Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường.
(Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích.
(Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp hoa kinh sớ
KẾT QUẢ TRA TỪ
pháp hoa kinh sớ:
(法華經疏) I. Pháp Hoa Kinh Sớ. Cũng gọi Pháp hoa kinh lược sớ, Pháp hoa nghĩa sớ, Diệu pháp hoa kinh lược sớ, Diệu pháp liên hoa kinh sớ, Diệu pháp liên hoa kinh lược sớ. Kinh sớ, 2 quyển, do ngài Trúc đạo sinh soạn vào đời Lưu Tống, được thu vào Vạn tục tạng tập 150. Sách này được hoàn thành ở tinh xá Đông lâm tại Lô sơn vào năm Nguyên gia thứ 9 (432), trong đó, ngài Trúc đạo sinh chỉnh lí các bài giảng của thầy là Đại sư Cưu ma la thập, rồi thêm phần kiến giải của riêng mình để nói rõ về chân nghĩa Nhất thừa của kinh Pháp hoa và chia văn kinh làm 3 đoạn: Nhân, Quả vàNgười để thuyết minh về nhân quả Nhất thừa. Đây là sách chú thích còn giữ được nguyên hình bản dịch kinh Pháp hoa của ngài Cưu ma la thập. Chẳng hạn, trong sách này không có phẩm Đề bà đạt đa, nên chỉ là hình thái kinh Pháp hoa 27 phẩm và trong phẩm Phổ môn cũng không có phần kệ trùng tụng... đây đều là giữ được hình thái xưa nhất của kinh Pháp hoa. Rồi đến sự giải thích về Diệu pháp, Tam nhất khai hiển, Cửu viễn hiển bản... đều giống với chủ trương của môn hạ ngài La thập. Ngoài ra, sách này tuy có bàn về Viên lí, Trung đạo nhưng chưa được rõ ràng như Thiên thai, Hoa nghiêm... Nhưng vấn đề Thiên thai, Hoa nghiêm... kế thừa tư tưởng của sách này thì không còn nghi ngờ gì nữa. Trong những tác phẩm của ngài Trúc đạo sinh, sách này là bản duy nhất hiện còn và cũng là sách chú thích kinh Pháp hoa xưa nhất còn lại ở Trung quốc. Lời văn lưu loát, trong sáng và ý tưởng phong phú; tác giả cũng còn dùng những tự cú của các kinh sách khác như kinh Dịch... 1 cách rất khéo léo, khiến cho phần giải thích giáo nghĩa thêm linh hoạt, mới mẻ. Phong cách ưu việt của tác phẩm này đã trở thành khuôn mẫu cho những sách chú thích kinh điển ở đời sau. Có thuyết cho rằng sách này không phải do ngài Trúc đạo sinh soạn, mà là do người khác ngụy tạo; nhưng theo truyện Đạo sinh trong Xuất tam tạng kí tập quyển 15, thì ngài Đạo sinh có soạn các bộ nghĩa sớ của các kinh như: Kinh Duy ma, Pháp hoa, Nê hoàn, Tiểu phẩm bát nhã v.v... Hơn nữa, ở đầu quyển và cuối quyển của Pháp hoa kinh nghĩa kí đều ghi 4 chữ: Trúc Đạo Sinh Soạn. Điều này chứng tỏ thuyết trên đã không có cơ sở chính xác. Ngoài ra, sách này còn có 3 loại bản dịch đào được ở hang động Đôn hoàng, đều được thu vào Đại chính tạng tập 85. II. Pháp Hoa Kinh Sớ. Cũng gọi pháp hoa kinh nghĩa kí, Pháp hoa quang trạch sớ, Pháp hoa sớ, Pháp hoa nghĩa sớ. Tác phẩm, 8 quyển, do ngài Pháp vân, chùa Quang trạch, soạn vào đời Lương, được thu vào Đại chính tạng tập 33. (xt. Pháp Hoa Kinh Nghĩa Kí).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm
Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Hạnh phúc khắp quanh ta
Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.64.2 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...