Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Thành ngữ Việt Nam »» Đang xem mục từ: lăng »»
nđg. 1. Làm cho văng mạnh đi xa bằng sức vung của cánh tay. Lăng mạnh bóng về phía trước.
2. Đưa mạnh thân người hay chân tay theo chiều ngang trong tư thế duỗi thẳng. Đá mạnh quả bóng, chân lăng theo đà.
đt. Để yên chỗ. Rước thần về làng rồi làm lễ an vị tại đình.
nđg.1. Cắn, nhai và nuốt để nuôi sống. Thức ăn. Ăn cơm. Ăn thì có, mó thì không (tng).
2. Ăn uống nhân dịp mừng, dịp lễ. Ăn liên hoan. Ăn cưới. Ăn Tết.
3. Được, hơn trong cuộc tranh chấp, cờ bạc. Canh bạc ấy hắn ăn hay thua ? Ăn cuộc: thắng cuộc.
4. Vựa văn, thích hợp. Mộng ráp chưa ăn. Màu áo rất ăn với da mặt.
5. Nhận lấy để hưởng. Ăn lương. Ăn hoa hồng. Ăn lời. Ăn của thừa tự.
6. Nhận chịu thiệt hại. Ăn đòn. Ăn đạn.
7. Thuộc về. Đất này ăn về làng anh.
8. Tiêu thụ, mua. Dạo này gạo hút vì có tàu ăn nhiều.
9. Phá hư, hủy hoại dần. Nắng ăn da. Sơn ăn tay.
10. Dính. Hồ dán không ăn.
11. Thấm. Giấy không ăn mực.
12. Lan ra, hướng đến. Rễ tre ăn ra tới ruộng. Sông ăn ra biển.
13. Đổi ngang giá, nói về tiền tệ. Một đô-la ăn bao nhiêu đồng Việt Nam?
nđg.1. Ỳ ra để đòi cho kỳ được hay để bắt đền. Thằng bé nằm ra ăn vạ.
2. Theo tục lệ xưa, trong làng có ai làm điều trái phép thì làng xóm lại nhà, bắt heo, gà làm thịt để ăn và người có lỗi còn phải nộp tiền phạt cho làng, tiền ấy gọi là tiền vạ hay khoán lệ. Con gái phú ông không chồng mà chửa, Cả làng ăn vạ hết bảy trăm quan (cd).
nt. Im lặng. Ắng lặng không nao một tiếng gà (Ng. Bính).
nt. Thầm lặng và kín đáo. Ngày đêm luống những âm thầm.
nd.1. Phần đất vua ngày xưa ban cho chư hầu hay công thần.
2. Làng xóm nhỏ lập nên ở vùng đất mới khai khẩn. Khai hoang lập ấp.
3. Xóm ở nơi biệt lập hay nơi quy tụ một phần cư dân của làng xã.
nd. Chức việc làng trông nom các việc thu tô, xử kiện, cúng lễ... ở vùng dân tộc Mường thời trước.
nt. Lo lắng ái ngại.
nd. 1. Người có quan hệ họ hàng. Một người bà con xa. Không có bà con gì với nhau. Bà con xa không bằng xóm giềng gần (tng).
2. Những người có quan hệ thân thiết, gần gũi. Bà con làng xóm...
nt. Vớ vẩn, không có giá trị ý nghĩa gì. Nói ba lăng nhăng. Học những thứ ba lăng nhăng.
hd. Lang ben.
nd. Xóm làng ở vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam.
nt. Lờ mờ, chập chờn, không rõ nét. Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn (Bà H. Thanh Quan).
nd. Bánh làm bằng bột khoai lang hoặc khoai sọ thái mỏng trộn với bột gạo, nhân ngọt hay mặn, gói lá chuối, luộc chín.
nđg. Làm trơn láng mặt gỗ bằng cái bào.
nt. 1. Xẹp xuống, chài bài ra. Ngồi bẹp xuống đất.
2. Thể tích nhỏ hẳn lại. Quả bóng bẹp vì xì hơi.
3. Chỉ tình trạng hết khả năng vận động. Làng bẹp: Chỉ những người nghiện á phiện.
nd. 1. Khoảng cách giữa hai cạnh, hai mặt hoặc hai đầu. Bề cao.
2. Một trong các khía cạnh của một vật một việc. Bốn bề đồng lặng ngắt. Bề dày, bề sâu. Việc khó trăm bề.
nch&p. Chỉ số lượng, mức độ nhiều, cao nhưng không biết chính xác. Cũng nói biết bao nhiêu.Biết bao công sức lãng phí !
hd. Chỗ mua vui của khách làng chơi, nhà thổ, nhà chứa. Bình khang nấn ná bấy lâu (Ng. Du).
nt. Lặng lẽ yên ổn. Những ngày bình lặng đã qua.
nd (thgt). Chỉ gái quê mùa hoặc ngây thơ mới bước vào làng chơi. Đi săn bò lạc.
nt. Bóng láng đến phản chiếu các vật.
nđg. Bồn chồn, băn khoăn. Lòng thơ lai láng bồi hồi (Ng. Du).
nt. Không mục đích, không nhất định. Lang bang xã, bông lông huyện (t.ng).
nđg. 1. Lấy mái chèo ấn vào nước để đẩy thuyền đi. Bơi Đăm rước Giá hội Thầy, Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã-La (c.d). Bơi Đăm: bơi trải, bơi thuyền ở làng Đăm (tỉnh Hà Đông).
2. Lấy tay chân đạp trong nước đưa mình đi.
nd. Cảnh sống lang thang, không nhà cửa, không nghề nghiệp.
Iđt. Mua hàng rồi bán lại kiếm lời: Buôn chín bán mười (t.ng). Buôn thúng bán mẹt: buôn bán nhỏ vừa đủ sống. Buôn hương bán phấn: làm đĩ. Buôn thần bán thánh: lừa lòng mê tín của người mà kiếm lợi.
IId. Làng của đồng bào miền Thượng (cao nguyên Trung Bộ Việt Nam).
nd. Xóm làng dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam.
nd. Cá biển, mình tròn, dài, da dày nổi u như da cóc, khi ăn phải lạng da bỏ.
nd. Loại bọ xít nước, ở trong ruột có bọc đựng một chất thơm, dùng làm gia vị: Ăn bún thang, cả làng đòi cà cuống (t.ng).
ht. Hơn cả một đời, trùm cả một thế hệ: Anh hùng cái thế phút đâu lỡ làng (N.Đ.Chiểu).
nd. Tạp chất trong nước lắng xuống. Uống nước không chừa cặn (t.ng).
nId. 1. Dụng cụ đo khối lượng. Đặt lên cân. Cán cân công lý (nói ví).
2. Khối lượng đo được. Anh ấy lên cân còn anh sụt cân.
3. Sức nặng 16 lạng (khoảng 605gr). Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân (Ng. Du). Thường chỉ trọng lượng bằng 1 kilôgam. Một cân đường.
IIđg. 1. Đo trọng lượng bằng cân. Cân thịt. Cân gạo. 2. Ước lượng xem nhiều ít. Nỗi mừng biết lấy chi cân (Ng. Du).
IIIt. 1. Bằng nhau, đều nhau. Lực lượng hai bên không cân.
2. Có hai cạnh bên bằng nhau. Tam giác cân, Hình thang cân.
nt. Lang thang, không nơi nương tựa. Sống cầu bơ cầu bất.
nd. Một phần của làng, xóm thời xưa. Làng trên chạ dưới đều hay.
nId. Lưới đánh cá. Nghề đánh cá: Đóng thuyền chực bến, kết chài giăng sông (Ng. Du). Dân chài. Thuyền chài. Làng chài.
IIđg. 1. Lưới cá. Ao sâu sóng cả, khôn chài cá (Yên Đổ).
2.Làm cho mê đắm. Cô ta định chài anh đấy.
nIđg. 1. Chuyển thân thể bằng những bước nhanh. Vận động viên chạy bộ. Ngựa chạy đường dài.
2. Di chuyển nhanh từ nơi này đến nơi khác. Thua chạy dài. Tàu hỏa chạy trên đường sắt. Thuyền chạy hai buồm.
3. Hoạt động, nói về máy móc. Đồng hồ chạy chậm. Đài chạy bằng pin.
4. Sắp đặt, lo chỗ này chỗ kia để tránh một việc khó khăn: Vay nợ lắm khi tràn nước mắt, Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi (T.T. Xương). Chạy ăn: lo kiếm ăn, Chạy gạo: Như Chạy ăn.Chạy ngược chạy xuôi: chạy khắp nơi. Chạy quanh: lo lắng khắp nơi mà không ăn thua gì. Chạy sấp chạy ngửa: chạy vội vàng. Chạy thầy, chạy thuốc: kiếm đủ thầy đủ thuốc để chữa bệnh. Chạy tiền: Tìm tiền. Chạy việc: Tìm việc.
5. Điều khiển cho máy móc hoạt động. Chạy ca-nô trên sông. Chạy tia tử ngoại.
6. Nhanh chóng đi nơi khác để tránh điều thiệt hại. Chạy nạn. Chạy con mã (cờ tướng).
7. Gồm hết cả, tính hết cả: Tính cả thuế má, bảo hiểm, mỗi cái máy này chạy nhằm năm ngàn đồng.
8. Đi theo một con đường: Con rạch chạy dài theo bờ ruộng.
9. Tiến hành thuận lợi, không bị ngăn trở. Công việc rất chạy.
10. Đưa đi chuyển đạt. Giấy tờ đã chạy chưa? Người chạy giấy: tùy phái.
IIp. Bán được. Hàng hóa độ này bán chạy lắm.
nđg. Lo lắng chạy chọt chỗ này chỗ kia về một công việc gì. Chạy vạy suốt ngày mà không xong việc.
Họ Châu và họ Trần ở cùng một làng đời đời kết làm thông gia; sự kết duyên lâu bền, tốt đẹp. Kết duyên Châu Trần.
nđg. Ăn uống lãng phí. Chè chén suốt ngày.
nd. 1. Lễ nộp cho làng về việc cưới xin theo tục lệ ngày xưa.
2. Thú giống con hươu nhưng nhỏ con hơn nhiều, chạy nhanh và rất nhát. Nhát như cheo.
nđg. Nhạo báng. Bị làng xóm chê cười.
nđg.1. Rơi xuống dưới nước. Bể trần chìm nổi thuyền quyên (Ng. Du). Ba chìm bảy nổi: nhiều lao đao lận đận.
2. Bị bao phủ lên, bị che lấp, lắng xuống và không còn sôi nổi. Cả khu vực chìm trong bóng tối. Câu chuyện chìm sâu vào dĩ vãng. Phong trào có phần chìm xuống.
3. Giấu, kín, không thấy ở ngoài. Của chìm: bất động sản.
4. Thủng sâu xuống dưới bề mặt. Chạm chìm.
nt&p. Lênh láng và dơ dáy: Đổ chòe choẹt cả bàn.
nd. Khu vực dân cư nhỏ ở nông thôn. Chòm xóm láng giềng.
nđg. Làm lại cho đúng, cho lành: Chữa bài, chữa bệnh. Chỉ đâu mà buộc ngang trời, Thuốc đâu mà chữa những người lẳng lơ (c.d).
hd. Người có chức vị trong bộ máy chính quyền làng xã thời trước. Chức dịch trong làng.
np. Trái với cái thông thường, gây cảm giác khó chịu. Cái giường kê giữa nhà trông rất chướng. Ăn mặc lố lăng trông rất chướng mắt. Nói thế nghe hơi chướng.
nd. Con chiên làm xấu họ đạo, chỉ người làm xấu cho một đoàn thể. Anh ta là một con chiên ghẻ trong làng báo.
np. Có dáng vẻ lùi lũi, lặng lẽ. Hắn bỏ đi mấy hôm lại thấy cong cóc về.
nd. Tiếng mõ dồn dập: Lằn mõ làng xa nghe cốc cốc (Thượng Tân Thị).
nt. Lẳng lơ, không đứng đắn.
hdg. Ở một nơi không phải làng hoặc xứ của mình. Dân cư ngụ.
hd. Người lỗi lạc, tài trí hơn người. Tay cự phách trong làng văn.
nd. Tên một lối hát ngày xưa, còn gọi là Hát Giai, là lối hát của cô đầu ở đình làng trong ngày lễ Thành hoàng, hát về sử, về kinh truyện, về sự tích danh nhân.
nđg. Làm lễ lấy vợ, lấy chồng. Bao giờ tiền cưới trao tay, Tiền cheo làng lấy mới hay vợ chồng (c.d). Lễ cưới. Cưới vợ, Cưới chạy tang: cưới trước khi sắp có tang và cốt để tránh thời kỳ tang chế kéo dài lâu.
nd. Dấu nhạc hình gạch ngang đậm, chỉ sự yên lặng có thời gian tương ứng với các hình nốt nhạc.
nđg. 1. Cất mình lên, thức giấc. Canh một chưa nằm, canh năm đã dậy (t.ng).
2. Chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi hay từ tư thế nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng. Ngồi dậy. Còn bệnh nhưng cố gắng dậy đi làm.
3. Chuyển từ trạng thái yên lặng sang trạng thái hoạt động. Khúc sông dậy sóng. Trong lòng dậy lên những tình cảm tốt đẹp.
nt. 1. Mắc với nhau bởi một chất có tính như keo, hồ: Phải duyên thì dính như keo, Trái duyên lễnh lãng như kèo đục vênh (c.d). Không có một xu dính túi: không có tiền.
2. Liên can. Hắn có dính vào việc ấy.
nId. Dòng giống. Nối dõi ông cha.
IIđg. 1. Đi theo, bước theo. Dõi gót. Dõi bước theo chân.
2. Chú ý theo sát. Mắt dõi theo người lạ mặt. Lắng tai dõi bước người đi trong đêm.
nđg. Tìm cách xem xét theo dõi việc của người khác. Đối với láng giềng, hắn hay dòm giỏ ngó oi.
nd. 1. Bù nhìn làm đích để bắn. Bắn dõng.
2. Hạng dân tráng trong làng: Có trát về làng bắt dõng đi làm công ích.
3. Dân nông thôn bị sung vào lính canh phòng thời Pháp thuộc. Lính dõng.
hd. Số, duyên số đã định. Cho hay duyên kiếp lỡ làng (Ng. Du).
nIt. 1. Hung tợn, hay gây thiệt hại cho người khác. Dâu dữ mất họ, Chó dữ mất láng giềng (t.ng).
2. Không lành, không may. Điềm dữ.
IIp. Quá lắm, nhiều. Đau dữ. Suy nghĩ dữ lắm.
nd. Đá do các vật trong nước lắng đọng, gắn kết mà thành.
nd. 1. Tập hợp nhiều vật cùng loại, ở cùng một chỗ. Đám cây. Đám mây. Đám đất hoang. Đám cháy.
2. Một số đông người tụ họp lại để cùng làm một việc gì. Đám giỗ. Đám bạc.
3. Đám hội, đám ma (nói tắt). Làng vào đám. Đưa đám.
4. Chỉ một người muốn xây dựng quan hệ hôn nhân. Có đám muốn hỏi nhưng chưa nhận.
hIg. Gánh vác nhiều công việc. Đảm đương việc nước.IIt. Giỏi giang, lo lắng cho gia đình. Gặp người vợ đảm đương.
nd. Bậc lớn tuổi ra đời trước mình và có tài hơn mình. Đàn anh trong làng báo.
nd. Chỉ lối sống lăng nhăng, trai gái bậy bạ, mất nhân cách. Ăn chơi đàng điếm. Bọn đàng điếm.
nđg. Lẳng lơ, khiêu dâm. Con đĩ đánh bồng.
hd. 1. Tôn giáo gốc ở Trung Quốc do Trương Đạo lăng sáng lập ở thế kỷ II, thờ Lão Tử làm ông tổ của đạo.
2. Chỉ chung các tôn giáo.
nt. 1. Bị chìm dưới nước. Thuyền đắm. Tàu bị đánh đắm.
2. Bị bao phủ hoàn toàn trong cái gì có sức chi phối lớn. Xóm làng đắm chìm trong giấc ngủ. Đắm mình trong suy nghĩ.
hdg. 1. Chịu trách nhiệm tổ chức vật chất một đám hội trong làng ngày trước do sự phân công luân phiên.
2. Đứng ra tổ chức một sinh hoạt có nhiều người hay tổ chức tham gia. Đăng cai đêm liên hoan văn nghệ. Đăng cai hội nghị quốc tế.
nd.1. Đất có thành phần chủ yếu là những hạt như cát dễ đào xới, dễ thấm nước. Khoai lang ưa đất cát.
2. Chỉ chung đất trồng trọt. Đất cát không được màu mỡ.
nt. Đen láng như huyền.
nId. 1. Phụ nữ làm nghề mại dâm.
2. Cách gọi đứa con gái còn bé ở nông thôn. Thằng cu, Cái đĩ, Bố đĩ. Mẹ đĩ.
IIt. Lẳng lơ. Đôi mắt trông rất đĩ.
nt. Lẳng lơ, ưa thú nhục dục. Thằng cha đĩ bợm.
nt. Nói về đàn bà và cả đàn ông có tính lẳng lơ. Cái cười đĩ thõa.
nt. Tính lẳng lơ.
nd.1. Nhà công cộng của làng thời trước dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng. To như cột đình. Tội tày đình (tội rất lớn).
2. Nhà trọ, quán. Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi (Ng. Du).
nđg. Đốt và phá. Giặc đốt phá làng xóm.
nđg. Lẳng lơ, chớt nhã. Nạ dòng vớt được trai tơ, Đêm nằm đún đởn như Ngô được vàng (cd).
nd.1. Trai hay gái cùng cha mẹ nhưng sinh sau. Có ba em, hai trai một gái. Em rể. Em dâu. Em nuôi.
2. Trong bà con, về bên nội hay bên ngoại cùng một hàng, bề dưới. Em họ.
3. Tiếng dùng để gọi người nhỏ hơn mình hoặc người nhỏ xưng với người lớn.
4. Tiếng xưng hô giữa người đàn bà với chồng hay tình nhân. Em sợ lang quân em biết được (H. M. Tử).
nt. Chỉ gái chơi đối với khách làng chơi, hay bọn đàn em của một tay trùm du đãng, trộm cướp.
nt. Êm đềm và lặng lẽ. Dòng nước êm lặng.
nđg. Lấy riêng hết phần nước nổi lên trên để cho các thứ khác lắng xuống. Ngâm bột rồi gạn bỏ nước bẩn đi.
nd. Người cao tuổi được dân làng cử ra điều khiển việc chung ở vùng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
hdg. Giao thiệp tốt với nhau. Mối giao hảo với nước láng giềng.
nd.1. Ký hiệu đứng đầu trong hàng mười can. Giáp, ất, bính, đinh, v.v...
2. Kỳ mười hai năm. Hơn nhau một giáp.
3. Một khu, xóm trong làng thời trước gồm mười gia đình. Giáp thượng, giáp hạ.
4. Áo bằng da, bằng sắt của chiến sĩ. Thương người áo giáp bấy lâu (Đ. Th. Điểm).
5. Đứng đầu hết. Giáp bảng.
nd.1. Kẻ xâm lăng đất đai của người. Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh (tng).
2. Kẻ làm loạn. Làm giặc: làm loạn.
3. Chiến tranh. Đánh giặc.
nd.1. Gió và trăng, chỉ cảnh tiêu dao lãng mạn. Đề huề lưng túi gió trăng (Ng. Du).
2. Những quan hệ yêu đương lăng nhăng. Lời gió trăng thô bỉ.
nd. Láng giềng, người cùng xóm.
hd. Lối đi trước các phòng của ngôi nhà, nhà cầu đi thông nhà nầy qua nhà khác. Hành lang tòa án. Hành lang tu viện.
hd. Người có quyền thế, chức vị ở làng xã thời phong kiến.
hd. Bậc đàn anh có thế lực trong làng thời phong kiến.
nd. Lối hát của các cô đầu khi tiếp khách đến nghe. Cuối đời Hồ có người ca nhi họ Đào lập mưu, giết nhiều binh sĩ nhà Minh; sau nàng chết, dân làng lập đền thờ và gọi thôn nàng là thôn Ả Đào. Vì thế mà có danh từ hát ả đào, rồi thành hát cô đầu.
hd. Thân xuất hiện sau khi chết, theo thuyết luân hồi; hình thức tổ chức tiếp nối một hình thức có trước. Làng là hậu thân của công xã nông thôn.
hd. Người có công đức được thờ chung với các thần ở làng thời trước.
hdg. Hiếp bức. Giặc vào làng hiếp tróc nhân dân.
ht. Hòa hiệp tốt đẹp. Tình hòa hảo với các nước láng giềng.
hd. Thư lại coi việc hộ tịch ở làng xã thời xưa.
nt. Lo lắng không yên, làm cho quả tim đập mạnh. Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi! (H. M. Tử).
hd. Hội của viên chức trong làng ở Nam bộ thời Pháp thuộc. Ấm ớ hội tề: do dự, nói năng lôi thôi như viên chức trong làng thời trước.
hd. Quan hệ trai gái lẳng lơ, ngoài khuôn phép. Hát huê tình.
nd. Rau húng ở làng Láng (Bắc Bộ).
hd. Việc ăn uống trong làng theo tục lệ cũ. Tệ hương ẩm.
hd. Dân quân bảo vệ làng xã thời xưa.
hd. Hương chức thời Pháp thuộc chuyên giữ sổ sách ở làng xã.
dt. Viên chức đứng đầu một làng ở Nam Bộ thời thuộc địa.
hd. Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc.
hd. Viên chức ở làng thời xưa.
hd. Lính địa phương ở làng xã thời Pháp thuộc. Cũng gọi Hương dõng.
hd.1. Hào mục ở làng xã thời phong kiến.
2. Hương chức ở làng xã thời Pháp thuộc ở Nam Bộ, chuyên chuyển các trát đòi, giấy tờ đến dân.
hd. Hội đồng tộc biểu trong làng ở Bắc Bộ thời Pháp thuộc.
hd. Hương chức coi việc tuần phòng trong làng thời Pháp thuộc.
hd. Láng giềng trong làng.
hd. Chức dịch ở làng xã thời phong kiến.
hd. Hào mục ở làng xã thời phong kiến.
hd. Hương chức coi việc tuần phòng, giữ trật tự an ninh trong một làng ở Nam Bộ thời Pháp thuộc.
hd.1. Thầy giáo ở trường làng thời Pháp thuộc.
2. Hương chức ở Nam Bộ thời Pháp thuộc, sau hương cả, hương chủ trong ban hội tề.
hd. Làng xóm.
hd. Hương chức lo việc phu phen tạp dịch trong làng thời phong kiến và Pháp thuộc.
hd. Phép làng do tục lệ và tập quán của dân làng chấp nhận.
nd. Hươu quý hiếm có ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, nhỏ con, nặng khoảng 6-10kg, lông dày rậm màu nâu thẫm, không có sừng, chỉ con đực mới có tuyến xạ, mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa 2 - 3 con.
nt.1. Không động đậy, im lặng. Trời im gió.
2. Có bóng mát. Đứng vào chỗ im.
3. Không có tiếng động. Nói như thế mà hắn cứ im thin thít. Im hơi lặng tiếng. Lớp học im phăng phắc.
nt. Yên lặng và im lặng. Gian phòng im ả. Bốn bề im ả.
nt. Im lặng giấu kín, không nói ra điều gì, làm việc gì. Mình đã im hơi lặng tiếng thì ai biết mà tìm?
nt. Lặng im, không có dấu hiệu của hoạt động. Cửa đóng im ỉm.
nt.1. Không nói gì. Hai người im lặng nhìn nhau.
2. Không có hành động trong hoàn cảnh đáng lẽ phải có phản ứng. Im lặng chứng kiến việc sai trái.
nt. Lặng im, không nói, không phản ứng gì, thường do sợ hãi. Cả bọn đều im re, không ai dám hé răng cãi một tiếng.
nt. Im lặng hoàn toàn, không một tiếng động nào cả, không ai nói năng gì. Im thin thít như thịt nấu đông (tng).
nth. Lằng nhằng, rề rà, trong cách giải quyết công việc. Việc cần giải quyết ngay mà cứ để kéo dây kéo nhợ.
hd. Chức dịch trong làng coi việc tuần phòng và sửa sang đường sá thời xưa.
hdg. Đánh lại quân xâm lăng mạnh hơn mình. Toàn dân kháng chiến.
hd. Lễ ăn mừng. Lễ khánh hạ đình làng mới xây dựng lại.
nđg. 1. dùng hình cụ để tra kẻ có tội. Nào ai có khảo mà mình lại xưng (Ng. Du).
2. Đánh. Cheo làng cỗ bảy quan hai, Lệ làng khảo rẻ trăm hai mươi vồ (c.d).
hdg. Khảo cứu đồ cổ, đền đài, lăng tẩm xưa. Viện khảo cổ. Nhà khảo cổ.
hdg. Nộp tiền và làm tiệc mời dân làng khi đỗ đạt hay lên chức, theo tục lệ thời xưa. Được phẩm hàm phải khao vọng.
nđg. Nấu các món ăn mặn. Cơm hai bữa cá kho rau muống, Quà một chiều khoai lang lúa ngô (T. T. Xương).
nd. 1. Chỉ chung các loại cây có củ chứa tinh bột, ăn được.
2. Khoai lang (nói tắt). Cơm độn khoai.
nd. Khoai lang trồng ngay sau khi gặt lúa mùa sớm và thu hoạch vào tháng chạp, trước Tết.
nd. Khoai lang luộc chín, xắt lát và phơi khô.
nd. 1. Giấy tờ giao ước làm bằng cho một gía trị. Chứng khoán.
2. Tiền phạt phải nộp cho làng khi làm điều gì trái với lẹ làng ngày xưa.
3. Giấy bán con vào cửa Phật cửa Thánh cho dễ nuôi theo mê tín.
np. Một cách lặng lẽ, không ai biết mà cũng không muốn ai biết. Hắn đã rút lui không kèn không trống.
hd. Viên tướng mạnh. Người tài giỏi trong một môn gì. Kiện tướng trong làng túc cầu.
nd. Đồ chơi gồm nhiều mảnh gương ghép thành một hình lăng trụ trong có những mẫu nhỏ có màu, làm ra nhiều hình đối xứng rất đẹp.
ht. Lâu năm. Bậc kỳ cựu trong làng văn.Nhà ngoại giao kỳ cựu.
hd. Bậc hào mục già cả trong làng thời xưa.
hd. Viên chức chuyên làm công việc sổ sách giấy tờ ở công sở thời Pháp thuộc. Thông ngôn, ký lục chẳng hay, Trở về làng cũ học cày cho xong (cd).
hd. Người già cả có chức phận trong làng thời trước.
hd. Công trình kiến trúc hay cảnh vật đẹp đến mức lạ lùng, hiếm có. Bảy kỳ quan thế giới là:lăng mộ của Halicarnasso, Kim tự tháp ở Ai-cập. Hải đăng Alexa ndrie, Vườn treo ở Babylone, tượng thần Zess, Pho tượng khổng lồ Rhodes, Đền thờ Artémis.
nIđg. 1. Trực tiếp cho biết tên gọi, nghề nghiệp, thuộc tính, bản chất của người, vật, hiện tượng. Người đang hát là Xuân Hoa. Anh này là công nhân. Vàng là kim loại quý.
2. Chỉ quan hệ tương đương về giá trị. Một với một là hai. Im lặng là vàng.
IIl. 1. Cho biết nội dung của điều vừa nói. Cứ tưởng là anh ấy gặp rủi ro. Ai cũng khen là giỏi. Chị ấy nói là đang bận.
2. Chỉ kết quả của điều kiện vừa nêu. Đã nói là làm. Nói động đến là tự ái. Học xong là chạy ra sân bóng.
IIItr. 1. Làm cho lời nói có vẻ tự nhiên hay có vẻ ý kiến chủ quan của người nói. Chẳng khác nhau là mấy. Tôi thấy là chưa vững lắm.
2. Kết hợp với từ lặp lại liền sau để nhấn mạnh về sự khẳng định hay về mức độ. Rét ơi là rét. Trông nó hiền hiền là. Bà là bà bảo thật.
nđg. La để cho người trong làng xóm đến tiếp cứu. Chưa ai đánh mà đã la làng.
nt. 1. Tản mát, đi nhiều ngã, lạc nhau. Gia đình chạy loạn, lạc lõng mỗi người một nơi.
2. Lẻ loi một mình giữa nơi xa lạ. Lạc lõng nơi xứ lạ. Một ngôi làng lạc lõng giữa rừng sâu.
3. Không hòa hợp với chung quanh, với toàn thể. Bài văn có những ý lạc lõng.
nd. 1. Thầy thuốc. Mời ông lang xem mạch.
2. Người quý tôc ở vùng dân tộc Mường. Quan lang.
nd. Chó sói; chỉ kẻ độc ác, tàn bạo, như không còn tính người. Lòng lang dạ thú.
nd. Khoai lang (nói tắt). Củ lang. Rau lang.
nt Có từng đám trắng ngoài da hay trên bộ lông. Lang cổ. Lợn lang.
nd. 1. Khối dân cư ở nông thôn là đơn vị hành chánh thấp nhất thời phong kiến. Người cùng làng. Phép vua thua lệ làng (t.ng).
2. Những người cùng một nghề hay cùng làm một việc. Làng báo. Làng văn.
nđg. 1. Bỏ đi, tránh đi chỗ khác. Cáo say chàng đã tính bài lảng ra (Ng. Du).
2. Chuyển sang chuyện khác để tránh chuyện đang bàn. Tìm cách nói lảng vì đuối lý.
nt. Vô duyên, vớ vẩn. Cái anh này lảng quá.
nd. Đầm, đìa. Ruộng ở vùng Láng Le, Bàu Cò.
nđg. 1. Làm cho nhẵn bằng cách phủ đều và xoa mịn bằng một lớp mỏng vật liệu. Nền nhà láng xi-măng. Đường láng nhựa.
2. Chỉ nước phủ đều lên khắp bề mặt một lớp mỏng. Nước láng đều mặt ruộng.
nIt. Nhẵn bóng. Giày da đen láng. Đầu chải láng mướt.
IId. Loại vải có mặt bóng. Quần láng đen.
nd. 1. Đơn vị đo khối lượng bằng 1/16 cân ta, tức khoảng 37,8 gram. Bên tám lạng bên nửa cân (t.ng).
2. Tên gọi thông thường của 100 gram. Cả tháng uống mới hết 2 lạng chè.
nđg. 1. Đưa lưỡi dao vào thịt để cắt lấy những lớp mỏng. Lạng bớt mỡ ra.
2. Xẻ thành những tấm mỏng. Lạng gỗ.
nđg. Nghiêng sang một bên, mất thăng bằng trong phút chốc. Chạy xe hai bánh lạng lách dễ gây tai nạn.
nt&p. Không phương hướng nhất định, không phương hướng rõ ràng. Đi lang bang. Đầu óc lang bang.
hdg. Sống nay đây mai đó ở nơi xa lạ. Cuộc đời lang bạt.
ht. Như Lang bạt.
nd. Những người nghiện thuốc phiện. Dân làng bẹp.
nt. Nhẵn tới mức phản chiếu được ánh sáng. Giây da láng bóng.
nt. Chung chạ, bừa bãi, chỉ người phụ nữ không đứng đắn. Bỏ nhà đi lang chạ.
nđg. 1. Lúc đến lúc đi không có mục đích rõ ràng, không ngồi yên một chỗ, không làm việc gì cho ra việc. Cứ láng cháng suốt buổi sáng mà không làm được gì.
2. Vớ vẩn, tào lao, không ra chuyện gì. Nói láng cháng một hồi rồi bỏ đi.
nd. Hình thức tổ chức chiến đấu của chiến tranh nhân dân lấy làng làm cơ sở, vừa sản xuất vừa chiến đấu.
nd. Những người chuyên chơi bời, tìm hưởng thú xác thịt. Khách làng chơi.
nt. Láng trơn, láng bóng. Đầu chải láng cón.
nt. Người ở cạnh nhà mình, nước ở cạnh nước mình. Bán anh em xa mà mua láng diềng gần (t.ng). Quan hệ láng diềng tốt giữa hai nước. Cũng nói Láng giềng.
hdg. Đi nay đây mai đó, không có mục đích. Một kẻ lãng du.
nt. Ở trạng thái di động chậm chạp, nhẹ nhàng, khi ẩn khi hiện, khi gần khi xa. Sương sớm lãng đãng trên mặt sông. Sen vàng lãng đãng như gần như xa (Ng. Du).
nd. Tầng lớp quý tộc cai trị các xóm làng vùng dân tộc Mường thời trước.
nd. Làng quê nói chung, về mặt khung cảnh.
nt. 1. Thuộc chủ nghĩa lãng mạn, có tính chất của chủ nghĩa lãng mạn. Văn học lãng mạn. Nhà văn lãng mạn.
2. Mong muốn lý tưởng hóa hiện thực, nuôi nhiều ước vọng xa xôi. Tuổi trẻ thường lãng mạn. Tư tưởng lãng mạn cách mạng.
3. Suy nghĩ và hành động không thiết thực, thường nhằm thỏa mãn tình cảm cá nhân không lành mạnh. Tình yêu lãng mạn. Con người lãng mạn.
np. Chỉ nghe, tiếp thu chỉ từng mẫu, từng phần, không đầy đủ, rõ ràng. Nghe láng máng câu được câu chăng. Nhớ láng máng.
hd. Đền đài nhà vua. Trong lang miếu ra tài lương đống (N. C. Trứ).
nt. Rất vô duyên, không đúng chỗ. Kể chuyện lảng nhách.
nt. 1. Vóc người gầy. Người làng nhàng nhưng ít đau ốm.
2. Thuộc vào loại trung bình, tầm thường, không có gì đặc sắc. Sức học làng nhàng.
nt. Láng và mềm mại. Vải láng nhuốt.
nd. Làng và nước. Ngb. Nói chung nhà chức trách. Kêu làng nước tới cứu.
nt. Như Láng cón. Láng o lông lá, dịu dàng hình dung (Ng. V. Vĩnh).
nt. Như Lảng nhách. Cũng nói Lảng ồ.
hdg. Tiêu phí vô lối. Lãng phí tiền bạc, sức khỏe.
nt. Quàng xiên, lỗi thời, bậy bạ. Ăn nói lang quàng.
np. Chếch choáng, lôi thôi, vớ vẩn. Đi lạng quạng. Nói năng lạng quạng.
hd. Tiếng người đàn bà nhà quyền quý thời xưa gọi chồng. Em sợ lang quân em biết được (H. M. Tử).
nđg. Quên mất đi, không chú ý đến nữa. Một tác phẩm đã bị lãng quên. Cũng nói Quên lãng.
nd. Đơn vị đo khối lượng bằng 1/16 cân ta, phân biệt với lạng 100 gram.
nt&p. Đi hết chỗ này đến chỗ khác, không dừng ở một chỗ nào nhất định. Sống cuộc đời lang thang.
nđg. 1. Tránh đi, không muốn gặp. Lảng tránh bạn bè. Lảng tránh công việc chung.
2. Tránh không nói đến, không nói đến. Lảng tránh vấn đề.
nt. Không để tâm trí vào việc gì. Học trò lãng trí học bài không thuộc.
nđg. Đi lại quanh quẩn nhiều lần với mục đích riêng. Có người lạ lảng vảng quanh nhà.
nd. Như Lang băm.
nd. Nói chung làng và xã.
nd. Làng và xóm. Người ở cùng làng cùng xóm. Làng xóm đông vui.
nId. 1. Người già khoảng 70 tuổi trở lên. Ông lão. Bà lão. Sống lâu lên lão làng (t.ng).
2. Chỉ người đàn ông thuộc hạng già hay đứng tuổi. Lão thầy bói. Lão chủ keo kiệt.
IIt.1. Già, hết sức phát triển. Cây dừa lão.
2. Thêm trước danh từ chỉ người để chỉ người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, đáng kính trọng. Lão nghệ nhân. Lão danh y.
nd. Mồ mả của vua chúa hay một bậc vĩ nhân. lăng Tự Đức. Từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
nđg. Ném đi, vứt đi. Lẳng quách đi cho nhẹ thân.
nđg. 1. Chìm đọng lại dưới đáy. Đánh phèn cho nước lắng cặn.
2. Trở lại trạng thái tĩnh, không còn sôi nổi, mạnh mẽ nữa. Phong trào đấu tranh tạm lắng.
nt. 1. Ở trạng thái yên tĩnh, không động. Biển lặng. Trời lặng gió.
2. Do tác động tâm lý, tình cảm đột ngột mà không nói năng, cử động gì được. Lặng đi trước tin buồn đột ngột. Sung sướng đến lặng người.
nt. Như Lắng đắng.
nt. Mất thời gian kéo dài với một công việc mà không thấy kết quả. Lẵng đẵng bao nhiêu năm mà học hành vẫn chẳng đâu vào đâu.
nt. 1. Có nhiều trắc trở, khó thành. Tình duyên lắng đắng.
2. Còn vướng mắc, không thể dứt ngay, giải quyết ngay được. Lắng đắng mãi, không ra đi được.
nđg. 1. Lắng dần xuống và đọng lại. Cửa sông lắng đọng nhiều phù sa.
2. Được giữ lại trong chiều sâu tình cảm. Câu hát lắng đọng vào lòng người.
nt. Không phát ra tiếng nói hay tiếng động nào cả. Lặng im suy nghĩ.
nt. Gầy yếu và cao. Người lẳng khẳng như que củi.
hd. 1. Khối thủy tinh hay tinh thể trong suốt hình lăng trụ ba mặt, có tính chất làm lệch các tia sáng và phân tích một chòm sáng thành quang phổ.
2. Cách nhìn vấn đề, quan điểm của mỗi người. Nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình.
nt. Giữ im lặng. Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau (T. T. Xương).
nt. Im lặng không gây tiếng động, không động đậy. Khu rừng lặng lẽ. Đêm càng về khuya càng lặng lẽ. Lặng lẽ ra đi.
nt. 1. Như Líu lo. Chim kêu lăng líu.
2. Không rõ ràng, nhiều vướng víu. Nợ nần lăng líu.
nt. Không kể trên dưới, hỗn xược, quá phóng đãng, thường nói về phụ nữ. Vô phước, gặp phải người vợ lăng loàn.
nt. Có vẻ khêu gợi và thiếu đứng đắn trong quan hệ nam nữ. Tính nết lẳng lơ.
nt. Chuyển động êm nhẹ, chậm chạp, không gây ra tiếng động. Dòng sông lặng lờ trôi.
hdg. Chửi mắng, nhục mạ. Lời lăng mạ. Bị lăng mạ chỗ đông người.
nt. Im lặng hoàn toàn, tuyệt đối. Bốn bề lặng ngắt.
nđg. Chú ý nghe cho hết, cho rõ. Lắng nghe bài giảng.
nt.x.Lằng nhằng.
nt. Quàng xiên, vướng víu với việc không nghiêm trang. Hỏi toàn những chuyện lăng nhăng. Buôn bán lăng nhăng.
nt. 1. Dính vào nhau, kéo theo nhau, bám vào nhau, khó tách rời. Một mớ dây nhợ lằng nhằng. Thằng bé lằng nhằng theo mẹ.
2. Kéo dài mãi không dứt hẳn. Ốm đau lằng nhằng mãi không khỏi.
3. Không ra sao cả, không đáng kể. Mua mấy món lằng nhằng. Buôn bán lằng nhằng.
nt. Như Lằng nhằng.
nt. Lẽo đẽo theo, vướng víu. Đàn con lẵng nhẵng theo mẹ.
nt. Không một tiếng động, không một động đậy. Bốn bề lặng như tờ chỉ nghe tiếng lách tách của em bé cắn hạt dưa. Cũng nói Lặng ngắt như tờ.
nđg. Như Lắng nghe.
nt. Không nói gì, không có tiếng động. Hỏi mãi vẫn lặng thinh. Rừng núi lặng thinh.
nt. Im lặng hoàn toàn. Phòng họp lặng trang một lúc.
hdg. Hình phạt thời xưa xẻo từng miếng thịt của tội nhân. Bị xử lăng trì.
nt. Làm ra vẻ hấp tấp và bận rộn. lăng xăng chạy tới chạy lui.
nt. Bậy bạ, không đứng đắn. Tính người lằng xằng.
hd. Nước láng diềng.
hd. Láng diềng, hàng xóm.
hd. Nước láng diềng.
nt. Nhâng nháo. Giương mắt lâng láo nhìn mọi người.
nt. Cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, rất dễ chịu. Lâng lâng một niềm vui khó tả.
nt&p. Nhanh và nhẹ nhàng. Động tác rất lẹ làng. Lẹ làng nắm lấy.
nd.1. Điều quy định đã trở thành nề nếp. Phép vua thua lệ làng (t.ng). Hợp lệ.
2. Do đã lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen. Lần nào cũng thế, đã thành lệ. Theo lệ thường.
3. Điều làm theo lệ thường, chỉ cốt cho có mà thôi. Hỏi chào cho có lệ. Làm lấy lệ.
nđg.1. Có bề mặt nhẵn và bóng láng do cọ xát nhiều. Chiếc sập gụ lên nước bóng loáng.
2. Kiêu ngạo và cậy thế lấn át người khác. Được thể nó càng lên nước.
nd. Ngôi thứ dành cho các ông già cao tuổi trong làng thời phong kiến. Lên lềnh lên lão.
nt. Tràn khắp trên bề mặt. Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng (Th. Lữ).
nd. Hạng gái lẳng lơ, trắc nết, sẵn sàng hư hỏng.
nđg. Lo lắng và nghĩ ngợi. Mối lo nghĩ hằng ngày.
nđg. Lo lắng và buồn phiền. Lo phiền vì đứa con hư.
nđg. Lo lắng và có phần sợ. Lo sợ viển vông.
nt. Lẳng lơ, mất nết. Cái cười lỏa lúa.
np.1. Như Lon ton. Chạy lon xon.
2. Hấp tấp, vội vàng. Nghe con, lon xon mắng láng diềng (tng).
nd. Thuyền nhỏ chuyên phục vụ khách làng chơi ngày xưa. Hay hát, hay chơi, hay nghề xuống lõng (T. T. Xương).
nt. Chỉ người có tâm địa độc ác, mất hết tính người. Những kẻ lòng lang dạ thú. Cũng nói Lòng lang dạ sói.
nt.1. Tiếng gỗ chạm vào nhau như tiếng gõ mõ. Tiếng mõ làng xa nghe lốc cốc.
2. Chỉ cách ăn nói bộp chộp, thô vụng. Nói năng lốc cốc.
nd. Hàng xóm, láng diềng. Bà con lối xóm.
nt. Lỡ làng về tình duyên.
nt. Dở dang, công việc không thành do bỏ qua cơ hội, hoàn cảnh thuận tiện. Lỡ làng về tình duyên.
nđg. Lảng vảng ở nơi không có việc gì phải đến. Cứ lớ xớ mãi ở đấy làm gì.
nd. 1. Khoảng thời gian ngắn, không xác định. Một lúc sau thì về. Ngồi lạng đi một lúc lâu.
2. Thời điểm không xác định thường là trong phạm vi một ngày đêm. Lúc trưa. Lúc nửa đêm. Lúc gần sáng.
3. Thời điểm gắn với một sự kiện nhất định. Lúc khó khăn. Lúc vui lúc buồn.
nt. Hung hăn, bướng bỉnh. Thằng lục lăng đó ai mà dạy bảo được.
nt. Lặng lẽ, âm thầm như muốn lẩn tránh. Một mình lui lủi ra về. Ngồi lui lủi ở góc phòng.
nđg. Âm thầm, lặng lẽ, với vẻ cô đơn. Lủi thủi ra về. Cháu bé lủi thủi suốt ngày ở nhà.
nt. Buông thỏng xuống và đong đưa trong khoảng không. Bầu bí lủng lẳng đầy giàn.Treo lủng lẳng.
nt. Lủng lẳng và đong đưa như muốn rơi. Chùm quả chín lủng liểng trên cành.
np. 1. Lặp đi lặp lại nhiều lần, không ngớt. Đến thăm nhau luôn. Nói luôn miệng.
2. Một mạch, không ngừng. Nói luôn một mạch. Mua luôn mấy thứ.
3. Liền ngay tức thời. Nói xong, làm luôn. Thấy sai là sửa luôn.
4. Suốt từ đó về sau. Nó bỏ làng đi luôn. Mượn rồi lấy luôn. Ngất đi rồi chết luôn.
ht. Lang thang khắp nơi để kiếm ăn. Sống cuộc đời lưu đãng.
pd. Người lang thang, lêu lổng, du đảng.
nd. Cây trồng nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng, thuộc loại lê, quả ăn được, gỗ dùng làm đồ trong nhà.
hdg. Tưởng nhớ người đã mất, trong tư thế nghiêm trang lặng lẽ. Một phút mặc niệm.
nđg. Quá lo lắng hay buồn bực.
nd. 1. Phần ở phía ngoài cùng, ở mép của bề mặt. Nhà ở mé rừng. Ngồi xuống mé giường.
2. Phía ở về nơi không xa lắm. Đi từ mé làng ra. Chỉ tay về mé bên trái.
nd. Chất tráng ở ngoài đồ sứ, đồ sành cho láng đẹp. Gạch men. Nước men đẹp. Men răng.
nd. 1. Nhạc khí gõ làm bằng tre gỗ,lòng rỗng, dùng để điểm nhịp, đệm nhịp hay để báo hiệu, phát hiệu lệnh. Gõ mõ. Đánh mõ báo động.
2. Người chuyên đánh mõ rao việc làng thời trước. Thằng mõ.
nIđ. Để tự xưng như ta, tôi. Như mỗ đây...
IId. Thay cho tên người, tên chỗ không biết rõ hay không muốn nói ra. Ông Nguyễn Văn Mỗ. Làng Mỗ.
nt.1. Sáng yếu ớt, không chiếu tỏ các vật chung quanh. Ngọn đèn mờ. Trời mỡ sáng.
2. Mắt kém, không đủ sức nhìn rõ các vật chung quanh. Mắt mờ vì tuổi tác. Đồng tiền làm hắn mờ cả mắt.
3. Trông không rõ nét. Trên bia nhiều chữ rất mờ.
4. Không láng bóng hay không trong suốt. Loại vải mặt bóng mặt mờ.
nd.1. Phần góc của mảnh vải, chăn; phần đầu mối của dây. Kéo múi chăn đắp kín cổ. Thắt lưng xanh bỏ múi. Thắt lại múi dây.
2. Mảnh nhỏ tách ra từ mọt tấm lớn. Cổ quấn múi vải dù.
3. Giáp mối của hai đường giao thông. Từ làng ra đến múi đường cái.
nđg. Mừng lâng lâng trong lòng. Mừng rơn như trẻ được quà.
nđg.1. Ngả thân mình dài ra trên một chỗ để nghỉ. Nằm nghỉ trên giường.
2. Ở một nơi nào trong một thời gian nhiều ngày trở lên. Nằm bệnh viện. Cả tuần lễ nằm nhà.
3. Được đặt yên trên một chỗ với diện tích tiếp xúc tối đa. Chiếc va li để nằm trên bàn. Đặt nằm cái thang xuống.
4. Trải ra trên một diện rộng, ở môt vùng. Làng nằm ven sông.
5. Ở trong một phạm vi. Khoản này không nằm trong kế hoạch.
nd. Đơn vị đo trọng lượng, bằng mười lạng ta, tức khoảng 375 gam. Một nén tơ. Hai nén bạc.
nđg. Bắt người vi phạm phải nộp phạt cho làng, theo tục lệ ở nông thôn thời phong kiến. Làng ngả vạ người chửa hoang.
nđg. 1. Rim cho đường thấm vào. Khoai lang ngào đường.
2. Trộn đều với một ít nước rồi làm cho dẻo, cho nhuyễn. Ngào bột. Ngào đất.
nt. Lo lắng nhiều.
hd. Dấu lặng đặt vào phách mạnh hay phần đầu của phách mạnh gây cảm giác không ổn định.
nđg. Lắng tai nghe.
nđg. Lặng người đi trước sự việc quá đột ngột. Câu hỏi bất ngờ làm hắn ngớ ra.
nđg. 1. Ở để làm ăn sinh sống tại nơi không phải quê mình. Phiêu bạt mãi mới ngụ ở làng này.
2. Ở nhờ, xin ngụ qua đêm.
3. Ẩn chứa bên trong. Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình (Ng. Du).
hdg. Sinh sống ở nơi không phải quê mình. Trai làng ở góa còn đông, Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư (cd).
nd. Hành lang nối hai gian nhà.
nđg.x.Lãng quên.
hdg. Vào làm dân một nước khác. Làm thủ tục nhập tịch. Một người mới nhập tịch làng văn.
nt. Bóng láng như có bôi dầu, mỡ. Trán nhẫy mồ hôi. Đường trơn nhẫy.
nt.1. Có vẻ lăng nhăng, không đứng đắn. Điệu bộ nhí nhố.
2. Chỉ vẻ đứng ngồi lộn xộn của một đám đông. Họ kéo đến ngồi nhí nhố đầy nhà.
nd. Chức vị được miễn tạp dịch, phải bỏ tiền ra mua ở làng xã thời phong kiến. Mua nhiêu cho chồng.
nđg. Lặng lẽ bỏ đi trong lúc không ai chú ý. Lũ trẻ lại nhót đi chơi rồi.
nđg. Tạo ra cảnh hỗn loạn do một số đông hoảng sợ. Cả làng nhốn nháo vì cái tin ấy.
nt. Như Lỡ làng (thường nói về những sự việc không quan trọng). Làm nhỡ nhàng công việc.
nđg. Nhờ nói chung. Lúc tối lửa tắt đèn, nhờ nhõi láng giềng.
nd.1. Hàng tơ, dệt mặt không láng nhưng êm mướt. Áo nhung. Mượt như nhung.
2. Sừng non của hươu, nai, dùng làm thuốc bổ.
nd. Ruộng nhà làng giao cho người Mường cày cấy và nộp lại toàn bộ sản phẩm, trước Cách mạng tháng Tám.
nt. Nóng ẩm, lặng gió và nhiều mây. Không khí oi nồng.
nd. Vùng đất trên đó một hay nhiều dân tộc sống chung dưới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định. Nước Việt Nam. Các nước láng giềng.
hd. Con quạ và con chim khách, tục truyền rằng đến tháng bảy thì chúng nó bắc cầu qua sông. Ngân hà để Ngưu-Lang sang với Chức-Nữ. Ai hay ô thước bắc cầu đưa sang.
nd. Khí cụ gồm có một hoặc hai cái ống có kính dùng để nhìn xa. Ống dòm có lăng kính. Cũng nói Ống nhòm.
nđg. Làm rối loạn, hư hại. Phá phách làng xóm.
nt. Đem lòng yêu thương. Phải lòng cô láng giềng.
nd. Cây thường được trồng ở đầu làng thời xưa, tiêu biểu cho quê hương. Hơi tàn được thấy gốc phần là may (Ng. Du).
nd. Tập hợp những người cùng một xóm trong làng thời phong kiến. Làng ấy có tất cả bốn phe giáp.
nd.1. Những quy định chính thức, mọi người trong xã hội phải tuân theo. Giữ nghiêm phép nước. Phép vua thua lệ làng (tng).
2. Cách thức đối xử hợp đạo lý. Ăn nói cho phải phép. Giữ phép lịch sự.
3. Những nguyên tắc, phương pháp phải theo trong từng loại hoạt động. Phép dùng binh. Phép đo đạc.
4. Sự đồng ý của cấp trên, cấp có thẩm quyền. Hiệu trưởng cho phép.Xin phép xây cất.
5. Nghỉ phép (nói tắt). Đi phép. Về phép.
6. Khả năng huyền bí tạo nên những điều kỳ lạ. Phép tàng hình. Có phép lạ.
hdg. Làm hao tổn quá mức cần thiết, gây lãng phí. Phí phạm sức dân.
ht&đg. Sống rày đây mai đó, không có gì ràng buộc. Cuộc đời phiêu lãng giang hồ.
ht. Lẳng lơ, tình tứ. Đôi mắt phong tình.
hdg. Cày cấy sang ruộng của làng khác. Ruộng phụ canh.
ht. Kế gần, tiếp giáp. Làng phụ cận. Vùng phụ cận.
nd. Quê nhà. Anh ấy quán làng A, tỉnh B.
hd.1. Người làm quan.
2. Người có địa vị ở làng xã thời xưa, được miễn phu phen, tạp dịch. Các quan viên trong làng.
3. Người đến chơi ở nhà hát ả đào. Ả đào chuốc rượu quan viên.
hd. Dải sáng nhiều màu như cầu vồng thu được khi phân tích chùm ánh sáng phức tạp bằng một dụng cụ thích hợp (như lăng kính chẳng hạn).
nIp. Gần quanh trong vùng. Tìm quanh quất.
IIt. Quanh co, không thẳng. Đường làng quanh quất.
hdg. Tập hợp lại cùng làm ăn sinh sống. Dân chài quần tụ thành những làng ven sông.
nId. 1. Nơi gia đình, dòng họ đã nhiều đời làm ăn, sinh sống. Về thăm quê. Chính quê ở tỉnh ấy.
2. Nông thôn, nơi có đồng ruộng, làng mạc. Dân quê. Ở quê ra tỉnh.IIt. Có tính chất phác, mộc mạc. Cách ăn mặc còn hơi quê.
nđg. Như Lãng quên. Một tác phẩm bị quên lãng.
nt&p. Tạo thành tiếng động nặng liên tục nhưng không đều do sự chuyển động khẩn trương của nhiều người. Tiếng chân đi rậm rịch. Xóm làng rậm rịch vào mùa gặt.
nđg.1. Lảng vảng đến gần để rình rập. Kẻ gian rập rình quanh kho hàng.
2. Muốn làm mà còn lưỡng lự. Không làm thì thôi rập rình mãi.
nt. Rối lằng nhằng. Cách diễn đạt rối rắm.
nt. Hết sức lo lắng đến mất bình tĩnh. Bà mẹ đang rối ruột vì con ốm.
nt.1. Có nhiều bóng mát. Chỗ rợp. Đường làng rợp bóng tre.
2. Nhiều đến mức như phủ kín cả. Cờ bay rợp trời. Thuyền rợp bến sông.
nd. Ruộng nhà lang giao cho từng gia đình nông dân cày cấy không công ở vùng dân tộc Mường thời trước Cách Mạng Tháng Tám.
nd. Đất do phù sa lắng đọng tạo nên. Bãi sa bồi.
nd. Làng của dân tộc ít người. Sách Mán.
nt. Chỉ bề mặt nhẵn, láng đến như chói sáng. Mặt bàn gỗ được đánh sáng bóng.
nt. Sâu sắc và lắng đọng trong lòng. Một cảm tình sâu lắng.
nd. Làng của dân Khơ-me ở Nam Bộ. Chính đúng với gốc từ là Sốc.
nd. Như Lang sói.
nId. Thứ trùng ăn lõm cây, ăn củ.
IIt. Bị sùng ăn. Khoai lang sùng.
nt. Lặng người đi vì ngạc nhiên.
nd. Khu vực áp suất thấp nhất ở giữa vùng bão, thường lặng gió và quang mây, không mưa. Vùng tâm bão đi qua.
nd.1. Ngụy quyền ở làng xã vùng bị chiếm đóng trong thời kháng chiến 1945-1975. Xây bót lập tề.
2. Vùng bị chiếm đóng, có lập tề. Làng tề. Liên lạc với người trong tề.
nt. Thong thả, lặng lẽ và không chú ý tới việc gì. Em bé tha thẩn chơi một mình ngoài vườn.
hd. Khoáng chất kết tinh theo hình lăng trụ, rắn, trong suốt, màu trắng tím hay vàng, dùng trong kỹ thuật vô tuyến điện.
nt. Âm thầm lặng lẽ, ít ai biết đến. Cuộc chiến đấu thầm lặng.
hId. Có quan hệ họ hàng gần. Giúp đỡ thân thuộc.
IIt. Thân thiết, gần gũi. Xóm làng thân thuộc. Giọng nói thân thuộc.
np. Đi lang bang, không có nơi nhất định. Thất tha thất thểu ngoài đường.
ht. Mất thần sắc vì sợ. Sợ thất thần. Thất thần ngồi lặng lẽ.
hd. Đêm mồng bảy tháng bảy âm lịch, lúc tương truyền Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.
hd. Tay cự phách trong làng thơ được xem như nhà thơ lớn.
np. Lặng im, cố nén lại. Nín thít.
np. Im lặng vì buồn hay vì bắt đầu ngủ. Buồn thiu. Vừa thiu ngủ.
nd. Một phần của làng hay xã. Thôn trên, thôn dưới.
hd. Làng xóm, nơi quê mùa.
nd. Nói chung về làng xóm.
hdg. Đặt quan hệ ngoại giao hữu nghị với nhau. Phái sứ giả thông hiếu với nước láng diềng.
hd. Người đứng đầu chính quyền ở bản làng dân tộc Mèo thời Pháp thuộc.
hd. Hương chức giữ sổ sách trong làng thời thực dân phong kiến.
nt.1. Vút nhỏ ở đầu. Con thoi có hai đầu thuôn.
2. Nhỏ hẹp. Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn (X. Diệu).
nd. Thuyền lớn bằng gỗ có mũi nhọn, thân và đuôi hình lăng trụ.
pd. Thuyết cho rằng sự sụp đổ của một chế độ xã hội - chính trị ở nước này sẽ gây ra những sự sụp đổ tương tợ ở các nước láng giềng giống như một hàng quân đô mi nô dựng đứng sẽ đổ nếu thúc đổ quân đầu tiên.
nt. Thừa đến gây cảm giác lãng phí. Thức ăn thừa mứa.
hd. Người làm việc trong làng do quan lại, chức dịch thời phong kiến sai phái. Các thừa sai lo việc thu thuế.
ht. Lặng lẽ, vắng vẻ. Cảnh chùa tịch mịch.
nd. Việc làm ích lợi, có kết quả (thường dùng trong câu phủ định). Lo lắng quá cũng chả được tích sự gì.
hd. Người có chức vị đứng đầu trong làng thời phong kiến.
ht. Yên lặng và vắng vẻ. Cảnh chùa tĩnh mịch.
hdg. Ngồi yên lặng để ngẫm nghĩ về giáo lý theo đạo Phật. Sư cụ tĩnh tọa.
nd.1. Mảnh giấy được cắt xén vuông vắn. Một thếp giấy hai mươi tờ. Mỏng như tờ giấy.
2. Tờ giấy có viết hay in một nội dung nhất định, theo một mẫu xác định. Viết tờ khai. Bóc tờ lịch. Tờ truyền đơn.
3. Cái gì yên và có vẻ phẳng lặng như tờ giấy. Buồng không lặng ngắt như tờ (Ng. Du). Im như tờ, lặng như tờ: rất im lặng.
nđg.1. Nói cho người khác điều người ấy hỏi. Hỏi câu nào, trả lời câu ấy.
2. Tỏ thái độ đối phó lại. Trả lời hành vi khiêu khích bằng sự im lặng khinh bỉ.
nt. Lẳng lơ. Tính trai lơ.
nd. Trai tráng khỏe mạnh, không có chức vụ gì trong làng xã thời phong kiến. Về làng bắt tráng đi phu.
nđg.1. Tự dời chỗ sang một bên để khỏi làm vướng, khỏi tiếp xúc, khỏi va vào hay chịu tác động trực tiếp không hay. Tránh sang bên đường cho xe đi. Ông ta tránh hắn. Vào quán tránh mưa. Tránh đòn.
2. Chủ động làm cho điều không hay không xảy ra với mình. Tránh lãng phí. Thất bại không tránh khỏi.3. Tự giữ không làm điều gì. Phê bình, tránh đả kích.
nt. Có tính chất lắng động, đi vào chiều sâu tâm hồn. Chất thơ trầm lắng.
nt. Lặng lẽ, ít hoạt động. Tính trầm lặng, ít nói. Không khí trang nghiêm trầm lặng của lễ truy điệu.
ht. Lắng xuống, không trôi chảy. Buôn bán trầm trệ.
nId. Người cấp trên, người lãnh đạo. Theo sự sắp xếp của trên. Trách nhiệm trên giao.
IIt.1. Ở phía cao hơn hay phía trước. Mạn trên. Các hàng ghế trên. Các tầng lớp trên trong xã hội.
2. Ở phía trên, phía trước trong một trật tự sắp xếp. Ở mấy trang trên. Làng trên xóm dưới.
3. Ở vị trí cao trong một hệ thống cấp bậc. Học sinh các lớp trên. Điểm trên trung bình.
4. Ở mức độ cao về số lượng. Sức khỏe trên trung bình. Trên sáu mươi tuổi.
IIIp. Biểu thị sự cao về vị trí. Đứng trên nhìn xuống.
IVgi. 1. Biểu thị quan hê về nơi chỗ của hành động. Máy bay lượn trên thành phố. Nghe giảng trên lớp. Tranh luận trên báo.
2. Nơi chỗ của vị trí. Vết sẹo trên trán. Trên trang đầu của tờ báo.
3. Chỗ dựa, cơ sở của hành động. Đồng ý trên nguyên tắc. Cho điểm trên 10. Nhận thấy trên thực tế.
nđg.1. Giấu mình vào chỗ kín đáo để khỏi bị trông thấy, khỏi bị bắt. Chơi đi trốn đi tìm. Bị lùng bắt, phải trốn đi.
2. Tìm cách lãng tránh một nhiệm vụ. Trốn học. Trốn thuế. Trốn lính. Trốn phu. Trốn nắng.
3. Chỉ trẻ con bỏ qua một giai đoạn tập vận động ban đầu. Trẻ trốn lật. Trốn bò.
ht. Đông đúc người ở và làm ăn thịnh vượng. Xóm làng trù mật ở ven sông.
hd. Người coi việc canh tuần trong làng thời trước.
hd. Dân canh trong làng thời trước.
hd. Canh tuần; người dân phải cắt phiên tuần trong làng thời trước.
nId. 1. Cõi đời trên mặt đất, coi là vật chất, tầm thường. Thoát tục.
2. Người đời, trong dân gian. Làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.
IIp. Tỏ ra thô bỉ, thiếu lịch sự, thiếu văn hóa. Nói tục. Ăn tục nói phét.
hd. Chỉ chung những người thạo lễ nhạc và trí thức trong làng xã thời xưa. Hội tư văn của làng.
nt. Đúng là, như là. Im lặng tức là đồng ý.
ht. Như Tức là. Im lặng tức thị đồng ý rồi.
nt. Buồn âm thầm, lặng lẽ. Tâm trạng u buồn.
hdg. Lo lắng thương yêu. Lớn lên trong sự ưu ái của gia đình.
hd. Nỗi lo lắng buồn rầu.
nd.1. Tai họa thình lình. Sợ vạ lây.
2. Điều tội lỗi phải gánh chịu. Tội tạ, vạ lạy (tng).
3. Hình phạt thường bằng tiền đối với người vi phạm tục làng thời xưa. Nộp vạ. Ngả vạ.
nd.1. Làng của những người làm nghề đánh cá. Vạn chài.
2. Tổ chức gồm những người cùng làm một nghề. Vạn cấy.
hd. Môn phái về văn chương. Văn phái lãng mạn.
nt. Vắng vẻ và lặng lẽ. Bốn bề vắng lặng.
nt. Lang thang, vô định. Vất vơ suốt ngày ngoài đường.
hdg. Về làng một cách vẻ vang (nói về người sau khi đỗ đại khoa). Ông nghè vinh quy.
nđg. Nộp tiền hay lễ vật theo lệ cho làng để được ngôi thứ thời phong kiến. Vọng quan viên.
nđg. Bị lắng đọng nhiều chất can xi. Vôi hóa cột sống.
nId. Khu đất chung quanh nhà hoặc khu đất riêng có trồng cây cảnh, rau, hoa quả, v.v... Vườn rau. Vườn hoa. Làm vườn.
IIt. Làm một nghề ở nông thôn. Thợ vườn. Mụ vườn. Lang vườn.
nd.1. Đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn gồm một số thôn.
2. Chức vị ở làng xã thời phong kiến, có thể bỏ tiền ra mua, lớn hơn nhiêu.
3.x.Bà xã, ông xã.
ht. Sang trọng có tính cách phô trương lãng phí. Cuộc sống xa hoa trụy lạc.
nđg.1. Tiêu, dùng. Hết tiền xài. Xài điện lãng phí.
2. La rầy. Bị xài một trận.
nt. Vẻ rối loạn, nhớn nhác vì hoảng sợ. Bầy gà lạc mẹ xáo xác. Xóm làng xáo xác cả lên.
nđg. Lảng vảng, cà rà một bên. Xẩn bẩn quanh mẹ.
nđg. Láng lớp bột giấy vào khuôn thủ công hay vào lưới trên máy để hình thành tờ giấy. Xeo giấy. Thợ xeo. Cũng nói Seo.
nd. Láng diềng. Tình xóm diềng.
nd. Nói chung về xóm về làng; làng xóm.
nd. Xôi và thịt, chỉ tệ ăn uống rượu chè lãng phí trong dịp đình đám thời trước. Nạn xôi thịt. Đầu óc cường hào, xôi thịt.
nd.1. Điều suy nghĩ, ý nghĩ. Anh đã hiểu ý tôi.
2. Nội dung những gì được nói hay viết ra. Bài có ba ý lớn.
3. Ý kiến, ý muốn, ý định. Ý chị thế nào? Nó không có ý làm hại anh.
4. Ý tứ, cẩn thận. Nói năng phải giữ ý.
5. Tình ý (nói tắt). Hai người có ý với nhau.
6. Biểu hiện bên ngoài cho thấy ý nghĩ, ý định, tình cảm. Im lặng ra ý không bằng lòng.
nIt. Ổn định, không có biến động. Biển lặng sóng yên. Tình hình đã tạm yên.
IIp. Không động đậy, xê dịch. Đứng yên.
nt. Yên tĩnh. Làng quê yên ả.
nt. Hoàn toàn yên, không chút xao động. Đêm khuya xóm làng yên ắng.
nt&d. Im, không có tiếng động. Cái yên lặng ban trưa.
ht. Yên lặng tĩnh mịch. Cảnh yên tĩnh ở thôn quê.
nt. Yên, định ở trong trí, không lo lắng nữa. Cứ yên trí, đâu sẽ vào đấy.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.163.78 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập