Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhị giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhị giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhị giáo:

(二教) Hai loại giáo pháp. Sự phân loại này được căn cứ vào sự sai khác về ý nghĩa nội dung, phương pháp thực hành, hình thức thuyết pháp, người thuyết giáo (tức giáo chủ) và đối tượng thụ giáo. Sự phân loại đó như sau: 1. Tiểu thừa giáo và Đại thừa giáo: Tiểu thừa giáo chỉ cho giáo pháp nhân không (ngã không), tự lợi... đưa hàng Thanh văn, Duyên giác đến Tiểu quả Khôi diệt (tức khôi thân diệt trí–thân tro, trí diệt); còn Đại thừa giáo thì chỉ cho giáo pháp nhị không (ngã không, pháp không), nhị lợi(tự lợi, lợi tha), đưa hàng Bồ tát đến đại quả Niết bàn. 2. Bán tự giáo và Mãn tự giáo: Bán tự giáo chỉ cho Thanh văn tạng, nghĩa lí chưa rộng khắp; còn Mãn tự giáo chỉ cho Bồ tát tạng, nghĩa lí đã đầy đủ. Thuyết này do ngài Đàm vô sám thành lập. 3. Sinh không giáo và Pháp không giáo: Sinh không giáo chỉ cho giáo pháp nói về lí nhân vô ngã; còn Pháp không giáo là giáo pháp nói về lí pháp vô ngã. 4. Đốn giáo và Tiệm giáo: Đốn giáo chỉ cho giáo pháp đối với hàng đại cơ thượng trí, trong nhất thời tuyên thuyết ngay Đại thừa; còn Tiệm giáo là giáo pháp tùy theo căn cơ tiệm ngộ, theo thứ lớp giảng nói từ A hàm cho đến Niết bàn, lần lượt trải qua 5 thời, 7 bậc... Thuyết này là chủ trương của các vị Lưu cầu đời Tề và Tuệ đản đầu đời Đường... 5. Tam thừa giáo và Nhất thừa giáo: Tam thừa giáo chỉ cho giáo pháp khu biệt Tam thừa: Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát; hoặc mới đầu tu tập Tiểu thừa, sau hướng tới Đại thừa; còn Nhất thừa giáo chỉ cho pháp môn Hoa nghiêm Nhất Phật thừa, hoặc chỉ cho giáo pháp trực chỉ. Thuyết này do ngài Tín hành thành lập vào đời Tùy. 6. Quyền giáo và Thực giáo: Quyền giáo chỉ cho giáo pháp quyền biến phương tiện chưa liễu nghĩa; còn Thực giáo là giáo pháp chân thực rốt ráo liễu nghĩa. 7. Xứng tính bản giáo và Trục cơ mạt giáo: Xứng tính bản giáo chỉ cho pháp môn Biệt giáo nhất thừa của Hoa nghiêm; còn Trục cơ mạt giáo là giáo pháp từ Biệt giáo nhất thừa lưu xuất ra, tức chỉ cho Tam thừa và Tiểu thừa. 8. Hữu tướng Đại thừa giáo và Vô tướng Đại thừa giáo: Hữu tướng Đại thừa giáo chỉ cho kinh Hoa nghiêm, kinh Anh lạc, kinh Đại phẩm bát nhã... là các kinh nói về công đức và hành tướng của bồ tát Thập địa; còn Vô tướng Đại thừa chỉ cho kinh Lăng già, kinh Tư ích... là các kinh nói tất cả chúng sinh tức là tướng Niết bàn.9. Hóa giáo và Chế giáo: Hóa giáo chỉ cho pháp môn định tuệ được giải thích rõ trong kinh luận, tức chỉ cho các kinh luận Đại, Tiểu thừa; còn Chế giáo là pháp môn giới học được giải thích trong luật giáo, tức chỉ cho luật Tứ phần... 10. Giáo và Thiền: Giáo chỉ cho các kinh luận, còn Thiền thì không lập văn tự. 11. Hiển giáo và Mật giáo: Hiển giáo chỉ cho giáo pháp hiển lộ rõ ràng, còn Mật giáo là giáo pháp bí mật kín đáo. Tông Chân ngôn tự nhận là Mật giáo mà cho các tông khác là Hiển giáo. 12. Khuất khúc giáo và Bình đạo giáo, cũng gọi Ấn giáo và Sư giáo: Khuất khúc giáo chỉ cho kinh do đức Phật Thích ca nói, phương tiện uyển chuyển, là giáo pháp thuận theo tính chất năng lực của chúng sinh, như kinh Niết bàn...; còn Bình đạo giáo thì chỉ cho kinh do đức Phật Tì lô giá na tuyên thuyết, là giáo pháp tùy thuận pháp tính, tự tại nói ra, cũng tức là nói lí pháp tính bình đẳng, như kinh Hoa nghiêm... Thuyết này do Ấn pháp sư thành lập vào đầu đời Đường. 13. Thích ca kinh và Lô giá na kinh: Thích ca kinh chỉ cho các kinh điển Khuất khúc giáo do đức Thích tôn tuyên thuyết, như kinh Niết bàn...; còn Lô giá na kinh là các kinh điển Bình đẳng đạo giáo do đức Phật Tì lô giá na nói ra, như kinh Hoa nghiêm... Thuyết này do Mẫn pháp sư ở Giang nam lập ra. 14. Đồng giáo nhất thừa và Biệt giáo nhất thừa: Đồng giáo nhất thừa chỉ cho nghĩa chung của cả Tam thừa và Nhất thừa, còn Biệt giáo nhất thừa là tư tưởng đặc biệt của Hoa nghiêm nhất thừa hoàn toàn khác với giáo nghĩa Tam thừa. Đây là giáo phán của tông Hoa nghiêm. 15. Thích ca giáo và Di đà giáo, cũng gọi Nhị tôn giáo: Thích ca giáo chỉ cho yếu môn, còn Di đà giáo là chỉ cho hoằng nguyện. Thuyết này có xuất xứ từ Quán kinh sớ huyền nghĩa phần của Đại sư Thiện đạo, về sau trở thành 1 trong các giáo nghĩa quan trọng của tông Tịnh độ Nhật bản. 16. Yếu môn giáo và Hoằng nguyện giáo: Yếu môn giáo chỉ cho giáo pháp định tán tự lực, còn Hoằng nguyện giáo thì chỉ cho giáo pháp niệm Phật tha lực. Thuyết này do Tịnh độ chân tông của Nhật bản thành lập. 17. Tướng đốn giáo và Tính đốn giáo: Do phái Trấn tây thuộc tông Tịnh độ thành lập. Ngoài ra, Nhị giáo cũng có khi được chỉ cho Phật giáo và Đạo giáo. [X. chương Tổng liệu giản trong Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1; Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh sớ Q.1; Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.thượng, phần 1; Hoa nghiêm huyền đàm Q.4; Pháp hoa huyền nghĩa Q.10; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.1].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Chớ quên mình là nước


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.226.141.207 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...