Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Thành ngữ Việt Nam »» Đang xem mục từ: gặm »»
nđg. Cắn mòn từng chút. Chó gặm xương. Bò gặm cỏ.
ht. Ác ngấm ngầm. Cn hiểm ác.
hđg. Chỉ ngầm vật hay người nào. Hắn nói thế là ám chỉ anh đấy.
hđg. Hại ngầm.
hđg. Giúp đỡ ngầm. Ám trợ một cuộc phiến loạn.
hd. Thang âm bảy bậc trong một quãng tám. Cũng gọi Gam.
nt. Ngấm ngầm, không dữ dội nhưng kéo dài. Lửa cháy âm ỉ. Nỗi đau âm ỉ.
hd. Mưu kế ngầm để làm việc xấu. Âm mưu của hắn đã bại lộ.
hđg. Phép dùng từ dựa trên sự so sánh ngầm. Nói ánh sáng chân lý là dùng lối ẩn dụ.
hđg. Nén nhịn, chịu đựng ngấm ngầm.
np. Có lẽ. Gẫm ra âu cũng có trời ở trong (Nh. Đ. mai).
nd. Bánh làm bằng nếp hột ngâm nước tro, gói bằng lá tre, luộc chín, màu vàng trong, ăn với đường.
nđg. Ngậm chặt, mím chặt: Bặm môi, bặm miệng.
nđg. 1. Ấn móng tay hoặc ngón tay vào vật gì: Bấm trái tai. Bấm chuông.
2. Đếm bằng đốt ngón tay. Bấm tay mười mấy năm trường (Nh. Đ. Mai).
3. Ấn ngón tay một cách kín đáo vào người khác để ngầm ra hiệu. Chúng bấm nhau cười khúc khích.
nt. Lo lắng, không yên lòng. Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xưa (Ng. Du).
phd. Tiếng Phạn là Angami có nghĩa là bậc không còn trở lại dục giới.
hd. Chỉ chiến tranh, nhìn ở khía cạnh giết chóc. Ngẫm từ dấy việc binh đao (Ng. Du).
nđg. Bù lại những gì đã bỏ ra, đã chịu đựng. Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay (Ng. Du).
nd. Đồ để chứa đựng đan bằng tre nứa, có thành cao, miệng tròn, rộng gần bằng đáy. Đổ thóc vào bồ. Miệng Nam mô, bụng một bồ dao găm (t.ng).
dt. Bãi đất bồi giữa sông. Bãi bơn ngầm.
nđg. Nút vú, ngậm vú để nút sữa. Nín đi con, mẹ cho con bú, Cha con lúc rày đi thú ải xa (c.d). Bú chực: bú tạm ở một người khác.
nIđg. Phùng má ngậm đầy trong miệng.
IId. Lượng chứa đầy trong miệng phùng má. Ngậm một búng cơm.
nt. Miệng đang ngậm phồng má, không mở ra được. Miệng bung búng nhai cơm.
hđg. Nói chung sự ca và ngâm: Pha mùi thi họa, đủ mùi ca ngâm (Ng. Du).
hđg. Như Ca ngâm.
hd. Loại cây có rễ và nhựa dùng chế thuốc ngậm tiêu đàm hoặc trị ho.
nđg. Cày rồi để đó cho bở, cho ải đất trước mùa trồng trỉa. Cày ấp: cày nghiêng lưỡi cho đất lật thành luống. Cày nỏ: cày lên để cho đất khô. Cày rang: cày lần thứ nhì. Cày trở: cày lật đất lại. Cày vỡ: cày lần thứ nhất. Cày dầm: cày lúc ruộng còn nước để ngâm cho đất mềm. Cày ngang: cày lại theo đường chéo chữ thập với đường cày trước. Cày mò: cày ở ruộng ngập nước ở vùng đồng trũng.
nId. Nan hoa.
IIđg. Tức giận ngầm. Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm (Ô. Nh. Hầu).
hd. Áo choàng bằng gấm vua ban.
hd. 1. Túi bằng gấm để đựng vật quí, lời dạy bảo quan trọng.
2. Sách ghi tóm tắt những hướng dẫn cần thiết, Cẩm nan y học.
hd. Gấm thêu, chỉ cảnh thiên nhiên đẹp hoặc văn thơ hay. Non sông cẩm tú.
hd. Áo bằng gấm.
nId. 1. Dụng cụ đo khối lượng. Đặt lên cân. Cán cân công lý (nói ví).
2. Khối lượng đo được. Anh ấy lên cân còn anh sụt cân.
3. Sức nặng 16 lạng (khoảng 605gr). Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân (Ng. Du). Thường chỉ trọng lượng bằng 1 kilôgam. Một cân đường.
IIđg. 1. Đo trọng lượng bằng cân. Cân thịt. Cân gạo. 2. Ước lượng xem nhiều ít. Nỗi mừng biết lấy chi cân (Ng. Du).
IIIt. 1. Bằng nhau, đều nhau. Lực lượng hai bên không cân.
2. Có hai cạnh bên bằng nhau. Tam giác cân, Hình thang cân.
nd. 1. Đơn vị cũ đo khối lượng, phân biệt với kilôgam.
2. Dụng cụ để cân theo đơn vị đo khối lượng cũ.
nId. Móc bằng thép nhọn uốn cong, có ngạnh sắc dùng để bắt cá, ếch, v.v... Kim vàng ai nỡ uốn câu. Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời (c.d).
IIđg.1. Dùng lưỡi câu mà bắt cá. Ai về nhắn với ông câu, Cá ăn thì giựt để lâu hết mồi (c.d). Câu cắm hay Câu dầm: câu thả mồi ngâm lâu dưới nước. Câu nhắp: câu không để yên mồi một chỗ mà nhắp mồi cho chạy trên mặt nước. Câu rà: câu thòng dây xuống sâu.
2. Dụ một cách khéo léo. Câu khách bằng quà khuyến mãi.
3. Móc và chuyển vật nặng. Dùng cần cẩu câu các kiện hàng.
4. Bắn đạn theo đường cầu vòng. Đại bác câu trúng lô cốt.
nđg. Câu thả dây dài ngâm lưỡi câu dưới nước ; kéo dài thời gian. Làm việc câu dầm.
nđg. Bày trò ác ngầm để hại người khác.
nđg. Lần vào một nơi tối tăm, chật chội. Chui rúc dưới gầm cầu.
nd. Phần ngậm trong miệng của ống điếu.
nd. Phần của cái kèn ngậm ở miệng để thổi.
nd.1. Thú gậm nhấm, mõm nhọn đuôi dài, thường phá hại mùa màng và có thể truyền bệnh dịch hạch.
2. Bộ phận của đèn ống, máy tính.
nđg.1. Trao, sớt, chuyển dời, lấy ngầm mang đi. Chuyên của bên chồng.2. Pha trà, rót nước trà từ chén tống sang các chén quân theo lối uống trà cổ truyền. Ấm chuyên. Chè chuyên nước nhất, hương dồn khói đôi (Ng. Du).
nd. 1. Đồ dùng để uống rượu, uống nước.
2. Loại chim như con vịt, hay lặn xuống nước để bắt cá, cũng gọi là chim cồng cộc.
3. Loại cây có trái như trái ổi, một hột to, thường ngâm nước muối với đường mà ăn.
nđg. 1. Đánh phá. Công, thủ rất hay. Thế công: ở thế tấn công.
2. Ngậm tha đi. Chim công mồi.
nd. Công trình ngầm hay lộ thiên để nước chảy qua. Xây cống ngầm. Cống thoát nước bị nghẽn...
nd. Cung thứ năm của gam năm cung trong cổ nhạc. Hò xự xang xê cống.
nd. Cây thân cỏ lá to, cuống lá có đốt, phần thân ngâm phồng thành củ hình thoi dài, màu trắng chứa nhiều tinh bột làm thức ăn.
nd. Loại cu ở rừng, lớn con, tiếng kêu “gầm ghì”
nd. Cúc hoa nhỏ màu trắng, trồng làm cảnh hoặc lấy hoa pha chè, ngâm rượu. Cũng gọi Bạch cúc.
nđg 1 (ht tiếu). Nhếch môi hoặc há miệng lộ vẻ vui hay có một ý tứ gì khác: Chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy, thứ người hư thân (t.ng). Cười bả lả: cười muốn giải hòa. Cười bò càng, cười bò kềnh: cười lăn ra. Cười duyên: Cười làm duyên kín đáo. Cười gằn: Cười thành tiếng ngắn để mỉa mai, tỏ sự bực tức. Cười góp: cười theo người khác. Cười gượng: cố giả vờ cười. Cười huề: cười bả lả. Cười khan, cười lạt: cười lấy lệ. Cười khà: cười thành tiếng thích thú. Cười khẩy: cười nhếch mép vẻ khinh thường. Cười khì: cười cố tâm hoặc cười ngu ngốc. Cười khúc khích: cười nho nhỏ và bụm miệng lại làm bộ như không cho nghe. Cười lả lơi, cười lẳng: cười có vẻ cớt nhả, không đứng đắn. Cười mỉm, cười mím chi, cười miếng chi: cười không có tiếng, không mở miệng. Cười mơn: cười lấy lòng. Cười mát: cười nhếch mép tỏ vẻ khinh hay hờn giận. Cười mũi: Cười ngậm miệng, chỉ phát ra vài tiếng ở mũi tỏ ý coi khinh. Cười nịnh: cười giả dối để lấy lòng. Cười nụ: Cười chúm môi lại, không thành tiếng, tỏ sự thích thú một mình hay tỏ tình kín đáo. Cười ngất: cười lớn tiếng từng chuỗi dài, tỏ ý thích thú. Cười nhạt: cười nhếch mép, tỏ ý không bằng lòng hay khinh bỉ. Cười như nắc nẻ (hay Cười nắc nẻ): cười giòn từng tràng như bướm nắc nẻ đập cánh. Cười ồ: nhiều người cùng bật lên tiếng cười to, do thích thú đột ngột hoặc để trêu chọc mua vui. Cười phá: nhiều người cùng bật lên tiếng cười to thành chuỗi dài vì rất thích thú một cách đột ngột. Cười ra nước mắt: Gượng cười trong khi đáng lẽ phải khóc. Cười rộ: nhiều người cùng bật lên tiếng cười to thành một chuỗi dài. Cười ruồi: cười chúm môi, do điều thích thú riêng. Cười sằng sặc (hay Cười sặc): cười thành tràng thoải mái. Cười tình: cười hé miệng để tỏ tình. Cười trừ: cười để tránh phải trả lời. Cười tủm: cười mỉm một cách kín đáo. Cười vỡ bụng: cười to thành chuỗi dài. Cười xòa: cười thành tiếng vui vẻ.
2. Trêu ghẹo, ngạo nghễ: Cười người chớ khá cười lâu, Cười người hôm trước hôm sau người cười (c.d). Cười chê: cười để ngạo. Anh làm chi, cho thiên hạ cười chê, Trai khôn sao dễ dụ, si mê chi gái nạ dòng (c.d). Cười cợt: trêu ghẹo.
nId. Loại cây có vỏ ngâm ra màu nâu,dùng để nhuộm. IIt. Có màu nâu đỏ. Áo dà. Nhuộm màu dà.
nd. Da súc vật đã ngâm tẩm, chế biến để dùng.
nd. Đồ bằng sắt có lưỡi dùng để cắt, thái. Dao vàng bò đãy kim nhung, Biết rằng quân tử có dùng ta chăng (t.ng). Lưỡi dao cạo: lưỡi lam. Cán dao: chuôi dao. Dao bài: dao có lưỡi hình lá bài. Dao bàn: dao nhỏ dùng ở bàn ăn. Dao bào: lưỡi dùng trong cái bào; thứ dao dùng để bào trái cây thành từng miếng nhỏ, thứ dao lưỡi rất mỏng hai cạnh đều bén dùng để cạo râu. Dao bảy: dao dài chừng bảy tấc ta. Dao bầu: dao lưỡi rộng, phần giữa phình ra. Dao bổ (bửa) củi: dao dùng để bổ củi. Dao cạo: dao để cạo râu. Dao cau: dao để bửa cau. Dao cầu: dao thái thuốc bắc. Dao con: dao nhỏ. Dao cưa: cái cưa. Dao chìa vôi: dao nhỏ có đầu giẹp nhọn để bôi vôi vào lá trầu. Dao díp: dao nhỏ xếp được (dao nhíp). Dao găm: dao mũi nhọn dùng để đâm. Dao khắc: dao để khắc, chạm. Dao mổ: dao dùng trong việc mổ xẻ. Dao nạo: dụng cụ một đầu tròn có răng cưa, dùng để nạo dừa, nạo khoai. Dao nhíp: như dao díp. Dao pha: dao lớn để chặt, cắt, chẻ, thái... Dao phay: dao lớn dùng làm cá. Dao quắm: dao mũi vểnh lên. Dao rọc: dao dùng rọc giấy. Dao rựa: như Dao pha. Dao tu: thứ dao dài bén để chặt cây. Dao trổ: như Dao khắc. Dao vọ: dao đầu mũi cong. Dao vôi: như dao chìa vôi.Dao xén: như Dao cắt, Dao xắt: dao để thái thuốc bắc (cũng gọi Dao tể). Dao xếp: như Dao nhíp. Dao yếm: có hình dạng như dao bầu nhưng to hơn, dùng trong việc bếp núc.
nIđg. Ngâm lâu trong nước. Dầm cải trong nước muối.
IIt.1. Hứng chịu. Dầm mưa dãi nắng.
2. Chỉ mưa lai rai và lâu. Mưa dầm.
3. Thấm ướt cả áo quần. Ướt dầm, đái dầm.
4. Chỉ đất nhuyễn trong nước. Ruộng dầm. Cày dầm.
nđg. Ngâm chân lâu trong nước.
nd. Cây hạt trần mọc ở rừng, thân leo, vỏ màu nâu đen có sợi, hạt ăn được, thân dùng làm dây buộc thuyền bè. Cũng nói Gắm.
hdg. Chữ ghi đúng như cách nói, cách đọc, chỉ chữ Nôm. Chinh Phụ Ngâm Khúc diễn âm: Bản dịch Nôm Chinh Phụ Ngâm Khúc.
nd. Thú gặm nhấm, sống dưới hang đất tự đào, ăn rễ cây và củ.
nd. Chỉ chung các loại rau quả ngâm muối để cho chua mà ăn. Dưa giá. Dưa cải. Dưa hành. Dưa kiệu.
nd. Thức ăn làm bằng một số củ hay quả sống như su hào, đu đủ... thái thành miếng mỏng, ngâm giấm có pha đường và muối.
nd. Thức ăn làm bằng một số củ hay quả thái miếng mỏng, phơi héo, ngâm nước mắm nấu với đường.
nd. Đau khổ ngấm ngầm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa kia (Ng. Du).
Bộ phận ở đầu nòng súng, để ngắm.
nd.x. Đầu ngắm.
nt. Chỉ nước da ngâm đen, vẻ khỏe mạnh. Da bánh mật đen giòn.
nt. Đỏ tươi. Chiếc cạp điều. Áo gấm khăn điều.
hd. Binh khí dùng đánh giáp lá cà, như dao găm, lưỡi lê v.v...
nd. Bức vẽ. Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ (Ô. Nh. Hầu).
nd. Đường tưởng tượng từ đỉnh đầu ngắm của súng đến mục tiêu.
nđg. Lấy riêng hết phần nước nổi lên trên để cho các thứ khác lắng xuống. Ngâm bột rồi gạn bỏ nước bẩn đi.
nđg. 1. Làm cho mắc dính vào bằng một vật nhỏ dài có một đầu nhọn. Găm tờ giấy lên vách. Găm miệng túi lại.
2. Giữ rịt lấy. Găm tài liệu không cho ai mượn.
nd. Vật có đầu nhọn để găm.
nt. Vừa người, rắn rỏi. Dáng người găm gắm.
nđg. Như Gằm gằm.
nđg. Xem xét với dự tính về hôn nhân. Ông ấy gắm ghé cô ấy cho con trai.
nđg. gặm để hủy hoại dần. Nỗi tuyệt vọng gặm nhắm tinh thần anh ta.
nđg. 1. Nói về ác thú kêu, thét lớn. Voi rống cọp gầm.
2. Phát ra tiếng kêu rền. Trời gầm.
3. Như Gằm. Gầm mặt.
nd. Khoảng trống ở dưới. Gầm cầu.
nđg. Ngẫm, nghĩ nhiều. Chim kêu ghềnh đá, gẫm thân thêm buồn (cd).
nđg. Tỏ thái độ thù địch. Hai bên gầm ghè nhau.
nd. Loại bồ câu rừng lớn con, lông xanh lục. Cũng gọi Cu gầm ghì.
nđg. 1. Phát ra tiếng kêu giận dữ trong cổ họng. Hai con chó gầm gừ nhau.
2. Như Gầm ghè.
nd. Hai thứ hàng dệt quý đẹp, chỉ vẻ đẹp của đất nước. Mặc toàn lụa là gấm vóc. Non sông gấm vóc.
nđg. Như Gắm ghé. Khách công hầu gấp ghé mong sao (Ô. Nh. Hầu).
nđg. 1. Ghé qua trên đường đi. Hay ghé gẩm dọc đường.
2. Tạm nhờ vào. Việc làm ghé gẩm.
nđg. Ngầm xúi giục, sai khiến. Bị kẻ khác giật dây.
nd. Giấy có phết dầu hay ngâm tẩm cho không thấm nước, dùng để bao gói, chống ẩm.
nd. Giếng lấy nước ngầm ở mạch sâu dưới lòng đất, có đường kính nhỏ, đào bằng máy khoan.
nd. Lò dốc đứng hoặc nghiêng làm lối thống giữa mặt đất với các công trình ngầm trong mỏ hầm lò.
nđg. Gò ép, không tự nhiên. Gò gẫm lời nói. Bài thơ có nhiều câu gò gẫm.
nđg. Như Gởi. Cũng nói Gửi gắm.
nd.x.Gầm ghì.
nđg.x.Gởi gắm.
hd. Động vật gậm nhấm sống ở sông hồ Âu-châu và Bắc Mỹ, da rất quí. Cũng viết hải li.
nđg.1. Làm cho giảm bớt hay ngưng vận động. Hãm máy. Hãm cho hoa nở đúng vào Tết.
2. Hát ca trù khẩn khoản mời khách uống rượu. Ả đào ngâm câu hãm. Hãm mừng tiệc thọ. Hãm mời uống rượu.
3. Cho nước sôi vào trà hay dược liệu và giữ hơi nóng một lúc để lấy nước cột đặc hay để chiết lấy hoạt chất. Hãm một ấm trà.
nd. Hạt của cây húng dổi, ngâm vào nước vỏ hóa nhầy, dùng pha nước giải khát. Cũng nói Hột é.
nd. Thể ca trù kết hợp cả ngâm, hát và nói, bài hát nói thường 11 câu, từng cặp vần trắc và vần bằng liên tiếp, mỗi câu mấy chữ cũng được, ngoại trừ câu chót chỉ sáu chữ. Có thể thêm ở trước hay sau bài một hay hai cặp thơ lục bát, gọi là mưỡu đầu hay mưỡu hậu.
nId. Khoảng rộng đào ngầm dưới đất. Hầm cát: hầm để lấy cát. Hầm rượu: hầm để rượu.
IIđg. Đậy nắp kín mà nấu nhừ. Hầm gà. Thịt hầm: Thịt nấu nhừ.
IIIt. Nóng và khó thở. Ở trong phòng này hầm lắm.
nđg. Áp sát vào và nhanh chóng kẹp lấy, ngậm lấy. Bé hập lấy vú mẹ.
nt.1. Có thể gây nguy hại cho mình. Địa thế rất hiểm. Người hiểm: người ác ngầm.
2. Có thể gây nguy hại. Nhằm chỗ hiểm mà đánh. Miếng võ hiểm.
ht. Độc ác ngấm ngầm.
hdg. Sửa chữa những sai lầm, thiếu sót của máy móc, thiết bị. Hiệu chỉnh máy ngắm.
nđg. Không hiểu theo từ ngữ mà hiểu theo ý nghĩa câu nói. Ông ta bảo như thế thì anh nên hiểu ngầm là ông ta từ chối.
nđg.1. Theo lời thầy hoặc sách dạy mà mở mang kiến thức. Học nghề. Học văn hóa. Học thầy không tày học bạn.
2. Đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm cho nhớ. Học bài. Học thuộc lòng.
3. Bắt chước. Chưa học làm xã đã học ăn bớt (tng).
4. Nói lại cho người khác biết. Chuyện ấy anh không cần phải học lại với ai hết.
hdg. Gặp nhau. Ngẫm cơ hội ngộ đã đành hôm nay (Ng. Du). Cơ hội ngộ: cái dịp may gặp nhau.
nd.1. Loại cây có quả, đến khi chín thì quả đỏ hồng. Đỏ như quả hồng. Hồng ngâm: quả hồng ngâm trong nước vôi.
2. Loại cây có hoa màu sắc rất đẹp và rất thơm, thân cây có nhiều gai. Anh kia sao khéo hoài công, Tham hái hoa hồng bị mắc phải gai (cd). Hồng bạch: hồng có hoa trắng.
hdg. Nghiên cứu, đối chiếu những chỗ khác nhau trong các văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm. Khảo di các bản dịch Chinh Phụ Ngâm.
nt. Ác đôc ngầm. Bị một vố chơi khăm.
nđg. 1. Dùng que, sào để kéo một vật về phía mình. Khều ổi.
2. Gạt ra ngoài những vật vụn. Khều tro than cho lửa cháy.
3. Chạm tay vào người khác, ngầm ra hiệu. Khều bạn ra ngoài để bàn chuyện.
ht. Thích thú hiện rõ ra bề ngoài. Ông đồ ngâm thơ, thỉnh thoảng vỗ đùi khoái trá.
nđg. 1. Khoét từng ít một, gặm. Chuột khới củ khoai.
2. Khêu ra. Khới to chuyện làm gì.
nd.1. Đồ dùng làm bằng kim loại nhỏ như cây tăm, một đầu nhọn dùng để khâu may. v.v... Ngọc lành còn đợi giá cao, Kim vàng cũ đợi lụa đào mới may (cd).
2. Vật nhỏ, dài có một đầu nhọn, giống như cây kim. Kim đồng hồ. Kim tiêm. Kim găm (kim ghim).
nd. Kim được uốn gập lại, đầu có mũ bọc mũi nhọn, dùng để cài, găm.
nd. Dụng cụ quang học để nhìn vượt lên trên các vật chướng ngại. Kính tiềm vọng của các tàu ngầm.
pd. Nốt nhạc thứ sáu trong gam đô bảy âm. Nốt la.
nt. 1. Có nhiệt độ thấp trái với nóng. Trời lạnh. Bị cảm lạnh. Cơm đã lạnh tanh.
2. Có cảm giác lạnh hay cảm giác gai người vì sợ. Tay lạnh cóng. Sợ đến lạnh cả người.
3. Tỏ ra không có tình cảm trong quan hệ. Mặt lạnh như tiền.
4. Chỉ màu (thiên về xanh) gợi cảm giác lạnh lẽo. Ông ấy thích gam màu lạnh.
đg. 1. Giắt, nhét, để vào mình. Lận tiền vào lưng quần. Lận dao găm trong áo.
nt. 1. Lúc nổi lúc chìm gần sát mặt nước. Cá nổi lập lờ. Các mỏm đá ngầm lập lờ dưới những làn sóng.
2. Có tính chất hai mặt, cố ý tỏ ra không rõ ràng, dứt khoát để che giấu điều gì. Cách nói lập lờ. Thái độ lập lờ khó hiểu.
nt. Hoảng loạn, mất phương hướng. Đoàn người lơ xơ chạy dưới tiếng gầm rú của máy bay địch.
nđg. 1. Ngậm vật gì trong miệng không há ra được. Miệng lúng búng đầy cơm.
2. Nói không rõ tiếng như đang ngậm cái gì trong miệng. Lúng búng những câu gì không nghe rõ.
nd. 1. Đường máu chảy trong người.
2. Sự đập nhảy của đường máu trong người. Bắt mạch. Chẩn mạch.
3. Đường nước ngầm dưới đất. Mạch nước. Đào giếng đúng mạch.
4. Đường vữa giữa các viên gạch xây. Mạch vữa.
5. Đường tạo thành khi cưa. Lưỡi cưa bị mắc trong mạch.
6. Hệ thống ý được phát triển liên tục thành chuỗi, thành dòng. Mạch văn. Dứt mạch suy nghĩ.
7. Đường nối liên tiếp của khoáng chất. Mạch than. Mạch quặng.
8. Hệ thống các thiết bị điện được nối với nhau bằng những dây dẫn để dòng điện có thể đi qua. Đóng mạch điện. Ngắt mạch. 9. Một thôi dài. Ngủ một mạch đến sáng.
hd.1. Mạch máu nhỏ như sợi tóc, nối động mạch với tĩnh mạch. Tắc mao quản.
2. Kẻ hở nhỏ li ti giữa các hạt đất. Nước mưa ngấm xuống đất theo các mao quản.
hI. Không nói ra bằng lời mà hiểu ngầm là như vậy. Không phản đối, tức là mặc nhiên đồng ý.
IIt. Im lặng, không tỏ ra một thái độ nào cả. Chuyện ầm ĩ như thế mà anh ta vẫn mặc nhiên như không.
nd. 1. Tôm, cá sống ướp trộn với muối và đồ gia vị để lâu ngày cho ngấm. Mắm tôm. Liệu cơm gắp mắm (tng).
2. Cá đã ướp muối làm mắm. Người đét như con mắm.
nđg. Ngậm chặt môi, miệng lại khi phải nén sự tức giận hay gắng sức làm việc gì. Mắm môi để khỏi bật ra tiếng chửi.
nd. Cây thuộc loại hành tổi, thân ngầm, mầm non dùng làm thức ăn.
nđg. Sờ, nắn nhẹ và lâu bằng các đầu ngón tay. Bé ngắm nghía, mân mê con búp bê.
nt. 1. Như Mê đắm. Mê mẩn ngắm.
2. Như Mê loạn. Nói lảm nhảm trong mê mẩn.
pd. Nốt nhạc thứ ba trong gam đô bảy âm.
nđg. Ngậm chặt môi, miệng lại. Mím môi. Vết thương đã mím miệng.
nd.1. Công trình xây dựng tựa vào nền đường để đỡ gầm cầu. Mố cầu.
2. Công trình tựa vào nền đường để dẫn xuống phà. Mố phà.
nd. Mạch nước ngầm. Đào đúng mội.
hd.1. Đích để nhằm vào. Mục tiêu ngắm bắn.
2. Cái mình hướng để đi tới trong hành động, trong nhiệm vụ. Đi chệch mục tiêu đã định.
nđg.1. Ngậm vào miệng rồi chúm môi lại hút. Em bé mút tay.
2. Kẹp giữ lại, làm cho chuyển động khó khăn. Bùn đặc quánh mút chặt lấy chân.
nd. Đơn vị đo trọng lượng, bằng mười lạng ta, tức khoảng 375 gam. Một nén tơ. Hai nén bạc.
nd. Lỗ khoét để ráp mộng. Đóng đố vào ngàm.
nt. Khít, vừa đủ. Số tiền tiêu vừa ngám.
nđg. Không còn thấy thích thú, thiết tha gì nữa. Lòng ngán ngẩm buồn tênh mọi nỗi (Ô. Nh. Hầu).
nđg. Đe dọa, hăm. Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng (tng).
nt. Da hơi đen. Da ngăm ngăm bánh mật.
nđg. 1. Nhìn kỹ và có ý thích. Ngắm tranh.
2. Nhìn kỹ để hướng mục tiêu. Ngắm bắn.
nt.x.Ngăm t.
nđg. Ngắm đi ngắm lại một cách thích thú. Ngắm nghía bức tranh.
nđg. Ngắm mình trong gương và trau chuốt cho thêm đẹp. Ngắm vuốt suốt ngày.
nđg. 1. Để lâu trong một chất lỏng. Ngâm mạ. Ngâm giấm. Ngâm lạnh.
2. Giữ lại lâu, không xem xét. Giấy tơ còn bị ngâm ở tỉnh.
nđg. Đọc thơ với giọng ngân nga diễn cảm. Ngâm thơ. Ngâm Kiều.
nIt. Ở sâu bên trong, bên dưới, không trông thấy. Hầm ngầm. Tàu ngầm.
IIp. Kín đáo, không cho người khác biết. Hai người ngầm báo cho nhau. Nghịch ngầm.
IIId. Đoạn đường giao thông đi sâu dưới đất. Xe vượt ngầm an toàn.
nđg. Nghĩ kỹ càng để đánh giá, kết luận. Ngẫm ra mới thấy là phải như vậy.
nđg. 1. Đã thấm hoàn toàn và một phần nào hòa tan trong một chất lỏng. Rượu ngâm chưa ngấm. Vải ngấm nước.
2. Chịu tác dụng đến mức thấy rõ. Ngấm thuốc, người khỏe ra.
nđg. 1. Giữ trong miệng. Đắng như ngậm bồ hòn. Ngậm miệng để khỏi bật ra tiếng kêu.
2. Giữ lại trong lòng. Ngậm hờn.
nđg. Im lặng, không dám nói gì. Biết rõ nhưng đành phải ngậm miệng.
nđg. Ngâm để thưởng thức. Anh ngâm nga để mở rộng cõi lòng (H. M. Tử).
nt. Đau âm ỉ kéo dài. Ngâm ngẩm đau bụng.
nt. Như Ngấm ngầm. Đau khổ ngầm ngấm.
nt. Được giữ kín, không lộ ra ngoài. Đau khổ ngấm ngầm.
nđg. Suy nghĩ kỹ và sâu. Càng ngẫm nghĩ càng thấm thía.
nt.x.Ngấm nguẩy.
nđg. Vừa làm thơ vừa ngâm. Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa (Ng. Du).
nt. Có điệu bộ, cử chỉ tỏ ra không bằng lòng. Còn ngấm nguẩy, chưa ưng.
nđg. Buồn thương xót. Ngậm ngùi thương tiếc.
nđg. Lườm nguýt, tỏ vẻ hậm hực, ghen tức. Lúc nào cũng ngấm nguýt như nhìn tình địch.
nđg. Tuyệt đối im lặng, không nói một lời. Biết mà đành phải ngậm tăm.
nđg. 1. Nhục hình thời phong kiến trói cong người lại rồi dìm dưới nước như ngâm con tôm.
2. Giữ lại quá lâu không giải quyết. Vụ khiếu nại bị ngâm tôm, không giải quyết.
nđg. Làm thơ, ngâm thơ để thưởng thức, để miêu tả, ca ngợi hay biểu lộ một tâm trạng.
nt. 1. Chỉ tương hay mắm đã ngấm kỹ muối và nhuyễn ra, có thể ăn được. Mắm tép đã ngấu.
2. Chỉ phân, đất đã thấm nước đều và nhuyễn. Mạ già ruộng ngấu.
nđg. Suy nghĩ lâu và kỹ để tìm hiểu thấu đáo. Nghiền ngẫm từng câu từng chữ của bài văn cổ. Nghiền ngẫm đề tài nghiên cứu.
hdg. Ngắm xem phong cảnh. Thanh thản như người đi ngoạn cảnh.
nđg. 1. Khép kín hai mi mắt như khi ngủ. Nhắm mắt giả vờ ngủ.
2. Nhắm một bên mắt để tập trung nhìn rõ ở mắt kia, ngắm. Nhắm bắn.
3. Tìm chọn cho công việc sắp tới. Nhắm địa điểm cắm trại.Nhắm người cử vào ban phụ trách.
nđg.x.Ngắm nghía.
hd. 1. Việc người, việc đời. Ngẫm nhân sự.
2. Việc tuyển dụng, quản lý người trong tổ chức, cơ quan. Bố trí nhân sự chưa hợp lý.
nđg. Ra hiệu ngầm cho nhau, nháy nhau.
nd. Động vật thuộc loại gặm nhắm, thân có nhiều lông hình que tròn, nhọn.
nt&p.1. Trở nên mềm nhũn. Giấy ngâm nước nhũn ra.
2. Rủn. Sợ nhủn người. Mệt nhủn tay chân.
nđg.1. Bỏ vào lửa thật nóng. Nung vôi. Nung gạch. Nóng như nung.
2. Còn đang phát triển ngấm ngầm, chưa biểu hiện ra ngoài. Giai đoạn nung sởi.
nđg. Ngậm ngùi về những cái tốt đẹp đã qua. Nuối tiếc thời tuổi trẻ.
nd. Nước đậm đặc do vắt, ép, ngâm... lần đầu.
nd. Phần nước đậm đặc do vắt, ép, ngâm hay nấu lần đầu mà có.
nd. Màu sắc của da người. Nước da ngăm đen.
nd. Cây thuộc loại cây muồng, quả dài và mỏng bọc trong một lớp chất xốp ngọt, có thể ngâm rượu làm thuốc.
nđg. Làm cho vải lụa trắng ra bằng cách ngâm vào hóa chất và giặt nhiều lần. Phiếu lụa tơ tằm.
hd. Phong cảnh thiên nhiên. Ngắm phong cảnh.
nđg.1. Làm cho chất lỏng hay chất hơi bị đẩy ra thành tia nhỏ. Phun thuốc trừ sâu. Súng phun lửa. Ngậm máu phun người.
2. Nói ra. Phun ra hết mọi điều bí mật. Khen tài nhả ngọc phun châu (Ng. Du).
nIđg.1. Bật mạnh từ bên trong ra thành tia, thành luồng. Mạch nước ngầm phụt lên. Lửa phụt ra.
2. Bật ra thành lời nói. Tức quá phụt ra tiếng chửi.
IIp. Nhanh và đột ngột. Đèn tắt phụt.
nd. Đá ngầm ở biển, không nhô lên khỏi mặt nước. Hòn rạn. Đá rạn.
pd. Tên nốt nhạc thứ hai, trong gam đô bảy âm.
nđg.1. Rung và chuyển động qua lại nhẹ. Giữ cho súng không rung động khi ngắm bắn.
2. Làm cho cảm động. Cảnh thương tâm rung động lòng người.
nd. Rượu có ngâm các vị thuốc đông y, để uống hay thoa bóp.
nđg. Ngắm đi ngắm lại một cách thích thú. Đứng trước gương săm soi mái tóc.
pd. Tên nốt nhạc thứ bảy, sau la, trong gam đô bảy âm.
nđg.1. Chiếu ánh sáng vào. Vài tiếng dế, nguyệt soi trước ốc (Đ. Th. Điểm). Soi cá: rọi đèn xuống nước tìm cá mà bắt.
2. Trông vào gương, vào mặt bóng mà ngắm hình dung mình. Soi gương.
3. Nhìn rõ hơn bằng dụng cụ quang học. Soi kính lúp. Soi kính hiển vi.
4. Xem mà bắt chước. Làm gương cho khách hồng quần thử soi (Ng. Du).
pd. Nốt nhạc thứ năm, sau pha, trong gam đô bảy âm. Cũng nói sol sôn, xôn.
nd. Sóng dưới đáy biển do động đất ngầm gây nên.
np. Tạo thành tiếng khô, giòn, liên tục. Lợn gậm khoai sống sồn sột. Gải sồn sột.
nd. Dòng nước tự nhiên ở miền đồi núi, chảy thường xuyên do nước mưa hay nước ngầm chảy ra ngoài mặt đất. Nước suối. Suối nước nóng.
nd.1. Chất lỏng màu trắng đục do tuyến vú của phụ nữ và động vật có vú tiết ra để nuôi con. Bú sữa mẹ. Vắt sữa bò.
2. Chất đặc màu trắng trong hạt ngũ cốc non. Lúa đang ngậm sữa.
nd.x.Xe điện ngầm.
nd. Tàu ngầm.
nd. Người giúp việc ngầm ở bên trong, gián điệp được đưa vào hàng ngũ địch. Nhờ có tay trong cho biết tình hình.
nđg.1. Giội nước lên người hay ngâm mình trong nước và làm sạch sẽ thân thể. Tắm em bé. Tắm biển. Tắm suối nước nóng.
