Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Thành ngữ Việt Nam »» Đang xem mục từ: bẫm »»
nt&p. 1. Nhiều. Ăn bẫm.Cày sâu cuốc bẫm.
2. Có thể mang lại nhiều lợi. Vớ được món bẫm.
nđg. Sống nhờ vào kẻ khác. Lạ gì cái thói tiểu nhân, ăn bám buổi sáng ăn bần buổi trưa (cd).
nđg. Sống bám vào người khác.
nt. Lầm bầm không ra lời, nghe không rõ. Tiếng loa ậm oẹ.
nđg.1. Níu, giữ chặt vào. Bám cành cây để đu người lên.Đỉa bám chân.
2. Theo sát, không rời. Bám sát người đi trước.
3. Dựa vào để sống, không rời ra. Sống bám vào cha mẹ. Ăn bám.
nđg. Bám vào nơi khó khăn, nguy hiểm để làm một việc gì.
nđg. Bám níu cho khỏi rơi, khỏi ngã. Cũng nói Bấu víu.
hd. Khả năng sẵn có, do bẩm sinh chứ không phải do luyện tập, kinh nghiệm. Bản năng tự vệ.
hd. Trai và cò. Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi (khi trai và cò bám níu nhau thì ông câu được lợi).
nd. Bánh làm bằng bột mì trộn với đường và thịt băm nhỏ, nướng chín.
nđg. Bám vào và gây thiệt hại cho người nào. Thằng con báo hại.
nđg. Vằm, chặt nhiều lần cho nhỏ. Giàu thì băm chả băm nem, Khó thì băm ếch đỡ thèm cũng xong (cd).
ns. Tiếng ba mươi đọc tắt. Hà Nội băm sáu phố phường, Hàng Mật, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh (cd).
nđg.x. Băm. Bằm thịt. Đồ chết bằm !
nđg. Ngậm chặt, mím chặt: Bặm môi, bặm miệng.
nđg. 1. Làm cắm cúi, mải miết. Suốt ngày băm bổ trên khung dệt.
2. Nói dằn từng tiếng. Trong cuộc họp hắn băm bổ một cách thô bạo.
nt. Có vẻ hung dữ như bặm miệng trợn mắt. Nói năng bặm trợn.
nđg. Châm chọc, làm khó chịu. Lời bâm bổ.
nđg. Cố chịu nhịn, nén lòng chịu đựng. Đau cũng phải bấm bụng.
hd. Tính chất tự nhiên, vốn sẵn có: Bẩm chất thông minh.
nđg. Đoán thời vận bằng cách bấm trên đốt ngón tay, theo mê tín.
nđg.x. Bâm bổ.
ht. Tự nhiên đã có, vốn sinh. Dị tật bẩm sinh.
nđg.x. Bấm độn.
.nt.x. Bặm trợn.
nđg. Bậm môi để hít vào. Bập điếu thuốc.
nd. Gọi gà bằng cách bậm môi vào mà phát ra tiếng.
nđg. 1. Bám chặt bằng các đầu ngón tay.
2. Kẹp vào các đầu ngón tay rồi kéo ra. Bấu má.
nId. Từ của người đàn ông gọi vợ hay người yêu. Bậu nói với anh bậu không bẻ lựu hái đào ... (cd)
IIđg. Đậu vào, bám vào.
nđg. Bám vào băng cách nắm chặt. Bíu cành cây mà leo lên đó.
nId. Chất bụi hay cặn bám vào da hoặc vật dụng. Cáu ở cổ. Cáu nước chè trong chén.
IIt. Có cáu bám vào. Chiếc ấm cáu đen những cặn chè.
nd. Đất bám ở da lâu ngày.
nđg. Nói lẩm bẩm trong miệng tỏ ý không bằng lòng. Càu nhàu với các bạn.
nđg. 1. Giữ và siết chặt giữa hai hàm răng, hoặc dưới hàm răng trên. Cắn miếng bánh. Cắn môi mà chịu.
2. Chỉ chất màu thấm vào và bám chặt. Mực cắn vào giấy, khó tẩy.
np. Một mực chăm chú, không xao lãng. Chăm bẵm làm việc suốt ngày.
nt. Một cách chăm chú và nhất quyết: Chăm bẳm làm không nói một tiếng.
np. Một cách chăm chú, không hở một phút nào. Nhìn chằng chằng. Bé bám mẹ chằng chằng.
nd. Chè chế tạo từ lá chè băm và phơi khô.
nđg. Có nhiều và bám lấy nhau thành chùm: Quả chíu chít. Đàn con chiu chít.
nt. Cheo leo, trơ trọi, không bám víu vào đâu. Thuyền chơi vơi giữa biển.
nd.1. Nhạc khí đúc bằng đồng, đánh tiếng kêu lớn: Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời (Tng).
2. Khí cụ bằng kim loại có nhiều hình dáng và tác dụng, phát ra tiếng trong và vang để báo hiệu. Bấm chuông. Chuông điện thoại. Chuông đồng hồ.
nd. Cây thấp nhỏ mọc lan trên mặt đất. Cỏ sú: sách thuốc gọi là hương phụ, loại cây lá nhỏ như lá hẹ, rễ có chùm củ da tím sậm, được dùng làm thuốc. Cỏ gà: cỏ trẻ con thường lấy làm trò chơi chọi gà. Cỏ gấu: cỏ thuộc loại cói, dùng làm thuốc. Cỏ may: cỏ hay mắc vào áo quần khi mình đi xước phải nó. Cỏ mần trầu: cỏ có hoa, bông gồm năm bảy nhánh dài, làm cỏ chăn nuôi. Cỏ mật: cỏ cao có hoa, lá sấy khô có mùi thơm như mật, làm thức ăn cho trâu bò. Cỏ mực: sách thuốc gọi là hạn liên thảo, lá vò ra biến thành nước đen như mực, có vị ngọt hơi chua. Cỏ năn: cùng họ với cói không có lá, thường mọc ở ruộng ngập nước. Cỏ roi ngựa: cỏ có hoa màu xanh mọc thành chùm ở ngọn trông như roi ngựa. Cỏ sâu róm: cỏ thấp, hoa có lông trông như con sâu róm (sâu rợm). Cỏ sữa: cỏ cùng họ với thầu dầu, có nhựa mủ như sữa, dùng làm thuốc. Cỏ tranh: cỏ lá dài cứng, mọc đứng, thường dùng để lợp nhà, thân và rễ làm thuốc. Cỏ xước: có hai loại, một là cỏ cùng họ với rau dền, quả nhọn thành gai, hay bám vào quần áo, một là loại cỏ thuốc đông y gọi là ngưu tất, lá hình bầu dục, hoa màu lục.
hdg. Cố bám lấy chức vị. Ông ấy là một người tham quyền cố vị.
nd. Cúc nhỏ bằng kim loại, cài bằng cách bấm cho hai bộ phận khớp chặt vào nhau. Cũng gọi Khuy bấm, Nút bóp.
nd. Phần cuối của các bắp cơ bám vào xương. Dây chằng dạ con.
ht. Bẩm tính do cha mẹ để lại. Tật xấu di bẩm.
nd. Loại trùng ở chỗ nước dơ, hay bám vào người hoặc thú mà hút máu. Dai như đỉa đói (tng). Đỉa mén (Đỉa bẹ): đỉa nhỏ. Đỉa trâu: đỉa lớn thường bám vào trâu mà hút máu.
hd. Thực vật cấp thấp, thường mọc bám trên mỏm đá, gốc cây.
nd. Đinh có hai đầu nhọn gập vuông góc, đóng ngập vào vật giống như hình con đỉa bám hai đầu.
nđg.1. Khép kín lại. Lắm sãi, không ai đóng cửa chùa (tng). Giờ đóng cửa: giờ nghỉ làm việc.
2. Làm cho mọi hoạt động ngừng lại. Đóng máy lại. Đóng cửa hiệu.
3. Đánh vật nhọn cắm vào vật gì. Đóng đinh. Đóng cọc.
4. Định nơi ở, nơi dinh trại. Đóng quân làm chước chiêu an (Ng. Du).
5. Ghép thành một vật gì. Đóng giày. Đóng sách. Đóng tàu.
6. Cầm con dấu ép mạnh xuống. Đóng dấu, đóng triện.
7. Góp phần tiền của mình phải trả. Đóng hụi(họ). Đóng thuế.
8. Bám thành lớp. Sân đóng rêu. Đóng băng. Đóng khói.
9. Diễn một vai. Đóng vai Quan Công.
10. Mang, mặc vào. Đóng khố.
nIđg. Không ưa, có ý xua đuổi. Ghét cay, ghét đắng: rất ghét. IId. Chất bẩn bám ở da thịt. Cổ đầy ghét.
nđg. Băm nát. Giằm ớt.
hd. Động vật cùng loại với san hô, nhưng thân mềm, có nhiều râu quanh miệng giống cánh hoa quỳ, sống bám trên các tảng đá ở biển hay vùng nước lợ.
nd. Trai có vỏ xù xì, sống ở vùng ven biển cửa sông, một mặt vỏ bám vào đá.
nđg. Nói lầm bầm trong miệng tỏ ý chống. Anh còn muốn hự hẹ cái gì nữa.
nt. Khô quánh, bám chặt vào. Máu khô két lại.
nđg. Nói lẩm bẩm một cách cung kính để cầu xin với thần linh hay linh hồn người chết. Khấn tổ tiên.
hd. Đồ dùng bằng vải nhiều lớp để che miệng và mũi tránh bụi bặm và chất độc. Đeo khẩu trang.
hd. Tư chất sẵn có từ lúc mới sinh. Khí bẩm tốt.
nd. Bẩm chất của mỗi người. Người khí chất nóng nảy.
nd. Năng lực bẩm sinh về một loại hoạt động. Có khiếu về hội họa.
nd. Tên gọi chung các loại phong lan mọc bám trên các cành cây to, thường có hoa đẹp và thơm.
nd. Khuy nhỏ bằng kim loại, cài bằng cách bấm cho hai bộ phận khớp chặt vào nhau. Cũng gọi Nút bóp.
hd. 1. Thiếu sót khó sửa, có trên sản phẩm ngay sau khi chế tạo. Rỗ mặt là khuyết tật dễ có của các vật đúc.
2. Tật bẩm sinh, dị tật. Em bé có khuyết tật ở môi.
hdg. Sống bám vào sinh vật khác. Cây ký sinh.
dt. Động vật nhỏ bám vào mình các sinh vật khác mà sống. Ký sinh trùng sốt rét (gây bệnh sốt rét).
nd. Cây mọc ở chỗ ẩm có bóng mát, lá hình giống lá trầu, dùng làm rau hay bọc thịt băm để nướng. Bò nướng lá lốt.
nt. 1. Dính vào nhau, kéo theo nhau, bám vào nhau, khó tách rời. Một mớ dây nhợ lằng nhằng. Thằng bé lằng nhằng theo mẹ.
2. Kéo dài mãi không dứt hẳn. Ốm đau lằng nhằng mãi không khỏi.
3. Không ra sao cả, không đáng kể. Mua mấy món lằng nhằng. Buôn bán lằng nhằng.
nđg. Như Lẩm bẩm. Lầm bầm trong miệng.
nđg. Lẩm bẩm trong miệng một cách bực dọc. Lầu nhầu trong miệng ra dáng không bằng lòng.
nt. Chỉ tiếng nhỏ liên tiếp do chất dính ướt bám vào rồi nhả ra liên tục khỏi vật cứng. Bùn lép nhép dưới chân. Mồm nhai lép nhép.
hd. Món ăn gốc Hoa làm bằng thịt giã hoặc băm nhỏ bọc trong bột ăn với nước dùng. Mì mằn thắn. Cũng gọi Hoành thánh.
nd. Phần trồi lên trên bề mặt của vật thành khối gồ nhỏ. Mấu đòn gánh. Bám vào các mấu đá.
nd. Mỡ bám vào màng trong bụng lợn. Thịt bò nướng bọc mỡ chài.
nd. nem làm bằng thịt băm nhỏ trộn với nạc cua bể, với trứng, gói bánh đa mỏng rán vàng dòn. Cũng gọi Chả giò.
nt. Biếng nhác. Ngay lưng suốt ngày ăn bám cha mẹ.
nId. Cọng của loại cây cải, cây thuốc lá. Ngồng cải. Bấm ngồng.
IIp. Cao vượt lên. Người cao ngồng. Lúa tốt ngồng.
nt. Không rời ra, dứt ra. Thằng bé bám nhằng nhẵng lấy mẹ.
nId. 1. Cọc đóng xuống đất để buộc ngwòi căng ra mà đánh, theo một hình phạt thời phong kiến.
2. Cọc cắm xuống đất để cho cây thân leo bám vào. Nọc trầu.
IIđg. Căng người ra để đánh đòn. Nọc ra đánh cho một trận.
nId.1. Cái đã vay, phải trả. Mắc nợ. Trang trải xong món nợ.
2. Cái phải báo đáp. Đền nợ nước.
3. Cái gây phiền phức, chỉ muốn vứt bỏ. Đi đâu cũng bám theo như nợ. Của nợ.
IIđg. 1. Đang mắc nợ. Anh nợ nó một triệu đồng.
2. Đã hứa làm việc gì cho ai mà chưa thực hiện. Tôi còn nợ anh một chầu nhậu.
nd.1. Miếng gỗ hoặc xương, nhựa chia các cung bậc của cây đàn. Đốt lò hương, dở phím đàn ngày xưa (Ng. Du).
2. Bộ phận bấm ngón của các nhạc khí có bàn phím như pi a nô.
hd. Chỉ chung các loại lan mọc bám trên thân hay cành cây, thường có hoa đẹp và thơm.
hdg. Thưa, bẩm lại.
nd. Loại rong cỏ rất nhỏ bám vào vật khác. Xiêm in ngấn tuyết, sen lồng ngấn rêu (Ng. H. Tự).
nIđg. Siết, rút chặt. Riết mối dây. Riết chặt trong vòng tay.
IIp. Chỉ cách làm việc gì, chú ý tập trung, đeo đuổi cho kỳ xong việc. Làm riết cho xong. Bám riết. Nói riết phải nghe.
nIđg. Buộc thuốc vào chỗ đau. Rịt thuốc vết thương.
IIp. Không buông ra. Giữ rịt. Bám rịt lấy mẹ.
nd.1. Mảnh sỏi đá rất nhỏ lẫn vào cơm gạo hay thức ăn. Nhặt sạn khi vo gạo.
2. Hạt cát, bụi bám trên đồ đạc. Giường chiếu đầy sạn.
3. Từ dùng sai, viết sai trong một bài văn. Độc giả rất thích mục “đãi sạn” của tờ báo.
nIt. Có thái độ quyết liệt, sống chết không màng. Liều sống chết một phen. Quyết sống chết với kẻ thù.
IIp. Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, sống hay chết. Sống chết cũng bám lấy mảnh đất này. Sống chết có nhau.
nd. Loại cây thường bám vào cành cây khác mà sống. Cuộc sống tầm gửi.
nIđg.1. Làm cho mất đi các chất bám sâu, ăn sâu vào. Tẩy vết mực. Tẩy gỉ. Tẩy sạch vết nhơ.
2. Dùng thuốc tống ra khỏi ruột giun sán hay các chất độc. Tẩy giun. Tẩy ruột.
IId. Đồ dùng làm bằng cao su để tẩy trên giấy. Hòn tẩy. Bút chì có tẩy. Cũng nói Cục gôm.
nđg. Cắt thành miếng mỏng hay nhỏ bằng dao. Thái thịt. Băm bèo, thái khoai.
nId.1. Loài ong nhỏ, thường làm tổ bằng đất nhão bám trên vách hay mái nhà, bắt nhện hay các sâu bọ khác làm thức ăn dự trữ.
IIt. Hình cung, giống như hình tổ tò vò. Cửa tò vò. Lỗ tò vò để thông hơi.
nđg.1. Bám chặt vào. Tríu cành cây để trèo lên.
2. Quấn lấy, không chịu rời. Bé tríu mẹ suốt ngày. Việc cứ tríu, làm mãi không xong.
nt. Trơn đến mức không bám được, không giữ lại được. Sân rêu trơn tuột.
nIđg.1. Nắm tay vào vật gì mà vuốt cho rời những cái bám vào. Tuốt bông lúa. Tuốt lúa.
2. Nắm tay rút mạnh ra. Tuốt gươm.IIp. Thẳng một mạch. Đi tuốt ra tỉnh.
nđg.1. Di chuyển từ trên cao xuống bằng cách bám vào một vật và tự buông mình xuống dần. Bám dây thừng tụt xuống giếng.
2. Rời khỏi một vị trí để di chuyển xuống một vị trí thấp hơn. Gọng kính tụt xuống tận mũi. Em bé tụt quần ra.
3. Giảm xuống, hạ xuống về mức độ, số lượng v.v... Nhiệt độ tụt xuống dưới không.
4. Rời khỏi vị trí để lùi lại phía sau. Nhà xây tụt sâu trong ngõ.
nd. Ớt bằm nhỏ, nhuyễn như tương.
nđg. Bằm nhỏ. Vằm thịt. Vằm đất cho kỹ để gieo hạt.
nd. Giống đỉa nhỏ bám vào cây lá trong rừng ẩm.
nđg.1. Đưa vật cầm trong tay từ trên xuống rất nhanh, để làm bắn đi chất lỏng đang bám vào. Vẩy mực. Vẩy rổ rau sống cho ráo nước.
2. Bắn súng ngắn bằng động tác rất nhanh. Vẩy luôn mấy phát vào mục tiêu.
nđg. Níu lấy: Bám víu. Víu áo.
nd. Món ăn làm bằng thịt băm hấp chín theo lối người Trung Hoa. Bánh mì xíu mại.
nđg.1. Vặn hai đầu một vật hình sợi. Xoắn thanh sắt đã nung đỏ.
2. Vặn chéo vào quấn chặt lấy nhau. Xoắn dây thừng.
3. Quấn, bám chặt lấy. Con xoắn lấy mẹ.
nđg. Quấn lấy, bám chặt lấy. Xoắn xuýt lấy nhau.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.5.113 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập