H 39: Liên Hoa Sinh dưới dạng Nhật Quang Ðạo sư (s: sūryaraśmi-guru) đang mỉm cười. Trên đầu, Sư mang vương miện được kết với sáu sọ người. Sư ngồi trên một tấm lông nai (như phần lớn các vị Ma-ha Tất-đạt được trình bày trong tranh tượng), tay phải cầm cây gậy thần (s: khaṭvaṅga), ngón trỏ của tay trái đang giữ một tia nắng mặt trời. Sư mang tên Nhật Quang vì sau khi tu luyện năm năm nơi thiêu xác, Sư đạt Tất-địa (s: siddhi), có thể xoè tay bắt ánh sáng mặt trời.
Tương truyền rằng, Liên Hoa Sinh sinh ra trong một hoa sen, tại Tây Bắc Kashmir, sớm thông tất cả kinh sách, nhất là Mật giáo (Tan-tra). Trong thế kỉ thứ 8, Sư đến Tây Tạng, một nước còn nằm dưới ảnh hưởng của các tôn giáo thiên nhiên. Sư đến đây chinh phục ma quỷ, thiên tai và ảnh hưởng của giáo phái Bôn (t: bon). Sư cũng cho xây tu viện Tang-duyên (t: samye) năm 775 và thời gian hoạt động tại Tây Tạng xem như chấm dứt tại đó. Có nhiều tài liệu cho rằng Sư hoằng hoá ở Tây Tạng lâu hơn, truyền giáo cho 25 đệ tử, trong đó có nhà vua Tây Tạng và giáo thuyết quan trọng nhất là »Tám tuyên giáo«. Ngoài ra, Sư còn để lại nhiều bài dạy được dấu trong rừng núi (Ter-ma), chỉ được khám phá ra vào một thời điểm nhất định. Một trong những bài dạy đó là bộ Tử thư. Ðệ tử quan trọng và là người viết lại tiểu sử của Sư là bà Ye-she Tsog-yel.
Sư có nhiều bài dạy đệ tử tu tập theo con đường ngắn nhất, trực tiếp đến Giác ngộ. Những bài khuyên dạy thường xoay quanh sáu điểm cụ thể như sau:
1. Ðọc thật nhiều kinh sách, lắng tai nghe các vị Ðại sư dạy bảo để nhập tâm rồi sau đó ứng dụng để tự thấy hiệu quả, sai trái;
2. Chọn một trong tất cả học thuyết này và chú tâm vào nó, tất cả những thuyết khác đều phải bỏ qua, ví như con diều hâu săn từ trên cao, chỉ chọn một con mồi duy nhất;
3. Sống khiêm tốn cần kiệm, không bao giờ tự nâng mình, đưa mình ra trước, bỏ ý muốn đạt danh vọng, quyền uy trong thế gian. Sau cái bề ngoài vô nghĩa này thì lại đưa tâm thức lên cao vút, vượt qua tất cả các danh hiệu chói lọi của tục thế;
4. Giữ lòng Xả (s: upekṣā) đối với tất cả. Ăn uống như một con heo, con chó, không chọn lựa, có gì ăn nấy. Không được cố gắng để đạt hoặc né tránh bất cứ một cái gì. Chấp nhận mọi việc như chúng đến, giàu sang phú quý hay cơ hàn, lời chê bai hay tán thán. Không phân biệt giữa đúng sai, thiện ác, thành bại. Không hối tiếc và cũng không hãnh diện, vui mừng về bất cứ việc gì đã làm (Bát phong);
5. Với tâm vô tư, không thiên vị mà nghe và quán sát tất cả những hành động lời nói của mọi người. Cứ nghĩ rằng, nhân gian là như thế, người này như vậy, người kia thế đó. Quán sát thế gian như một người đứng trên đỉnh núi nhìn xuống;
6. Cấp này không thể trình bày diễn tả. Nó tương ưng với sự trực giác tính Không, tương ưng với Không (s: śūnyatā).
Dòng Ninh-mã xem ngày 10 mỗi tháng là ngày vía của Liên Hoa Sinh và mỗi tháng có một ý nghĩa khác nhau. Ngày 10 tháng giêng là ngày xuất gia và quán tử thi, ngày 10 tháng 2 là ngày thụ giới, ngày 10 tháng 3 là ngày chuyển hoá lửa thành nước v.v… Bài dạy cầu Liên Hoa Sinh được ghi thành 7 dòng như sau:
Nơi miền Tây bắc Ô-trượng-na
Trong một đoá hoa sen
Ngài đã đạt Vô thượng bồ-đề
Ngài là Liên Hoa Sinh
Với nhiều nữ thần hộ vệ xung quanh
Con nguyện theo Ngài
Hãy đến đây độ trì cho đệ tử.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện.">
H 39: Liên Hoa Sinh dưới dạng Nhật Quang Ðạo sư (s: sūryaraśmi-guru) đang mỉm cười. Trên đầu, Sư mang vương miện được kết với sáu sọ người. Sư ngồi trên một tấm lông nai (như phần lớn các vị Ma-ha Tất-đạt được trình bày trong tranh tượng), tay phải cầm cây gậy thần (s: khaṭvaṅga), ngón trỏ của tay trái đang giữ một tia nắng mặt trời. Sư mang tên Nhật Quang vì sau khi tu luyện năm năm nơi thiêu xác, Sư đạt Tất-địa (s: siddhi), có thể xoè tay bắt ánh sáng mặt trời.
Tương truyền rằng, Liên Hoa Sinh sinh ra trong một hoa sen, tại Tây Bắc Kashmir, sớm thông tất cả kinh sách, nhất là Mật giáo (Tan-tra). Trong thế kỉ thứ 8, Sư đến Tây Tạng, một nước còn nằm dưới ảnh hưởng của các tôn giáo thiên nhiên. Sư đến đây chinh phục ma quỷ, thiên tai và ảnh hưởng của giáo phái Bôn (t: bon). Sư cũng cho xây tu viện Tang-duyên (t: samye) năm 775 và thời gian hoạt động tại Tây Tạng xem như chấm dứt tại đó. Có nhiều tài liệu cho rằng Sư hoằng hoá ở Tây Tạng lâu hơn, truyền giáo cho 25 đệ tử, trong đó có nhà vua Tây Tạng và giáo thuyết quan trọng nhất là »Tám tuyên giáo«. Ngoài ra, Sư còn để lại nhiều bài dạy được dấu trong rừng núi (Ter-ma), chỉ được khám phá ra vào một thời điểm nhất định. Một trong những bài dạy đó là bộ Tử thư. Ðệ tử quan trọng và là người viết lại tiểu sử của Sư là bà Ye-she Tsog-yel.
Sư có nhiều bài dạy đệ tử tu tập theo con đường ngắn nhất, trực tiếp đến Giác ngộ. Những bài khuyên dạy thường xoay quanh sáu điểm cụ thể như sau:
1. Ðọc thật nhiều kinh sách, lắng tai nghe các vị Ðại sư dạy bảo để nhập tâm rồi sau đó ứng dụng để tự thấy hiệu quả, sai trái;
2. Chọn một trong tất cả học thuyết này và chú tâm vào nó, tất cả những thuyết khác đều phải bỏ qua, ví như con diều hâu săn từ trên cao, chỉ chọn một con mồi duy nhất;
3. Sống khiêm tốn cần kiệm, không bao giờ tự nâng mình, đưa mình ra trước, bỏ ý muốn đạt danh vọng, quyền uy trong thế gian. Sau cái bề ngoài vô nghĩa này thì lại đưa tâm thức lên cao vút, vượt qua tất cả các danh hiệu chói lọi của tục thế;
4. Giữ lòng Xả (s: upekṣā) đối với tất cả. Ăn uống như một con heo, con chó, không chọn lựa, có gì ăn nấy. Không được cố gắng để đạt hoặc né tránh bất cứ một cái gì. Chấp nhận mọi việc như chúng đến, giàu sang phú quý hay cơ hàn, lời chê bai hay tán thán. Không phân biệt giữa đúng sai, thiện ác, thành bại. Không hối tiếc và cũng không hãnh diện, vui mừng về bất cứ việc gì đã làm (Bát phong);
5. Với tâm vô tư, không thiên vị mà nghe và quán sát tất cả những hành động lời nói của mọi người. Cứ nghĩ rằng, nhân gian là như thế, người này như vậy, người kia thế đó. Quán sát thế gian như một người đứng trên đỉnh núi nhìn xuống;
6. Cấp này không thể trình bày diễn tả. Nó tương ưng với sự trực giác tính Không, tương ưng với Không (s: śūnyatā).
Dòng Ninh-mã xem ngày 10 mỗi tháng là ngày vía của Liên Hoa Sinh và mỗi tháng có một ý nghĩa khác nhau. Ngày 10 tháng giêng là ngày xuất gia và quán tử thi, ngày 10 tháng 2 là ngày thụ giới, ngày 10 tháng 3 là ngày chuyển hoá lửa thành nước v.v… Bài dạy cầu Liên Hoa Sinh được ghi thành 7 dòng như sau:
Nơi miền Tây bắc Ô-trượng-na
Trong một đoá hoa sen
Ngài đã đạt Vô thượng bồ-đề
Ngài là Liên Hoa Sinh
Với nhiều nữ thần hộ vệ xung quanh
Con nguyện theo Ngài
Hãy đến đây độ trì cho đệ tử.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện." />
H 39: Liên Hoa Sinh dưới dạng Nhật Quang Ðạo sư (s: sūryaraśmi-guru) đang mỉm cười. Trên đầu, Sư mang vương miện được kết với sáu sọ người. Sư ngồi trên một tấm lông nai (như phần lớn các vị Ma-ha Tất-đạt được trình bày trong tranh tượng), tay phải cầm cây gậy thần (s: khaṭvaṅga), ngón trỏ của tay trái đang giữ một tia nắng mặt trời. Sư mang tên Nhật Quang vì sau khi tu luyện năm năm nơi thiêu xác, Sư đạt Tất-địa (s: siddhi), có thể xoè tay bắt ánh sáng mặt trời.
Tương truyền rằng, Liên Hoa Sinh sinh ra trong một hoa sen, tại Tây Bắc Kashmir, sớm thông tất cả kinh sách, nhất là Mật giáo (Tan-tra). Trong thế kỉ thứ 8, Sư đến Tây Tạng, một nước còn nằm dưới ảnh hưởng của các tôn giáo thiên nhiên. Sư đến đây chinh phục ma quỷ, thiên tai và ảnh hưởng của giáo phái Bôn (t: bon). Sư cũng cho xây tu viện Tang-duyên (t: samye) năm 775 và thời gian hoạt động tại Tây Tạng xem như chấm dứt tại đó. Có nhiều tài liệu cho rằng Sư hoằng hoá ở Tây Tạng lâu hơn, truyền giáo cho 25 đệ tử, trong đó có nhà vua Tây Tạng và giáo thuyết quan trọng nhất là »Tám tuyên giáo«. Ngoài ra, Sư còn để lại nhiều bài dạy được dấu trong rừng núi (Ter-ma), chỉ được khám phá ra vào một thời điểm nhất định. Một trong những bài dạy đó là bộ Tử thư. Ðệ tử quan trọng và là người viết lại tiểu sử của Sư là bà Ye-she Tsog-yel.
Sư có nhiều bài dạy đệ tử tu tập theo con đường ngắn nhất, trực tiếp đến Giác ngộ. Những bài khuyên dạy thường xoay quanh sáu điểm cụ thể như sau:
1. Ðọc thật nhiều kinh sách, lắng tai nghe các vị Ðại sư dạy bảo để nhập tâm rồi sau đó ứng dụng để tự thấy hiệu quả, sai trái;
2. Chọn một trong tất cả học thuyết này và chú tâm vào nó, tất cả những thuyết khác đều phải bỏ qua, ví như con diều hâu săn từ trên cao, chỉ chọn một con mồi duy nhất;
3. Sống khiêm tốn cần kiệm, không bao giờ tự nâng mình, đưa mình ra trước, bỏ ý muốn đạt danh vọng, quyền uy trong thế gian. Sau cái bề ngoài vô nghĩa này thì lại đưa tâm thức lên cao vút, vượt qua tất cả các danh hiệu chói lọi của tục thế;
4. Giữ lòng Xả (s: upekṣā) đối với tất cả. Ăn uống như một con heo, con chó, không chọn lựa, có gì ăn nấy. Không được cố gắng để đạt hoặc né tránh bất cứ một cái gì. Chấp nhận mọi việc như chúng đến, giàu sang phú quý hay cơ hàn, lời chê bai hay tán thán. Không phân biệt giữa đúng sai, thiện ác, thành bại. Không hối tiếc và cũng không hãnh diện, vui mừng về bất cứ việc gì đã làm (Bát phong);
5. Với tâm vô tư, không thiên vị mà nghe và quán sát tất cả những hành động lời nói của mọi người. Cứ nghĩ rằng, nhân gian là như thế, người này như vậy, người kia thế đó. Quán sát thế gian như một người đứng trên đỉnh núi nhìn xuống;
6. Cấp này không thể trình bày diễn tả. Nó tương ưng với sự trực giác tính Không, tương ưng với Không (s: śūnyatā).
Dòng Ninh-mã xem ngày 10 mỗi tháng là ngày vía của Liên Hoa Sinh và mỗi tháng có một ý nghĩa khác nhau. Ngày 10 tháng giêng là ngày xuất gia và quán tử thi, ngày 10 tháng 2 là ngày thụ giới, ngày 10 tháng 3 là ngày chuyển hoá lửa thành nước v.v… Bài dạy cầu Liên Hoa Sinh được ghi thành 7 dòng như sau:
Nơi miền Tây bắc Ô-trượng-na
Trong một đoá hoa sen
Ngài đã đạt Vô thượng bồ-đề
Ngài là Liên Hoa Sinh
Với nhiều nữ thần hộ vệ xung quanh
Con nguyện theo Ngài
Hãy đến đây độ trì cho đệ tử.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện."/>

Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển thuật ngữ Phật học »» Đang xem mục từ: Liên Hoa Sinh »»

Từ điển thuật ngữ Phật học »» Đang xem mục từ: Liên Hoa Sinh




KẾT QUẢ TRA TỪ

Từ điển Đạo uyển

TRA THEO VẦN TRONG CÁC TỪ ĐIỂN

Chọn từ điển để xem theo vần A, B, C...


Hướng dẫn: Quý vị có thể nhập nguyên một từ để tìm xem tất cả những từ ngữ bắt đầu bằng từ đó. Ví dụ, nhập quyết để xem Quyết định tâm, Quyết định tạng luận, Quyết định tín v.v...



_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng bận tâm chuyện vặt


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.139.84 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...