Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: niết bàn tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: niết bàn tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


niết bàn tông:

(涅槃宗) Cũng gọi Thường tu đa la tông, Niết bàn học phái. Tên tông phái y cứ vào kinh Niết bàn mà được thành lập, tổ khai sáng là ngài Đàm vô sấm, 1 trong 13 tông phái ở Trung quốc; hoằng truyền giáo chỉ Hết thảy chúng sinh đều có Phật tính và Như lai thường trụ, không có biến đổi. Trước hết, Pháp sư Đạo sinh, học trò của ngài Cưu ma la thập, nghiên cứu 6 quyển kinh Đại bát niết bàn do các ngài Pháp hiển và Phật đà bạt đà la cùng dịch vào đời Đông Tấn, nêu ra luận thuyết Xiển đề thành Phật, bị các học giả bài bác kịch liệt, sư phải lánh xuống miền Nam, sáng lập chùa Long quang tại Kiến khang, sau lại dời đến Lô sơn. Ba năm sau, tức là vào năm Vĩnh sơ thứ 2 (421) đời Vũ đế nhà Lưu Tống, ngài Đàm vô sấm ở Lương châu dịch kinh Đại bátniết bàn 40 quyển, trong đó nêu rõ thuyết Xiển đề thành Phật, bấy giờ các học giả mới thán phục thuyết của Pháp sư Đạo sinh và học theo luận thuyết của ngài. Trong Pháp hoa kinh sớ quyển thượng của mình, ngài Đạo sinh lập thuyết Tứ chủng pháp luân, xiển dương diệu lí thường trụ trong kinh Niết bàn và gọi đó là Đệ tứ vô dư pháp luân. Ngài Đàm vô sấm thì chẳng những theo đuổi sự nghiệp phiên dịch, mà còn hết lòng hoằng truyền, giảng thuyết để đẩy mạnh việc nghiên cứu kinh Niết bàn. Các ngài Đạo lãng, Sùng trí v.v... cũng ra sức giúp đỡ ngài Đàm vô sấm trong sự nghiệp này. Trong Đại thừa huyền luận quyển 3, ngài Cát tạng có đề cập đến Niết bàn nghĩa sớ do ngài Đạo lãng soạn, giải thích về bản dịch kinh Niết bàn của ngài Đàm vô sấm và đề xướng thuyết Trung đạo là Phật tính. Ngoài ra, ở miền Nam có ngài Tuệ quán ở chùa Đạo tràng, tiếp nối chí nguyện của ngài Đàm vô sấm, muốn tìm kiếm kinh Niết bàn bản tiếng Phạm, sau đó, có các ngài Đạo phổ... đi Tây trúc tìm cầu, nhưng không đạt được mục đích. Bấy giờ, các ngài Tuệ quán, Tuệ nghiêm và cư sĩ Tạ linh vận cùng vâng sắc của vua Văn đế nhà Lưu Tống, tham cứu kinh Đại bát nê hoàn do các ngài Pháp hiển và Phật đà bạt đà la cùng dịch, kinh Đại bát niết bàn do ngài Đàm vô sấm dịch, châm chước, sửa chữa, nhuận sắc và sắp xếp lại các phẩm mục mà thành kinh Nam bản Niết bàn gồm 36 quyển, đối lại với kinh Bắc bản Niết bàn do ngài Đàm vô sấm dịch. Từ đó, miền Bắc dùng bản Bắc, miền Nam dùng bản Nam. Trong khoảng các đời Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy có nhiều học giả nối gót nhau nghiên cứu, chú giải, giảng thuyết kinh Niết bàn, tạo thành nền học vấn rực rỡ 1 thời. Lương Vũ đế đặc biệt tôn sùng kinh Niết bàn. Nhà vua thường tuyên giảng kinh này ở chùa Đồng thái và tu Sám pháp Niết bàn. Năm Thiên giám thứ 8 (509), vua sắc lệnh ngài Bảo lượng soạn bộ Niết bàn kinh nghĩa sớ hơn 10 vạn lời. Sang đời Tùy thì có các ngài Đàm diên, Tuệ viễn, Đạo xước, Pháp lệ... Rồi đến đời Đường thì có các ngài Linh nhuận, Đạo hồng, Đạo tuyên, Pháp bảo... tiếp tục giảng thuyết và truyền bá rộng rãi kinh Niết bàn. Những chú sớ về kinh Niết bàn của các học giả thời ấy được ngài Bảo lượng thu tập thành bộ Đại bát niết bàn kinh tập giải, 71 quyển, còn được truyền đến ngày nay, nhờ đó mà biết được học thuyết thành lập tông Niết bàn của các học giả đương thời.Về phán giáo của tông Niết bàn, đầu tiên có ngài Tuệ quán chủ trương kinh Niết bàn là giáo pháp tột bậc của đức Phật, đề xướng Ngũ thời phán giáo, đây là lập theo thuyết Ngũ vị(nhũ, lạc, sinh tô, thục tô, đề hồ)trong kinh Niết bàn. Niết bàn kinh tập giải quyển 35, dựa theo thuyết của ngài Tăng lượng, cho rằng Phật giáo phát khởi từ Tiểu thừa, nên dùng Nhũ ví dụ cho Tam tạng; Lạc ví dụ cho tạp thuyết của Tam thừa; Sinh tô ví dụ cho Phương đẳng; Thục tô ví dụ cho Bát nhã; Đề hồ ví dụ cho kinh Niết bàn. Như vậy, Ngũ thời gồm có: Tiểu thừa, Tam thừa, Phương đẳng, Bát nhã và Niết bàn. Ngài Tăng tông thì đem chia giáo pháp do đức Phật nói trong 1 đời làm 5 thời: Tiểu thừa, Tam thừa thông giáo, Tư ích duy ma, Pháp hoa và Niết bàn. Ngài Bảo lượng thì đem Ngũ thời: Tiểu thừa, Thông giáo, Duy ma tư ích, Pháp hoa, Niết bàn phối hợp với Ngũ vị: Nhũ, Lạc, Sinh tô, Thục tô, Đề hồ giải thích tỉ mỉ, rõ ràng. Tóm lại, thứ tự phán giáo 5 thời của tông này tức là thứ tự về giá trị và cho đó là giáo pháp chân thực tột cùng, là bản hoài xuất thế của đức Phật. Và các thuyết như: Tất cả chúng sinh đều có Phật tính; Xiển đề đều được thành Phật; Phật có 4 đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh và Như lai tạng... là những giáo pháp chủ yếu của tông Niết bàn. Đến khi tông Thiên thai hưng khởi, ngài Trí khải dùng giáo quán của chính mình làm chuẩn và dùng kinh Niết bàn bổ trợ thêm cho kinh Pháp hoa, chỉ xem kinh Niết bàn là giáo pháp lượm lặt(nghĩa là giáo pháp chỉ cứu độ những người mà kinh Pháp hoa còn bỏ sót). Từ đó về sau, những người thuyết giảng và truyền bá kinh Niết bàn 1 cách độc lập mỗi ngày một ít đi, cuối cùng thì hết hẳn. Hiện nay chỉ có Hàn quốc và Nhật bản vẫn còn truyền thừa kinh này, nhưng chỉ truyền tông chỉ giáo lí và tôn thờ như 1 tín ngưỡng phổ thông vậy thôi, chứ không có nét gì đặc biệt của 1 tông phái.[X. Bà tẩu bàn đậu pháp sư truyện; Đại bát niết bàn kinh tập giải Q.1; Xuất tam tạng kí tập Q.8, 12; Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.10, phần đầu; Quảng hoằng minh tập Q.28]. (xt. Ngũ Thời Giáo, Niết Bàn).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.147.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...