Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phương tiện »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phương tiện








KẾT QUẢ TRA TỪ


phương tiện:

(方便) Phạm,Pàli: Upàya. Hán âm: Âu ba da. Cũng gọi Thiện quyền, Biến mưu. Phương pháp khéo léo để tiến triển hướng thượng, 1 trong 10 Ba la mật. Danh từ Phương tiện được các kinh luận sử dụng với ý nghĩa rất rộng, nay qui nạp lại làm 3 ý nghĩa như sau: 1. Đối với pháp chân thực thì phương tiện là pháp môn tạm thời được đặt ra để dắt dẫn chúng sinh vào pháp chân thực. Tức là Phật, Bồ tát tùy theo căn cơ, trình độ của các chúng sinh mà sử dụng những phương pháp khéo léo, thích hợp để làm lợi ích cho họ. 2. Đối với thực trí bát nhã, cứ theo Vãng sinh luận chú của ngài Đàm loan thì Bát nhã là tuệ đạt như, Phương tiện là trí thông quyền. Dùng Quyền trí quán chiếu sự sai biệt hiển hiện trong Thực trí bình đẳng. 3. Phương tiện là gia hạnh tu tập để chứng ngộ chân lí. Đại thừa nghĩa chương quyển 15 của ngài Tuệ viễn và Pháp hoa huyền tán quyển 3 của ngài Khuy cơ, nêu ra 4 thứ phương tiện:1. Tiến thú phương tiện: Chuẩn bị (gia hạnh) tiến tới bồ đề, như 7 phương tiện trước giai vị Kiến đạo. 2. Quyền xảo phương tiện: Trí phương tiện trong 2 trí. Vì thực ra không có pháp môn Tam thừa, nhưng tùy cơ phương tiện mà đặt ra thôi. Thi tạo phương tiện (Thi vi phương tiện): Phương tiện ba la mật trong 10 Ba la mật, tức những việc được thực hiện một cách khéo léo để đạt thành mục đích lí tưởng. 4. Tập thành phương tiện: Thuyết Lục tướng trong Thập địa kinh luận. Các pháp đồng thể tập thành với nhau một cách khéo léo, tức bản chất của các pháp đều giống nhau, trong 1 có tất cả, trong tất cả cũng thành 1, đây kia tập thành và kiến lập lẫn nhau một cách khéo léo. Quyền xảo phương tiện có nghĩa là đức Phật dùng Trí phương tiện tạm thời bày đặt ra pháp môn Tam thừa... Trí phương tiện này cũng gọi là Quyền trí, tức là trí vì dẫn dắt chúng sinh mà đức Phật tạm thời giả lập ra. Quyền xảo phương tiện và Thi tạo phương tiện đều là những phương tiện khéo léo của Phật. Thiện xảo phương tiện lấy trí Thành sở tác trong 4 trí làm thể, cũng gọi là Phương tiện thiện xảo, Thiện quyền phương tiện, Thiện phương tiện, Xảo phương tiện, Quyền phương tiện, Thắng phương tiện, Thiện xảo, Thiện quyền, Xảo tiện... Tất cả giáo thuyết, nói theo quan điểm tuyên giảng, thì hết thảy chỉ là phương tiện thi thiết, nhưng trong đó, giáo thuyết trực tiếp giải thích rõ bản chất của bồ đề, biểu hiện ý nghĩa chân thực của nó thì gọi là Chân thực giáo; còn giáo thuyết vì thích ứng với căn cơ chúng sinh mà tạm thời nói ra để dẫn dắt họ vào chân thực, thì gọi là Phương tiện giáo (Phương tiện giả môn, Quyền môn), phương tiện này gọi là Hóa tiền phương tiện, Quyền giả phương tiện... Trái lại, loại phương tiện khác thì gọi là Dị phương tiện. Phương tiện sau khi giác ngộ Phật quả, gọi là Quả hậu phương tiện. Ngoài ra, đối lại với Pháp Báo gọi là Quả cực pháp thân thì có Ứng Hóa gọi là Phương tiện pháp thân; đối lại với cõi chân thực do tu nhân mà được, gọi là Thực báo độ, thì có cõi do tu đạo Phương tiện mà chiêu cảm, gọi là Phương tiện hữu dư độ; đối lại với Bát nhã gọi là Thực trí, thì có hóa dụng lợi tha, gọi là Phương tiện trí; đối lại với Nhất thừa gọi là Chính thừa, thì có Tam thừa, gọi là Phương tiện thừa. Đại thừa nghĩa chương quyển 15 chia Thi tạo phương tiện làm 3 loại: 1. Giáo đạo phương tiện: Tất cả việc làm ở thế gian đều có thể tu tập một cách khéo léo. 2. Chứng đạo phương tiện:Xả bỏ tình tướng chứng vào thực tế. 3. Bất trụ phương tiện: Không chấp trước các kiến giải sai biệt tương đối như không hữu, nhiễm tịnh, tự tha... Kinh Địa tạng thập luân quyển 10 thì chia Phương tiện làm 2 thứ là Phương tiện thiện xảo chấp trước hữu sở đắc và Phương tiện thiện xảo xa lìa chấp trước vô sở đắc; hoặc Thế gian thiện xảo phương tiện và Xuất thế gian thiện xảo phương tiện. Kinh Hoa nghiêm quyển 40 (bản dịch cũ) nêu 10 loại Phương tiện của bồ tát Thập địa là: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ, đại từ, đại bi, giác ngộ và chuyển bất thoái chuyển pháp luân. Luận Đại thừa khởi tín thì nêu ra 4 thứ Phương tiện là: Căn bản phương tiện, Năng chỉ phương tiện, Phát khởi thiện căn(tăng trưởng)phương tiện và Đại nguyện phương tiện.Pháp hoa văn cú quyển 7 của ngài Trí khải tông Thiên thai thì nêu 3 thứ Phương tiện: Pháp dụng phương tiện, Năng thông phương tiện và Bí diệu phương tiện. Trong đó, tùy theo các đối tượng Tạng giáo, Thông giáo và Biệt giáo mà thi thiết, là Pháp dụng phương tiện; Phương tiện thông suốt được pháp môn chân thực, là Năng thông phương tiện; Pháp hoa dùng nhân sâu kín của Quyền giáo trước mà hiển bày Viên giáo Pháp hoa, nhân sâu kín tức diệu(mầu nhiệm), là Bí diệu phương tiện. Ngoài ra, Ma ha chỉ quán quyển 4, phần đầu, căn cứ vào 4 giáo Tạng, Thông, Biệt, Viên để phân biệt tính chất xa gần của Phương tiện. Tức là Tạng giáo lấy Tam hiền làm phương tiện xa, lấy Tứ thiện căn làm phương tiện gần, Thông giáo lấy Thập tín làm phương tiện xa, lấy Tam hiền làm phương tiện gần. Viên giáo lấy 25 phương tiện danh tự và 5 phẩm Hành quán làm phương tiện xa, lấy 6 căn thanh tịnh tương tự làm phương tiện gần. Tịnh danh kinh sớ quyển 3 nêu ra 3 thứ phương tiện: Tự hành, Hóa tha và Tự tha. Trong đó, chư Phật và 41 vị Bồ tát biết rõ lí Nhị đế chẳng thể nghĩ bàn, là Tự hành phương tiện. Đối với các Bồ tát Tạng, Thông, Biệt và Viên giáo hữu môn, không đoạn trừ phiền não mà cùng tuyên dương các giáo pháp trong giới nội và giới ngoại một cách bình đẳng, là Hóa tha phương tiện; hợp chung 2 loại trên lại thì gọi là Tự tha phương tiện. [X. kinh Đại bản trong Trường a hàm Q.1; kinh Đại bát nhã Q.328; kinh Hoa nghiêm Q.37 (bản dịch cũ); luận Du già sư địa Q.45; Thập địa kinh luận Q.1; Pháp hoa kinh nghĩa sớ Q.4; Pháp hoa văn cú (hội bản) Q.7; Pháp hoa kinh văn cú Q.3, phần đầu; Đại thừa nghĩa chương Q.19].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


Phát tâm Bồ-đề


Người chết đi về đâu


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.221.43.155 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...