Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật điển thích lệ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật điển thích lệ








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật điển thích lệ:

(佛典釋例) Thông lệ giải thích kinh điển Phật giáo. Về phương thức cũng như văn cú giải thích, tùy theo các tông phái mà có khác nhau. Nay lấy 3 tông: Tam luận, Thiên thai và Chân ngôn làm tiêu biểu để trình bày như sau: 1. Tông Tam luận có 4 phương thức giải thích: a) Y danh thích nghĩa (cũng gọi Tùy văn thích nghĩa). b) Nhân duyên thích nghĩa(cũng gọi Hỗ tương thích nghĩa). c) Hiển đạo thích nghĩa (cũng gọi Lí giáo thích nghĩa, Kiến đạo thích nghĩa). d) Vô phương thích nghĩa. Trong các tác phẩm Nhị đế nghĩa, Tam luận huyền nghĩa... của mình, ngài Cát tạng đã sử dụng phương thức giải thích này. Như chữ Chân giải nghĩa là chân thực, đây là y theo ý nghĩa phổ thông mà giải thích, đó làY danh thích nghĩa. Chân chẳng lìa tục mà có chân. Chân và tục có quan hệ nhân duyên nương vào nhau, vì thế nên giải thích chân là tục, tục là chân, đó là Nhân duyên thích nghĩa. Nhưng chân và tục chẳng phải một mực cố định, không thay đổi, mà vốn có tính chất vô tướng, cho nên đây gọi là Hiển đạo thích nghĩa. Tác dụng của vô tướng là bất định, cho nên chân và tục bao hàm tất cả pháp, đây gọi là Vô phương thích nghĩa. 2. Tông Thiên thai có 4 thông lệ giải thích(cũng gọi Tứ đại thích lệ, Tứ chủng tiêu thích, Tứ chủng tiêu văn). Đó là Nhân duyên thích, Ước giáo thích, Bản tính thích và Quán tâm thích. Trong phẩm Pháp hoa văn cú của mình, ngài Trí khải đã ứng dụng phương thức giải thích này. Như nói về nhân duyên của sự hưng khởi giáo pháp, thì căn cứ vào 4 tất đàn mà giải thích theo 4 cách, đó là Nhân duyên thích. Dựa theo 4 phán giáo về Hóa pháp mà giải thích theo 4 cách, là Ước giáo thích. Đứng trên lập trường 2 môn Bản Tích mà giải thích theo 2 cách, tức là Bản tích thích. Thu nhiếp nội dung giáo thuyết về tự tâm mà giải thích quán lí thực tướng, tức là Quán tâm thích. Ngoài 4 thông lệ giải thích trên đây, ngài Trí khải còn lập Ngũ trùng huyền nghĩa(năm lớp nghĩa mầu nhiệm) là: Danh (tên gọi), Thể (bản chất), Tông (mục đích), Dụng (tác dụng)và Giáo (toàn thể giáo thuyết), sử dụng 7 phương thức để giải thích. Đó là: 1. Tiêu chương: Nêu lên tất cả vấn đề như Danh, Thể... để luận giải. 2. Dẫn chứng: Trích dẫn các kinh điển để làm chứng cứ. 3. Sinh khởi: Bàn về thứ tự của Danh, Thể... 4. Khai hợp: Phân tích, tổng hợp. 5. Liệu giản: Theo thể hỏi, đáp để bàn luận các vấn đề. 6. Quán tâm: Lấy Danh, Thể... làm đối tượng để quán tâm tu hành. 7. Hội dị: Đánh giá học thuyết của các phái khác để mọi người hiểu rõ ưu khuyết điểm. 3. Chân ngôn tông có 4 lớp giải thích bí mật: Thiển lược thích, Bí mật thích (cũng gọi Thâm bí thích), Bí mật trung bí thích (cũng gọi Bí trung thâm bí thích) và Bí bí trung bí thích (cũng gọi Bí bí trung thâm bí thích). Như giải thích chữ A là Phạm vương, đó là Thiển lược thích. Giải thích Đại nhật Như lai nói chữ A vốn chẳng sinh, đó làThâm bí thích. Giải thích chữ A tự nói vốn chẳng sinh, đó là Bí trung thâm bí thích. Giải thích cái lí vốn chẳng sinh, tự có lí và trí, tự biết cái lí vốn chẳng sinh, đó là Bí bí trung thâm bí thích. Ngoài ra còn có Thập lục huyền môn thích giải thích về chữ Phạm, Chân ngôn... [X. Nhị đế nghĩa Q.trung; Pháp hoa văn cú Q.1 phần đầu; Pháp hoa văn cú kí Q.1 phần đầu; Đại nhật kinh cúng dường thứ đệ pháp sớ Q.hạ; Bồ đề tâm nghĩa Q.1]. (xt. Thập Lục Huyền Môn).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Pháp bảo Đàn kinh


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.6.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...