Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Thành ngữ Việt Nam »» Đang xem mục từ: động từ »»
hd. Tiếng để biểu thị hành động hay trạng thái, thường dùng làm vị ngữ trong câu. Tôi đọc sách, anh đi chơi: đọc, đi chơi là những động từ.
nđg. Sống bằng cách ăn gạo đong từng bữa vì túng thiếu. Dốc bồ thương kẻ ăn đong (cd).
nt&p. Chỉ tiếng động từ xa vọng tới, nghe nhỏ đều đều và kéo dài. Tiếng máy bay ầm ì ở bên kia rừng.
nđg. 1. Làm ra thành nhiều phần. Chia tổ thành nhóm. Chia bài văn làm 3 đoạn.
2. Cùng hưởng hoặc cùng chịu. Các cháu được chia quà. Viết thư chia vui. Ngỏ lời chia buồn.
3. Tìm một trong hai thừa số của một tích khi đã biết thừa số kia. Phép tính chia.
4. Tự phân ra nhiều ngả. Đoàn đại biểu chia nhau đi các tỉnh.
5. Biến đổi động từ theo ngôi số, thời gian, trong một số ngôn ngữ. Học tiếng Pháp phải chú trọng đến cách chia động từ.
hd. Sự xung đột vũ trang giữa các nước, các dân tộc, các giai cấp để thực hiện mục đích kinh tế, chính trị nhất định. Chiến tranh xâm lược. Dập tắt lò lửa chiến tranh. Chiến tranh cục bộ: chiến tranh diễn ra trên một khu vực địa lý hạn chế giữa hai nước hay một số nước. Chiến tranh đế quốc: chiến tranh giữa các nước đế quốc để chia lại thị trường và cướp thuộc địa lẫn nhau. Chiến tranh giải phóng: chiến tranh để giải phóng dân tộc khỏi chế độ thực dân. Chiến tranh hạt nhân: chiến tranh sử dụng rộng rãi vũ khí hạt nhân. Chiến tranh lạnh: Tình trạng căng thẳng và thù địch của nước này đối với nước khác. Chiến tranh nhân dân: chiến tranh do toàn dân tiến hành, đấu tranh toàn diện bằng mọi hình thức có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Chiến tranh phá hoại: chiến tranh tiến hành bằng các hoạt động phá hoại về các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng, quân sự, nhằm làm cho đối phương suy yếu và sụp đổ. Chiến tranh tâm lý: chỉ chung các hoạt động tuyên truyền nhằm làm giảm ý chí chiến đấu và làm tan rã tổ chức của đối phương. Cũng nói tâm lý chiến. Chiến tranh vi trùng: chiến tranh sử dụng rộng rãi vũ khí vi trùng.
nd. Thanh thép dài hình trụ hay nhiều cạnh đẻ truyền chuyển động từ máy khoan đến mũi khoan. Choòng khoan lỗ.
hdg. Vận động tuần hoàn có chu kỳ. Tốc độ chu chuyển của tư bản (từ tiền tệ qua sản xuất, đến hàng hóa rồi trở lại tiền tệ).
nđg. Đóng tuồng.
hd. Tổ hợp từ có quan hệ chính phụ do động từ làm chính. “Tưởng nhớ lại” là một động ngữ.
nđg.1. Có quyền, có phép. Được nghỉ. Được đi chơi. Được xuất ngoại.
2. Thắng, hơn. Được làm vua, thua làm giặc (tng).
3. Tiếp nhận, hưởng một điều gì. Được tin. Được tiếng thơm. Được khen thưởng.
4. Đạt một mức độ nào đó về số lượng. Bé được một tháng. Đi được năm cây số.
5. Chỉ thụ thể của động từ. Cao su được dùng để làm vỏ xe. Từ “được” được dùng theo nhiều từ loại.
IIt. Đạt yêu cầu tốt. Cô ấy được người, được nết.
IIIp.1. Biểu thị việc vừa trình bày đã đạt kết quả hay có khả năng thực hiện. Nghe được mấy câu. Quả ăn được, Việc khó nhưng làm được.
2. Nhấn mạnh sự thuận lợi, giảm nhẹ ý phủ định. Gặp được người tốt. Trong người không được khỏe.
nth. Chỉ cảnh sống bấp bênh, ăn đong từng bữa.
nd.1. Phần vô hình trong con người. Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao (Ng. Du).
2. Tư tưởng, tình cảm, tinh thần của con người về mặt chịu tác động từ bên ngoài. Bức tranh không có hồn. Sợ hết hồn. Hoảng hồn. Liệu hồn.
hdg. Hoạt động tư duy để khái quát. Khái quát hóa các vấn đề.
hd. Câu nói ngắn dùng để cổ động tuyên truyền hay tỏ quyết tâm tranh đấu. Hô khẩu hiệu.
nđg. 1 . Làm công việc đồng áng nói chung. Đi làm đồng từ sáng sớm.
2. Sửa chữa, vỗ, vá thay những bộ phận ở phần khung thùng của các xe máy hay ô-tô. Xe phải làm đồng rồi sơn lại.
nIđg. 1. Đưa cái của mình hay cái có sẵn ra dùng. Lấy sách ra đọc. Lấy tiền trả cho người ta.
2. Lấy cái thuộc về người khác làm của mình. Lấy trôm. Lấy của công.
3. Dùng phương tiện của mình để tạo ra cái mình cần. Vào rừng lấy củi. Cho vay lấy lãi.Lấy công làm lời.
4. Tự tạo ra cho mình. Lấy giọng. Lấy đà.
5. Xin. Lấy chữ ký. Lấy ý kiến rộng rãi.
6. Chỉnh lại hay tìm biết cho chính xác. Lấy lại giờ theo đài. Lấy nhiệt độ cho bệnh nhân.
7. Đòi giá bán là bao nhiêu. Con gà này bà lấy bao nhiêu?
8. Trích ra. Câu này lấy ở Truyện Kiều.
9. Đi mua. Đi lấy hàng về bán.
10. Kết thành vợ chồng. Lấy người cùng quê. Lấy vợ cho con.
IIp.1. Biểu thị kết quả của hành động. Học lấy lệ. Bắt lấy nó.
2. Biểu thị hành động tự người hành động tạo ra. Ông ấy tự lái lấy xe. Trẻ đã có thể giặt lấy quần áo.
3. Nhấn mạnh về mức độ tối thiểu. Ở lại chơi thêm lấy vài ngày. Túi không còn lấy một đồng.
nIđg. 1. Di chuyển đến một vị trí cao hơn hay được coi là cao hơn. Lên dốc. Lên chùa. Lên đường. Lên gác.
2. Chuyển đến một vị trí ở phía trước. Lên hàng đầu. Học sinh lên bảng.
3. Tăng số lượng hay đạt một mức, một cấp cao hơn. Hàng lên giá. Nước sông lên to. Lên lương lên chức. Cháu được lên lớp năm.
4. Đạt một mức tuổi, nói về trẻ con dưới 10 tuổi. Năm nay cháu lên mấy?
5. Phát triển đến lúc hình thành và hiện ra bên ngoài. Lúa lên đòng. Lên mụn nhọt.
6. Làm cho hình thành hay có thể hoạt động. Lên kế hoạch. Lên dây cót. Lên đạn.
IIp.1. Biểu thị sự hướng lên của một hoạt động. Lửa bốc lên. Đứng lên. Nói lên. La lên.
2. Biểu thị hướng của một hoạt động từ ít đến nhiều, từ không đến có. Tăng lên. Lớn lên. Mặt đỏ bừng lên. Phát điên lên.
IIgi. Chỉ tác động ở mặt trên của vật gì. Treo lên tường. Đặt lọ lên bàn. Giẫm lên cỏ.
IIItr. Biểu thị ý thúc gịuc, động viên người khác trong một hành động. Nhanh lên! Tiến lên!
hd. Tính cản trở sự chuyển động tương đối của các vật dọc theo mặt tiếp xúc của các vật ấy. Lực ma sát. Làm giảm ma sát.
nd. Máy bay chiến đấu để tiến công những mục tiêu nhỏ cơ động từ độ cao nhỏ.
nd. Mặt tạo bởi một đường thẳng chuyển động tựa trên một đường cong cố định và song song với một phương cố định.
np. Chỉ sự khác nhau của một hành động từ trường hợp này sang trường hợp khác. Mỗi người nói một phách, không hiểu thế nào. Mỗi nơi làm một phách.
nd. Xơ ở kết mạc, lan dần che đồng tử, thường có hình như mộng hạt thóc. Đau mắt có mộng.
ht. Chỉ động từ cần có bổ ngữ đối tượng nghĩa mới đầy đủ. Làm (làm người, làm việc..) là một động từ ngoại động.
nd. 1. Chức vị được coi là cao nhất trong làng, trong nước. Lên ngôi vua. Ngôi tiên chỉ trong làng.
2. Ngôi vua (nói tắt). Nhường ngôi. Cướp ngôi.
3. Chỉ từng đơn vị của một số vật có vị trí riêng ra, nổi bật lên. Ngôi nhà. Ngôi đình làng. Ngôi mộ. Ngôi sao.
4. Phạm trù ngữ pháp gắn liền với một số từ loại như đại từ, động từ. Trong tiếng Việt phạm trù ngôi chỉ liên hệ với đại từ, trong một số ngôn ngữ khác cũng có các ngôi của động từ.
nt. Chỉ động từ không đòi hỏi phải có bổ ngữ. “Chạy”, “thở” là những động từ nội động.
h. Từ tố đặt trước các tính từ, động từ Hán Việt, có nghĩa “ngược lại”. Phản khoa học. Phản tuyên truyền.
hd. Từ để bổ túc nghĩa cho một động từ, một tính từ hay một phụ từ khác. Rất, lắm, sẽ, đã là những phụ từ.
nt. Có thể chịu đựng những tác động từ bên ngoài mà không thay đổi thái độ. Qua thử thách, anh ta rắn rỏi hơn.
nđg.1. Đóng tuồng, diễn kịch. Sắm tuồng vai nịnh.
2. Chuẩn bị hóa trang y phục để diễn tuồng. Hát dở, sắm tuồng lâu.
nd.1. Từ hay tổ hợp từ dùng để đếm. Đếm từ số một đến số hai mươi.
2. Ký hiệu viết số tự nhiên, chữ số (nói tắt). Số 4. Cộng sai một con số.
3. Tập hợp những vật cùng loại, về mặt đếm được nhiều hay ít. Số học sinh tăng nhanh. Một số tiền lớn.
4. Số gán cho một vật làm ký hiệu phân biệt nó với những vật cùng loại. Tìm số nhà. Đánh số trang.
5. Con số dùng trong hộp tốc độ. Xe chạy số4. Sang số cho xe tăng tốc độ.
6. Số khác nhau ghi trên vé trong một trò chơi may rủi. Quay số. Trúng số.
7. Bản báo hay tạp chí ra vào một ngày, một kỳ. Số báo chủ nhật. Tạp chí một tháng ra hai số.
8. Phạm trù ngữ pháp của danh từ, tính từ, động từ, đại từ trong một số ngoại ngữ. Trong tiếng Pháp, danh từ, tính từ, động từ, đại từ thay đổi hình thức từ số ít sang số nhiều.
nd.1. Số lượng nhỏ. Hạng người ấy là số ít.
2. Phạm trù ngữ pháp trong các ngôn ngữ có phân biệt số của danh từ, tính từ, động từ và đại từ.
nd.1. Số lớn, số đông.
