Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: quán thế âm tín ngưỡng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: quán thế âm tín ngưỡng








KẾT QUẢ TRA TỪ


quán thế âm tín ngưỡng:

(觀世音信仰) Chỉ cho tín ngưỡng tông giáo lấy Bồ tát Quán thế âm làm đối tượng thờ phụng. Theo phẩm Phổ môn kinh Pháp hoa thì khi chúng sinh gặp tai ách khổ nạn, chỉ cần tụng niệm danh hiệu của bồ tát Quán thế âm thì tức thời Ngài quán sát âm thanh ấy mà đến cứu giúp. Trong các viên thông của 25 vị Thánh thì nhĩ căn viên thông của bồ tát Quán thế âm là thù thắng nhất. Ở Trung quốc, tín ngưỡng Quán thế âm cũng rất phổ cập. Việc dịch kinh có liên quan đến tín ngưỡng Quán thế âm ở Trung quốc cũng rất sớm, đầu tiên là năm Ngũ phụng thứ 2 (255) đời Ngô thời Tam quốc, ngài Chi Cương Lương tiếp đã dịch kinh Pháp hoa Tam muội (nay đã thất lạc). Kế đến, ngài Trúc Pháp Hộ dịch phẩm Quang thế âm phổ môn kinh Pháp hoa vào năm Thái khang thứ 7 (286) đời Tây Tấn; rồi lần lượt đến các ngài Cưu Ma La Thập dịch phẩm Quán thế âm bồ tát Phổ môn kinh Diệu pháp liên hoa vào năm Hoằng thủy thứ 8 (406) đời Diêu Tần; các ngài Xà Na Quật Đa và Đạt Ma Cấp Đa cùng dịch phần kệ tụng của phẩm Phổ môn kinh Thiêm phẩm pháp hoa vào niên hiệuNhân thọ năm đầu (601) đời Tùy, ngài Đàm vô kiệt dịch kinh Quán thế âmbồ tát thụ kí vào đời Lưu Tống ...Theo với đà tín ngưỡng kinh Pháp hoa nói nhiều về công đức của Bồ tát Quán thế âm được mở rộng và phổ cập, tín ngưỡng Quán thế âm cũng đi sâu vào nhân gian. Ngoài kinh Pháp hoa, kinh Vô lượng thọ do ngài Khang tăng khải dịch vào năm Gia bình thứ 4 (252) đời Tào Ngụy, kinh Quán Vô lượng thọ do ngài Cương Lương Da Xá dịch, phẩm Pháp giới kinh Hoa nghiêm do ngài Phật Đà Bạt Đà La dịch... cũng đều nói rộng về sự lợi ích mà bồ tát Quán thế âm ban bố cho chúng sinh. Kinh Thỉnh Quán thế âm bồ tát tiêu phục độc hại đà la ni chú do ngài Trúc nan đề dịch vào đời Đông Tấn, kinh Thập nhất diện Quán thế âm thần chú do ngài Da Xá Quật Đa dịch vào thời Bắc Chu thì nói rõ về công đức và sự linh nghiệm của việc xướng niệm danh hiệu bồ tát Quán thế âm. Ngoài ra cũng có sự truyền bá rộng rãi Bát nhã ba la mật đa tâm kinh trong dân gian. Sự phiên dịch các kinh điển nói trên đã làm cho tín ngưỡng Quán thế âm phát triển sâu rộng. Cùng với phong trào này cũng đã xuất hiện một số lớn kinh điển phổ biến tín ngưỡng Quán thế âm bị ngờ là các kinh giả tạo, như kinh Cao vương Quán thế âm, kinh Quán thế âm thập đại nguyện, kinh Quán thế âm vịnh thác sinh, kinh Quán thế âmbồ tát vãng sinh tịnh độ bản duyên, kinh Quán thế âm sám hối trừ tội chú, kinh Quán thế âmbồ tát cứu khổ, kinh Quán thế âm sở thuyết hành pháp, kinh Quán thế âm Tam muội... Trong đó, kinh Cao vương Quán thế âm còn được gọi là kinh Tiểu Quán âm. Ông Phó lượng (374- 426) đời Tống căn cứ vào Quán thế âm ứng nghiệm truyện của ông Tạ phu soạn vào đời Đông Tấn mà viết thành Quang thế âm ứng nghiệm kí. Ông Trương diễn (tiền bán thế kỉ V) đời Tống soạn Tục quang thế âm ứng nghiệm kí. Ông Lục cảo (459-532) đời Tề soạn Hệ Quán thế âm ứng nghiệm kí... Căn cứ vào đó ta cóthể biết cái tình hình hưng thịnh của tín ngưỡng Quán thế âm trong xã hội Trung Quốc vào cuối đời Đông Tấn đến thời Lục triều. Sang đời Tùy, ngài Trí Khải y cứ vào phẩm Phổ môn kinh Pháp hoa mà soạn Quán âm huyền nghĩa 2 quyển, Quán âm nghĩa sớ 2 quyển; rồi lại dựa theo kinh Thỉnh Quán thế âm bồ tát tiêu phục độc hại đà la ni chú mà soạn Thỉnh Quán thế âm kinh sớ 1 quyển, Thỉnh Quán âm sám pháp 1 quyển. Mặt khác, Ngài Trí Khải còn tích cực dẫn dụng thuyết trong các kinhgiả như kinh Quán âm tam muội... để chỉ rõ cách nhìn và hiểu về tín ngưỡng Quán âm, làm khuôn mẫu cho việc giải thích phẩm Phổ môn của người sau. Ngài Tri Lễ soạn Quán âm huyền nghĩa kí 4 quyển, Quán âm nghĩa sớ kí 4 quyển là thêm phần kệ tụng, đồng thời chú thích 2 bộSớ của ngài Trí Khải. Đến đời Đường, ngài Bảo Tư Duy dịch kinh Quán thế âm bồ tát như ý ma ni đà la ni 1 quyển, Đà la ni niệm tụng pháp 1 quyển. Ngài Thực Xoa Nan Đà cũng dịch kinh Quán thế âm bồ tát bí mật tạng như ý luân đà la ni thần chú 1 quyển. Thời kì giữa đời Đường về sau, Mật giáo hưng thịnh, tín ngưỡng Quán âm cũng có sự phát triển khác nhau. Vào cuối đời Đường đầu đời Ngũ đại, Ngài Tuệ Ngạc, vị tăng Nhật Bản, thỉnh được tượng Quán âm từ núi Ngũ Đài để thờ ở động Triều âm tại quần đảo Chu sơn, sáng lập viện Quán âm, gọi Chu sơn là núi Bổ đà lạc, là Thánh địa của bồ tát Quán thế âm.Cứ theo truyền thuyết, kinh Cao vương Quán thế âm vốn ngắn, vì số trang có ít, người ta muốn cho dài nên tăng thêm số trang, do đó mới có tạp chú xen kẽ trong đó. Khi tác phẩm Phật tổ thống kỉ được thành lập vào đời Nam Tống thì kinh Cao vương Quán thế âm đã trở thành 1 áng văn tạp nhạp lưu hành trong dân gian; tuy nhiên, tác giả của Phật tổ thống kỉ là ngài Chí bàn vẫn tin sâu và không nghi ngờ gì về sự không linh nghiệm của việc trì tụng kinh này. Trái lại, ngài Vân Thê Châu Hoành đời Minh thì cực lực bài bác kinh Cao vương Quán thế âm, nhưng từ Minh, Thanh, đến nay do chịu ảnh hưởng của kinh này, tín ngưỡng Quán âm lại càng tiến sâu hơn vào nhân gian. Từ đời Thanh về sau lại xuất hiện hình tượng Quán âm tống tử làm cho phạm vi tín ngưỡng Quán âm càng rộng thêm. Ngài Hoằng tán đời Thanh soạn Quán âm từ lâm tập 3 quyển. Năm Thuận trị 16 (1659) cư sĩ Chu khắc phục soạn Quán âm kinh trì nghiệm kí 2 quyển, nội dung ghi thuật 118 sự tích linh nghiệm, cuối quyển có phụ thêm Quán thế âm đại bi tâm đà la ni, kinh Bạch y đại bi ngũ ấn tâm đà la ni, Lễ Quán âm văn, Biện ngoa ngữ... Do tín ngưỡng Quán thế âm phổ cập nên chẳng những việc dịch kinh, soạn luận đã nhiều, mà ngay cả việc tạo tượng Quán thế âm cũng nhiều không thể kể xiết, nhất là sau đời Bắc Ngụy, phong trào tạo tượng càng hưng thịnh, cho đến nay, các nơi như Đại đồng, Long môn, Đà sơn... vẫn còn rất nhiều di phẩm. Từ các đời Tùy, Đường trở đi, do ảnh hưởng của Mật giáo hưng thịnh nên đã có các loại hình tượng Quán âm như: Thập nhất diện Quán âm, Thiên thủ Quán âm, Như ý luân Quán âm, Bất không quyên sách Quán âm, Chuẩn đề Quán âm... Rồi căn cứ vào sự cảm ứng của những người có tín tâm nên lại có các loại tượng như: Cáp lợi Quán âm (Quán âm ngồi trên con sò), Mã long phụ Quán âm (Quán âm vợ chàng họ Mã), Thủy nguyệt Quán âm (Quán âm ngồi trên sườn núi trong biển cả), Ngư lam Quán âm (Quán âm xách giỏ cá)... Trong số tượng Bồ tát ở động Thiên Phật tại Đôn hoàng, thì tượng Quán thế âm chiếm hơn phân nửa. Ngoài kinh, luận, tạo tượng ra, các chùa viện lấy Quán thế âm làm đối tượng thờ phụng chủ yếu, hoặc tên các chùa viện đứng đầu bằng 2 chữ Quán Âm cũng không thể kể xiết.Ở Nhật Bản, xưa nay tín ngưỡng Quán thế âm cũng hưng thịnh. Cứ theo Phú tang lược kí quyển 3 thì Thiên hoàng Suy cổ (trị vì 592- 628) từng ban sắc khắc tượng Quán thế âm bằng gỗ thơm trầm thủy. Thái tử Thánh đức cũng tôn trí tượng Cứu thế Quán thế âm tại Mộng điện chùa Pháp Long và ở Kim Đường chùa Tứ Thiên Vương. Thiên hoàng Thánh vũ và Hoàng hậu Quang Minh triều Nại lương rất sùng tín Phật giáo, vua cho xây chùa Quốc Phần ni tự tại các nơi và an vị tượng Quán thế âm, tạo 177 pho tượng Quán thế âm, viết chép 177 quyển kinh Quán âm; đồng thời, ở các nơi tạo tượng Bất không quyên sách Quán âm, Thiên Thủ Quán âm, Thập nhất diện Quán âm... Tín ngưỡng Quán âm ở triều Bình an cũng rất phổ cập. Có rất nhiều tác phẩm quí giá điêu khắc, hội họa tượng Quán thế âm qua các triều đại, hiện nay có tới 450 tượng được xếp vào hàng quốc bảo. Ngoài ra, các trứ tác nói về sự linh nghiệm của Quán thế âm cũng nhiều như: Quán âm cảm thông truyện, Quán âm tân nghiệm lục, Trường cốc tự duyên khởi, Quán âm diệu ứng tập, Chuẩn đề Quán âm niệm tụng linh nghiệm kí đồ hội, Chuẩn đề bồ tát niệm tụng linh nghiệm kí, Lạc dương Quán âm linh nghiệm chân sao... Qua những điều trình bày trên đây, ta thấy được sự thịnh hành của tín ngưỡng Quán thế âm ở Trung quốc và Nhật bản, nhưng vì hòa nhập với Mật giáo nên tín ngưỡng Quán thế âm ở Trung quốc trở nên phức tạp. Sau lại kềt hợp với Đạo giáo mà phát triển thành tín ngưỡng Nương nương miếu. Tín ngưỡng nhân gian vốn sùng bái Quán thế âm như vị nữ thần, nên lâu ngày bèn hỗn hợp với tín ngưỡng Nương nương thần của Đạo giáo mà có danh xưng là Quán âm nương nương. [X. luận Đại trí độ Q.26, 30, 34; luận Du già sư địa Q.7; Đại nhật kinh nghĩa thích Q.4; Pháp kinh lục Q.3; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.2; Chư thuyết bất đồng kí Q.2, 3, 5, 7].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguyên lý duyên khởi


Nắng mới bên thềm xuân


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.232.169.110 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...