Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo phạm ngữ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo phạm ngữ








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật giáo phạm ngữ:

(佛教梵語) Chỉ cho loại tiếng Phạm (Sanskrit) đặc biệt được sử dụng trong kinh điển Phật giáo. Về văn pháp, hình dạng chữ, cách phát âm của loại tiếng Phạm đặc thù này đều khác với tiếng Phạm cổ điển (Classical Sanskrit) do các nhà văn pháp cổ điển như Ba nhĩ ni qui định, xác lập. Vì ý nghĩa, cách sử dụng và ngữ vựng đặc thù của loại tiếng Phạm này không được thấy trong các văn hiến của hệ thống Bà la môn chính thống, cho nên các học giả cận đại đặcbiệt gọi nó là Phật giáo Phạm ngữ (Buddhist Sanskrit). Ông Franklin Edgerton, học giả người Mĩ thời gần đây, thì gọi nó là Phật giáo hỗn hợp Phạm ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit). Ngôn ngữ Ấn độ được sử dụng trong các kinh điển Phật giáo có thể được chia làm 3 loại: 1. Tiếng Phạm tiêu chuẩn: Được sử dụng trong các thi phẩm của bồ tát Mã minh (Phạm: Azvaghowa). 2. Tiếng Ấn độ ở thời kì giữa (Middle Indic): Tiếng Phạm Phệ đà (Vedic Sanskrit) đã bị tục ngữ hóa và phương ngôn hóa, được gọi chung là tiếng Pràkrita hay Pràkrit, đối lại với tiếng Ấn độ ngày nay. Loại tiếng Phạm này bao gồm tiếng Pàli và các ngôn ngữ khác. Tiếng Pàlilà ngôn ngữ quan trọng vẫn còn trong Thánh điển của Phật giáo Nam truyền hiện nay. Miền Tây và miền Trung Ấn độ đều sử dụng tiếng Pràkrita. Pràkrita vốn là phương ngôn của vùng Tây bắc Ấn độ. Thủa xưa, khi nói pháp, đức Phật thường dùng tục ngữ của các địa phương, đến đời sau, các vị đệ tử Phật cũng dùng thứ ngôn ngữ mà Phật đã nói để ghi chép tư tưởng và giáo pháp của Ngài. 3. Tiếng Phạm Phật giáo: Ngôn ngữ được sử dụng trong các văn hiến của Phật giáo phương bắc. Đây là tiếng Phạm căn cứ vào phương ngôn của miền Bắc Ấn độ, rồi xen lẫn tiếng Phạm,Pàli và các phương ngôn khác mà phát triển thành 1 loại ngôn ngữ tông giáo đặc thù của giáo đoàn Phật giáo, chứ không phải loại ngôn ngữ thông thường dùng hàng ngày. Căn cứ vào trình tự của khuynh hướng Phạm ngữ hóa trên đây mà nhận xét, người ta thấy kinh điển Phật giáo ở thời kì đầu phần nhiều sử dụng tục ngữ, về sau, theo sự biến thiên của thời đại mà dần dần Phạm ngữ hóa, cho đến thời kì sau thì ngoài những thuật ngữ đặc biệt ra, còn tất cả đã hoàn toàn trở thành Phạm ngữ cổ điển. Học giả Franklin Edgerton đem những văn hiến Phật giáo hiện còn, dựa theo trình tự Phạm ngữ hóa mà chia những tác phẩm tiếng Phạm làm 3 thời kì như sau: 1. Thời kì thứ nhất: Các tác phẩm sử dụng cả văn vần lẫn văn xuôi, những tác phẩm của thời kì này vẫn còn giữđược sắc thái rất đậm đà của ngôn ngữ Ấn độ thời kì giữa. 2. Thời kì thứ hai: a) Bộ phận văn vần, thành phần ngôn ngữ Ấn độ thời kì giữa tương đối còn nhiều. b) Bộ phận văn xuôi thì nhiều thành phần Phạm ngữ hóa. Trong ngữ vựng, dụng ngữ phổ thông cho đến những thành phần có thể được xem là tiếng Phạm của Phật giáo cũng có rất nhiều. 3. Thời kì thứ ba: Văn vần, văn xuôi; trên cơ bản, đều được viết bằng Phạm ngữ cổ điển, nhưng trong ngữ vựng thì khá nhiều tiếng Phạm Phật giáo.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phúc trình A/5630


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.142.146 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...