tần Bà sa La (s, p: Bimbisāra, 頻婆娑羅), nhưng Đề Bà Đạt Đa thì không đạt được nguyện vọng lãnh đạo giáo đoàn thay thế đức Thế Tôn. Hơn nữa, chính ông đã chủ trương thanh lọc hóa giáo đoàn và yêu cầu quy định về nếp sống sinh hoạt nghiêm túc của các Tỳ Kheo, nhưng rồi vẫn không được tán đồng, cho nên ông đã thống lãnh 500 vị Tỳ Kheo phụ họa theo ý kiến của ông để tiến hành ý định muốn biệt lập giáo đoàn, nhưng cuối cùng vẫn không đạt được mục đích của mình. Ông đã rắp tâm lăn đá từ trên Linh Thứu Sơn (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 靈鷲山) xuống để giết hại đức Thế Tôn, nhưng may thay những mảnh vụn đá chỉ làm tổn thương nhẹ ngón chân của đức Phật mà thôi. Bằng tất cả các phương kế của mình, Đề Bà Đạt Đa lại thả con voi say với ý đồ muốn sát hại đức Phật, nhưng con voi kia lại quy phục theo Phật. Với những việc làm như vậy, ông đã phạm vào các nghịch tội như phá hòa hợp tăng, làm cho thân Phật chảy máu, giết hại Tỳ Kheo Ni, v.v., cho nên khi qua đời, ông bị đọa xuống địa ngục Vô Gián.
(s: naraka, niraya, p: niraya, 地獄): âm dịch là Nại Lạc Ca (捺落迦), Na Lạc Ca (那落迦), Nại Lạc (奈落), Nê Lê Da (泥犁耶), Nê Lê (泥犁); ý dịch là Bất Lạc (不樂), Khả Yếm (可厭), Khổ Cụ (苦具), Khổ Khí (苦器), Vô Hữu (無有); là một trong Ngũ Thú (五趣), Lục Thú (六趣), Ngũ Đạo (五道), Lục Đạo (六道), Thất Hữu (七有), Thập Giới (十界); cho nên có tên gọi là Địa Ngục Đạo (地獄道), Địa Ngục Thú (地獄趣), Địa Ngục Hữu (地獄有), Địa Ngục Giới (地獄界). Địa Ngục hay Âm Gian (陰間) được con người xem như là địa phương nơi linh hồn người chết sẽ trở về sau khi từ giã cõi đời này. Quan niệm về Địa Ngục phân bố thế giới rộng hay hẹp tùy theo quan niệm tín ngưỡng của mỗi tôn giác khác nhau. Theo Phật Giáo, Địa Ngục được chia thành như sau: (1) Tám Địa Ngục Lớn, còn gọi là Tám Địa Ngục Nóng (八熱地獄, Bát Nhiệt Địa Ngục), gồm: Đẳng Hoạt (s: sañjīva, 等活), Hắc Thằng (s: kālasūtra, 黒繩), Chúng Hợp (s: saṅghāta, 眾合), Khiếu Hoán (s: raurava, 叫喚, hay Hiệu Khiếu [號叫]), Địa Khiếu Hoán (s: mahāraurava, 大叫喚, hay Đại Khiếu [大叫]), Tiêu Nhiệt (s: tapana, 焦熱, hay Viêm Nhiệt [炎熱]), Đại Tiêu Nhiệt (s: pratapana, 大焦熱), A Tỳ (s: avīci, 阿鼻, hay Vô Gián [無間], A Tỳ Chỉ [阿鼻旨], Bát Vạn [八萬]). (2) Tám Địa Ngục Lạnh (八寒地獄, Bát Hàn Địa Ngục), gồm: Át Bộ Đà (s: arbuda, 頞部陀), Ni Lạt Bộ Đà (s: nirarbuda, 尼剌部陀), Át Chiết Tra (s: aṭaṭa, 頞哳吒, hay A Tra Tra [阿吒吒]), Hoắc Hoắc Bà (s: hahava, 臛臛婆, hay A Ba Ba [阿波波]), Hổ Hổ Bà (s: huhuva, 虎虎婆), Miệt Bát La (s: utpala, 嗢鉢羅), Bát Đặc Ma (s: padma, 鉢特摩), Ma Ha Bát Đặc Ma (s: mahāpadma, 摩訶鉢特摩). Ngoài ra, trong Tám Địa Ngục Lớn ấy, mỗi Địa Ngục đều có 16 Địa Ngục quyến thuộc (tức 16 Địa Ngục nhỏ), hợp cả Địa Ngục lớn và nhỏ lại, tổng cọng có 136 Địa Ngục. Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyển 5 có nêu rõ 18 loại Địa Ngục nhỏ như 18 Địa Ngục Lạnh (十八寒地獄, Thập Bát Hàn Địa Ngục), 18 Địa Ngục Tối Tăm (十八黑闇地獄, Thập Bát Hắc Ám Địa Ngục), 18 Địa Ngục Nóng Ít (十八小熱地獄, Thập Bát Tiểu Nhiệt Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Đao (十八刀輪地獄, Thập Bát Đao Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Kiếm (十八劍輪地獄, Thập Bát Kiếm Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Xe Lửa (十八火車地獄, Thập Bát Hỏa Xa Địa Ngục), 18 Địa Ngục Phân Sôi (十八沸屎地獄, Thập Bát Phí Thỉ Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vạc Nước Sôi (十八鑊湯地獄, Thập Bát Hoạch Thang Địa Ngục), 18 Địa Ngục Sông Tro (十八灰河地獄, Thập Bát Hôi Hà Địa Ngục), 18 Địa Ngục Đá Nhọn (十八尖石地獄, Thập Bát Tiêm Thạch Địa Ngục), 18 Địa Ngục Hang Thép (十八鐵窟地獄, Thập Bát Thiết Quật Địa Ngục), 18 Địa Ngục Uống Nước Đồng (十八飲銅地獄, Thập Bát Ẩm Đồng Địa Ngục), v.v. Có 5 ý nghĩa về từ Vô Gián: (1) Thú Quả Vô Gián (趣果無間, chiêu thọ nghiệp quả không qua đời khác, tức báo ứng ngay đời này); (2) Thọ Khổ Vô Gián (受苦無間, chịu khổ không gián đoạn); (3) Thời Vô Gián (時無間, trong một kiếp, chịu khổ báo không gián đoạn); (4) Mạng Vô Gián (命無間, thọ mạng chịu khổ liên tục, không gián đoạn); (5) Hình Vô Gián (形無間, thân hình của chúng sanh và sự lớn nhỏ của Địa Ngục tương đồng mà không có kẻ hở). Do chúng sanh tạo các loại nghiệp nhân bất đồng, mỗi loại Địa Ngục chiêu cảm quả báo bất đồng. Về vị trí của Địa Ngục, có 3 thuyết khác nhau: (1) Theo Trường A Hàm Kinh (長阿含經) quyển 19, Đại Lâu Thán Kinh (大樓炭經) quyển 2, Phẩm Nê Lê (泥犁品), Địa Ngục nằm chung quanh biển lớn, trong khoảng giữa của Đại Kim Cang Sơn và Đại Kim Cang Sơn thứ hai. (2) Theo Lập Thế A Tỳ Đàm Luận (立世阿毘曇論) quyển 1, Địa Động Phẩm (地動品), Địa Ngục nằm ngoài Thiết Vi Sơn (s: Cakravāḍa-parvata, p: Cakkavāḷa-pabbata, 鐵圍山), chỗ hẹp nhất là 80.000 do tuần; chỗ rộng nhất là 160.000 do tuần. (3) Theo Đại Tỳ Bà sa Luận (大毘婆沙論) quyển 172, Câu Xá Luận (具舍論) quyển 11, v.v., Vô Gián Địa Ngục nằm cách khoảng 20.000 do tuần dưới Nam Thiệm Bộ Châu (s: Jampudīpa, 南贍部洲); các Địa Ngục khác nằm chồng chất lên nhau theo thứ tự, hay nằm một bên. Hơn nữa, còn có Cô Địa Ngục (孤地獄), Biên Địa Ngục (邊地獄), không lệ thuộc vào các Địa Ngục lớn nhỏ bên trên, hoặc nằm trong Tứ Châu (s: catvāro dvīpāḥ, p: cattāro dīpā, 四洲), bên sông núi, hay dưới lòng đất, trên không, v.v. Trong Di Sơn Nhiên Thiền Sư Phát Nguyện Văn (怡山然禪師發願文) của Truy Môn Cảnh Huấn (緇門警訓, Taishō No. 2023) quyển 6 có đoạn rằng: “Nê Lê khổ thú, Ngạ Quỷ đạo trung; hoặc phóng đại quang minh, hoặc kiến chư thần biến, kỳ hữu kiến ngã tướng, nãi chí văn ngã danh, giai phát Bồ Đề tâm, vĩnh xuất luân hồi khổ (泥犁苦趣餓鬼道中、或放大光明、或見諸神變、其有見我相、乃至聞我名、皆發菩提心、永出輪迴苦, Địa Ngục nẻo khổ, Quỷ Đói đường trong; hoặc phóng ánh quang minh, hoặc thấy các thần biến, nếu có thấy tướng ta, cho đến nghe tên ta, đều phát Bồ Đề tâm, mãi ra luân hồi khổ).” Hay trong Thiện Huệ Đại Sĩ Lục (善慧大士錄, CBETA No. 1335) quyển 3, phần Đệ Tứ Chương Minh Tướng Hư Dung (第四章明無相虛融) lại có câu: “Như Lai Pháp Thân vô biệt xứ, phổ thông Tam Giới khổ Nê Lê, Tam Giới Nê Lê bổn phi hữu, vi diệu thùy phục đắc tri hề (如來法身無別處。普通三界苦泥犁。三界泥犁本非有。微玅誰復得知蹊, Như Lai Pháp Thân đâu chốn khác, thông cùng Ba Cõi khổ Nê Lê, Ba Cõi Nê Lê vốn không có, vi diệu ai lại biết nẻo về).” Hoặc như trong Vĩnh Bình Điển Tòa Giáo Huấn (永平典座敎訓) có đoạn: “Ngã nhược sanh Địa Ngục Ngạ Quỷ Súc Sanh Tu La đẳng chi thú, hựu sanh tự dư chi Bát Nạn thú, tuy hữu cầu tăng lực chi phú thân, thủ tự bất khả tác cúng dường Tam Bảo chi tịnh thực (我若生地獄餓鬼畜生修羅等之趣、又生自餘之八難趣、雖有求僧力之覆身、手自不可作供養三寶之淨食, ta nếu sanh vào các đường Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Tu La, hay sanh vào các đường Tám Nạn khác, tuy có cầu năng lực chư tăng che chở thân, nhưng tay không thể tự mình lấy thức ăn thanh tịnh cúng dường Tam Bảo).”
(藥叉): tức Dạ Xoa (s: yakṣa, p: yakkha, 夜叉), còn gọi là Duyệt Xoa (悅叉、閱叉), Dã Xoa (野叉); ý dịch là Khinh Tiệp (輕捷), Dũng Kiện (勇健), Năng Đạm (能噉), Quý Nhân (貴人), Uy Đức (威德), Từ Tế Quỷ (祠祭鬼), Tiệp Tật Quỷ (捷疾鬼); là một trong tám bộ chúng, thường được gọi chung với quỷ La Sát (s: rākṣasa, 羅刹). Chúng Dạ Xoa thường trú trên đất liền hay trên hư không, dùng uy thế để làm cho con người sợ hãi. Đây cũng là loại quỷ ủng hộ chánh pháp. Theo Đại Hội Kinh (大會經) của Trường A Hàm Kinh (長阿含經) quyển 12, Đại Tỳ Bà sa Luận (大毘婆沙論) quyển 133, Thuận Chánh Lý Luận (順正理論) quyển 31, v.v., cho biết rằng chúng Dạ Xoa chịu sự thống lãnh của Tỳ Sa Môn Thiên Vương (毘沙門天王), thủ hộ cung Trời Đao Lợi (s: Trāyastriṃśa, p: Tāvatiṃsa, 忉利), thọ nhận đủ loại hoan lạc, đầy đủ thế lực. Về chủng loại, Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 12 có nêu ra 3 loại Dạ Xoa: (1) Dạ Xoa đi trên mặt đất, thường có đủ các loại hoan hỷ, âm nhạc, đồ ăn uống, v.v. (2) Dạ Xoa trên hư không, có đủ sức mạnh, chạy nhanh như gió. (3) Dạ Xoa bay chạy trong cung điện, có đầy đủ các thứ âm nhạc cũng như vật tùy thân. Quyến thuộc của đức Phật Dược Sư có 12 vị Dược Xoa, được gọi là Thập Nhị Thần Vương (十二神王), Thập Nhị Thần Tướng (十二神將), Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng (十二藥叉大將). Các vị này bảo vệ người trì tụng Dược Sư Kinh (s: Bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabhāsapūryapraṇidhāna, 藥師經); hoặc họ là phân thân của đức Phật Dược Sư để ứng với 12 đại nguyện của Ngài. Mỗi vị Thần Tướng đều có 7.000 Dược Xoa quyến thuộc; tổng cọng là 84.000 vị thần hộ pháp.
(敎判, kyōhan), Giáo Tướng Phán Thích (敎相判釋, kyōsōhanshaku) hay Giáo Tướng Phán Giáo (敎相判敎, kyōsōhankyō): sự giải thích kinh điển vốn được hệ thống hóa, phân loại chỉnh lý dựa trên các tiêu chuẩn như hình thức, phương pháp, thứ tự của kinh điển được đức Thích Tôn thuyết ra trong thời gian 45 năm từ khi thành đạo lúc 35 tuổi cho đến khi nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi, hay về mặt tu tập thì giáo lý nào là cứu cánh, chân lý căn bản là gì, v.v. Dưới thời Tùy Đường, có khuynh hướng làm sáng tỏ lập trường mang tính giáo nghĩa vốn tín phụng vào tự than và chủ trương tính ưu việt của các kinh điển cũng như nội dung giáo nghĩa làm chỗ nương tựa. Về tự thể của kinh điển, chúng ta có thể thấy trong Pháp Hoa Kinh (法華經) có thuyết về sự khác nhau giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa, trong Lăng Già Kinh (楞伽經) có Đốn Giáo và Tiệm Giáo, trong Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經) có Tam Chiếu, hay trong Giải Thâm Mật Kinh (解深密經) có Tam Thời, v.v.; hoặc trong các luận thư như Đại Trí Độ Luận (大智度論) thì thuyết về Tam Tạng (三藏) và Ma Ha Diên (摩訶衍), trong Thập Trụ Tỳ Bà sa Luận (十住毘婆娑論) có Nan Hành Đạo (難行道) và Dị Hành Đạo (易行道), v.v.; tất cả đều chỉ phân loại sự sâu cạn của giáo thuyết và đó không phải là Giáo Phán. Tại Trung Quốc, vào thời Trí Khải (智顗) khoảng thế kỷ thứ 6, tương truyền ở Giang Nam có Giáo Phán Tam Thuyết (三說), ở bắc bộ có Thất Thuyết (七說), được gọi là Nam Tam