Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: A Lại Da Thức »»
(s: bhūta-tathatā, tathatā, 眞如): chơn nghĩa là chơn thật, không hư vọng; như là như thường, bất biến. Chơn như là bản thể chân thật trùm khắp vũ trụ vạn vật, là chân lý vĩnh cửu bất biến, căn nguyên của hết thảy vạn hữu. Từ này còn được gọi là Như Như (如如), Như Thật (如實), Pháp Giới (法界), Pháp Tánh (法性), Thật Tế (實際), Thật Tướng (實相), Như Lai Tạng (如來藏), Pháp Thân (法身), Phật Tánh (佛性), Tự Tánh Thanh Tịnh Thân (自性清淨身), Nhất Tâm (一心), Bất Tư Nghì Giới (不思議界). Trong các Phật điển Hán dịch thời kỳ đầu, Chơn Như được dịch là Bản Vô (本無). Nếu nghiên cứu kỹ, các tông phái dùng từ này với nghĩa khác nhau. Theo A Hàm Kinh (阿含經), lý pháp của Duyên Khởi là chân lý vĩnh viễn bất biến, nên gọi đó là Chơn Như. Lại nữa, căn cứ vào thuyết Cửu Vô Vi (九無爲, 9 loại Vô Vi) do Hóa Địa Bộ (s: Mahīśāsaka, 化地部) trong Dị Bộ Tông Luân Luận (異部宗輪論), có Thiện Pháp Chơn Như (善法眞如), Bất Thiện Pháp Chơn Như (不善法眞如), Vô Ký Pháp Chơn Như (無記法眞如), Đạo Chi Chơn Như (道支眞如), Duyên Khởi Chơn Như (緣起眞如), v.v. Theo chủ trương của Phật Giáo Đại Thừa, bản tánh của tất cả tồn tại như người và pháp đều vô ngã, vượt qua các tướng sai biệt vốn có; nên gọi là Chơn Như. Tỷ dụ sự tự tại của Pháp Thân Như Lai là Chơn Như. Theo Phật Địa Kinh Luận (佛地經論) quyển 7, Chơn Như là thật tánh của tất cả vạn tượng; tướng của nó tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng thể của nó cùng một vị, cùng với các pháp không một cũng không khác, vượt ra ngoài những phạm trù của ngôn ngữ, tư duy. Từ quan điểm xa lìa những sai khác, hư ngụy, Chơn Như, nó được gọi là Giả Danh Chơn Như (假名眞如). Hay nếu là nơi nương tựa của tất cả các điều thiện, nó có tên là Pháp Giới. Nếu là chỗ sở ngộ của trí vô phân biệt, nó có tên là Thắng Nghĩa (勝義). Về các tên gọi khác nhau của Chơn Như, Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) quyển 360, có nêu 12 từ như Chơn Như, Pháp Tánh, Bất Hư Vọng Tánh (不虛妄性), Bình Đẳng Tánh (平等性), Ly Sanh Tánh (離生性), Pháp Định (法定), Pháp Trú (法住), Thật Tế, Hư Không Giới (虛空界) và Bất Tư Nghì Giới. Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận (阿毘達磨雜集論) quyển 2 có liệt ra 6 từ như Chơn Như, Không Tánh (空性), Vô Tướng (無相), Thật Tế, Thắng Nghĩa, Pháp Giới. Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義) quyển 8 cũng nêu lên 14 từ khác nhau như Thật Tướng, Diệu Hữu (妙有), Chơn Thiện Diệu Sắc (眞善妙色), Thật Tế, Tất Cánh Không (畢竟空), Như Như, Niết Bàn (涅槃), Hư Không (虛空), Phật Tánh, Như Lai Tạng (如來藏), Trung Thật Lý Tâm (中實理心), Phi Hữu Phi Vô Trung Đạo (非有非無中道), Đệ Nhất Nghĩa Đế (第一義諦), Vi Diệu Tịch Diệt (微妙寂滅). Theo Thành Duy Thức Luận (成唯識論) quyển 10, Pháp Tướng Tông lập ra 10 loại Chơn Như khác nhau, tùy theo cấp độ giác ngộ sâu cạn của vị Bồ Tát, gồm: Biến Hành Chơn Như (變行眞如), Tối Thắng Chơn Như (最勝眞如), Thắng Lưu Chơn Như (勝流眞如), Vô Nhiếp Thọ Chơn Như (無攝受眞如), Loại Vô Biệt Chơn Như (類無別眞如), Vô Nhiễm Tịnh Chơn Như (無染淨眞如), Pháp Vô Biệt Chơn Như (法無別眞如), Bất Tăng Giảm Chơn Như (不增減眞如), Trí Tự Tại Sở Y Chơn Như (智自在所依眞如) và Nghiệp Tự Tại Đẳng Sở Y Chơn Như (業自在等所依眞如). Còn Địa Luân Tông thì chủ trương tự thể của A Lại Da Thức (s: ālaya-vijñāna, 阿賴耶識) thứ 8 là Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm (自性清淨心) và đó là Chơn Như. Thức này do bị Vô Minh huân tập, nên xuất hiện các hiện tượng ô nhiễm, thanh tịnh, v.v. Hoa Nghiêm Tông lại chủ trương “bản thể là hiện tượng”, có nghĩa rằng Chơn Như vốn là vạn pháp và vạn pháp cũng là Chơn Như. Cho nên, tông này nêu ra 2 loại Chơn Như: Nhất Thừa Chơn Như (一乘眞如, gồm Biệt Giáo Chơn Như [別敎眞如] và Đồng Giáo Chơn Như [同敎眞如]) và Tam Thừa Chơn Như (三乘眞如, gồm Đốn Giáo Chơn Như [頓敎眞如] và Tiệm Giáo Chơn Như [漸敎眞如]). Trong khi đó, Thiên Thai Tông thì dựa trên thuyết Tánh Cụ (性具, tánh có đầy đủ các pháp) mà cho rằng bản thân Chơn Như xưa nay vốn đầy đủ các pháp ô nhiễm, thanh tịnh, thiện ác, v.v. Từ đó, tự tánh thanh tịnh của chư Phật được gọi là Vô Cấu Chơn Như (無垢眞如), hay Xuất Triền Chơn Như (出纒眞如); còn thể tánh của chúng sanh bị phiền não làm cho cấu nhiễm, nên gọi là Hữu Cấu Chơn Như (有垢眞如), hoặc Tại Triền Chơn Như (在纒眞如); cả có tên là Lưỡng Cấu Chơn Như (兩垢眞如). Tổ Giác Tiên (覺先, 1880-1936), người khai sáng An Nam Phật Học Hội (安南佛學會) ở miền Trung và cũng là vị tổ khai sơn Chùa Trúc Lâm tại Huế, có làm bài thơ rằng: “Phù sanh ký thác chơn như mộng, đáo xứ năng an tiện thị gia (浮生寄托眞如夢、到處能安便是家, phù sanh tạm gởi chơn như mộng, đến chốn khéo an ấy là nhà).”
(大圓境智): hay Đại Viên Kính Trí (s: ādarśa-jñāna, 大圓鏡智), một trong 4 Trí (Đại Viên Kính Trí [大圓鏡智], Bình Đẳng Tánh Trí [平等性智], Diệu Quan Sát Trí [妙觀察智] và Thành Sở Tác Trí [成所作智]) của đức Phật, chỉ trí tuệ của đức Phật có thể ánh hiện một cách như thật tất cả các pháp. Giống như cái gương tròn, lớn, loại trí tuệ này trong sạch, tròn đầy, có thể phản chiếu tất cả hình tượng; Mật Giáo gọi nó là Kim Cang Trí (金剛智). Theo Duy Thức Tông, sau khi thành Phật, phiền não chuyển biến thành trí tuệ. Trí tuệ Phật này được chia thành 4 loại, trong đó, loại thứ tư (tức A Lại Da Thức [s: ālaya-vijñāna, p: ālaya-viññāṇa, 阿賴耶識]) sẽ chuyển biến thành Thanh Tịnh Trí, tức Đại Viên Kính Trí này. Trong Bát Thức Quy Cũ Tụng (八識規矩頌) có giải thích rằng: “Nhất sát na gian, vĩnh đoạn thế gian nhị chướng chủng tử, chuyển Đệ Bát Thức thành Đại Viên Kính Trí, thử thời xả khứ Dị Thục chi danh, nhi xưng vi A Đà Na Thức (一剎那間、永斷世間二障種子、轉第八識成大圓鏡智、此時捨去異熟之名、而稱爲阿陀那識, trong khoảng sát na, mãi đoạn các hạt giống của hai chướng ngại trên đời, chuyển Thức Thứ Tám thành Đại Viên Kính Trí; lúc bấy giờ bỏ đi tên gọi Dị Thục, mà gọi là A Đà Na Thức).” Hay như trong Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目) quyển 5 cũng có đoạn: “Phật chuyển Bát Thức nhi thành Tứ Trí giả, dụng bát vi Đại Viên Kính Trí, thất vi Bình Đẳng Tánh Trí, lục vi Diệu Quan Sát Trí, tiền ngũ vi Thành Sở Tác Trí (佛轉八識而成四智者、用八爲大圓鏡智、七爲平等性智、六爲妙觀察智、前五爲成所作智, Phật chuyển Tám Thức thành Bốn Trí; dùng Thức Thứ Tám làm Đại Viên Kính Trí, Thức Thứ Bảy làm Bình Đẳng Tánh Trí, Thức Thứ Sáu làm Diệu Quan Sát Trí, và năm thức trước làm Thành Sở Tác Trí).”
(地論宗, Jiron-shū): tên gọi của học phái lấy bộ Thập Địa Kinh Luận (十地經論) của Thế Thân hay Thiên Thân (Vasubandhu, 世親 hay 天親) làm đối tượng nghiên cứu. Bộ luận này do Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci, 菩提流支) dịch vào năm 511. Đây là một trong 13 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, được thành lập trên cơ sở bộ Thập Địa Kinh Luận do Lặc Na Ma Đề (Ratnamati, 勒那摩提), Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci, 菩提流支) và Phật Đà Phiến Đa (Buddhaśānta, 佛陀扇多) cọng dịch, nhưng do vì kiến giải của Bồ Đề Lưu Chi và Lặc Na Ma Đề có phần khác nhau nên tông này chia thành 2 phái. Sau khi phân thành 2 ngã, hệ thống của Đạo Sủng (道寵), đệ tử của Bồ Đề Lưu Chi, phát triển ở địa phương phía Bắc nên gọi là Bắc Đạo Phái. Còn hệ thống của Huệ Quang (慧光), đệ tử của Lặc Na Ma Đề, thì phát triển ở vùng phía Nam nên được gọi là Nam Đạo Phái. Trong Bắc Đạo Phái có môn hạ của Đạo Sủng là Tăng Hưu (僧休), Pháp Kế (法繼), v.v.; còn trong Nam Đạo Phái thì có môn hạ của Huệ Quang là Pháp Thượng (法上), Tăng Phạm (僧範), Đạo Bằng (道憑), Huệ Thuận (慧順), v.v., với rất nhiều nhân tài xuất chúng. Giáo học của Nam Đạo Phái được thành lập do PhápThượng và đệ tử ông là Huệ Viễn (慧遠). Tông này lấy thuyết Như Lai Tạng Duyên Khởi (如來藏緣起) trong Lăng Già Kinh (楞伽經) và Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論) làm tiêu chỉ. Riêng Bắc Đạo Phái thì lấy A Lại Da Thức như là Chơn Vọng Hòa Hợp Thức làm ra thuyết Thức Thứ Chín; trong lúc đó Nam Đạo Phái thì lấy A Lại Da Thức như là Tịnh Thức mà đưa ra thuyết Thức Thứ Tám. Vào đầu thời nhà Tùy, Bắc Đạo Phái đã phát triển mạnh ở phương Bắc và hợp nhất với Nhiếp Luận Tông (攝論宗) trên chủ thuyết Thức Thứ Chín nhưng sau đó tiêu diệt luôn. Trường hợp của Nam Đạo Phái cũng chịu chung số phận như Bắc Đạo Phái.
(s: eka-citta, 一心): chỉ cho chơn như, tâm Như Lai Tạng (s: tathāgata-garbha, 如來藏); tức là nguyên lý căn bản của vũ trụ, tâm tánh tuyệt đối không hai. Như trong Nhập Lăng Già Kinh (入楞伽經, Taishō Vol. 16, No. 671) quyển 1, Phẩm Thỉnh Phật (請佛品) thứ nhất, có câu: “Tịch diệt giả danh vi nhất tâm, nhất tâm giả danh vi Như Lai Tạng (寂滅者名爲一心、一心者名爲如來藏, vắng lặng gọi là nhất tâm, nhất tâm gọi là Như Lai Tạng).” Trong Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ Sao (華嚴經行願品疏鈔, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 5, No. 229) quyển 2, Tông Mật (宗密, 780-841) lấy nhất tâm phối với 5 trường phái để giải thích: (1) Giả Thuyết Nhất Tâm (假說一心), hành giả Phật Giáo Nguyên Thủy thừa nhận rằng ngoài tâm ra còn tồn tại một ngoại cảnh khác, cho nên tâm có danh mà không thật. (2) Sự Nhất Tâm (事一心), chính là A Lại Da Thức (s: ālaya-vijñāna, p: ālaya-viññāṇa, 阿賴耶識) dị thục do Đại Thừa Quyền Giáo (大乘權敎) đề cập đến. (3) Nhất tâm sự lý vô ngại, tức là Tàng Thức (藏識) của Như Lai Tạng do Đại Thừa Thật Giáo (大乘實敎) đề cập đến. (4) Nhất tâm tuyệt đối, là cảnh giới siêu việt cả ô nhiễm lẫn trong sạch được đề xướng trong Đại Thừa Đốn Giáo (大乘頓敎). (5) Nhất tâm bao hàm cả vạn hữu; là cảnh giới xả tận vạn hữu của Biệt Giáo Nhất Thừa (別敎一乘); nên gọi nhất tâm là Nhất Chơn Pháp Giới (一眞法界) hay Nhất Tâm Pháp Giới (一心法界), nghĩa là nhất tâm không ngoài bản thể vũ trụ. Trong khi đó, Thiên Thai Tông thì đưa ra thuyết Nhất Tâm Tam Quán (一心三觀), Nhất Niệm Tam Thiên (一念三千). Duy Thức Tông lấy Căn Bản Thức (s: mūla-vijñāna, 根本識) duy nhất là nhất tâm, chỉ cho tâm năng biến của vạn hữu, tức là A Lại Da Thức. Ngoài ra, Chuyên chú vào một đối tượng nào đó, không sanh khởi vọng niệm, được gọi là nhất tâm. Cho nên, chuyên tâm niệm Phật cũng được gọi là nhất tâm chuyên niệm. Theo thuyết của Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經, Taishō Vol. 12, No. 360), nhất tâm có đủ 3 yếu tố chính là chí tâm (至心, một lòng, dốc hết lòng), tín nhạo (信樂, tin tưởng và vui vẻ) và dục sanh ngã quốc (欲生我國, muốn sanh về nước ta). Bên cạnh đó, Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh (佛說觀無量壽佛經, Taishō Vol. 12, No. 365) thì cho rằng nhất tâm có 3 loại là chí thành tâm (至誠心), thâm tâm (深心), hồi hướng phát nguyện tâm (迴向發願心); đồng nghĩa với “nhất tâm bất loạn (一心不亂)” trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh (佛說阿彌陀經, Taishō Vol. 12, No. 366). Trong Kim Cang Tam Muội Kinh Luận (金剛三昧經論, Taishō Vol. 34, No. 1730) do Sa Môn Nguyên Hiểu (元曉, 617-?), học tăng của Hoa Nghiêm Tông, người Tân La (新羅, Triều Tiên) trước thuật, giải thích rằng: “Phù nhất tâm chi nguyên ly hữu vô nhi độc tịnh, Tam Không chi hải dung chơn tục nhi trạm nhiên (夫一心之源離有無而獨淨、三空之海融眞俗而湛然, phàm nguồn của nhất tâm lìa có không mà thuần sạch, biển của Ba Không dung chứa cả chân lẫn tục mà lắng trong).” Trong Tây Quy Hành Nghi (西歸行儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1468), phần Vãng Sanh Tịnh Độ Thập Niệm Pháp Môn (往生淨土十念法門), có đoạn: “Nhất tâm quy mạng, Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật, nguyện dĩ tịnh quang chiếu ngã, từ thệ nhiếp ngã, ngã kim chánh niệm, xưng Như Lai danh, vị Bồ Đề đạo, cầu sanh Tịnh Độ (一心歸命、極樂世界、阿彌陀佛、願以淨光照我、慈誓攝我、我今正念、稱如來名、經十念頃、爲菩提道、求生淨土, một lòng quy mạng, Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật, nguyện lấy hào quang chiếu con, từ bi nhận con, con nay chánh niệm, gọi tên Như Lai, vì đạo Bồ Đề, cầu sanh Tịnh Độ).”
(法相宗, Hossō-shū): tên gọi học phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc và Nhật Bản, một trong 6 tông phái lớn vùng Nam Đô, lấy các bộ kinh luận như Giải Thâm Mật Kinh (解深蜜經), Thành Duy Thức Luận (成唯識論), v.v., làm điển cứ cho rằng hết thảy tồn tại là không thật, do tâm này tạo ra, cho nên ngoài A Lại Da Thức ra thì không có gì tồn tại cả. Vào năm 653 (năm thứ 4 niên hiệu Bạch Trỉ [白雉]), Đạo Chiêu (道昭, Dōshō) sang nhà Đường cầu pháp và được chân truyền trực tiếp từ Huyền Trang (玄奘, 602-664). Ông được xem như là người chân truyền thứ nhất. Tại Trung Quốc, tông phái này dần dần đi đến suy vong; nhưng lại hưng thịnh ở Triều Tiên và Nhật Bản. Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji), Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji) và Dược Sư Tự (藥師寺, Yakushi-ji) là những ngôi chùa trung tâm phát triển rực rỡ của tông này tại Nhật. Trong 6 tông phái của vùng Nam Đô, với chủ trương thuyết về Tam Thừa, Pháp Tướng Tông thường tiến hành những cuộc luận tranh về tông nghĩa với Tam Luận Tông cũng như Thiên Thai Tông vốn thuyết về Nhất Thừa.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.238.22 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập