Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp nhãn tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp nhãn tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


pháp nhãn tông:

(法眼宗) Một trong Ngũ gia thất tông của Thiền tông Trung quốc, do Thiền sư Pháp nhãn Văn ích (885-958) sáng lập. Thiền sư Văn ích thuộc pháp hệ ngài Thanh nguyên Hành tư, tham yết ngài La hán Quế sâm và được tâm ấn vào năm Thanh thái thứ 2 (935) đời Hậu Đường, từ đó về sau, ngài lần lượt trụ ở các nơi như: Viện Sùng thọ, Thiền viện Báo ân, Đại đạo tràng thanh lương... xiển dương pháp Thiền. Ngài chủ trương Lí sự viên dung, không tìm cầu bên ngoài, tất cả đều do tâm tạo. Học chúng từ khắp nơi vân tập, phát triển dần thành 1 phái, lấy các vùng Chiết giang, Phúc kiến làm trung tâm giáo hóa. Đệ tử nối pháp có 63 vị, trong đó, nổi tiếng hơn cả là các sư: Thiên thai Đức thiều, Thanh lương Thái khâm, Linh ẩn Thanh tủng, Qui tông Nghĩa nhu, Bách trượng Đạo thường,Vĩnh minh Đạo tiềm, Báo ân Pháp an, Báo ân Tuệ minh, Báo từ Hành ngôn, Báo từ Văn toại, Tịnh đức Trí quân, Qui tông Sách chân v.v... Sư Đức thiều được Trung ý vương Ngô việt kính ngưỡng nên pháp Thiền rất thịnh. Sư Thái khâm truyền pháp cho Vân cư Đạo tề, dưới Đạo tề có Vân cư Khế hoàn, Linh ẩn Văn thắng, Thụy nham Nghĩa hải, Quảng tuệ Chí toàn, Đại mai Cư hi, Nam minh Duy túc... Sư Hành ngôn mở rộng tông môn, học chúng từ khắp nơi tụ về, thường đến hơn 2 nghìn người. Sư Trí quân lần lượt trụ ở chùa Thê hiền tại Lô sơn, đạo tràng Tịnh đức hoằng truyền pháp môn Bất nhị. Sư Sách chân thì chú tích chùa Qui tông ở Lô sơn, chùa Phụng tiên ở Kim lăng và Đạo tràng Báo ân, xiển dương pháp Thiền của Tông tổ. Tông phong Văn ích phồn thịnh 1 thời, đạo pháp lan truyền khắp nơi, nổi tiếng nhất là môn phái Thiên thai Đức thiều, đứng đầu là ngài Vĩnh minh Diên thọ, kế đến là các vị Trường thọ Minh ngạn, Ngũ vân Chí phùng, Báo ân Vĩnh an, Quang khánh Ngộ an, Tề vân Ngộ trăn... gồm hơn 100 bậc cao tăng thạc đức. Ngài Vĩnh minh Diên thọ lúc đầu tu Pháp hoa sám ở chùa Quốc thanh trên núi Thiên thai, sau dời về đạo tràng Vĩnh minh tiếp hóa đồ chúng. Ngài biên soạn Tông kính lục 100 quyển, Duy tâm quyết 1 quyển để trình bày rõ yếu quyết của Phật pháp. Rồi soạn tiếp tác phẩm Vạn thiện đồng qui, đề xướng Thiền Tịnh Song Tu, được người đời xem như đức Di lặc giáng sinh. Vua Quang tông nước Cao li cảm kích, từng viết thư đến ngài xin làm đệ tử. Chư tăng Cao li cũng đến theo học ngài rất đông, có 36 vị đắc pháp, nhờ đó mà Thiền phong Pháp nhãn được lưu truyền ở Hải đông (Cao li). Vào đầu đời Tống, tông Pháp nhãn cực thịnh, nhưng từ giữa đời Tống trở đi thì tông này suy vi dần, cho đến cuối cùng thì dứt hẳn. Tại Trung quốc, tông Pháp nhãn tồn tại không quá 100 năm, nhưng tại Cao li thì vẫn còn hưng thịnh. Về phương diện giáo học, đặc trưng lớn nhất của tông Pháp nhãn là sự dung hợp Thiền chỉ với tư tưởng Tịnh độ. Ngoài ra, các Thiền sư của tông này rất ưa niêm đề cổ tắc công án, trong các tác phẩm cá nhân thường có phụ thêm phần Trứ ngữ cho các cổ tắc, đây là 1 đặc sắc nữa của tông này. Như trong bộ Cảnh đức truyền đăng lục 30 quyển, do Thiền sư Vĩnh an Đạo nguyên biên soạn, có thu chép rất nhiều Trứ ngữ (lời bàn) về những cổ tắc của các Thiền sưtông Pháp nhãn. Còn đặc điểm tiếp hóa người học của các bậc thầy thuộc tông này là Tiên lợi tế, nghĩa là tùy thuận căn cơ của người học mà chân thành, khẩn thiết dìu đắt họ 1 cách tự tại, giúp họ được lợi ích mau chóng(tiên lợi tế). Như Tắc 7 trong Bích nham lục (Đại 48, 147 thượng) ghi: Tuệ siêu hỏi ngài Pháp nhãn Văn ích: Phật là thế nào? Ngài Văn ích đáp: Ông là Tuệ siêu! Ngay câu nói đó, Tuệ siêu đại ngộ. [X.Tống cao tăng truyện Q.13; Cảnh đức truyền đăng lục Q.24-26; Liên đăng hội yếu Q.26-28; Ngũ tông nguyên; Ngũ gia tông chỉ toản yếu Q.hạ; Ngũ gia tham tường yếu lộ môn Q.5].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Nguồn chân lẽ thật


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.162.155 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...