Bắc Thất (南三北七, theo Pháp Hoa Huyền Nghĩa [法華玄義] 10). Giáo Phán tiêu biểu là Ngũ Thời Bát Giáo (五時八敎) của Trí Khải. Ngũ Thời là thời Hoa Nghiêm (華嚴), Lộc Uyển (鹿苑, tức A Hàm [阿含]), Phương Đẳng (方等), Bát Nhã (般若) và Pháp Hoa Niết Bàn (法華涅槃); Bát Giáo gồm Hóa Nghi Tứ Giáo (化儀四敎) của giáo lý Đốn (頓), Tiệm (漸), Bí Mật (秘密), Bất Định (不定) nếu nhìn từ mặt hình thức thuyết pháp; và Hóa Pháp Tứ Giáo (化法四敎) của Tam Tạng (三藏, Tiểu Thừa), Thông (通, cọng thông cả Tiểu lẫn Đại Thừa), Biệt (別, Đại Thừa), Viên (圓, giáo lý hoàn toàn) nếu nhìn từ mặt nội dung. Tiếp theo, Nhị Tạng Tam Luận (二藏三論) của Cát Tạng (吉藏)—người hình thành giáo học Tam Luận, Tam Giáo Bát Tông (三敎八宗) của Khuy Cơ (窺基) thuộc Pháp Tướng Tông, bắt đầu xuất hiện. Kế thừa những giáo học này, Pháp Tạng (法藏), người hình thành giáo học Hoa Nghiêm, đã thuyết về Giáo Phán gọi là Ngũ Giáo Thập Tông (五敎十宗). Ngoài ra, Đạo Xước (道綽) của Tịnh Độ Giáo có thuyết về Nhị Môn Giáo Phán (二門敎判), gồm Thánh Đạo và Tịnh Độ. Tại Nhật Bản, Không Hải (空海, Kūkai), vị tổ khai sáng Chơn Ngôn Tông có lập ra 2 loại Giáo Phán Hoành Thụ (橫竪). Về phía Thai Mật (台密), An Nhiên (安然, Annen) đề xướng thuyết Ngũ Thời Ngũ Giáo (五時五敎). Ngoài ra, Thân Loan (親鸞, )—người kết hợp tự lực và tha lực, Tiệm Giáo và Đốn Giáo—thì chủ trương thuyết Nhị Song Tứ Trùng (二雙四重); Nhật Liên (日蓮, Nichiren) thì có thuyết Ngũ Cương (五綱), v.v.
(行狀): là một thể loại văn chương ghi lại sơ lược tất cả những việc làm, sinh hoạt, quê quán, ngày tháng năm sinh và năm mất của một người nào đó; còn gọi là Hành Trạng Ký (行狀記), Hành Thuật (行述), Hành Thật (行實), Hành Nghiệp (行業), Hành Nghiệp Ký (行業記). Dưới thời nhà Hán thì gọi là Trạng, và từ thời nhà Nguyên trở về sau thì gọi là Hành Trạng. Nguồn gốc của Hành Trạng khởi đầu vào thời Đông Hán (東漢, 25-220), đến thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (魏晉南北朝, 220-589) thì bắt đầu thịnh hành; được tìm thấy trong phần trích dẫn về hành trạng của chư vị hiền đi trước của Truyện Viên Thiệu (袁紹), Ngụy Chí (魏志) 6 thuộc Tam Quốc Chí (三國志); hay trong Truyện Vương Ẩn (王隱) của Tấn Thư (晉書) quyển 82, cho biết rằng Vương Ẩn lúc nhỏ rất thích học, có chí viết ký thuật, thường ghi chép lại những sự việc nhà Tấn cũng như hành trạng của chư vị công thần. Có một số ký thuật hành trạng nổi tiếng qua các triều đại của Trung Quốc. Tỷ dụ như dưới thời nhà Đường (唐, 618-907) có Đại Đường Cố Tam Tạng Huyền Trang Pháp Sư Hành Trạng (大唐故三藏玄奘法師行狀), 1 quyển, không rõ tác giả; Đổng Tấn Hành Trạng (董晉行狀) của Hàn Dũ (韓愈, 768-824); Hàn Lại Bộ Hành Trạng (韓吏部行狀) của Lý Cao (李翱, 774-836), v.v. Thời nhà Tống (宋, 960-1279) có Tư Mã Ôn Công Hành Trạng (司馬溫公行狀) của Tô Thức (蘇軾, 1037-1101); Phó Anh Châu Khất Đan Hành Trạng (赴英州乞舟行狀) cũng của Tô Thức; Minh Đạo Tiên Sinh Hành Trạng (明道先生行狀) của Trình Di (程頤, 1033-1107); Hoàng Khảo Lại Bộ Chu Công Hành Trạng (皇考吏部朱公行狀) của Chu Hy (朱熹, 1130-1200); Trương Ngụy Công Hành Trạng (張魏公行狀) của Chu Hy; Triều Phụng Đại Phu Văn Hoa Các Đãi Chế Tặng Bảo Mô Các Trực Học Sĩ Thông Nghị Đại Phu Thụy Văn Chu Tiên Sinh Hành Trạng (朝奉大夫文華閣待制贈寶謨閣直學士通議大夫諡文朱先生行狀) của Hoàng Càn (黃乾, 1152-1221), v.v. Thời nhà Nguyên (元, 1206-1368) có Cao Phong Thiền Sư Hành Trạng (高峰禪師行狀) của Triệu Mạnh Phủ (趙孟頫, 1254-1322). Dưới thời nhà Minh (明, 1368-1662) thì có Thành Ý Lưu Công Cơ Hành Trạng (誠意伯劉公基行狀) của Hoàng Bá Sanh (黃伯生, ?-?); Tự Tự Tiên Thế Hành Trạng (自敘先世行狀) của Hoàng Tá (黃佐, 1490-1566); Viên Trung Lang Hành Trạng (袁中郎行狀) của Viên Trung Đạo (袁中道, 1570-1623), v.v. Thời nhà Thanh (清, 1616-1911) có Ngô Đồng Sơ Hành Trạng (吳同初行狀) của Cố Viêm Võ (顧炎武, 1613-1682). Về hành trạng của Phật Giáo, trong Nghệ Văn Chí (藝文志) của Tân Đường Thư (新唐書) quyển 59 có Tăng Già Hành Trạng (僧伽行狀) do Tân Sùng (辛崇) soạn, 1 quyển; trong Thiên Tăng Hành (僧行篇) của Quảng Hoằng Minh Tập (廣弘明集) quyển 23 có phần Chư Tăng Luy Hành Trạng (諸僧誄行狀). Trong Đại Tạng Kinh của Phật Giáo có Đại Đường Cố Tam Tạng Huyền Trang Pháp Sư Hành Trạng (大唐故三藏玄奘法師行狀, Taishō Vol. 50, No. 2052), 1 quyển; Huyền Tông Triều Phiên Kinh Tam Tạng Thiện Vô Úy Tặng Hồng Lô Khanh Hành Trạng (玄宗朝翻經三藏善無畏贈鴻臚卿行狀, Taishō Vol. 50, No. 2055), do Lý Hoa (李華) soạn, 1 quyển; Đại Đường Cố Đại Đức Tặng Tư Không Đại Biện Chánh Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Hành Trạng (大唐故大德贈司空大辨正廣智不空三藏行狀, Taishō Vol. 50, No. 2056) do Triệu Thiên (趙遷) soạn, 1 quyển; Đại Đường Thanh Long Tự Tam Triều Cúng Phụng Đại Đức Hành Trạng (大唐青龍寺三朝供奉大德行狀, Taishō Vol. 50, No. 2057, không rõ tác giả), 1 quyển, v.v. Trong Kim Thạch Tụy Biên (金石萃編) quyển 134 có Truyền Ứng Pháp Sư Hành Trạng (傳應法師行狀); Tục Kim Thạch Tụy Biên (續金石萃編) quyển 17 có Chiêu Hóa Tự Chính Thiền Sư Hành Trạng (昭化寺政禪師行狀), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.109.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập