Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phệ đàn đa học phái »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phệ đàn đa học phái








KẾT QUẢ TRA TỪ


phệ đàn đa học phái:

(吠檀多學派) Phệ đàn đa, Phạm: Vedànta. Cũng gọi Hậu di mạn sai phái (Phạm: Uttara-mìmàôsà), Trí di mạn sai phái (Phạm: Jĩàna-mìmàôsà). Nguyên chỉ cho Áo nghĩa thư (Phạm: Upaniwad), chuyên nghiên cứu và giải thuyết nghĩa thâm áo (sâu kín) của Phệ đà, về sau phát triển dần dần thành 1 phái lấy tên Phệ đàn đa học phái. Học phái này chủ trương Phạm (Phạm: Brahman) là thực tại tối cao, 1 học phái chính thống có thế lực nhất trong 6 phái triết học Ấn độ đời xưa. Phái này được thành lập vào khoảng thế kỉ I Tây lịch, thủy tổ là Bạt đa la diễn na (Phạm: Bàdaràyaịa). Nội dung tư tưởng phái này căn cứ vào Áo nghĩa thư cổ đại, rồi điều hòa tổ chức các học thuyết từ xưa mà thành, vì thế mà phái này được coi như học đồ của Áo nghĩa thư (Phạm: Aupaniwada). Những sách vở y cứ của phái này được biên soạn vào khoảng thế kỉ V.Phái này lấy Phạm kinh (Phạm: Brahma-Sùtra) làm Thánh điển căn bản, phát huy tư tưởng Phạm, Ngã (Phạm: Àtman) trong Áo nghĩa thư. Về sau, Phạm kinh còn được gọi là Phệ đàn đa kinh (Phạm: Vedànta-sùtra), hoặc Căn bản tư duy kinh (Phạm: Sàrìraka-mìmàôsàsùtra). Thuyết của kinh này chủ trương Phạm là Ngã tối cao, Phạm cũng là căn nguyên sinh thành vũ trụ, muôn vật đều do Phạm chuyển biến huyễn hiện, sự tồn tại của thân thể đều từ Phạm mà ra, Ngã tuy là 1 phần của Phạm, nhưng chẳng phải từ Phạm sinh ra, cho nên Ngã không thể là quả của Phạm, đây chính là lí do cắt nghĩa Phạm cũng ở nơi 1 phần Ngã, sự quan hệ giữa Phạm và Ngã cũng giống như sự quan hệ giữa vũ trụ muôn vật được tạo thành và vũ trụ tinh thần là chẳng phải một chẳng phải khác, cho nên mới đề xướng thuyết Phạm Ngã bất nhất bất dị (Phạm: Bhedàbheda). Bà la môn chính thống cho rằng Áo nghĩa thư là sự tồn tại tuyệt đối (Áo nghĩa thư là 1 thứ trong Phệ đà), phái này tuy công nhận điều đó nhưng lại chủ trương Phệ đà tồn tại trong Áo nghĩa thư thì mới có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, tinh thần căn bản của phái này vẫn lấy sự phát huy tư tưởng Phạm-Ngã trong Áo nghĩa thư làm mục đích, cho nên, nói một cách đại thể thì phái này vẫn thuộc về tư tưởng Bà la môn chính thống. Do văn chương kinh Phệ đà giản dị, trong sáng nên rất nhiều học giả các phái chú giải kinh này, chẳng hạn như Mãn đô khư da tụng (Phạm: Màịđùkya-kàrikà) của Cao đạt phạ đạt (Phạm: Gauđapàda), Căn bản tư duy kinh chú của Thương yết la a xà lê (Phạm: Zaíkaràcàrya), Phạm kinh chú của La ma noa già (Phạm: Ràmànuja), Phệ đàn đa tinh yếu (Phạm: Vedàntasàra) của Sa đạt nan đà (Phạm: Sadànanda)... Về sau, Thương yết la a xà lê chịu ảnh hưởng của học phái Du già và tư tưởng Trung quán của Phật giáo, đem tư tưởng trong Mãn khư đô khư da tụng của Cao đạt phạ đạt phát triển thành Bất nhị Nhất nguyên luận (Phạm: Advaitavàda), chủ trương Phạm ngã nhất nguyên là thường trụ chân thực, chẳng sinh chẳng diệt và cho rằng tất cả hiện tượng giới đều do thức biến hiện. Ba tư gia la (Phạm: Bhàskara) phản đối thuyết trên đây của Thương yết la a xà lê mà lập riêng thuyết bất nhất bất dị, chủ trương Phạm là thực tại tối cao, cũng thừa nhận thế giới và các loài hữu tình là thực có. Vào thế kỉ XI, La ma noa già phản đối thuyết này mà đề xướng Chế hạn nhất nguyên luận (Phạm: Viziwỉàdvaita) chủ trương Phạm tức là thần Tì sắt nô (Phạm: Viwịu), trong thân Tì sắt nô bao gồm vật chất và Ngã cá nhân, đương lúc Phạm khởi động chuyển biến thì vật chất trở thành khí thế giới và thân hữu tình, còn Ngã cá nhân thì trở thành linh hồn của loài hữu tình, tức chủ trương vật chất và Ngã cá nhân chỉ là thuộc tính của Phạm, chẳng phải hoàn toàn tương đồng với Phạm. Cả hai phái này (Ba tư gia la và La ma noa già) cùng với Bất nhị Nhất nguyên luận đồng thời lưu truyền đến ngày nay, hợp thành 1 học phái lớn mạnh. Ngoài ra, Ninh ba nhĩ ca (Phạm: Nimbarka) thuộc phái Tì sắt nô chịu ảnh hưởng của La ma noa già, đề xướng thuyết Bất nhất bất dị. Vào thế kỉ XII, Ma đà ba (Phạm: Madhva), soạn sách chú thích kinh Phệ đàn đa đề xướng thuyết Nhị nguyên (Phạm: Dvaita), chủ trương Ngã tối cao (Thần Tì sắt nô) cùng với Ngã cá nhân và vật chất không giống nhau. Giữa thế kỉ XIII, A nan đà cát lợi (Phạm: Ànandagiri), chú thích lại các sách chú sớ của kinh Phệ đàn đa, kể cả chú thích của Thương yết la a xà lê. Vào thế kỉ XIV, Duy đô á lạp ni nhã (Phạm: Vidyàraịya), soạn sáchPaĩdazì, chủ trươngthuyết Tuyệt đối bất nhị. Khoảng thế kỉ XV, XVI, Bà nhĩ la ba (Phạm: Vallabha) chủ trương thuyết Thanh tịnh bất nhị (Phạm: Zuddhàdvaita), nghĩa là Ngã cá nhân và vật chất cùng với Phạm chẳng phải là hai. Nói tóm lại, lí luận của phái Phệ đàn đa đều cho rằng Phạm Ngã nhất như là nguyên lí tuyệt đối, hiện đang thịnh hành và là dòng phái chính của trào lưu tư tưởng Ấn độ. [X. Ấn độ triết học khái luận (Lương thấu minh); Ấn độ lục phái triết học cương yếu (Lí thế kiệt); Ấn độ triết học nghiên cứu Q.1 (Vũ tỉnh Bá thọ); The Vedàntasùtra, by Thibaut; Das system des Vedànta, by Deussen; Der ltereVedànta, by Walleser].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.12.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...