Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ lực »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ lực








KẾT QUẢ TRA TỪ


ngũ lực:

(五力) Phạm, Pàli: Paĩca balàni. Năm thứ lực dụng. I. Ngũ Lực. Chỉ cho 5 lực (khoa thứ 5) trong 37 đạo phẩm. Tức là 5 thứ lực dụng duy trì sự tu hành để đạt đến giải thoát nhờ sự lớn mạnh của 5 căn (Tín...) sinh ra. Đó là: 1. Tín lực (Phạm: Zraddhà-bala): Thành kính đối với Tam bảo có thể phá trừ tất cả tà tín. 2. Tinh tiến lực (Phạm:Vìrya-bala): Tu 4 chính cần có thể dứt trừ các điều ác. 3. Niệm lực (Phạm: Smriti-bala): Tu 4 niệm xứ để đạt chính niệm. 4. Định lực (Phạm: Samàdhi-bala): Chuyên tâm thiền định để đoạn trừ phiền não tham dục. 5. Tuệ lực (Phạm: Prajĩà-bala): Quán xét lí 4 đế để thành tựu trí tuệ, có thể đạt được giải thoát. Nội dung của 5 lực trên đây giống với 5 căn vô lậu, là giáo lí thực tiễn của đạo Phật. [X. kinh Tạp a hàm Q.26; luận Đại trí độ Q.19; luận Đại tì bà sa Q.141; luận Câu xá Q.25; Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm Q.1; Pháp giới thứ đệ sơ môn Q.trung, hạ]. (xt. Ngũ Căn). II. Ngũ Lực. Năm lực dụng thuyết pháp của Như lai. 1. Ngôn thuyết lực: Đức Như lai tuy có nói nhiều pháp như tam thế cấu tịnh, thế gian xuất thế gian, hữu tội vô tội, hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi v.v... nhưng những lời nói ấy như lời nói của người huyễn, không có quyết định, cho đến như hư không chẳng sinh chẳng diệt, ngôn thuyết ấy tức chẳng phải ngôn thuyết. 2. Tùy nghi lực: Như lai tùy nghi nói các pháp theo nhiều cách. Như nói cấu pháp tức tịnh pháp, hoặc nói tịnh pháp tức cấu pháp; nói sinh tử tức Niết bàn, hoặc nói Niết bàn tức sinh tử... 3. Phương tiện lực: Như lai vì muốn cho chúng sinh thực hành bố thí mà nói bố thí là nhân của sự giàu có, cao sang. 4. Pháp môn lực: Như Phật nói các pháp 6 căn đều là cửa giải thoát. 5. Đại bi lực: Như lai vì muốn cho chúng sinh tin hiểu rằng các pháp là vô ngã, nên khởi 32 thứ đại bi để nói pháp. [X. kinh Tư ích phạm thiên sở vấn Q.2; kinh Trì tâm phạm thiên sở vấn Q.1; kinh Thắng tư duy phạm thiên sở vấn Q.2; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.3]. III. Ngũ Lực. Cũng gọi Ngũ lực nan phán. Năm thứ lực dụng mà Duy thức không phân biệt phán định. Tức là: 1. Định lực: Sức thiền định vắng bặt của Như lai có thể cảm ứng khắp cả 10 phương. 2. Thông lực: Sức thần thông của Như lai biến hóa vô cùng, tùy cơ cảm mà ứng hiện.3. Tá thức lực: Từ cõi Nhị thiền trở lên không có tầm tứ, ngôn ngữ, nếu muốn ứng dụng thuyết pháp thì phải mượn (tá) 3 thức: Thức mắt, thức tai và thức thân của cõi Sơ thiền để thành lực dụng của mình. 4. Đại nguyện lực: Sức nguyện rộng lớn của Như lai có thể độ chúng sinh trong nhiều kiếp.5. Pháp uy đức lực: Chỉ cho sức uy đức ứng hóa của Như lai; nói ra 1 tiếng mà cảm ứng mọi loài, ban ra 1 pháp mà các ma đều khiếp phục, lợi sinh vô tận, công đức khó lường. Năm lực trên đây đều là thắng dụng không thể nghĩ bàn, không tương ứng với thức pháp, vì thế nên nói Duy thức không phân biệt chia chẻ. [X. Tông kính lục Q.48; Đại minh tam tạng pháp số Q.25]. IV. Ngũ Lực. Năm lực chế phục 5 căn được lập trong kinh Na tiên tỉ khưu. Tức là 5 thứ lực. Chế phục mắt, chế phục tai, chế phục mũi, chế phục miệng và chế phục thân.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Vì sao tôi khổ


Kinh Di giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.151.89 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...