Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó.
(We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời.
(Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói.
(Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo vũ đạo
KẾT QUẢ TRA TỪ
phật giáo vũ đạo:
(佛教舞蹈) Nghệ thuật nhảy múa trong Phật giáo. Ấn độ từ nghìn xưa đã thấy có ghi chép về nghệ thuật nhảy múa, như được tường thuật trong Lê câu phệ đà. Nay trong văn học Phật truyện cũng thấy miêu tả vũ đạo trong cung đình, như vậy đủ biết ở thời đại đức Phật vũ đạo đã được phổ biến. Nhưng, trong Phật giáo, tăng chúng bị cấm chỉ không được xem nghe ca vũ nhạc kịch, qui định này đã thấy trong mười giới Sa di; song tín đồ Phật giáo tại gia thì không bị chi phối bởi qui định này. Qua các tác phẩm kịchnghệ như Xá lợi phất chi sở thuyết (Phạm: Zàriputraprakaraịa –Những điều ngài Xá lợi phất nói) của bồ tát Mã minh, Long vương chi hỉ (Phạm: Nàgànanda –Niềm vui mừng của rồng chúa) của vua Giới nhật, hoặc theo sự miêu tả trong các tác phẩm văn học truyện Bản sinh (Phạm: Jàtaka), cho đến các di tích điêu khắc ở Sơn kì (Phạm: Sànchi), các bức bích họa trong chùa hang A chiên đa (Phạm: Ajantà)…... người ta có thể hiểu rõ tình hình vũ đạo của tín đồ Phật giáo tại gia. Tuy nhiên, nghệ thuật Vũ đạo ở Ấn độ cổ đại lấy các đền thờ của Ấn độ giáo (Bà la môn giáo) làm trung tâm phát triển, chứ không có vũ đạo đặc biệt của Phật giáo.Văn hiến xưa nhất liên quan đến vũ đạo là luận Bà ra đa (Phạm: Bhàratìya Nàỉyazàtra–khoảng thế kỉ III, IV), nội dung nói về nguồn gốc và sự phát triển của nghệ thuật vũ đạo truyền thống Ấn độ. Vũ đạo được kết hợp với tông giáo bắt đầu từ việc tế lễ thần Thấp bà (Phạm:Ziva). Đến nay, các nước như Miến điện, Thái lan, Indonesia...… cũng kế thừa truyền thống vũ đạo này, nhưng vẫn chưa phát triển thành vũ đạo Phật giáo. Ở Tây tạng, vũ đạo khởi đầu vào khoảng thế kỉ IX, từ đó, Lạt ma giáo chuyên dùng vũ đạo trong việc cúng tế, thông thường gọi là Khiêu quỉ (nhảy múa xua đuổi quỉ ma). Có các chủng loại như: Cúng dường vũ, Địa trấn vũ, Phất ác quỉ vũ…... Về sau, vũ đạo trở thành 1 trong những nghi thức đặc thù của Lạt ma giáo. Tại Hàn quốc, vào thời đại nhà Lí (1392-1897), Phạm bái rất thịnh hành, điệu Tăng vũ của vũ đạo Phật giáo cũng theo đó mà phát triển mạnh. Tăng vũ khởi nguồn rất sớm, ít nhất cũng đã tồn tại từ thời đại Cao li (936-1391). Đến thời đại nhà Lí, vũ đạo Phật giáo rất được chú trọng. Tức vào thời Lí thế tổ năm thứ 5 (1460), vũ điệu Liên hoa đài và nhạc khúc Linh thượng hội thượng được sáng chế cùng lúc. Khi trình diễn, trước hết, bài trí núi Hương sơn, ao hồ, chung quanh vẽ hoa nhiều màu, treo lồng đèn, 2 bên đông, tây vũ đài đều bày hoa sen, sau đó, các vũ công bắt đầu nhảy múa, đồng thời, ngâm xướng Phật kệ như Nam mô A di đà Phật hoặc Quan âm tán để hòa theo nhạc khúc và vũ điệu. Tại Nhật bản, vũ đạo được truyền vào từ các nước Ấn độ, Tây vực, Trung quốc, Hàn quốc...… thường được dùng trong các nghi thức Phật giáo như cúng dường, lễ hội…... sau phát triển thành vũ đạo đặc biệt của Phật giáo, được triều đình tán trợ, nhờ đó vũ đạo Phật giáo hưng thịnh qua nhiều thời đại. Ngoài ra, chư tăng Nhật bản cũng phát triển 1 điệu múa đặc thù để giáo hóa dân chúng, gọi là Bố giáo vũ đạo(điệu múa truyền giáo). Nghĩa là vừa niệm Phật, vừa ngâm vịnh, xướng họa, lại đánh chuông trống để hòa theo nhịp bước nhảy múa. Loại Bố giáo vũ đạo này được gọi chung là Niệm Phật dũng, Niệm Phật dược, Dũng niệm Phật, Dũng dược niệm Phật, Hoan hỉ niệm Phật...… Như Không dã niệm Phật (cũng gọi Bát khấu niệm Phật) do ngài Nhất không dã thuộc tông Thiên thai sáng chế; Dũng niệm Phật do ngài Nhất biến –Tổ khai sáng Thời tông– thành lập, Đề mục dũng, Đại nhật dũng, Vu lan bồn dũng…... đều là các điệu múa của Phật giáo Nhật bản kết hợp với nghệ thuật múa địa phương mà phát triển thành vũ đạo dân gian, và cũng là 1 trong những sắc thái rất đặc thù của nền văn hóa Nhật bản ngày nay.
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Báo đáp công ơn cha mẹ
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa
Truyện tích Vu Lan Phật Giáo
Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.192.205 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...