2. Phơi mình dưới ánh nắng hay trong một loại tia sáng. Tắm nắng. Tắm điện.
3. Làm cho vàng bạc sáng bóng bằng cách nhúng trong một loại nước chua. Tắm vàng. Tắm đôi hoa tai.
nt. Tắt hẳn. Bếp lửa tắt ngấm tự bao giờ.
nt. Như Tắt ngấm (nghĩa mạnh hơn).
nđg.1. Làm cho một chất lỏng ngấm vào. Vị thuốc có tẩm rượu. Giẻ tầm dầu.
2. Làm cho bột hay đường phủ lên mặt ngoài của thức ăn. Thịt ếch tẩm bột để rán.
nt. Lầm lì, ít nói. Tâm ngẩm thế chứ cái gì cũng biết.
nt. Như Tâm ngẩm.
nđg.1. Thả ra, không giam giữ. Quan tha, ma bắt (tng).
2. Bỏ qua, không trừng phạt. Tha tội. Tha lỗi.
3. Ngậm vào miệng đem đi, mang theo. Kiến tha lâu đầy tổ (tng). Tha về nhà đủ thứ.
nđg. Tan ra dễ dàng trong miệng. Viên kẹo ngậm trong miệng thau dần.
hdg.1. Ngấm qua và rỉ ra, chảy đi. Nước sông thẩm lậu qua đê.
2. Lọt ra ngoài từng ít một. Hàng mậu dịch thẩm lậu ra chợ đen.
nđg. Hét to. Nay thét mai gầm rát cổ cha (Lê Quí Đôn). Khóc thét lên.
nd. Thơ. Ngâm thi.
nd. Cá nhỏ có màu sắc thường nuôi trong chậu nhỏ để ngắm hay cho đá (chọi) nhau.
nd.1. Giống thú về loại gậm có hai tai lớn và dài. Nhát như thỏ (tng).
2. Mặt trăng. Bóng thỏ. Thỏ lặn ác tà.
nd.1. Thi, thể văn có âm vận rõ ràng. Ngâm thơ. Thơ tự do: Thơ có âm điệu nhưng không có niêm luật nhất định.
2. Như Thư. Viết thơ.
hd. Tạc đạn lớn đặt ngấm dưới nước hoặc dùng phóng vào tàu địch.
hd. Lớp vỏ nước không liên tục của Trái Đất gồm toàn bộ biển, đại dương, ao hồ, sông ngòi và cả nước ngầm.
nd. Bộ phận ở đầu nòng súng, thường có khe, cùng với đầu ruồi tạo thành đường ngắm.
nđg. Ngắm cái đẹp để thưởng thức. Thưởng hoa. Thưởng trăng.
hđg. Ngắm xem để thưởng thức cái đẹp. Thưởng ngoạn cảnh đẹp.
ht. Ngầm ẩn bên trong. Khoáng sản tiềm ẩn trong lòng đất.
ht. Ngấm ngầm. Khả năng tiềm tàng. Sức mạnh tiềm tàng.
hd.Thế lực ngầm.
hdg. Ngồi yên lặng để ngẫm nghĩ về giáo lý theo đạo Phật. Sư cụ tĩnh tọa.
nđg. Chỉ người đàn ông gạ gẫm chuyện tình dục.
nt. Trắng hơi đục. Con chó nhe hàm răng trắng nhởn, gầm gừ.
ht. 1. Có vẻ tập trung ngẫm nghĩ điều gì. Ngồi nghe với vẻ trầm mặc.
2.Im lìm, gợi cảm giác thâm nghiêm, sâu lắng. Khu thành cổ uy nghi, trầm mặc.
ht. Chìm đắm trong suy nghĩ. Ngồi trầm ngâm một mình.
nđg. Ngậm nước để nuốt cho trôi vật gì. Triêu thuốc viên. Cũng nói Chiêu.
hd. Buổi mai và buổi chiều. Mấy hồi triêu mộ chuông gầm sóng (B. H. Th. Quan).
nd. Loại cây lớn, hoa có mùi hôi, trái có hạt nhiều dầu, mủ phơi khô ngâm ăn mát. Mủ trôm.
nd. Tuyến mà chất tiết ra được ngấm thẳng vào máu.
hdg. Nghĩ ngợi, bận tâm về điều gì. Vẻ tư lự, trầm ngâm.
hdg. Ngắm cảnh mà cảm hứng, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Tức cảnh một bài thơ.
hdg. Ngắm cảnh mà xúc cảm, muốn làm thơ.
hdg. Đến ngắm cảnh đẹp. Vãn cảnh chùa Hương.
nđg.1. Ngâm đọc. Ngâm vịnh.
2. Tức cảnh mà đặt thơ. Vịnh chiều xuân.
Xe điện chạy trong đường hầm làm dưới đất. Cũng gọi Tàu điện ngầm.
nđg.1. Lọc cho trong bằng cách đun. Xên nước đường.
2. Đun nhỏ lửa cho đường ngấm vào. Xên mứt gừng.
np. Phát ra tiếng do hàm răng ngậm chặt tỏ ý đau hoặc thán phục. Xuýt xoa tiếc mãi. Xuýt xoa khen đẹp.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.19.120.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập