Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo nghệ thuật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo nghệ thuật








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật giáo nghệ thuật:

(佛教藝術) Nghệ thuật Phật giáo. Từ thời kì Phật giáo nguyên thủy đến thời kì Phật giáo bộ phái, nghệ thuật Phật giáo mới chỉ giới hạn trong các bức vẽ hoặc điêu khắc bàn chân Phật, tòa kim cương, cây Bồ đề…... để tượng trưng cho đức Phật, chứ chưa mở rộng đến các lĩnh vực khác. Đến khoảng trước sau kỉ nguyên Tây lịch, khi Phật giáo Đại thừa hưng khởi, giới tăng sĩ có tinh thần canh tân, đả phá quan niệm bảo thủ của thời Phật giáo bộ phái không dám đắp vẽ tượng Phật, bắt đầu tạo tượng Phật để lễ bái cúng dường. Từ đó, việc tạo hình tượng Phật trở thành phong trào phổ biến khắp nơi, nhờ thế mà nghệ thuật Phật giáo nói chung như điêu khắc, kiến trúc, hội họa... phát triển rất mạnh. Nghệ thuật Phật giáo Ấn độ có thể được chia làm 2 trường phái là: Nghệ thuật Phật giáo Ấn độ thuần túy và Nghệ thuật Kiện đà la chịu ảnh hưởng nghệ thuật Hi lạp, Ấn độ, Đại hạ, An tức...… Khoảng đầu thế kỉ IV, lấy Ma yết đà làm trung tâm, Vương triều Cấp đa thống nhất Ấn độ, thì nghệ thuật Ấn độ và nghệ thuật Kiện đà la lần lượt theo Phật giáo mà được truyền vào Trung quốc. Đến các đời Tùy, Đường thì văn hóa và nghệ thuật Phật giáo đã kết hợp với tinh thần người Trung quốc khiến cho nghệ thuật Phật giáo trở thành hình thái thuần túy Trung quốc. Đứng về phương diện nguồn gốc và phạm vi phát triển rộng lớn mà nói thì nghệ thuật Phật giáo có thể được chia ra 3 hệ thống lớn là Tiểu thừa, Đại thừa và Mật giáo. 1. Nghệ thuật của Phật giáo Tiểu thừa: Chủ thể của nghệ thuật Phật giáo Tiểu thừa là lấy các di vật Phật giáo được sùng bái ở thời kì đầu, như kiến trúc tháp Phật, làm cơ sở. Còn về hội họa, điêu khắc thì phần nhiều lấy các truyện tiền thân của đức Phật (Bản sinh đàm) và các chuyện thí dụ làm chủ đề. Khuynh hướng này tiếp tục mãi cho đến sau khi phong trào tạo tượng Phật đã phổ cập. Hệ thống nghệ thuật này lưu hành ở các nước Phật giáo Nam truyền như: Tích lan, Miến điện, Thái lan, Cao miên, Lào…... 2. Nghệ thuật Phật giáo Đại thừa: Nghệ thuật Phật giáo Đại thừa lấy việc tạo tác và sùng bái tượng Phật làm trung tâm, bắt nguồn từ Ấn độ, qua vùng Trung á rồi truyền đến Trung quốc, Nhật bản...… Tuy nhiên, nghệ thuật Phật giáo ở vùng Trung á và Trung quốc vào thời kì đầu, mang rất đậm sắc thái của nghệ thuật Phật giáo Tiểu thừa. 3. Nghệ thuật Mật giáo: Nghệ thuật của Mật giáo bắt đầu ở Ấn độ vào khoảng thế kỉ VII, VIII, trong đó có 1 hệ phái được truyền đến Trung quốc, từ đó truyền sang Nhật bản rồi trở thành dòng phái nghệ thuật chủ yếu của thời đại Bình an, Liêm thương ở Nhật bản. Lại có 1 hệ phái nữa được truyền qua Nepal, rồi từ đó vào Tây tạng, phát triển thành nghệ thuật đặc hữu của Lạt ma giáo, về sau truyền đến Mông cổ và các nước vùng Đông bắc. Đặc điểm lớn nhất trong nghệ thuật Mật giáo là tính chất gắn liền giữa nghi lễ tông giáo và nghệ thuật, như tượng Bản tôn và tượng của các vị tôn khác trong các pháp tu… là chủ đề quan trọng nhất của nghệ thuật Mật giáo. Tượng chư tôn trong Mật giáo phần nhiều là từ tượng thần của Ấn độ giáo chuyển hóa, sau khi du nhập Mật giáo, chủng loại các tôn tượng được tăng thêm, đồng thời, hình tượng cũng biến hóa (như nhiều mặt, nhiều tay, tay cầm vũ khí, với hình dáng dữ tợn, trợn mắt, nhe răng, tóc dựng đứng, vẻ phẫn nộ…...). Ngoài ra, nghệ thuật Mật giáo còn bao gồm các bức vẽ Mạn đồ la của Kim cương giới, Thai tạng giới và các pháp khí như chày kim cương, chuông, mõ, tràng hoa, lò hương, bảo châu, ma ni luân… tất cả đều có phong cách nghệ thuật. Nói tóm lại, nghệ thuật của Mật giáo hết sức phức tạp và chiếm 1 địa vị trọng yếu trong toàn bộ nghệ thuật Phật giáo nói chung. Nói chung, nghệ thuật Phật giáo có thể được chia làm mấy loại như: Kiến trúc, Điêu khắc, Hội họa và Công nghệ. I. Kiến trúc. Cứ theo sự ghi chép trong các kinh điển thì khi đức Phật còn tại thế đã có các tinh xá lớn, như tinh xá Kì viên với đầy đủ các kiến trúc như chính điện, nhà liêu(phòng tăng),nhà kho, nhà khách, nhà bếp, nhà đi dạo, nhà tắm, hồ sen, nhà chữa bệnh...… Các bức tranh lễ Phật khắc trên đá ở tháp Ba hách đặc tại Ấn độ Một loại Mạn đồ la kiến trúc đương thời còn lưu lại đến đời sau thì chủ yếu là Tháp (Phạm: Stùpa), Tháp viện (Phạm: Caitya-gfha), Tăng viện (Phạm: Vihàra), tháp nhọn (Phạm: Zikhara)…... Thông thường 3, 4 kiến trúc thì có thể cấu tạo thành 1 ngôi già lam, vật liệu xây cất chủ yếu là gạch và đá. Về hình thái kiến trúc của Phật giáo thì đại khái có tháp, hang đá, tăng viện, ngọc viên, cửa, cột đá, cột kinh, Mạn đồ la...…1. Tháp: Cũng gọi Cao hiển xứ. Hán dịch: Mộ, miếu. Vốn được xây dựng để thờ xá lợi của đức Phật, cho nên có phong cách sùng bái đặc biệt của Phật giáo, là trung tâm của quần thể kiến trúc (già lam, chùa viện) trong Phật giáo. Về hình dạng thì có hình tròn, hình bán cầu kiểu bát úp (bắt đầu vào thời đại vua A dục), hình vuông...… Về nguyên liệu thì tháp cổ ở Ấn độ phần nhiều trong ruột tháp chứa đầy đất và đá, bề ngoài thân tháp thì xây bằng đá, hoặc gạch, trát vữa. Kiểu bát úp hình bán cầu là kiểu tháp xưa ở Ấn độ, kiểu kiến trúc quan trọng nhất còn lại mà ngày nay được thấy là di tích ở Sơn kì (Phạm: Sànchi), chính giữa tháp chôn giấu đồ đựng xá lợi, 4 chung quanh có lan can, cửa tháp mở rộng, nền tháp hình vuông. Kiểu tháp này về sau được truyền đến Trung quốc như tháp Nhạn, tháp Lạt ma...…, xây bằng gạch hoặc bằng đá. 2. Hang đá: Trong số các hang đá của Tiểu thừa thì hang Bạt xà (Bhaja), Khang đả lí (Komdane) là xưa nhất. Tại Trung quốc thì hang đá Vân cương ở Đại đồng là to lớn nhất, là di tích của đời Bắc ngụy và đời Tùy. Ngoài ra còn có các hang đá ở Long môn, Lạc dương, tỉnh Hà nam, hang ở huyện Củng, hang ở núi Thê hà tại Nam kinh, hang ở núi Thiên long tại Thái nguyên, tỉnh Sơn tây...… Trong các hang đá kể trên hiện còn những pho tượng bằng đá, những đồ trang sức, các bức bích họa rất phong phú, biểu hiện nền nghệ thuật tổng hợp của Phật giáo. 3. Tăng viện: Phạm:Vihàra. Cũng gọi Tăng phòng. Có 4 loại: Đơn độc tăng viện, Đơn tằng tăng viện, Bình địa tăng viện và Trùng tằng tăng viện. Tại Ấn độ, lúc đầu, Tăng viện được kiến trúc bằng gỗ, sau thì dần dần xây bằng đá. Ở trong tăng viện còn có các kiến trúc cần thiết cho sinh hoạt của chúng tăng như: Nhà thờ, nhà giảng...…, thông thường những kiến trúc này tổ hợp lại mà hình thành 1 ngôi chùa viện. Nhưng ở Trung quốc thì thường tổ hợp 7 kiến trúc thành 1 đơn vị, gọi là Thất đường già lam.4. Ngọc viên, cũng gọi Chu viên. Các kiến trúc như già lam, tháp, tăng viện...… đều có ngọc viên xây bằng đá bao chung quanh gọi là Ngọc viên; trên ngọc viên có những bức tranh khắc nổi rất tinh vi, đề tài phần nhiều là sư tử, voi, bò, ngựa, bánh xe, cây Bồ đề, và chuyện bản sinh. 5. Cột đá: Do vua A dục dựng ở các nơi Phật tích, trên thân cột có khắc lời chiếu chỉ, pháp sắc của vua; trên đầu cột khắc voi, sư tử, bánh xe…... 6. Cột kinh: Hình dáng như cột cờ, 2 bên phía trước tháp mỗi bên đều dựng 1 cột (giống như tấm bia hình chữ nhật của Trung quốc). 7. Mạn đồ la: Hình tượng Mạn đồ la được kiến tạo bằng vàng, bạc; kiểu thì có hình tròn, hình vuông, hình hoa sen, hình tam giác…... II. Điêu Khắc. Sau khi đức Phật nhập diệt, các đệ tử và tín đồ dùng tòa kim cương, lá bồ đề, bánh xe pháp, bàn chân Phật, cây lọng… để tượng trưng đức Phật mà làm đối tượng lễ bái. Mãi đến khoảng giữa thế kỉ I Tây lịch, việc đắp tượng mới dần dần được lưu hành. Đến thế kỉ IV, V, người ta mới thấy bức khắc nổi đầy đủ hình tượng đức Phật trên lan can của Đại tháp A ma la bà đề (Phạm: Amaravati). Tại Ấn độ, di phẩm của nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng nhất là các pho tượng khắc trong hang đá A chiên đa (Phạm: Ajantà) thuộc tỉnh Bàng già phổ (Punjab), vốn cócáimĩ danh là Cung nghệ thuật phương đông; bên trong hang phần nhiều là bích họa, còn bên ngoài hang thì phần nhiều là điêu khắc. Những nhân vật được biểu hiện cực kì trang nghiêm sinh động, đậm đà màu sắc tông giáo. Tượng Phật ở miền Bắc Ấn độ thì lại mang phong cách nghệ thuật Kiện đà la. Ngoài ra, di tích Ba mễ dương (Phạm: Bàmyan) tại nước Afghanistan có pho tượng Phật khắc trong sườn núi, cao tới 52m, nổi tiếng nhất thế giới, đã tồn tại qua 17 thế kỉ(nhưng rất đau xót đã bị những người Hồi giáo cuồng tín Taliban phá hủy vào tháng 3 năm 2001 – ND)! Chùa Angkor (Angkor Vat) ở Cao miên, tháp Bà la phù đồ (Boro-Budur) ở Java… đều là nghệ thuật khắc đá rất tinh xảo. Còn ở Trung quốc, trong các hang đá được đục mở qua nhiều triều đại, phần lớn là khắc tượng Phật. Nghệ thuật khắc tượng trong các hang đá ở Trung quốc, lúc ban đầu, chịu ảnh hưởng sâu đậm nghệ thuật của Kiện đà la và Ấn độ, nhưng đến các đời Đường, Tống thì hoàn toàn thể hiện đặc sắc của phong cách Trung quốc. III. Hội Họa. Những tác phẩm thời kì đầu trong hang đá A chiên đa là những bích họa sớm nhất của Phật giáo. Chẳng hạn như con voi trắng 6 ngà trong bức tranh bản sinh ở hang thứ 10 là tác phẩm trước kỉ nguyên Tây lịch. Bức tranh Cúng dường thiên nhân(người trời cúng dường)trong hang đá Tất kì lợi da (Pàli: Sìgiriya) ở đảo Tích lan thì được suy định là tác phẩm ở thế kỉ V truyền lại, nét vẽ thuộc kĩ xảo của hội họa A chiên đa Ấn độ. Như vậy, hang đá A chiên đa không những chỉ là kho báu của nghệ thuật Ấn độ, mà nó còn là nguồn của những dòng nghệ thuật Phật giáo Trung á, Trung quốc, Nhật bản...… xa xôi. Như các bức tranh Truyền thuyết Long nữ, tranh Phi thiên trong hang đá A chiên đa đã ảnh hưởng rất đậm đà đến các bức bích họa của chùa Pháp long, chùa Pháp giới...… tại Nhật bản. IV. Công Nghệ. Những công nghệ phẩm xưa nhất trong lịch sử Phật giáo là các đồ đựng xá lợi Phật làm bằng vàng, bạc, đồng, ngọc, đá, gỗ…..., thông thường chôn ở trong tháp Phật. Tại Ấn độ, di phẩm sớm nhất là tác phẩm ở khoảng thế kỉ thứ IV trước Tây lịch. Ngoài đồ đựng xá lợi Phật ra, các dụng cụ khác dùng trong Phật giáo được gọi chung làPhật cụ hoặc Đạo cụ, có rất nhiều chủng loại và kiểu dáng. Nay chia một cách tổng quát làm 7 loại như sau: 1. Dụng cụ trang nghiêm tượng Phật, Bồ tát: Lọng, phướn, phan, tràng hoa, chuỗi anh lạc…... 2. Dụng cụ cúng dường: Lư hương, chân đèn, bình hoa, lẵng hoa, mâm…... 3. Loại nhạc khí: Chuông lớn, trống, khánh, thanh la, mao bạt, chuông lắc, mõ cá…...4. Dụng cụ chứa đựng: Hòm kinh, hòm áo ca sa. 5. Áo pháp và vật cầm của tăng sĩ: Ca sa, tích trượng, chuỗi tràng, như ý… 6. Dụng cụ tu pháp của Mật giáo:Chày kim cương, linh kim cương, chày yết ma, mâm lễ…... 7. Những tác phẩm liên quan đến điêu khắc, kiến trúc: Khám Phật, đàn Phật, lồng đèn...… [X. Phật giáo nghệ thuật luận tập (Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san 20); Trung quốc Phật giáo nghệ thuật (Quốc lập lịch sử bác vật quán)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hát lên lời thương yêu


Chớ quên mình là nước


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.159.224 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (13 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...