Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhị nhập tứ hành »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhị nhập tứ hành








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhị nhập tứ hành:

(二入四行) Nhị nhập: Hai yếu chỉ vào đạo; Tứ hạnh: Bốn hạnh. Cứ theo Cảnh đức truyền đăng lục quyển 30, Tổ Bồ đề đạt ma có nói lược về yếu chỉ vào đạo của Đại thừa và yếu chỉ đó hông ngoài 2 đường Lí nhập và Hạnh nhập. 1. Lí nhập: Nhờ giáo pháp mà ngộ được tông chỉ, vững tin rằng mọi loài đều cùng 1 chân tính, chỉ vì khách trần vọng tưởng che khuất nên không hiểu rõ, nếu bỏ vọng về chân, ngồi yên suy nghĩ, thì không thấy có mình có người, thánh phàm là 1, trụ vững không dời, cũng không theo văn chữ. Đây tức là thầm hợp với lí, không có phân biệt, lặng lẽ vô vi, gọi là Lí nhập. 2. Hạnh nhập: gồm 4 hạnh: a) Báo oán hạnh: Người tu đạo, nếu khi chịu khổ thì nên nghĩ rằng: Đây là do đời trước ta đã tạo nghiệp ác, nay quả chín mùi, nên cam tâm nhẫn chịu, không nên oán than. Khi sinh tâm như vậy thì ứng hợp với lí mà hóa giải được oan nghiệp và vững tiến trên đường đạo. b) Tùy duyên hạnh: Chúng sinh vô ngã, đều do nghiệp chuyển, khổ vui cùng chịu, đều từ duyên sinh; nếu được quả báo thù thắng, vinh dự... thì đều do nhân đời trước mang lại, khi duyên hết thì hoàn không. Được mất tùy duyên, tâm không thêm bớt, gió vui chẳng động, ngầm thuận với đạo. c) Vô sở cầu hạnh: Người đời mê đắm, luôn luôn tham trước, gọi là Cầu; người trí hiểu lí chân thực, an tâm vô vi, vạn hữu đều không, nên chẳng mong cầu, đó là chân chính vô cầu, cứ thuận theo đạo mà làm. d) Xứng pháp hạnh: Lí tính thanh tịnh gọi là Pháp. Lí này không có các tướng, không nhiễm không dính, chẳng đây chẳng kia. Người trí tin hiểu lí này nên thực hành đúng (xứng) pháp, pháp thể không xan lận, đem cả thân, mệnh, tài bảo thực hành xả thí, tâm không luyến tiếc, thấu suốt ba không (không người cho, không người nhận, không vật cho), lợi mình lợi người, trang nghiêm đạo giác ngộ; vì trừ vọng tưởng nên tu hạnh lục độ mà không thấy mình làm gì. Cứ theo lời tựa Bồ đề đạt ma lược biện Đại thừa nhập đạo tứ hạnh do ngài Đàm lâm –đệ tử của Tổ Bồ đề đạt ma– soạn, thì Tổ Đạt ma cảm động trước sự tinh thành của 2 vị đệ tử là Đạo dục và Tuệ khả nên Tổ dạy đạo chân thực cho 2 vị rằng (Đại 51, 458 trung): Khiến an tâm như thế, phát hạnh như thế, thuận vật như thế, phương tiện như thế, đó là pháp an tâm của Đại thừa khiến không lầm lẫn. An tâm như thế là thiền định, phát hạnh như thế là 4 hạnh, thuận vật như thế là ngăn ngừa sự cơ hiềm, phương tiện như thế là trừ bỏ sự dính mắc. Vì thế nên biết Nhị nhập tứ hạnh là tương đương với An tâm (Lí nhập) và Phát hạnh (Hạnh nhập). Thuyết Nhị nhập rất giống với thuyết trong phẩm Nhập thực tế của kinh Kim cương tam muội, còn thuyết Tứ hạnh thì tương tự như thuyết Thập hạnh trong kinh Hoa nghiêm quyển 11 (bản dịch cũ) cho nên có người suy ra đó là xuất xứ của thuyết Nhị nhập tứ hạnh. Trong Truyền pháp chính tông kí quyển 5, ngài Khế tung đời Tống ngờ rằng Tứ hạnh không phải do Tổ Đạt ma nói, nhưng phổ thông người ta vẫn tin chắc đó là thuyết của Tổ Đạt ma. [X. chương 19 trong Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam Bắc triều Phật giáo sử (Thang dụng đồng); Bồ đề đạt ma đích Nhị nhập tứ hạnh thuyết dữ Kim cương tam muội kinh (Thủy dã Hoằng nguyên soạn, Đạt hòa dịch, Phật quang học báo số 4)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 174.129.59.198 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...