2. Phạm trù ngữ pháp trong các ngôn ngữ có phân biệt số của các danh từ, tính từ, động từ và đại từ.
nd.1. Việc, chuyện. Sinh sự. Sự đời.
2. Từ dùng để chuyển loại một động từ hay một tính từ thành danh từ. Sự suy nghĩ. Sự giàu có.
hd. Về ngữ pháp, thể thức sử dụng động từ để chỉ hành động do chủ ngữ thực hiện. Trong “hắn phản đối”, phản đối là động từ tác thể.
h. Từ tố ghép trước một động từ Hán Việt để biểu thị ý “lại, trở lại”. Tái diễn. Tái phát.
dt. Chứng chân tay bị tê và mất hết cử động tự nhiên.
nd.1. Khoảng thời gian được xác định bởi một đặc điểm. Thời thơ ấu. Thời cổ đại. Thời nay.
2. Khoảng thời gian thuận lợi cho một việc gì. Làm ăn găp thời. Sống chờ thời.
3. Phạm trù ngữ pháp của động từ liên hệ với thời gian trong một số ngôn ngữ. Thời hiện tại. Thời quá khứ.
hd. Phạm trù ngữ pháp của động từ chỉ hành động mà chủ ngữ nhận chịu tác động. Hắn bị ăn đòn. Các ý kiến phát biểu trong hội nghị.
hd. Từ có ý nghĩa độc lập và có khả năng làm thành phần câu. Danh từ, tính từ, động từ là những thực từ.
hd. Đồng tử hầu các vị tiên.
nId. Kết quả phép cộng.
II. Từ tố có nghĩa “tất cả” để thêm vào trước các danh từ, động từ Hán Việt. Tổng số. Tổng kiểm kê.
nđg. Đối phó lại lời nói, hành động xúc phạm mình bằng lời nói, hành động tương tự. Bốp chát trả miếng ngay.
hd. Động từ để dùng phụ thêm cho động từ khác. “Cần”, “phải”, “muốn” là những trợ động từ.
hdg.1. Lặp đi lặp lại đều đặn sau những khoảng thời gian bằng nhau. Thủy triều lên xuống một cách tuần hoàn.
2. Chỉ máu chuyển động từ tim đi khắp cơ thể rồi lại trở về tim. Bộ máy tuần hoàn.
ht. Hợp theo thời, theo cảnh ngộ. Một hành động tùy thời.
np.1. Chỉ chủ thể của hành động chính, mình làm hoặc gây ra hành động. Tự mình làm ra. Tôi tự biết sức mình.
2. Chỉ bản thân chủ thể đồng thời cũng là khách thể, chính chủ ngữ cũng là bổ ngữ của động từ. Tự làm khổ mình. Nó tự mẫu thuẫn với nó. Tự phê bình.
hd. Tỏ ra không chịu sự ràng buộc nào của nguyên tắc tổ chức, chỉ muốn làm theo ý riêng. Hành động tự do chủ nghĩa, vô tổ chức.
hd. Phạm trù ngữ pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát. Danh từ, động từ, tính từ, giới từ v.v... là những từ loại.
ht. Có chức năng giúp ý kiến, làm cố vấn. Hội đồng tư vấn.
hd. Phạm trù từ loại gồm động từ và tính từ trong tiếng Việt, có khả năng trực tiếp làm vị ngữ trong câu.
h. Từ tố đặt sau danh từ hay động từ Hán Việt để tạo danh từ chỉ người thuộc một tổ chức nào hay chuyên làm một viêc gì. Hội viên. Xã viên. Thông tín viên. Mậu dịch viên.
ht.1. Nói tình trạng của một nước không có chính phủ, hỗn loạn, không có trật tự. Tình trạng vô chính phủ.
2. Vô tổ chức, vô kỷ luật. Hành động tự do, vô chính phủ.
3. Theo chủ nghĩa vô chính phủ. Tư tưởng vô chính phủ.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.35.75 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập