Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phạm ngữ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phạm ngữ








KẾT QUẢ TRA TỪ


phạm ngữ:

(梵語) Sanskrit. Cũng gọi Thiên trúc ngữ. Văn tự tiêu chuẩn của Ấn độ cổ đại, thuộc ngữ hệ Ấn Âu. Các sách như: Phệ đà, Phạm thư, Sâm lâm thư, Áo nghĩa thư và kinh điển của Phật giáo Bắc truyền đều được viết bằng ngữ văn này. Sanskritbắt nguồn từ chữ Saôskfta (nghĩa là hoàn thành). Trung quốc và Nhật bản căn cứ vào truyền thuyết cho rằng ngôn ngữ này là do Phạm thiên sáng tạo ra, cho nên gọi là Phạm ngữ hoặc Thánh ngữ. Để phân biệt với tục ngữ thông dụng trong dân gian, Phạm ngữ được gọi là Nhã ngữ. Nói theo nghĩa rộng, Phạm ngữ được chia làm 2 loại là: Phệ đà Phạm ngữ (Vedic Sanskrit) và Cổ điển Phạm ngữ (Classical Sanskrit). Phệ đà Phạm ngữ là ngôn ngữ Thánh điển (Phệ đà) của Bà la môn giáo; còn Cổ điển Phạm ngữ là do nhà Văn pháp học Ba nhĩ ni (Phạm: Pàịini) qui định thêm về văn pháp mà tập đại thành. Cứ theo sự nghiên cứu của các học giả cận đại, thì vào khoảng 2.000 năm trước Tây lịch, dân tộc Aryan từ phía tây bắc xâm nhập Ấn độ, đuổi hết thổ dân địa phương mà chiếm lấy khu vực Ngũ hà (Phạm: Paĩjàb) để định cư. Ở đây, họ đã biên tập Lê câu phệ đà (Phạm: Fg-veda) đầu tiên trong 4 Phệ đà. Sau đó không lâu, họ lại tiếp tục soạn thuật Phạm thư để giải thích những lời tế trong Phệ đà, rồi đến Sâm lâm thư và Áo nghĩa thư để phát huy ý nghĩa thâm sâu của lời tế; cuối cùng là Bản kinh (Phạm:Sùtra) nói sơ lược về yếu nghĩa của Phạm thư. Ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh điển trên đây được gọi chung là Cổ đại Phạm ngữ (Ancient Sanskrit), Phệ đà Phạm ngữ, tức ngôn ngữ Thánh điển ở khoảng 1.500 năm đến 500 năm trước Tây lịch. Tương đối với ngôn ngữ Thánh điển này, ngôn ngữ được sử dụng trong 2 tác phẩm Sử thi lớn của Ấn độ là Mahàbhàrata và Ràmàyaịa thì thuộc loại Phạm ngữ cổ điển, nhưng vì có bao hàm rất nhiều ngôn ngữ thông tục, nên đặc biệt được gọi là Phạm ngữ Tự sự thi (Epic Sanskrit). Về các sách Văn pháp của Phạm thư thì từ xưa đã có Tự vựng (Phạm: Nighaịta), luận Ni lộc đa (Phạm: Nirukta), tức sách chú thích Tự vựng được soạn vào thế kỉ V Tây lịch. Về sau, Ba nhĩ ni căn cứ vào luận Ni lộc đa và tham khảo các sách Văn pháp khác, rồi dùng ngữ pháp của Bản kinh mà soạn thành luận Thanh minh kí, đây tức là luận Tì già la (Phạm:Vyàkaraịa), sau lại chú thích thêm Pataĩjali làm cho văn pháp của cổ Ấn độ được xác lập vững chắc. Do đó, Phạm ngữ Phệ đà đã diễn tiến theo thời đại, dần dần phát triển thành Phạm ngữ cổ điển với hình thức nhất định và cũng dần dần trút bỏ những dụng ngữ dung tục. Trong 18 loại Thánh điển Phú lan na (Phạm: Puràịa) thì Ái kinh (Phạm: Kàma-zàstra) và các Thánh điển Phật giáo như: Phật sở hành tán (Phạm: Buddhacarita), Đại sự (Phạm: Mahàvastu), Bản sinh man (Phạm: Jàtakamàlà) v.v... đều được viết bằngPhạm ngữ cổ điển. Và, để phân biệt với Phạm ngữ cổ, tiếng Phạm được sử dụng trong các kinh điển của Phật giáo đặc biệt được gọi là Phạm ngữ Phật giáo (Buddhist-Sanskrit). Lại nữa, vì Phạm ngữ được sử dụng trong kinh Phật giáo đã lẫn lộn với rất nhiều tục ngữ, không còn là Phạm ngữ thuần túy, tạo nên 1 hình thái hết sức phức tạp, cho nên cũng gọi là Phạm ngữ Phật giáo hỗn tạp (Buddhist Hybrid Sanskrit). Vào khoảng thế kỉ VIII Tây lịch, người Ấn độ tiến xưống miền Nam, mang theo Phạm ngữ với họ đến tận các nước vùng Đông Nam Á, kết quả, đối với văn học Đạt la tì đồ (Phạm:Dràviđa) ở Nam Ấn độ và văn học các nước vùng Đông Nam Á, Phạm ngữ đều đã có ảnh hưởng rất lớn. Vào khoảng thế kỉ X, do sự phát đạt của các loại ngôn ngữ địa phương tại Ấn độ cận đại, cùng với sự xâm lăng của tín đồ Hồi giáo, Phạm ngữ đã dần dần mất thế đứng và cuối cùng chỉ còn tồn tại trong địa vị của 1 ngôn ngữ cổ điển mà thôi. Tóm lại, Phạm ngữ là thứ ngôn ngữ có hệ thống Văn pháp rất phức tạp; trong giới trí thức Ấn độ hiện đại, Phạm ngữ phần nhiều vẫn còn được dùng để viết sách. Về phần chữ cái (Phạm: Akwara) của Phạm ngữ thì có 47 âm, nếu thêm vào 3 âm là: Aô,a# và kwa, thì thành 50 âm. Các danh từ, đại danh từ và hình dung từ được chia làm 3 môn là: Tính, Số và Cách. Trong đó, về Tính thì có nam tính, nữ tính và trung tính; Số thì có số đơn, số đôi và số kép; Cách thì có thể cách, nghiệp cách, cụ cách, vi cách, tòng cách, thuộc cách, y cách và hô cách. Mỗi 1 chữ Phạm tùy theo Tính, Số, Cách khác nhau mà vĩ ngữ phải được thay đổi. Động từ thì có Chủ động và Bị động; Thời thì có quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng đều có biến đổi vĩ ngữ... Ở Trung quốc có khá nhiều sách vở để nghiên cứu Phạm ngữ như: Phiên Phạm ngữ, 10 quyển (Bảo xướng), Nhất thiết kinh âm nghĩa (Huyền ứng, Tuệ lâm, Hi lân), Hoa nghiêm kinh âm nghĩa (Tuệ uyển), Tất đàm tự kí (Trí quảng), Phạm ngữ thiên tự văn (Nghĩa tịnh), Phiên dịch danh nghĩa tập (Pháp vân)... [X. phẩm Chấp mị giả nghi tắc trong kinh Đại phương quảng bồ tát Văn thù sư lợi căn bản nghi quĩ Q.18; luận Đại tì bà sa Q.79, 172; A History of Ancient Sanskrit Literature by Max Müller; Buddhist India by Rhys Davids]. (xt. Phật Giáo Phạm Ngữ).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tây Vực Ký


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Lược sử Phật giáo


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.126.74 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...